Đây là một căn bệnh có phác đồ điều trị phức tạp do có viêm nhiễm nặng ở đường hô hấp. Những lý giải dưới đây sẽ cho người đọc biết rõ hơn về những nguy hại của căn bệnh này.
viêm phế quản phổi
Câu hỏi bởi: võ thị kiều
Bé 32 tháng, 30/7 nhập viện vì bị viêm phế quản phổi, nằm 4 ngày, ngày thứ 4 bị ói nhiều, chiều bị són, tiêu chảy nên bác sĩ cho thuốc thêm hai ngày mà chỉ uống 1 ngày và có mua thuốc trị tiêu chảy. Đến nay hơn 1 tuần mà bé vẫn còn ho khúc khắc, có đàm. Xin hỏi bác sĩ, tôi phải làm sao? Nằm viện thì điều trị bằng thuốc Cefuroxim, Axithromycin, Salbutamol, Ho astex
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn,
Trường hợp của bé đầu tiên cần xác định nguyên nhân gây ra tiêu chảy là do nguyên nhân gì (có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm phân)
+ Nguyên nhân do sử dụng kháng sinh kéo dài có thể gây đến cồn ruột và gây ra tiêu chảy
+ Nguyên nhân do nhiễm khuẩn đường ruột Sau đó thì có thể đưa ra phương pháp điều trị tiêu chảy Ngoài ra cũng cần quay lại cơ sở đã khám bệnh để xác minh nguyên nhân ho (do nhiễm khuẩn hay do phản ứng) và hỏi bác sĩ khám bệnh phương pháp điều trị.
Chúc gia đình sức khỏe.
Bệnh viêm phế quản phổi
Câu hỏi bởi: Phan Thị Thơm
Thưa bác sĩ, Bé nhà e vừa điều trị bệnh viêm phế quản phổi ở Bệnh viện nhi trung ương, Chữa trị được năm ngày thì bsi cho về viện và cho đơn thuốc về nhà uống, nhưng Bé nhà em lúc đó cũng chỉ đỡ được 80% thôi chứ chưa khỏi hẳn, về được ngày thứ nhất uống thuốc thì Bé k còn ho nữa, nhưng sang ngày thứ 2 Bé lại bị sốt cao, cứ uông thuốc hạ sốt thì giảm, sau 5 tiếng lại sốt lại. Bác sĩ cho e hỏi vậy Bé nhà em có sao k ạ? Liệu có phải Bé bị tái mắc bệnh k ạ? Xin cảm ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn, Trường hợp của cháu rất cần thiết đi khám lại ngay. Sốt trở lại có thể là dấu hiệu của bội nhiễm hoặc báo hiệu 1 tình trạng nặng lên, ít đáp ứng với thuốc. Nên nội soi Tai Mũi Họng trước, lấy sạch ráy tai để loại trừ toàn bộ ổ nhiễm khuẩn ở vùng Tai Mũi Họng (vì hay gặp nhất mà dễ bị các bác sỹ bỏ qua nếu chỉ khám bên ngoài) , sau đó tùy tình hình bạn sẽ được chỉ định khám thêm chuyên khoa Nhi hay không. Nên khám lại sớm vì trẻ em diễn biến bệnh rất nhanh. Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Bé bị viêm phế quản, viêm phổi, chảy nước mũi lâu ngày phải làm sao
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác Sỹ ! Con cháu năm nay 1 tuổi . Từ hồi chuyển mùa (tháng 4 năm 2016 ) . Con cháu bị viêm phế quản và sau đó bị viêm phổi . Cháu bị chảy nước mũi trong thường xuyên và liên tục.Khi đi khám tại bệnh viện nhi tw nhiều lần không khỏi . Các bác sỹ ở đó chỉ bảo về cho nhỏ nước muối sinh lý 9/nghìn + cottuf về uống ạ . Nhưng cháu nhỏ và rửa liên tục mà không thấy đỡ . Vậy mong các bác sỹ cho lời tư vấn với trường hợp của con cháu ạ. Cháu cảm ơn bác sỹ
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn,
Bạn nên đi khám chuyên khoa TMH sẽ cẩn thận hơn. Quan trọng là nội soi được hết các ngóc ngách trong vùng TMH. Đặc biệt là ở trẻ em, nếu không soi sâu được bên trong VA và Amidan cũng như không lấy sạch được ráy tai thì việc chẩn đoán sẽ vô cùng khó khăn và thiếu đi độ chính xác. Các bệnh lý TMH không được phát hiện và xử trí thì dễ gây ra viêm phế quản và viêm phổi.
Ngoài ra bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn kỹ năng rửa mũi, vì ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của điều trị. Nếu có những bệnh lý đặc biệt hoặc tổn thương quá nề, khó khăn trong việc hút mũi, bác sỹ sẽ hút mũi cho con hoặc có kèm theo khí dung thì việc uống thuốc mới có hiệu quả tối đa được.
Chúc bé sức khoẻ.
Làm thế nào để biết mình bị lao phổi hay viêm phế quản
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Cháu là nam giới, cháu sống ở Nghệ An. Cháu năm nay 23 tuổi, cháu đi xuất khẩu lao động được 2 năm thì bị trục xuất về nước vì bị bệnh lao phổi về đến Việt Nam cháu đi xuống Bệnh viện Lao Phổi của tỉnh Nghệ An. Bác sĩ xét ngiệm và cho cháu kết quả là cháu bị viêm phế quản. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu phải làm sao để biết được kết qủa chính xác?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu.
Việc chẩn đoán xác định lao phổi và viêm phế quản phổi hoàn toàn khác nhau.
Để xác định lao phổi cần dựa vào các yếu tố sau:
Biểu hiện lâm sàng: ho kéo dài, ho ra máu, sốt nhẹ về chiều hoặc tối, gầy sút cân.
Chụp điện quang phổi: xuất hiện tổn thương thâm nhiễm xuất hiện chủ yếu ở đỉnh phổi.
Xét nghiệm tìm thấy trực khuẩn lao trong các bệnh phẩm: đờm, dịch phế quản, dịch màng phổi…
Tổn thương nang lao trên sinh thiết: sinh thiết phổi, niêm mạc phế quản, hạch.
Xét nghiệm BK dương tính.
Khác với lao phổi, viêm phế quản và viêm phổi với triệu chứng diễn biến đột ngột với sốt, ho khạc đờm mủ, đờm màu xanh hoặc màu vàng. Xét nghiệm số lượng bạch cầu trong máu tăng. Dùng kháng sinh bệnh thuyên giảm nhanh. Đặc biệt xét nghiệm BK âm tính. Hoặc xét nghiệm không có trực khuẩn lao trong đờm hoặc dịch tiết phế quản.
Với sự khác nhau như vậy, nếu cháu đã đi khám và được chẩn đoán là viêm phế quản phổi thì hãy yên tâm chữa trị mà không cần phân vân lo lắng nữa nhé.
Chúc cháu sớm bình phục.
Viêm phế quản, hen phế quản
Câu hỏi bởi: Lê văn đoàn
Thưa bác sĩ! Con trai tôi 6 tuổi, điều trị viêm phế quản, hen phế quản tại bệnh viện phổi tw ngày 15/4/2016 bác sĩ phạm đình đồng kê đơn(Ludox 200mg, singulair5mg, chymotase60mg/10ml).uôngs trong vòng một tháng. Sau khi hết số thuốc đó tôi vẫn cho cháu uống tiếp tục loại thuốc thứ 2 kê ở trên 2 tháng liên tục vào 9 giờ tối. Tùe khi uống thuốc tôi thấy cháu đỡ ít bị khò khè khi thời tiết thay đổi. Khoảng một tuần nay ngueng ko cho cháu uống thấy cháu lại bị. Tôi có được phép sử dụng đơn thuốc trên để điều trị cho cháu ko. Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn.
Trường hợp của cháu thực sự cần thiết phải hỏi ý kiến của bác sỹ vì việc chỉ định uống những thuốc như trên kéo dài 1 tháng là phải rất cẩn trọng, không được tùy tiện. Nhất là cháu có các bệnh lý phối hợp, tuyệt đối không tùy tiện vì dễ gây vi khuẩn kháng thuốc và hình ảnh bệnh lý cũng thay đổi theo thời gian nên không thể áp đơn thuốc cũ vào tình trạng bệnh mới của cháu được. Bạn lưu ý sẽ rất nguy hiểm nếu gia đình tự động dùng thuốc.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
viêm phế quản phổi
Câu hỏi bởi: võ thị kiều
Bé 32 tháng, 30/7 nhập viện vì bị viêm phế quản phổi, nằm 4 ngày, ngày thứ 4 bị ói nhiều, chiều bị són, tiêu chảy nên bác sĩ cho thuốc thêm hai ngày mà chỉ uống 1 ngày và có mua thuốc trị tiêu chảy. Đến nay hơn 1 tuần mà bé vẫn còn ho khúc khắc, có đàm. Xin hỏi bác sĩ, tôi phải làm sao? Nằm viện thì điều trị bằng thuốc Cefuroxim, Axithromycin, Salbutamol, Ho astex
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn,
Trường hợp của bé đầu tiên cần xác định nguyên nhân gây ra tiêu chảy là do nguyên nhân gì (có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm phân)
+ Nguyên nhân do sử dụng kháng sinh kéo dài có thể gây đến cồn ruột và gây ra tiêu chảy
+ Nguyên nhân do nhiễm khuẩn đường ruột Sau đó thì có thể đưa ra phương pháp điều trị tiêu chảy Ngoài ra cũng cần quay lại cơ sở đã khám bệnh để xác minh nguyên nhân ho (do nhiễm khuẩn hay do phản ứng) và hỏi bác sĩ khám bệnh phương pháp điều trị.
Chúc gia đình sức khỏe.
Bệnh viêm phế quản phổi
Câu hỏi bởi: Phan Thị Thơm
Thưa bác sĩ, Bé nhà e vừa điều trị bệnh viêm phế quản phổi ở Bệnh viện nhi trung ương, Chữa trị được năm ngày thì bsi cho về viện và cho đơn thuốc về nhà uống, nhưng Bé nhà em lúc đó cũng chỉ đỡ được 80% thôi chứ chưa khỏi hẳn, về được ngày thứ nhất uống thuốc thì Bé k còn ho nữa, nhưng sang ngày thứ 2 Bé lại bị sốt cao, cứ uông thuốc hạ sốt thì giảm, sau 5 tiếng lại sốt lại. Bác sĩ cho e hỏi vậy Bé nhà em có sao k ạ? Liệu có phải Bé bị tái mắc bệnh k ạ? Xin cảm ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn, Trường hợp của cháu rất cần thiết đi khám lại ngay. Sốt trở lại có thể là dấu hiệu của bội nhiễm hoặc báo hiệu 1 tình trạng nặng lên, ít đáp ứng với thuốc. Nên nội soi Tai Mũi Họng trước, lấy sạch ráy tai để loại trừ toàn bộ ổ nhiễm khuẩn ở vùng Tai Mũi Họng (vì hay gặp nhất mà dễ bị các bác sỹ bỏ qua nếu chỉ khám bên ngoài) , sau đó tùy tình hình bạn sẽ được chỉ định khám thêm chuyên khoa Nhi hay không. Nên khám lại sớm vì trẻ em diễn biến bệnh rất nhanh. Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Bé bị viêm phế quản, viêm phổi, chảy nước mũi lâu ngày phải làm sao
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác Sỹ ! Con cháu năm nay 1 tuổi . Từ hồi chuyển mùa (tháng 4 năm 2016 ) . Con cháu bị viêm phế quản và sau đó bị viêm phổi . Cháu bị chảy nước mũi trong thường xuyên và liên tục.Khi đi khám tại bệnh viện nhi tw nhiều lần không khỏi . Các bác sỹ ở đó chỉ bảo về cho nhỏ nước muối sinh lý 9/nghìn + cottuf về uống ạ . Nhưng cháu nhỏ và rửa liên tục mà không thấy đỡ . Vậy mong các bác sỹ cho lời tư vấn với trường hợp của con cháu ạ. Cháu cảm ơn bác sỹ
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn,
Bạn nên đi khám chuyên khoa TMH sẽ cẩn thận hơn. Quan trọng là nội soi được hết các ngóc ngách trong vùng TMH. Đặc biệt là ở trẻ em, nếu không soi sâu được bên trong VA và Amidan cũng như không lấy sạch được ráy tai thì việc chẩn đoán sẽ vô cùng khó khăn và thiếu đi độ chính xác. Các bệnh lý TMH không được phát hiện và xử trí thì dễ gây ra viêm phế quản và viêm phổi.
Ngoài ra bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn kỹ năng rửa mũi, vì ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của điều trị. Nếu có những bệnh lý đặc biệt hoặc tổn thương quá nề, khó khăn trong việc hút mũi, bác sỹ sẽ hút mũi cho con hoặc có kèm theo khí dung thì việc uống thuốc mới có hiệu quả tối đa được.
Chúc bé sức khoẻ.
Làm thế nào để biết mình bị lao phổi hay viêm phế quản
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Cháu là nam giới, cháu sống ở Nghệ An. Cháu năm nay 23 tuổi, cháu đi xuất khẩu lao động được 2 năm thì bị trục xuất về nước vì bị bệnh lao phổi về đến Việt Nam cháu đi xuống Bệnh viện Lao Phổi của tỉnh Nghệ An. Bác sĩ xét ngiệm và cho cháu kết quả là cháu bị viêm phế quản. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu phải làm sao để biết được kết qủa chính xác?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu.
Việc chẩn đoán xác định lao phổi và viêm phế quản phổi hoàn toàn khác nhau.
Để xác định lao phổi cần dựa vào các yếu tố sau:
Biểu hiện lâm sàng: ho kéo dài, ho ra máu, sốt nhẹ về chiều hoặc tối, gầy sút cân.
Chụp điện quang phổi: xuất hiện tổn thương thâm nhiễm xuất hiện chủ yếu ở đỉnh phổi.
Xét nghiệm tìm thấy trực khuẩn lao trong các bệnh phẩm: đờm, dịch phế quản, dịch màng phổi…
Tổn thương nang lao trên sinh thiết: sinh thiết phổi, niêm mạc phế quản, hạch.
Xét nghiệm BK dương tính.
Khác với lao phổi, viêm phế quản và viêm phổi với triệu chứng diễn biến đột ngột với sốt, ho khạc đờm mủ, đờm màu xanh hoặc màu vàng. Xét nghiệm số lượng bạch cầu trong máu tăng. Dùng kháng sinh bệnh thuyên giảm nhanh. Đặc biệt xét nghiệm BK âm tính. Hoặc xét nghiệm không có trực khuẩn lao trong đờm hoặc dịch tiết phế quản.
Với sự khác nhau như vậy, nếu cháu đã đi khám và được chẩn đoán là viêm phế quản phổi thì hãy yên tâm chữa trị mà không cần phân vân lo lắng nữa nhé.
Chúc cháu sớm bình phục.
Viêm phế quản, hen phế quản
Câu hỏi bởi: Lê văn đoàn
Thưa bác sĩ! Con trai tôi 6 tuổi, điều trị viêm phế quản, hen phế quản tại bệnh viện phổi tw ngày 15/4/2016 bác sĩ phạm đình đồng kê đơn(Ludox 200mg, singulair5mg, chymotase60mg/10ml).uôngs trong vòng một tháng. Sau khi hết số thuốc đó tôi vẫn cho cháu uống tiếp tục loại thuốc thứ 2 kê ở trên 2 tháng liên tục vào 9 giờ tối. Tùe khi uống thuốc tôi thấy cháu đỡ ít bị khò khè khi thời tiết thay đổi. Khoảng một tuần nay ngueng ko cho cháu uống thấy cháu lại bị. Tôi có được phép sử dụng đơn thuốc trên để điều trị cho cháu ko. Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn.
Trường hợp của cháu thực sự cần thiết phải hỏi ý kiến của bác sỹ vì việc chỉ định uống những thuốc như trên kéo dài 1 tháng là phải rất cẩn trọng, không được tùy tiện. Nhất là cháu có các bệnh lý phối hợp, tuyệt đối không tùy tiện vì dễ gây vi khuẩn kháng thuốc và hình ảnh bệnh lý cũng thay đổi theo thời gian nên không thể áp đơn thuốc cũ vào tình trạng bệnh mới của cháu được. Bạn lưu ý sẽ rất nguy hiểm nếu gia đình tự động dùng thuốc.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Theo ViCare