Một thực đơn phù hợp là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân hóa trị. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn đó.
Chế độ chăm sóc bệnh nhân đang hóa trị
Câu hỏi bởi: Nguyễn thị Mạnh Thu
Thưa bs, người thân của tôi đang hóa trị tại tt ung bướu bv Chợ Rẫy (ngày 18/10 ) bị nôn ói nhiều không ăn uống gì được (ăn vào là bị nôn ra mặc dù đã uống thuốc chống nôn của bv); và đi cầu nhiều lần ( phán ít một lỏng, bọt).
Thưa bs , bây giờ chúng tôi càn phải làm gì để giúp cho người thân của tôi ạ. Kính mong đươc bs tư vấn.Xin chân thành cảm ơn bs.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Truyền hóa chất điều trị ung thư thường có biểu hiện nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, viêm đại tràng hoặc nặng hơn có thể thủng ruột.
Cơ chế chính xác gây nôn và buồn nôn của hóa trị liệu chưa được biết rõ, mỗi thuốc tác động tại một vị trí khác nhau với các cơ chế khác nhau: kích hoạt thụ thể tiếp nhận và dẫn truyền thần kinh hoặc ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình. Do vậy tại nơi truyền hóa chất cho bệnh nhân đã dùng thuốc chống nôn tùy theo từng loại hóa chất đã sử dụng.
Hiện tại chưa có công thức điều trị chống nôn và buồn nôn có hiệu quả kiểm soát hiện tượng nôn và chán ăn cho mọi thời điểm.
Biểu hiện nôn cũng có nhiều dạng khác nhau như:
Nôn cấp khi nôn xảy ra trong vòng vài giờ đầu ngay sau khi hóa trị, thường chỉ sảy ra ở những bệnh nhân trược đó đã trải qua hóa trị và đã từng bị nôn do hóa trị
Nôn muộn xảy ra sau khi hóa trị 16-24 giờ và có thể kéo dài tới 48 giờ
Về điều trị
Tất cả các thuốc chống nôn phải được đưa vào cơ thể người bệnh trước khi hóa trị khoảng 30 phút, việc này bệnh viện đã thực hiện , Vì vậy cho nên người nhà và bệnh nhân cần phải phối hợp trong việc phục vụ và ăn uống như sau: Uống ít nước trong khi ăn tránh cảm giác đầy bụng óc ách dễ nôn Tránh thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nóng Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày không nên nằm ngay sau khi ăn. Tránh ăn những thực phẩm đậm mùi trong phòng kín Tránh ăn những thức ăn mà người bệnh không thích hoặc trước đó đã gây nôn
Nếu tình trạng buồn nôn xảy ra trong suốt quá trình hóa trị , bệnh nhân cần tránh ăn trước khi hóa tri 2 giờ
Về tiêu chảy có thể sử dụng các thuốc Loperamid, Octreotid hoặc các thuốc cầm ỉa săn bọc niêm mạc khác như Bismuth…Việc này là thuộc sự chỉ định của bác sĩ vì đây là biểu hiện thường gặp và các bác sĩ sẽ dự liệu, gia đình không phải quan tâm.
Như vậy biểu hiện ở bệnh nhân là tất yếu, đôi khi tất cả các thuốc và biện pháp không làm giảm hoặc ngăn chặn được hiện tượng này, bệnh nhân phải chấp nhận. Bạn cần động viên bệnh nhân chấp nhận, cố gắng hoàn thành hết lộ trình điều trị
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe
Sau khi hóa trị có làm rút ngắn tuổi thọ không?
Câu hỏi bởi: Quỳnh Trang
Chào bác sĩ!
Má em năm nay 51 tuổi. Bà bị ung thư vú giai đoạn 2 và đã khám và hoá trị tại bệnh viện K Hà Nội. Hoá trị tất cả đã xong xuôi. Và em muốn biết là chế độ ăn uống nghỉ ngơi làm việc có thể trở lại như cũ hay là phải theo một chế độ mới ạ? Điều này lúc ra viện em đã không hỏi kĩ bác sĩ ở bệnh viện. Và em có nghe nói là bệnh nhân sau khi hoá trị thì tuổi thọ bị rút ngắn đi, cụ thể nó là như thế nào bác sĩ có thể giải thích cho em hiểu được không ạ? Sau khi hoá trị có những biểu hiện như thế nào? Ăn uống chế độ ra sao?
Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Nếu mẹ em không được hóa trị thì các tế bào ung thư ngày càng phát triển và do đó thời gian sống của mẹ em sẽ giảm đi. Mục đích của hóa trị là để tiêu diệt các tế bào ung thư, làm chậm sự tiến triển của bệnh và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Do đó nói hóa trị làm rút ngắn tuổi thọ là không đúng. Đối với nhứng bệnh nhân mắc bệnh ung thư, hệ miễn dịch của họ bị suy giảm, đồng thời sau hóa trị, hóa chất sẽ tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh bao gồm cả các tế bào ung thư, và các tế bào máu, tóc, sinh dục… Do đó trong và sau khi chữa trị hóa chất, người bệnh cần được theo dõi về số lượng các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cẩu.
Nhìn chung môi trường lý tưởng là vô khuẩn để chống nhiễm trùng thứ phát nhất là khi có phản ứng giảm bạch cầu. Tác dụng phụ của hóa trị thường gặp là cảm giác mệt mỏi, ăn uống kém, không ngon miệng, rụng tóc. Sau khi hóa trị những biểu hiện này sẽ dần được cải thiện. Những người bệnh bị thiếu máu sau hóa trị cần hạn chế các hoạt động hàng ngày cho đến khi các tế bào máu được hồi phục về số lượng. Khi đó việc thể dục và vận động nhẹ nhàng hàng ngày sẽ giúp cho người bệnh có sức khỏe tốt hơn và kéo dài tuổi thọ.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nếu có biểu hiện tiêu chảy nên hạn chế chất xơ. Chế độ ăn uống cần chú ý bổ sung những chất chống oxi hóa như vitamin C, vitamin E. Hạn chế thực phẩm giàu chất béo. Không nên sử dụng thuốc và những chế phẩm giàu vitamin B12. Nên sử dụng một số loại thuốc đông y có tác dụng tăng cường miễn dịch và hỗ trợ chữa trị như xạ đen, linh chi, tam thất.. Trên đây chỉ là một số điểm chung, với từng người bệnh cụ thể cần theo hướng dẫn của bác sĩ chữa trị.
Chúc em và gia đình mạnh khỏe!
Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư dạ dày di căn giai đoạn cuối
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bố em năm nay 53 tuổi, đi viện bác sĩ chẩn đoán bị ung thư dạ dày di căn giai đoạn cuối. Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nhưng không cắt bỏ được khối u, bác sĩ khâu vào và nối cho bố em 1 đường ống để bơm thức ăn vào ruột. Bác sĩ cho em hỏi chế độ ăn cho bố em và bố em có thể đi xạ hay hoá trị khối u giúp bố em bớt đau được không ạ? Mong hồi âm sớm của bác sĩ.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là giai đoạn khối u đã xâm lấn qua thanh mạc sang các tổ chức lân cận, có thể có di căn hạch hoặc di căn xa ở những vùng khác trên cơ thể. Trường hợp này mục tiêu chữa trị là kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sống, giúp người bệnh bớt đau đớn bằng cách kiểm soát bệnh. Chữa trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể cân nhắc các phương pháp hóa trị, hóa xạ trị đồng thời, chữa trị trúng đích, và phẫu thuật chữa trị biểu hiện. Trong đó, hóa trị được áp dụng như biện pháp chính khi ung thư di căn xa, đồng thời, phẫu thuật chữa trị biểu hiện giúp người bệnh bớt đau đớn do bệnh, phòng tình trạng vỡ u chảy máu, viêm phúc mạc hoặc hẹp môn vị về sau.
Gia đình bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chữa trị để chọn lựa và cân nhắc biện pháp phù hợp nhất. Về chế độ ăn cho bệnh nhân, vì ăn qua sonde nên thức ăn phải giàu dinh dưỡng và ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa, chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày đảm bảo đủ nhu cầu calo.
Chúc bố bạn mọi điều tốt lành!
Bệnh nhân ung thư tụy nên ăn uống thế nào?
Câu hỏi bởi: ngọc hà
Chào bác sĩ!
Mẹ em năm nay 61 tuổi hiện nặng 39 kg cao 1m50. Cách đây 4 tháng, bác sĩ nói má em bị ung thư đầu tụy và phẫu thuật. Tuy nhiên chỉ cắt và nối 1 đoạn ruột. Sau đó má em hóa trị được lần thứ 5 thì bị đi tiêu và nôn ra máu. Bác sĩ bảo má em bị xuất huyết tiêu hóa và nhiễm trùng đường ruột. Hiện nay mẹ ăn rất ngon tuy nhiên khoảng được 10 phút là tiêu ra ngay có lúc tiêu ra phân sống (ăn gì ra đó). Xin hỏi bác sĩ má em có thể sống đc bao lâu và cách cho ăn uống thế nào cho đúng.
Xin cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Ung thư đầu tụy là loại ung thư có tiên lượng xấu do diễn biến nhanh và thời gian sống thêm là ngắn so với các loại ung thư khác. Thời gian sống sót sau khi phát hiện bệnh được 5 năm chỉ đạt được từ 3-5 %. Nhìn chung thời gian sống trung bình của bệnh nhân khá ngắn thường trong vòng 1,2 năm. Khi bị u đầu tụy, tổ chức đầu tụy chèn ép vào tá tràng, sẽ gây nên biểu hiện bán tắc ruột, làm cho cản trở lưu thông tự nhiên của đường tiêu hóa.
Mẹ bạn phẫu thuật nhưng không cắt u mà chỉ làm phẫu thuật nối vị tràng (nối tắt dạ dày với ruột non để tiêu hóa lưu thông không còn bị cản trở bởi chỗ hẹp), điều này có thể do khối u đã to và di căn, nên không còn khả năng cắt u được nữa. Trong tình huống này thì phẫu thuật nói trên là lựa chọn tối ưu.
Sau chữa trị hóa chất lần thứ 5, mẹ bạn bị xuất huyết tiêu hóa. Hóa trị chữa trị ung thư sẽ diệt các tế bào phát triển nhanh bao gồm tế bào ung thư và cả các tế bào khác như tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), khiến cho các tế bào máu bị giảm số lượng trong đó có tế bào tiểu cầu, khi tiểu cầu giảm thì dễ có nguy cơ xuất huyết (bao gồm cả xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc và xuất huyết nội tạng).
+ Mẹ bạn bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống là do tụy tiết các men tham gia quá trình tiêu hóa như Amylase (thủy phân tinh bột), protease (tiêu hóa protid) và lipase (tiêu hóa lipid). Sau phẫu thuật, vì nối tắt dạ dày với ruột, và bỏ qua đoạn hẹp là nơi men tụy đổ vào đường tiêu hóa cho nên quá trình tiêu hóa bị tác động bởi thiếu sự tham gia các men tiêu hóa của tụy.
Vì vậy, việc ăn uống cần chú ý:
+ Ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ăn làm nhiều bữa nhỏ, không nên ăn nhiều mà nên chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
+ Nên được bổ sung men tụy để làm giảm rối loạn tiêu hóa. Men tụy có một số chế phẩm như Pancreatin, Panthicol F .v.v.
Bạn nên hỏi ý kiến phẫu thuật viên hoặc bác sĩ chữa trị về điều này.
Chúc bạn sức khỏe.
56 tuổi bị ung thư thực quản giai đoạn 3 chữa xạ trị và hóa trị sẽ sống được khoảng bao nhiêu lâu?
Câu hỏi bởi: kiều tq
Chào bác sĩ.
Bố cháu năm nay 56 tuổi bị ung thư thực quản giai đoạn 3, bác sĩ nói không thể mổ được và cho đồng thời xạ trị và hóa trị. Tinh thần và sức khỏe của bố cháu rất tốt. Ăn uống có kém đi so với khi chưa bị bệnh, giảm 10kg trong vòng 2 tháng từ khi phát hiện bệnh. Bác sĩ cho cháu hỏi trường hợp của bố cháu với cách điều trị kết hợp như vậy sẽ sống được khoảng bao nhiêu lâu?
Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư thực quản: Phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu, và chữa trị tích cực, tỷ lệ sống khá cao. Tỷ lệ lệ sống tiếp tục giảm khi các tế bào ung thư bắt đầu lan rộng ra ngoài.
Giai đoạn 0 Đặc điểm: Các tế bào ung thư chỉ giới hạn ở lớp trong cùng hoặc biểu mô. Tỷ lệ sống là 70%.
Giai đoạn I Đặc điểm: Tế bào ung thư xâm lấn vượt xa những biểu mô đến lớp dưới niêm mạc. Tỷ lệ sống là 60%.
Giai đoạn IIA Đặc điểm: Các tế bào tiếp tục lây lan, xâm nhập vào lớp cơ của thực quản và có thể làm vỡ mạch máu. Tỷ lệ sống là 40%.
Giai đoạn IIB Đặc điểm: Các tế bào biểu mô lan tràn ra ngoài, xâm chiếm các mạch máu. Tỷ lệ sống là 20%.
Giai đoạn: III Đặc điểm: Các tế bào đã xâm chiếm các mạch máu và tiếp tục lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó, thậm chí đến các cơ quan lân cận. Tỷ lệ sống là 15%.
Giai đoạn IVA Đặc điểm: Các tế bào đã lây lan đến các hạch bạch huyết ở xa. Tỷ lệ sống là 15%.
Giai đoạn IVB Đặc điểm: Các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết xa và các cơ quan khác. Tỷ lệ sống ít hơn 5%.
Bố bạn ung thư giai đoạn 3 là giai đoạn nặng, hiện tại gia đình nên tuân thủ chữa trị theo bệnh viện, bệnh nhân được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, tinh thần, y tế thì tiên lượng sống thêm sẽ tốt hơn.
Chúc gia đình bạn mạnh khỏe.
Chế độ chăm sóc bệnh nhân đang hóa trị
Câu hỏi bởi: Nguyễn thị Mạnh Thu
Thưa bs, người thân của tôi đang hóa trị tại tt ung bướu bv Chợ Rẫy (ngày 18/10 ) bị nôn ói nhiều không ăn uống gì được (ăn vào là bị nôn ra mặc dù đã uống thuốc chống nôn của bv); và đi cầu nhiều lần ( phán ít một lỏng, bọt).
Thưa bs , bây giờ chúng tôi càn phải làm gì để giúp cho người thân của tôi ạ. Kính mong đươc bs tư vấn.Xin chân thành cảm ơn bs.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Truyền hóa chất điều trị ung thư thường có biểu hiện nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, viêm đại tràng hoặc nặng hơn có thể thủng ruột.
Cơ chế chính xác gây nôn và buồn nôn của hóa trị liệu chưa được biết rõ, mỗi thuốc tác động tại một vị trí khác nhau với các cơ chế khác nhau: kích hoạt thụ thể tiếp nhận và dẫn truyền thần kinh hoặc ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình. Do vậy tại nơi truyền hóa chất cho bệnh nhân đã dùng thuốc chống nôn tùy theo từng loại hóa chất đã sử dụng.
Hiện tại chưa có công thức điều trị chống nôn và buồn nôn có hiệu quả kiểm soát hiện tượng nôn và chán ăn cho mọi thời điểm.
Biểu hiện nôn cũng có nhiều dạng khác nhau như:
Nôn cấp khi nôn xảy ra trong vòng vài giờ đầu ngay sau khi hóa trị, thường chỉ sảy ra ở những bệnh nhân trược đó đã trải qua hóa trị và đã từng bị nôn do hóa trị
Nôn muộn xảy ra sau khi hóa trị 16-24 giờ và có thể kéo dài tới 48 giờ
Về điều trị
Tất cả các thuốc chống nôn phải được đưa vào cơ thể người bệnh trước khi hóa trị khoảng 30 phút, việc này bệnh viện đã thực hiện , Vì vậy cho nên người nhà và bệnh nhân cần phải phối hợp trong việc phục vụ và ăn uống như sau: Uống ít nước trong khi ăn tránh cảm giác đầy bụng óc ách dễ nôn Tránh thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nóng Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày không nên nằm ngay sau khi ăn. Tránh ăn những thực phẩm đậm mùi trong phòng kín Tránh ăn những thức ăn mà người bệnh không thích hoặc trước đó đã gây nôn
Nếu tình trạng buồn nôn xảy ra trong suốt quá trình hóa trị , bệnh nhân cần tránh ăn trước khi hóa tri 2 giờ
Về tiêu chảy có thể sử dụng các thuốc Loperamid, Octreotid hoặc các thuốc cầm ỉa săn bọc niêm mạc khác như Bismuth…Việc này là thuộc sự chỉ định của bác sĩ vì đây là biểu hiện thường gặp và các bác sĩ sẽ dự liệu, gia đình không phải quan tâm.
Như vậy biểu hiện ở bệnh nhân là tất yếu, đôi khi tất cả các thuốc và biện pháp không làm giảm hoặc ngăn chặn được hiện tượng này, bệnh nhân phải chấp nhận. Bạn cần động viên bệnh nhân chấp nhận, cố gắng hoàn thành hết lộ trình điều trị
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe
Sau khi hóa trị có làm rút ngắn tuổi thọ không?
Câu hỏi bởi: Quỳnh Trang
Chào bác sĩ!
Má em năm nay 51 tuổi. Bà bị ung thư vú giai đoạn 2 và đã khám và hoá trị tại bệnh viện K Hà Nội. Hoá trị tất cả đã xong xuôi. Và em muốn biết là chế độ ăn uống nghỉ ngơi làm việc có thể trở lại như cũ hay là phải theo một chế độ mới ạ? Điều này lúc ra viện em đã không hỏi kĩ bác sĩ ở bệnh viện. Và em có nghe nói là bệnh nhân sau khi hoá trị thì tuổi thọ bị rút ngắn đi, cụ thể nó là như thế nào bác sĩ có thể giải thích cho em hiểu được không ạ? Sau khi hoá trị có những biểu hiện như thế nào? Ăn uống chế độ ra sao?
Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Nếu mẹ em không được hóa trị thì các tế bào ung thư ngày càng phát triển và do đó thời gian sống của mẹ em sẽ giảm đi. Mục đích của hóa trị là để tiêu diệt các tế bào ung thư, làm chậm sự tiến triển của bệnh và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Do đó nói hóa trị làm rút ngắn tuổi thọ là không đúng. Đối với nhứng bệnh nhân mắc bệnh ung thư, hệ miễn dịch của họ bị suy giảm, đồng thời sau hóa trị, hóa chất sẽ tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh bao gồm cả các tế bào ung thư, và các tế bào máu, tóc, sinh dục… Do đó trong và sau khi chữa trị hóa chất, người bệnh cần được theo dõi về số lượng các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cẩu.
Nhìn chung môi trường lý tưởng là vô khuẩn để chống nhiễm trùng thứ phát nhất là khi có phản ứng giảm bạch cầu. Tác dụng phụ của hóa trị thường gặp là cảm giác mệt mỏi, ăn uống kém, không ngon miệng, rụng tóc. Sau khi hóa trị những biểu hiện này sẽ dần được cải thiện. Những người bệnh bị thiếu máu sau hóa trị cần hạn chế các hoạt động hàng ngày cho đến khi các tế bào máu được hồi phục về số lượng. Khi đó việc thể dục và vận động nhẹ nhàng hàng ngày sẽ giúp cho người bệnh có sức khỏe tốt hơn và kéo dài tuổi thọ.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nếu có biểu hiện tiêu chảy nên hạn chế chất xơ. Chế độ ăn uống cần chú ý bổ sung những chất chống oxi hóa như vitamin C, vitamin E. Hạn chế thực phẩm giàu chất béo. Không nên sử dụng thuốc và những chế phẩm giàu vitamin B12. Nên sử dụng một số loại thuốc đông y có tác dụng tăng cường miễn dịch và hỗ trợ chữa trị như xạ đen, linh chi, tam thất.. Trên đây chỉ là một số điểm chung, với từng người bệnh cụ thể cần theo hướng dẫn của bác sĩ chữa trị.
Chúc em và gia đình mạnh khỏe!
Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư dạ dày di căn giai đoạn cuối
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bố em năm nay 53 tuổi, đi viện bác sĩ chẩn đoán bị ung thư dạ dày di căn giai đoạn cuối. Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nhưng không cắt bỏ được khối u, bác sĩ khâu vào và nối cho bố em 1 đường ống để bơm thức ăn vào ruột. Bác sĩ cho em hỏi chế độ ăn cho bố em và bố em có thể đi xạ hay hoá trị khối u giúp bố em bớt đau được không ạ? Mong hồi âm sớm của bác sĩ.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là giai đoạn khối u đã xâm lấn qua thanh mạc sang các tổ chức lân cận, có thể có di căn hạch hoặc di căn xa ở những vùng khác trên cơ thể. Trường hợp này mục tiêu chữa trị là kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sống, giúp người bệnh bớt đau đớn bằng cách kiểm soát bệnh. Chữa trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể cân nhắc các phương pháp hóa trị, hóa xạ trị đồng thời, chữa trị trúng đích, và phẫu thuật chữa trị biểu hiện. Trong đó, hóa trị được áp dụng như biện pháp chính khi ung thư di căn xa, đồng thời, phẫu thuật chữa trị biểu hiện giúp người bệnh bớt đau đớn do bệnh, phòng tình trạng vỡ u chảy máu, viêm phúc mạc hoặc hẹp môn vị về sau.
Gia đình bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chữa trị để chọn lựa và cân nhắc biện pháp phù hợp nhất. Về chế độ ăn cho bệnh nhân, vì ăn qua sonde nên thức ăn phải giàu dinh dưỡng và ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa, chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày đảm bảo đủ nhu cầu calo.
Chúc bố bạn mọi điều tốt lành!
Bệnh nhân ung thư tụy nên ăn uống thế nào?
Câu hỏi bởi: ngọc hà
Chào bác sĩ!
Mẹ em năm nay 61 tuổi hiện nặng 39 kg cao 1m50. Cách đây 4 tháng, bác sĩ nói má em bị ung thư đầu tụy và phẫu thuật. Tuy nhiên chỉ cắt và nối 1 đoạn ruột. Sau đó má em hóa trị được lần thứ 5 thì bị đi tiêu và nôn ra máu. Bác sĩ bảo má em bị xuất huyết tiêu hóa và nhiễm trùng đường ruột. Hiện nay mẹ ăn rất ngon tuy nhiên khoảng được 10 phút là tiêu ra ngay có lúc tiêu ra phân sống (ăn gì ra đó). Xin hỏi bác sĩ má em có thể sống đc bao lâu và cách cho ăn uống thế nào cho đúng.
Xin cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Ung thư đầu tụy là loại ung thư có tiên lượng xấu do diễn biến nhanh và thời gian sống thêm là ngắn so với các loại ung thư khác. Thời gian sống sót sau khi phát hiện bệnh được 5 năm chỉ đạt được từ 3-5 %. Nhìn chung thời gian sống trung bình của bệnh nhân khá ngắn thường trong vòng 1,2 năm. Khi bị u đầu tụy, tổ chức đầu tụy chèn ép vào tá tràng, sẽ gây nên biểu hiện bán tắc ruột, làm cho cản trở lưu thông tự nhiên của đường tiêu hóa.
Mẹ bạn phẫu thuật nhưng không cắt u mà chỉ làm phẫu thuật nối vị tràng (nối tắt dạ dày với ruột non để tiêu hóa lưu thông không còn bị cản trở bởi chỗ hẹp), điều này có thể do khối u đã to và di căn, nên không còn khả năng cắt u được nữa. Trong tình huống này thì phẫu thuật nói trên là lựa chọn tối ưu.
Sau chữa trị hóa chất lần thứ 5, mẹ bạn bị xuất huyết tiêu hóa. Hóa trị chữa trị ung thư sẽ diệt các tế bào phát triển nhanh bao gồm tế bào ung thư và cả các tế bào khác như tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), khiến cho các tế bào máu bị giảm số lượng trong đó có tế bào tiểu cầu, khi tiểu cầu giảm thì dễ có nguy cơ xuất huyết (bao gồm cả xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc và xuất huyết nội tạng).
+ Mẹ bạn bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống là do tụy tiết các men tham gia quá trình tiêu hóa như Amylase (thủy phân tinh bột), protease (tiêu hóa protid) và lipase (tiêu hóa lipid). Sau phẫu thuật, vì nối tắt dạ dày với ruột, và bỏ qua đoạn hẹp là nơi men tụy đổ vào đường tiêu hóa cho nên quá trình tiêu hóa bị tác động bởi thiếu sự tham gia các men tiêu hóa của tụy.
Vì vậy, việc ăn uống cần chú ý:
+ Ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ăn làm nhiều bữa nhỏ, không nên ăn nhiều mà nên chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
+ Nên được bổ sung men tụy để làm giảm rối loạn tiêu hóa. Men tụy có một số chế phẩm như Pancreatin, Panthicol F .v.v.
Bạn nên hỏi ý kiến phẫu thuật viên hoặc bác sĩ chữa trị về điều này.
Chúc bạn sức khỏe.
56 tuổi bị ung thư thực quản giai đoạn 3 chữa xạ trị và hóa trị sẽ sống được khoảng bao nhiêu lâu?
Câu hỏi bởi: kiều tq
Chào bác sĩ.
Bố cháu năm nay 56 tuổi bị ung thư thực quản giai đoạn 3, bác sĩ nói không thể mổ được và cho đồng thời xạ trị và hóa trị. Tinh thần và sức khỏe của bố cháu rất tốt. Ăn uống có kém đi so với khi chưa bị bệnh, giảm 10kg trong vòng 2 tháng từ khi phát hiện bệnh. Bác sĩ cho cháu hỏi trường hợp của bố cháu với cách điều trị kết hợp như vậy sẽ sống được khoảng bao nhiêu lâu?
Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư thực quản: Phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu, và chữa trị tích cực, tỷ lệ sống khá cao. Tỷ lệ lệ sống tiếp tục giảm khi các tế bào ung thư bắt đầu lan rộng ra ngoài.
Giai đoạn 0 Đặc điểm: Các tế bào ung thư chỉ giới hạn ở lớp trong cùng hoặc biểu mô. Tỷ lệ sống là 70%.
Giai đoạn I Đặc điểm: Tế bào ung thư xâm lấn vượt xa những biểu mô đến lớp dưới niêm mạc. Tỷ lệ sống là 60%.
Giai đoạn IIA Đặc điểm: Các tế bào tiếp tục lây lan, xâm nhập vào lớp cơ của thực quản và có thể làm vỡ mạch máu. Tỷ lệ sống là 40%.
Giai đoạn IIB Đặc điểm: Các tế bào biểu mô lan tràn ra ngoài, xâm chiếm các mạch máu. Tỷ lệ sống là 20%.
Giai đoạn: III Đặc điểm: Các tế bào đã xâm chiếm các mạch máu và tiếp tục lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó, thậm chí đến các cơ quan lân cận. Tỷ lệ sống là 15%.
Giai đoạn IVA Đặc điểm: Các tế bào đã lây lan đến các hạch bạch huyết ở xa. Tỷ lệ sống là 15%.
Giai đoạn IVB Đặc điểm: Các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết xa và các cơ quan khác. Tỷ lệ sống ít hơn 5%.
Bố bạn ung thư giai đoạn 3 là giai đoạn nặng, hiện tại gia đình nên tuân thủ chữa trị theo bệnh viện, bệnh nhân được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, tinh thần, y tế thì tiên lượng sống thêm sẽ tốt hơn.
Chúc gia đình bạn mạnh khỏe.
Theo ViCare