Ung thư da thường không nhiều người biết đến. Chính vì vậy, để phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời, chúng ta cần nắm rõ những dấu hiệu dễ gặp nhất của căn bệnh này.
Tắm trắng có gây ung thư da?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con tên là Trung Anh, là con trai, 19 tuổi. Vì lí do là hiện tại là con đang tắm trắng toàn thân nên việc tắm trắng của con có bị ảnh hưởng gì tới gây ung thư da không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Màu sắc của da được quyết định chủ yếu bởi Melanine, sắc tố được sản xuất từ tế bào hắc tố: Melanocyte (số lượng hầu như bằng nhau ở mọi cá thể), nằm ở lớp sâu nhất của thượng bì. Melanine bảo vệ da khỏi những tác hại từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là tia tử ngoại. Melanine giữ vai trò chống nắng quan trọng bởi các lý do sau: Melanine hoạt động như một màng lọc tia UV, giúp da tránh được những tác nhân gây ung thư. Trong tế bào, Melanine thường tập trung thành từng nhóm xung quanh nhân tế bào và bảo vệ chúng. Melanine còn vô hiệu hóa hoạt động của gốc tự do, tác nhân gây lão hóa tế bào, giúp da chậm “già” theo thời gian. Sự sản xuất Melanine của da tùy thuộc vào chủng tộc, yếu tố di truyền, nội tiết, môi trường. Melanine trong da càng nhiều, da càng sậm màu và khả năng bảo vệ càng cao.
Hiện nay, có nhiều phương pháp tắm trắng có thể bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên hoặc hóa chất có chứa chất tiêu sừng và ức chế sản xuất Melanine đều có hại cho da, làm sẽ bóc đi lớp sừng bảo vệ da khiến các tế bào non phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường, ánh nắng, tia cực tím nên dễ mắc các bệnh về da, da tổn thương sẽ dễ bị nhiễm trùng, mất nước, giảm độ ẩm dẫn đến lão hóa da nhanh, trong đó có ung thư. Tắm trắng thực chất là lột bỏ lớp da đen chết bên ngoài nằm trong lớp sừng. Trong khi đó, các tế bào hắc tố Melanin vẫn được lớp mầm của thượng bì sản sinh và tái tạo màu da ban đầu liên tục.
Như vậy, tắm trắng chỉ có thể thay đổi lớp da đen bên ngoài trong khoảng thời gian nhất định, tạm thời và ngắn ngủi, chứ thực chất không thể thay đổi số lượng Melanin trong tế bào. Vì vậy da không thể trắng vĩnh viễn được. Những người có bệnh lý dị ứng, bệnh da mãn tính hoặc đang có tổn thương da không nên tắm trắng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da, làm nặng hơn tình trạng bệnh da sẵn có. Ngoài ra việc sử dụng sản phẩm, hóa chất ức chế sản xuất Melanine trên da thường xuyên, về lâu dài, làm tổn thương tế bào sợi đưa đến rạn da, vừa khó chữa trị vừa xấu về mặt thẩm mỹ, còn chưa kể đến nguy cơ ung thư da do các hóa chất này gây nên. Vì vậy cháu cần cân nhắc đến việc tắm trắng toàn thân nhé.
Chúc cháu vui, khỏe!
Lột da có bị ung thư không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Con 17 tuổi, là con gái, vùng da ở khuỷu tay và đầu gối con bị đen và có sẹo nhìn không đẹp, con nghe người ngoài chợ nói là lột da sẽ hết và trắng hơn. Con nghe và mua kem lạnh về lột da. Lúc lột xong da con rát và đỏ. Qua mấy ngày sau thì hết rát nhưng da lại bị lám nhám và hơi đỏ, nhìn da như người già vậy. Con nghe người ta nói con bị bỏng nhẹ, nó không đều màu với da bình thường. Con phải điều trị thế nào để da được trở lại như cũ và liệu con có bị ung thư da không ạ? Xin bác sĩ giúp con.
Con cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Đầu gối và khuỷu tay thâm đen, sẹo nhìn không đẹp thường khiến mọi người thiếu tự tin khi mặc váy hay áo ngắn tay. Nguyên nhân có thể do sự tiết nhờn, có chức năng giữ ẩm và độ căng bóng cho da, vì vậy mà chúng thường dễ khô và thâm đen do tế bào chết bong tróc hơn các vùng da còn lại trên cơ thể. Ngoài ra, những nếp nhăn da tự nhiên ở các vùng này là nơi bụi bẩn dễ bám vào mỗi khi em tựa gối hay chống tay quá lâu, dần dần khó có thể kỳ cọ dẫn đến thâm đen, chứ không phải bị ung thư da.
Tuyệt đối em không được tự ý mua thuốc về dùng dễ gây ra các biến chứng khó lường. Em không nên lột da, hãy để nó tự tróc. Nếu em cố gắng bóc lớp da chết có thể gây chảy máu hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
Lưu ý:
– Cố gắng tránh xa ánh sáng mặt trời trực tiếp khi tình trạng bong tróc da của em đang lành.
– Tắm nước ấm là một cách thuận lợi hơn để chữa lành da bị bong.
– Uống 8-10 ly nước mỗi ngày.
– Tránh sử dụng xà phòng khi tình trạng bong tróc da đang lành.
– Không mặc loại vải gây kích ứng da, sự ma sát có thể gây bong tróc da.
– Chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp da bong tróc mau lành hơn.
Cá và trứng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, và chất béo tốt có lợi cho làn da của em.
Các loại rau lá xanh, đậu các loại, quả hạnh, bông cải xanh, nho khô, hay ngũ cốc chứa rất nhiều chất sắt.
Vitamin C tuyệt vời cho da rất có ích trong việc chữa bệnh bong tróc da của em.
Trái cây và cà chua là không thể thiếu trong chế độ ăn uống của em.
Protein là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, nhưng hãy ăn nhiều hơn khi em đang cố gắng làm lành da.
Đậu lăng, đậu, rau, các loại hạt, và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua chứa nhiều protein.
Chúc em sức khỏe!
Trên tay xuất hiện nốt đỏ nhạt có phải bị ung thư da không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mấy ngày gần đây trên 2 cánh tay cháu xuất hiện vài nốt đỏ nhạt khoảng 1 đến 2 mm từ cổ tay đến bắp tay, cháu đọc trên mạng thấy có thể là triệu chứng của ung thư da, vì cách đây khoảng 2 tháng cháu đi chơi xa giữa trời nắng gắt cả ngày mà không mặc áo dài tay. Bác sĩ có thể có thể cho cháu biết cháu có mắc bệnh ung thư da không ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Tình trạng tổn thương xuất hiện nốt đỏ trên tay có thể do nhiều lí do gây ra, có thể do dị ứng tiếp xúc, tổn thương do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, côn trùng, do viêm mao mạch dị ứng, do bệnh lý toàn thân (rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, bệnh lý mạch máu, cơ quan tạo máu,…). Trường hợp của em, có xuất hiện nốt đỏ nhạt trên tay nhưng không rõ có ngứa hay không, có vảy da hay không, có xuất hiện ở các vùng da khác hay không. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên chỉ là yếu tố nguy cơ gây ung thư da nhưng không phải là yếu tố quyết định và phải tiếp xúc nhiều, trong khi đó ung thư da còn liên quan tới nhiều yếu tố khác như: di truyền, cơ địa da, môi trường,… Do vậy, em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám nhằm xác định chính xác tổn thương và có hướng chữa trị thích hợp. Ngoài khám lâm sàng, các bác sĩ có thể cho làm một số xét nghiệm: xét nghiệm máu, nước tiểu, vảy da,… để tìm lí do.
Thân mến!
Bớt màu nâu khá to ở 2 chân và 1 ít trên cách tay có phải ung thư da?
Câu hỏi bởi: trithanh
Thưa bác sĩ!
Em là nam. Em đang chữa trị mụn thì sau khoảng 4 tháng dùng thuốc em thấy trên da xuất hiện vết bớt màu nâu ở 2 chân và 1 ít trên cánh tay. Em có hỏi bác sĩ thì bảo cái này tiềm ẩn trên da bây giờ mới phát ra nhưng em cảm thấy vết ở chân hình như lan rộng ra thì phải. Cho em hỏi vậy là em bị ung thư da phải không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Như vậy em bị bớt sắc tố. Bớt sắc tố có thể bẩm sinh sinh ra đã có. Hoặc tiềm ẩn tới một tuổi nào đó nó mới xuất hiện và tồn tại suốt đời. Muốn xóa bỏ bớt sắc tố màu nâu này người ta sửng dụng laser YAG bước sóng 532 nhiều lần mới giảm. Em hết sức bình tĩnh không dễ gì bị ung thư da. Khi bị ung thư da còn kèm theo sự tăng sinh, lở loét, ngứa… Nếu em cẩn thận thì hãy tới bệnh viện làm sinh thiết da làm giải phẩu bệnh lý thì sẽ rõ.
Chào em!
Chẩn đoán ung thư da
Câu hỏi bởi: Thảo
Thưa bác sĩ, chồng tôi có mụt ruồi trên ngực đang dần dần to lên, tôi tìm hiểu thì không biết đó có phải là melanoma không? Tôi cần đi khám ở đâu? Xin cám ơn.
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào bạn.
Nếu nốt ruồi trên ngực đang to lên thì đó là dấu hiệu không tốt. Một vài biểu hiện đáng chú ý khác là nốt ruồi đổi màu hoặc gây ngứa. Chồng bạn cần tới khoa da liễu các bệnh viện lớn hoặc Viện da liễu trung ương để khám và xử lý. Nếu các bác sĩ chỉ định bỏ nốt ruồi này, thông thường sẽ được đốt bằng laser hoặc thực hiện tiểu phẫu, tùy thuộc vào tình trạng nốt ruồi.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
Tắm trắng có gây ung thư da?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con tên là Trung Anh, là con trai, 19 tuổi. Vì lí do là hiện tại là con đang tắm trắng toàn thân nên việc tắm trắng của con có bị ảnh hưởng gì tới gây ung thư da không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Màu sắc của da được quyết định chủ yếu bởi Melanine, sắc tố được sản xuất từ tế bào hắc tố: Melanocyte (số lượng hầu như bằng nhau ở mọi cá thể), nằm ở lớp sâu nhất của thượng bì. Melanine bảo vệ da khỏi những tác hại từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là tia tử ngoại. Melanine giữ vai trò chống nắng quan trọng bởi các lý do sau: Melanine hoạt động như một màng lọc tia UV, giúp da tránh được những tác nhân gây ung thư. Trong tế bào, Melanine thường tập trung thành từng nhóm xung quanh nhân tế bào và bảo vệ chúng. Melanine còn vô hiệu hóa hoạt động của gốc tự do, tác nhân gây lão hóa tế bào, giúp da chậm “già” theo thời gian. Sự sản xuất Melanine của da tùy thuộc vào chủng tộc, yếu tố di truyền, nội tiết, môi trường. Melanine trong da càng nhiều, da càng sậm màu và khả năng bảo vệ càng cao.
Hiện nay, có nhiều phương pháp tắm trắng có thể bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên hoặc hóa chất có chứa chất tiêu sừng và ức chế sản xuất Melanine đều có hại cho da, làm sẽ bóc đi lớp sừng bảo vệ da khiến các tế bào non phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường, ánh nắng, tia cực tím nên dễ mắc các bệnh về da, da tổn thương sẽ dễ bị nhiễm trùng, mất nước, giảm độ ẩm dẫn đến lão hóa da nhanh, trong đó có ung thư. Tắm trắng thực chất là lột bỏ lớp da đen chết bên ngoài nằm trong lớp sừng. Trong khi đó, các tế bào hắc tố Melanin vẫn được lớp mầm của thượng bì sản sinh và tái tạo màu da ban đầu liên tục.
Như vậy, tắm trắng chỉ có thể thay đổi lớp da đen bên ngoài trong khoảng thời gian nhất định, tạm thời và ngắn ngủi, chứ thực chất không thể thay đổi số lượng Melanin trong tế bào. Vì vậy da không thể trắng vĩnh viễn được. Những người có bệnh lý dị ứng, bệnh da mãn tính hoặc đang có tổn thương da không nên tắm trắng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da, làm nặng hơn tình trạng bệnh da sẵn có. Ngoài ra việc sử dụng sản phẩm, hóa chất ức chế sản xuất Melanine trên da thường xuyên, về lâu dài, làm tổn thương tế bào sợi đưa đến rạn da, vừa khó chữa trị vừa xấu về mặt thẩm mỹ, còn chưa kể đến nguy cơ ung thư da do các hóa chất này gây nên. Vì vậy cháu cần cân nhắc đến việc tắm trắng toàn thân nhé.
Chúc cháu vui, khỏe!
Lột da có bị ung thư không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Con 17 tuổi, là con gái, vùng da ở khuỷu tay và đầu gối con bị đen và có sẹo nhìn không đẹp, con nghe người ngoài chợ nói là lột da sẽ hết và trắng hơn. Con nghe và mua kem lạnh về lột da. Lúc lột xong da con rát và đỏ. Qua mấy ngày sau thì hết rát nhưng da lại bị lám nhám và hơi đỏ, nhìn da như người già vậy. Con nghe người ta nói con bị bỏng nhẹ, nó không đều màu với da bình thường. Con phải điều trị thế nào để da được trở lại như cũ và liệu con có bị ung thư da không ạ? Xin bác sĩ giúp con.
Con cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Đầu gối và khuỷu tay thâm đen, sẹo nhìn không đẹp thường khiến mọi người thiếu tự tin khi mặc váy hay áo ngắn tay. Nguyên nhân có thể do sự tiết nhờn, có chức năng giữ ẩm và độ căng bóng cho da, vì vậy mà chúng thường dễ khô và thâm đen do tế bào chết bong tróc hơn các vùng da còn lại trên cơ thể. Ngoài ra, những nếp nhăn da tự nhiên ở các vùng này là nơi bụi bẩn dễ bám vào mỗi khi em tựa gối hay chống tay quá lâu, dần dần khó có thể kỳ cọ dẫn đến thâm đen, chứ không phải bị ung thư da.
Tuyệt đối em không được tự ý mua thuốc về dùng dễ gây ra các biến chứng khó lường. Em không nên lột da, hãy để nó tự tróc. Nếu em cố gắng bóc lớp da chết có thể gây chảy máu hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
Lưu ý:
– Cố gắng tránh xa ánh sáng mặt trời trực tiếp khi tình trạng bong tróc da của em đang lành.
– Tắm nước ấm là một cách thuận lợi hơn để chữa lành da bị bong.
– Uống 8-10 ly nước mỗi ngày.
– Tránh sử dụng xà phòng khi tình trạng bong tróc da đang lành.
– Không mặc loại vải gây kích ứng da, sự ma sát có thể gây bong tróc da.
– Chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp da bong tróc mau lành hơn.
Cá và trứng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, và chất béo tốt có lợi cho làn da của em.
Các loại rau lá xanh, đậu các loại, quả hạnh, bông cải xanh, nho khô, hay ngũ cốc chứa rất nhiều chất sắt.
Vitamin C tuyệt vời cho da rất có ích trong việc chữa bệnh bong tróc da của em.
Trái cây và cà chua là không thể thiếu trong chế độ ăn uống của em.
Protein là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, nhưng hãy ăn nhiều hơn khi em đang cố gắng làm lành da.
Đậu lăng, đậu, rau, các loại hạt, và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua chứa nhiều protein.
Chúc em sức khỏe!
Trên tay xuất hiện nốt đỏ nhạt có phải bị ung thư da không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mấy ngày gần đây trên 2 cánh tay cháu xuất hiện vài nốt đỏ nhạt khoảng 1 đến 2 mm từ cổ tay đến bắp tay, cháu đọc trên mạng thấy có thể là triệu chứng của ung thư da, vì cách đây khoảng 2 tháng cháu đi chơi xa giữa trời nắng gắt cả ngày mà không mặc áo dài tay. Bác sĩ có thể có thể cho cháu biết cháu có mắc bệnh ung thư da không ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Tình trạng tổn thương xuất hiện nốt đỏ trên tay có thể do nhiều lí do gây ra, có thể do dị ứng tiếp xúc, tổn thương do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, côn trùng, do viêm mao mạch dị ứng, do bệnh lý toàn thân (rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, bệnh lý mạch máu, cơ quan tạo máu,…). Trường hợp của em, có xuất hiện nốt đỏ nhạt trên tay nhưng không rõ có ngứa hay không, có vảy da hay không, có xuất hiện ở các vùng da khác hay không. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên chỉ là yếu tố nguy cơ gây ung thư da nhưng không phải là yếu tố quyết định và phải tiếp xúc nhiều, trong khi đó ung thư da còn liên quan tới nhiều yếu tố khác như: di truyền, cơ địa da, môi trường,… Do vậy, em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám nhằm xác định chính xác tổn thương và có hướng chữa trị thích hợp. Ngoài khám lâm sàng, các bác sĩ có thể cho làm một số xét nghiệm: xét nghiệm máu, nước tiểu, vảy da,… để tìm lí do.
Thân mến!
Bớt màu nâu khá to ở 2 chân và 1 ít trên cách tay có phải ung thư da?
Câu hỏi bởi: trithanh
Thưa bác sĩ!
Em là nam. Em đang chữa trị mụn thì sau khoảng 4 tháng dùng thuốc em thấy trên da xuất hiện vết bớt màu nâu ở 2 chân và 1 ít trên cánh tay. Em có hỏi bác sĩ thì bảo cái này tiềm ẩn trên da bây giờ mới phát ra nhưng em cảm thấy vết ở chân hình như lan rộng ra thì phải. Cho em hỏi vậy là em bị ung thư da phải không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Như vậy em bị bớt sắc tố. Bớt sắc tố có thể bẩm sinh sinh ra đã có. Hoặc tiềm ẩn tới một tuổi nào đó nó mới xuất hiện và tồn tại suốt đời. Muốn xóa bỏ bớt sắc tố màu nâu này người ta sửng dụng laser YAG bước sóng 532 nhiều lần mới giảm. Em hết sức bình tĩnh không dễ gì bị ung thư da. Khi bị ung thư da còn kèm theo sự tăng sinh, lở loét, ngứa… Nếu em cẩn thận thì hãy tới bệnh viện làm sinh thiết da làm giải phẩu bệnh lý thì sẽ rõ.
Chào em!
Chẩn đoán ung thư da
Câu hỏi bởi: Thảo
Thưa bác sĩ, chồng tôi có mụt ruồi trên ngực đang dần dần to lên, tôi tìm hiểu thì không biết đó có phải là melanoma không? Tôi cần đi khám ở đâu? Xin cám ơn.
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào bạn.
Nếu nốt ruồi trên ngực đang to lên thì đó là dấu hiệu không tốt. Một vài biểu hiện đáng chú ý khác là nốt ruồi đổi màu hoặc gây ngứa. Chồng bạn cần tới khoa da liễu các bệnh viện lớn hoặc Viện da liễu trung ương để khám và xử lý. Nếu các bác sĩ chỉ định bỏ nốt ruồi này, thông thường sẽ được đốt bằng laser hoặc thực hiện tiểu phẫu, tùy thuộc vào tình trạng nốt ruồi.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
Theo ViCare