Những câu hỏi hay về bệnh viêm thực quản


4,226
1
1
Xu
53
Viêm thực quản là tình trạng viêm các mô của thực quản, thường gây đau, khó nuốt và đau ngực. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này.

Viêm thực quản 1/3 dưới và viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mãn tính


Câu hỏi bởi: Bá Hoà

Chào bác sĩ.

Em có đi khám và soi dạ dày, được chẩn đoán là viêm thực quản 1/3 dưới và viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mãn tính. Bác sĩ có kê đơn: Vespratab 40mg, Ercefuryl, Lacteol, Neurobion và Pépane. Bác sĩ cho em hỏi uống theo đơn thuốc này được không ạ? Em còn bị ợ chua và đi ngài phân lỏng nữa ạ.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Bạn bị viêm trợt niêm mạc dạ dày mãn tính và viêm thực quản đoạn 1/3 dưới. Bạn có biểu hiện ợ chua và đi ngoài phân lỏng. Theo như đơn thuốc này chắc bác sĩ còn nghĩ đến một bệnh lý nữa đó là hội chứng ruột kích thích.

Các thuốc kê trong đơn bao gồm:

Vespatab 40 mg có tác dụng giảm tiết axit

Ecefuryl là một loại kháng sinh đường ruột nhẹ có tác dụng kháng khuẩn và hấp thu rất kém qua đường tiêu hóa nếu niêm mạc ruột không bị tổn thương

Lactomin là một loại men tiêu hóa

Pepsan có tác dụng bao bọc niêm mạc dạ dày và trung hòa axit dịch vị.

Các thuốc này đối với bệnh của bạn là uống được. Tuy nhiên, bạn không ghi rõ thời gian uống thuốc là bao nhiêu nên không giải đáp cụ thể cho bạn. Trong đơn thuốc của bạn thì có một loại thuốc là Ecefuryl là không nên dùng kéo dài, thời gian dùng của thuốc này thường chỉ một tuần.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Viêm thực quản trào ngược nên uống thuốc gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Tôi tên Bắc 28 tuổi, giới tính nam. Tôi mới đi khám và bác sĩ kết luận tôi bị bệnh viêm trào ngược thực quản cấp độ A. Tôi bị mất đơn thuốc. Xin bác sĩ cho tôi đơn thuốc.

Xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Khi nội soi thực quản, viêm thực quản trào ngược được Los Angeles Classificatio phân loại thành 5 cấp độ (0, A, B, C, D) với mức độ nguy hiểm tăng dần). Trong đó tiêu chuẩn chẩn đoán viêm trào ngược thực quản cấp độ A là ít nhất 1 vết trợt niêm mạc với chiều dài dưới 5mm khu trú trên nếp niêm mạc. Viêm thực quản trào ngược độ A thường có 2 triệu chứng chính: Nóng rát sau xương ức và ợ chua. Người bệnh cũng có khả năng nghẹn sau xương ức nhưng việc uống nước hay nuốt thức ăn vẫn thông suốt không vướng mắc.

Tuy nhiên, bệnh khi không được phát hiện và chữa trị đúng cách, các biểu hiện không còn là nóng rát sau xương ức mà người bệnh có cảm giác nóng rát cả vùng hầu họng hây hiện tượng ho, khó thở. Biến chứng nặng hơn của viêm thực quản trào ngược độ A là khả năng phù nề phế quản do hít phải nhiều dịch vị trào ngược.

Trường hợp của bạn, bạn có thể uống Nexium 40 mg ngày 1 viên trước ăn sáng 30 phút, nếu triệu chứng trào ngược của bạn xảy ra về đêm nhiều thì bạn có thể uống vào tối trước lúc đi ngủ. Gaviscon ngày 3 gói chia 3 lần uống ngay sau ăn. Ellthon ngày 3 viên chia 3 lần trước ăn.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Trẻ bị viêm thực quản độ 3 tái phát phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Con trai tôi năm nay 7 tuổi, hai năm trước cháu đi nội soi thực quản thì bị viêm thực quản độ 3, cháu dùng thuốc thì đỡ. Đến hè năm nay cháu lại có biểu hiện giống như hai năm trước cứ ăn vào lại khó chịu buồn nôn, tôi đã đi mua thuốc như đơn cũ nhưng cháu uống không khỏi. Vậy xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Bệnh viêm thực quản là tình trạng viêm niêm mạc của thực quản lí do thường do trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản, do tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như: HCl, pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản, gây ra các biểu hiện và biến chứng tại thực quản.

Về chữa trị cần phải uống trong thời gian kéo dài nếu không đỡ có thể phải tăng liều, có tình huống phải dùng thuốc suốt đời hoặc phải phẫu thuật.

Con bạn xuất hiện những biểu hiện như trước, tuy nhiên dùng thuốc như đơn cũ vẫn không khỏi có thể do tình trạng bệnh của cháu đã tiến triển. Bạn nên đưa cháu tới bác sĩ để kiểm tra lại, xác định tình trạng bệnh hiện tại, từ đó có hướng chữa trị phù hợp.

Chúc cháu bé sức khỏe!

Bệnh viêm thực quản 1/3 dưới chữa sao cho khỏi?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Ba em năm nay 51 tuổi, đi nội soi thì bác sĩ kết luận là bị viêm thực quản 1/3 dưới, viêm trợt phù nề sung huyết mạn tính. Ba em đã dùng thuốc nhưng không khỏi và thường có những cơn đau dữ dội về đêm. Ba em còn có các triệu chứng như khó thở, nóng trong người .chảy nước miếng. Xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp ba em khỏi được bệnh không? Em mong nhận được giải đáp nhanh của bác sĩ.

Em xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản, do tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như: HCl, pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản, gây ra các biểu hiện và biến chứng tại thực quản. Các dấu hiệu nhận biết mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản là:

Ợ nóng, ợ chua Buồn nôn, nôn

Khi những biểu hiện đầu tiên này không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn, triệu chứng là:

Đau tức ngực: cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay. Nhiều nước bọt: Lượng nước bọt tiết ra trong miệng nhiều hơn Khàn giọng, đau họng, ho, hen: acid dạ dày trào lên thực quản sẽ làm viêm tấy dây thanh quản, gây khàn giọng, lâu ngày có thể chuyển biến thành bệnh hen. Khó nuốt: cảm giác vướng, nghẹn sau nuốt thức ăn độ 15 giây Đắng miệng: Cảm giác đắng miệng do khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản có thể mang theo một lượng nhỏ dịch mật.

Bố bạn đi nội soi thì bác sĩ kết luận là bị viêm thực quản 1/3 dưới, viêm trợt phù nề sung huyết mạn tính, đã dùng thuốc nhưng không khỏi và thường có những cơn đau dữ dội về đêm, kèm theo các triệu chứng như khó thở, nóng trong người, chảy nước miếng. Như vậy bố bạn có triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Bạn nên cho bố dùng thuốc Nexium 40 mg ngày 1 viên trước ăn sáng 30 phút, gaviscon ngày 3 gói chia 3 lần, uống ngay sau ăn. Dogmatil 50 mg ngày 2 viên tối đi ngủ. Bố bạn nên uống trong thời gian kéo dài nếu không đỡ có thể phải tăng liều, có tình huống phải dùng thuốc suốt đời hoặc phải phẫu thuật.

Chúc bố bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.