Lưu ý khi chữa tiểu dắt chữa bằng thuốc Tây hoặc từ thiên nhiên


4,226
1
1
Xu
53
Cách chữa tiểu dắt do mắc bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa. Bệnh được chỉ định điều trị bằng thuốc. Tùy với từng nguyên nhân gây tiểu dắt, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị hợp lý.

Bị tiểu dắt nên uống thuốc gì cho mau khỏi?


Câu hỏi bởi: heart

Thưa bác sĩ!

Cháu là nữ, 20 tuổi. 1 tháng nay cháu bị đi tiểu dắt, mỗi lần đi ít nhưng không bị tiểu buốt. Phần bụng dưới căng tức (không đau), cháu ấn vào thấy một đường to và cứng nổi từ bẹn bên trái tới chỗ trên xương mu. Cháu có đi khám ở bệnh viện, xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm đường tiết niệu thì tất cả đều bình thường. Bác sĩ bảo không phải viêm tiết niệu nhưng vẫn cho cháu kháng sinh về uống. Cháu bị bệnh gì và cách chữa thế nào thưa bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt thường là do các bệnh về ở bàng quang, niệu đạo như viêm bàng quang, niệu đạo, ung thư bàng quang… Ngoài những lí do trên, đái rắt còn có thêm những lí do ngoài bàng quang, niệu đạo như: Tổn thương ở trực tràng: Viêm trực tràng, giun kim (hay gặp ở trẻ con), ung thư trực tràng…cũng có thể gây đái rắt, vì trung tâm điều chỉnh hoạt động của bàng quang và trực tràng ở cạnh nhau trong tuỷ sống. Tổn thương ở bộ phận sinh dục nữ: Uxơ tử cung, ung thư cổ tử cung, thân tử cung, viêm phần phụ sinh dục… cũng có gây đái rắt vì nó nằm sát ngay bàng quang, trực tiếp gây những kích thích đối với bàng quang.

Trường hợp của bạn, kết hợp với triệu chứng bụng dưới căng tức (không đau), ấn vào thấy một đường to và cứng nổi từ bẹn bên trái tới chỗ trên xương mu, bạn cần đi khám để loại trừ bệnh về đại trực tràng.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Cách dùng mồng tơi để chữa tiểu dắt


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ! Cháu năm nay 24 tuổi, cháu bị tiểu dắt, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, cháu có được biết là sắc mồng tơi uống trong ngày thay trà, vậy cháu muốn hỏi cách sắc như thế nào ạ? Mồng tơi tươi thì làm sao để sắc ạ?

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào cháu.

Rau mồng tơi còn gọi là mùng tơi, lạc quỳ, có tên khoa học là Basella alba L, thuộc họ Basellaceae, là loại dây leo, lá to, dày, giòn, màu xanh thẫm và nhiều chất nhầy. Quả nhỏ khi chín có nước với màu tím than. Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng…

Ăn mồng tơi chữa táo bón, đái dắt, kiết lỵ, tốt cho người tiểu đường, thải chất béo nên rất tốt cho người có mỡ và đường máu cao, trị táo bón, trị núm vú sưng, trị đái dắt, tiểu buốt…

– Chữa tiểu tiện không thông, tiểu dắt, tiểu nhỏ giọt (do nhiệt): 100g mồng tơi, sắc nước uống trong ngày thay trà.

– Chữa chứng đi tiểu nóng buốt: Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó lấy một nắm lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống ngày vài lần.

– Cách sắc: Mồng tơi cả lá và cuộng rửa sạch, để ráo nước, cho vào ấm đun kỹ, lọc bỏ bã, lấy nước uống thay trả. Rau mồng tơi tính mát lạnh, vì vậy dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng, đại tiện lỏng. Để hạn chế lạnh, nên nấu kỹ.

Chúc cháu mau khỏi bệnh!

Liên tục buồn tiểu, tiểu nhỏ giọt, là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Cháu chào bác sĩ!

Cháu là Nam năm nay cháu 25 tuổi. Ban ngày cháu hay bị đái rắt, buồn đi tiểu liên tục, mỗi khi học cháu lại buồn tiểu, đi tiểu hay rỏ từng giọt, nghe tiếng động lớn lại buồn tiểu. (Hồi nhỏ cháu hay thủ dâm lớn cháu cũng thủ dâm nhưng ít dần, giờ cháu sợ không dám thủ dâm nữa, cháu cảm giác rất hoang mang và lo lắng. Cháu cũng đi khám bác sĩ bảo cháu chỉ bị viêm nhưng dùng thuốc xong cháu vẫn bị buồn đi tiểu và tiểu rỉ nước). Cháu kính mong bác sĩ giúp cháu chữa bệnh này không cháu chết mất.

Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Trần Thị Bích Lan


Chào cháu!

Cháu buồn đi tiểu liên tục, tiểu dắt, tiểu nhỏ giọt không thành tia, đó là triệu chứng viêm niệu đạo mãn tính do cháu cháu sinh hoạt không lành mạnh (thủ dâm) làm cho niệu đạo là đường dẫn nước tiểu bị viêm dính nhỏ lại nước tiểu không được chảy ra thoải mái mà phải chảy rỉ ra từng ít một, làm cho cơ thể luôn luôn ở trạng thái lo lắng muốn đi tiểu. Bác khuyên cháu phải đến bệnh viện có chuyên khoa Thận – Tiết niệu để được các bác sĩ giải đáp và chữa trị. Bệnh viêm niệu đạo mãn tính gây hẹp niệu đạo như của cháu dùng thuốc kháng sinh chống viêm chưa đủ mà các bác sĩ cần phải can thiệp nong niệu đạo cho hết hẹp, tạo đường cho nước tiểu chảy ra thành dòng, tránh hiện tượng ứ nước tiểu trong bàng quang. Bệnh phải chữa trị từng đợt, kiên trì, kết hợp với lối sống lành mạnh rồi cháu sẽ đi tiểu bình thường trở lại. Cháu không nên quá lo lắng sẽ làm bệnh càng nặng thêm.

Chúc cháu mạnh khỏe.

Bị bệnh lậu, vẫn tiểu dắt, nóng đầu dương vật


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em 29 tuổi em được chuẩn đoán bệnh lậu, em có tiêm 2 loại kháng sinh với dùng thuốc không khỏi. Hiện tại em đang chữa trị bằng Đông Y dùng thuốc được 12 ngày. Em hết ra dịch niệu đạo nhưng vẫn tiểu dắt và nóng đầu dương vật. Bác sĩ chỉ định nghỉ thuốc 2 tuần rồi đi xét nghiệm lại, bác sĩ bảo cứ yên tâm chắc chắn khỏi rồi còn biểu hiện thì từ từ sẽ hết. Bác sĩ chó em hỏi thế có đúng không ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em.

Những cải thiện về biểu hiện của em với bệnh lậu có thể là hiệu quả của uống thuốc theo Tây y. Việc sử dụng thuốc Đông y trong chữa trị lậu cấp tính nhìn chung ít có hiệu quả và với bệnh lậu cấp tính thì cần chữa trị với kháng sinh. Khi có biểu hiện tiểu dắt, có thể tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu của em chưa ổn định. Em nên khám và kiểm tra lại.

Chúc em mạnh khỏe.

Nam 26 tuổi tiểu rắt, tiểu không hết


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu là nam giới, 27 tuổi. Cháu hay có triệu chứng đi tiểu rắt, tiểu không hết đi xong vẫn buồn tiểu, nhiều khi đi tiểu phải rặn và dòng nước tiểu hơi nhỏ nhưng không thấy cảm giác rát hay buốt gì nhiều. Cháu có đi bệnh viện Bạch Mai kiểm tra xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng và thử máu thì không phát hiện có nhiễm trùng hay điều gì bất thường. Bác sĩ có kê đơn thuốc để tăng chức năng co bóp bàng quang nhưng cháu uống xong cũng không có đỡ hơn. Bác sĩ có thể cho cháu hỏi biểu hiện như cháu là triệu chứng của bệnh gì cháu cần đi kiểm tra và chữa trị như thế nào được không ạ?

Cháu cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Trần Thị Bích Lan


Chào cháu!

Cháu đi tiểu rắt có nghĩa là cháu đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu số lượng nước tiểu ít hơn bình thường đúng không?. Cháu có cảm giác đi tiểu không hết nước tiểu ở bàng quang, cháu có cảm giác rát và buốt nhưng ít thôi khi đi tiểu. Đó cũng là hiện tượng tiểu rắt và tiểu buốt mà thôi, hiện tượng này thường gặp ở những lý do sau đây: viêm đường tiết niệu do tất cả mọi lý do, do vi khuẩn gây lên, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang: lao bàng quang hoặc sỏi bàng quang.

Do mắc hội chứng bàng quang kích thích: bệnh nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày, lúc nào nghĩ tới là lại muốn đi tiểu. Cháu đã xét nghiệm nước tiểu và siêu âm ổ bụng và thử máu không thấy gì bất thường. Như vậy thì có thể loại trừ do viêm và do sỏi. Như cháu vẫn có cảm giác rát và buốt nhẹ đúng không? nếu đi tiểu mà vẫn có cảm giác rát và buốt nhẹ thì tức là niệu đạo của cháu vẫn có vấn đề nên mới có hiện tượng tiểu dắt và hơi rát hơi buốt như vậy. Theo bác cháu phải tới khoa Tiết niệu khám thì mới chính xác được vì bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu mới có kinh nghiệm sâu về các bệnh tiết niệu của cháu, còn bác sĩ ở phòng khám không phải là bác sĩ chuyên khoa về tiết niệu thì đôi khi đánh giá các biểu hiện không kỹ càng.

Chúc cháu kiên trì và sớm lành bệnh!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl