Ho khan xảy ra ở tất cả mọi đối tượng, không phân biệt giới tính. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này ở nữ giới.
Ho khan kéo dài
Câu hỏi bởi: tranhoang0108
Chào bác sĩ.
Cháu có câu hỏi muốn gửi đến bác sĩ ạ.
Mẹ cháu năm nay 53 tuổi, hiện tại mẹ cháu bị ho khan kéo dài đã hơn 3 tháng. Mẹ cháu đi khám ở nhiều bệnh viện thì họ chẩn đoán là viêm phế quản, viêm họng mãn tính, trào ngược dạ dày… và uống rất nhiều loại thuốc trong đó có các loại kháng sinh nặng như Zinnat, Doxicilin, Biodroxyl, Neocodion, Sinarest, Sabutamol, Madrol, Choay… nhưng vẫn không khỏi. Đặc điểm ho của mẹ cháu là đêm đến ngủ thường ngứa họng rồi ho tràng dài nhưng không thấy đờm. Hiện tại có bác sĩ cho mẹ cháu chích thuốc có tên là Selumedrol 40 mg vào tĩnh mạch nhưng mẹ cháu sợ chích như vậy sẽ nguy hiểm. Cháu mong bác sĩ có thể giải đáp để mẹ cháu được lành bệnh.
Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Ho kéo dài là biểu hiện thường gặp trong các bệnh lý mãn tính của đường hô hấp như viêm mũi họng mãn tính, viêm phổi, phế quản mãn tính, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đôi khi ho kéo dài lại là biểu hiện của bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hay các bệnh lý suy tim do ứ máu ở phổi, ho do dị ứng…
Với bệnh lý ho như của mẹ bạn là ho khan, không thấy đờm, ho về đêm, ho cơn dài kèm theo ngứa họng, không khó thở, không sốt, không thấy đờm thì có thể nghĩ nhiều đến khả năng do trào ngược. Bạn nên cho mẹ đi khám tiêu hóa, nội soi dạ dày và chữa trị thử theo hướng trào Telfast 180 mg ngày 1 viên. Nếu uống khoảng 2 tuần không có đỡ mẹ bạn nên vào viện nằm chữa trị để các bác sĩ mới có thể theo dõi và chẩn đoán chính xác được, còn nếu chỉ đi khám không thôi sẽ không ra bệnh được vì có những bệnh để chẩn đoán chính xác được không phải là dễ mà cần có thời gian theo dõi chữa trị.
Mẹ bạn không nên tiêm Solumedrol (chắc bạn viết nhầm là Semedrol) vì thuốc này rất nguy hiểm, nó có thể chỉ đỡ tạm thời nếu như ho của mẹ bạn là do dị ứng còn các loại ho khác thì sẽ không đỡ mà có thể nặng hơn. Hơn thế nữa thuốc này lại còn có rất nhiều tác dụng phụ ngoài tác dụng chữa bệnh như suy giảm miễn dịch, loét dạ dày, loãng xương, chảy máu tiêu hóa…
Chúc bạn và mẹ mạnh khỏe!
Hay ho về đêm và sáng sớm, ho khan, không có đờm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mẹ em năm nay trên 50 tuổi. Mấy tháng nay, mẹ em hay ho về đêm và sáng sớm, ho khan, không thấy đờm, cũng không sốt hay có các triệu chứng khác. Mẹ em đã uống thuốc nhưng chỉ đỡ được 1 thời gian. Giờ mẹ em đang dùng viên ngậm nhưng không đỡ. Mẹ em làm việc trong môi trường có nhiều bụi. Xin bác sĩ giải đáp xem mẹ em bị bệnh gì và phải uống thuốc thế nào để khỏi bênh?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bạn nên đưa mẹ đi khám bệnh chuyên khoa bệnh phổi, được chiếu chụp X-quang và các xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán xác định hoặc loại trừ hai bệnh: bệnh lao phổi và bệnh phổi nghề nghiệp. Nếu không phải hai bệnh này thì có thể chữa trị bệnh viêm đường hô hấp tại các bệnh viện hoặc phòng khám.
Chúc mẹ bạn mạnh khỏe!
Ho, rát cổ, khản tiếng, không bị sốt, không tức ngực là lao phổi hay lao nội mạc phế quản?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ.
Em là nữ năm nay 33 tuổi. Em bị ho kéo dài vài tháng rồi, thời gian đầu đi khám bác sĩ nói bị viêm thanh quản và viêm họng. Em chữa trị 2 đợt nhưng khi hết thuốc lại bị ho lại. Em vừa đi khám lại tại bệnh viện, chụp phim và xét nghiệm đờm em thấy kết quả ghi theo thứ tự là AFB 1+, AFB 1+ và 4AFB. Bác sĩ nói em bị lao phổi và lao phế quản. Triệu chứng của em là ho, rát cổ, và khản tiếng nghiêm trọng. Em không bị sốt, không tức ngực, thỉnh thoảng thấy khó thở khi đờm nằm trong cổ họng, sau khi khạc đờm ra thì hết khó thở (tuy nhiên em không khạc được đờm ra), em có sút ký nhưng chỉ hơn 1kg, không cảm thấy mệt mỏi. Em có đọc trên mạng thấy biểu hiện của em giống lao nội mạc phế quản hơn lao phổi. Bác sĩ cho em hỏi em bị lao gì và 2 loại này phương pháp chữa trị có khác nhau không.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Lao phế quản hay còn được gọi là lao nội mạc phế quản. Lao phế quản thường là được cho là thứ phát sau lao phổi, tuy nhiên cũng có những tình huống lao phế quản nguyên phát. Trung bình có khoảng 20% các tình huống lao phổi có kèm theo lao phế quản. Soi phế quản và sinh thiết cho phép khẳng định lao phế quản. Chắc chắn trên phim phổi của em có tổn thương lao do đó em có được chẩn đoán lao phổi, đồng thời phải có bằng chứng có tổn thương lao ở phế quản nên có chẩn đoán lao phế quản. Nếu đúng là bác sĩ chẩn đoán em bị lao phổi và lao phế quản tức là em có kết hợp cả lao phổi và lao phế quản. Điều trị lao phổi và lao phế quản nhìn chung phương pháp chữa trị là giống nhau và đều phải sử dụng phối hợp các thuốc kháng sinh chống lao.
Chúc em mạnh khỏe.
Ho nhiều ngày có ảnh hưởng tới thai nhi k.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
E mang thai dc 9 tuần. Đi siêu âm thì bác sĩ bảo bờ ối k đều có hình ảnh bóc tách 18mm.
E bị ho kéo dài đến nay là 5ngày có ngậm chanh đào và uống lọ thuốc dạng bổ phế nhưng vẫn k khỏi.
Bác sĩ cho e hỏi ho nhiều vậy có hại gì tới e bé k ạ.
Bác sĩ Nguyễn Trần Chung
Ho nhiều không tốt cho sức khoẻ mẹ và thai. Bạn cần đi khám Bs để có phuong án điều trị tốt nhất cho mẹ và thai nhi nhé
Ho khan kéo dài
Câu hỏi bởi: tranhoang0108
Chào bác sĩ.
Cháu có câu hỏi muốn gửi đến bác sĩ ạ.
Mẹ cháu năm nay 53 tuổi, hiện tại mẹ cháu bị ho khan kéo dài đã hơn 3 tháng. Mẹ cháu đi khám ở nhiều bệnh viện thì họ chẩn đoán là viêm phế quản, viêm họng mãn tính, trào ngược dạ dày… và uống rất nhiều loại thuốc trong đó có các loại kháng sinh nặng như Zinnat, Doxicilin, Biodroxyl, Neocodion, Sinarest, Sabutamol, Madrol, Choay… nhưng vẫn không khỏi. Đặc điểm ho của mẹ cháu là đêm đến ngủ thường ngứa họng rồi ho tràng dài nhưng không thấy đờm. Hiện tại có bác sĩ cho mẹ cháu chích thuốc có tên là Selumedrol 40 mg vào tĩnh mạch nhưng mẹ cháu sợ chích như vậy sẽ nguy hiểm. Cháu mong bác sĩ có thể giải đáp để mẹ cháu được lành bệnh.
Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Ho kéo dài là biểu hiện thường gặp trong các bệnh lý mãn tính của đường hô hấp như viêm mũi họng mãn tính, viêm phổi, phế quản mãn tính, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đôi khi ho kéo dài lại là biểu hiện của bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hay các bệnh lý suy tim do ứ máu ở phổi, ho do dị ứng…
Với bệnh lý ho như của mẹ bạn là ho khan, không thấy đờm, ho về đêm, ho cơn dài kèm theo ngứa họng, không khó thở, không sốt, không thấy đờm thì có thể nghĩ nhiều đến khả năng do trào ngược. Bạn nên cho mẹ đi khám tiêu hóa, nội soi dạ dày và chữa trị thử theo hướng trào Telfast 180 mg ngày 1 viên. Nếu uống khoảng 2 tuần không có đỡ mẹ bạn nên vào viện nằm chữa trị để các bác sĩ mới có thể theo dõi và chẩn đoán chính xác được, còn nếu chỉ đi khám không thôi sẽ không ra bệnh được vì có những bệnh để chẩn đoán chính xác được không phải là dễ mà cần có thời gian theo dõi chữa trị.
Mẹ bạn không nên tiêm Solumedrol (chắc bạn viết nhầm là Semedrol) vì thuốc này rất nguy hiểm, nó có thể chỉ đỡ tạm thời nếu như ho của mẹ bạn là do dị ứng còn các loại ho khác thì sẽ không đỡ mà có thể nặng hơn. Hơn thế nữa thuốc này lại còn có rất nhiều tác dụng phụ ngoài tác dụng chữa bệnh như suy giảm miễn dịch, loét dạ dày, loãng xương, chảy máu tiêu hóa…
Chúc bạn và mẹ mạnh khỏe!
Hay ho về đêm và sáng sớm, ho khan, không có đờm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mẹ em năm nay trên 50 tuổi. Mấy tháng nay, mẹ em hay ho về đêm và sáng sớm, ho khan, không thấy đờm, cũng không sốt hay có các triệu chứng khác. Mẹ em đã uống thuốc nhưng chỉ đỡ được 1 thời gian. Giờ mẹ em đang dùng viên ngậm nhưng không đỡ. Mẹ em làm việc trong môi trường có nhiều bụi. Xin bác sĩ giải đáp xem mẹ em bị bệnh gì và phải uống thuốc thế nào để khỏi bênh?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bạn nên đưa mẹ đi khám bệnh chuyên khoa bệnh phổi, được chiếu chụp X-quang và các xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán xác định hoặc loại trừ hai bệnh: bệnh lao phổi và bệnh phổi nghề nghiệp. Nếu không phải hai bệnh này thì có thể chữa trị bệnh viêm đường hô hấp tại các bệnh viện hoặc phòng khám.
Chúc mẹ bạn mạnh khỏe!
Ho, rát cổ, khản tiếng, không bị sốt, không tức ngực là lao phổi hay lao nội mạc phế quản?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ.
Em là nữ năm nay 33 tuổi. Em bị ho kéo dài vài tháng rồi, thời gian đầu đi khám bác sĩ nói bị viêm thanh quản và viêm họng. Em chữa trị 2 đợt nhưng khi hết thuốc lại bị ho lại. Em vừa đi khám lại tại bệnh viện, chụp phim và xét nghiệm đờm em thấy kết quả ghi theo thứ tự là AFB 1+, AFB 1+ và 4AFB. Bác sĩ nói em bị lao phổi và lao phế quản. Triệu chứng của em là ho, rát cổ, và khản tiếng nghiêm trọng. Em không bị sốt, không tức ngực, thỉnh thoảng thấy khó thở khi đờm nằm trong cổ họng, sau khi khạc đờm ra thì hết khó thở (tuy nhiên em không khạc được đờm ra), em có sút ký nhưng chỉ hơn 1kg, không cảm thấy mệt mỏi. Em có đọc trên mạng thấy biểu hiện của em giống lao nội mạc phế quản hơn lao phổi. Bác sĩ cho em hỏi em bị lao gì và 2 loại này phương pháp chữa trị có khác nhau không.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Lao phế quản hay còn được gọi là lao nội mạc phế quản. Lao phế quản thường là được cho là thứ phát sau lao phổi, tuy nhiên cũng có những tình huống lao phế quản nguyên phát. Trung bình có khoảng 20% các tình huống lao phổi có kèm theo lao phế quản. Soi phế quản và sinh thiết cho phép khẳng định lao phế quản. Chắc chắn trên phim phổi của em có tổn thương lao do đó em có được chẩn đoán lao phổi, đồng thời phải có bằng chứng có tổn thương lao ở phế quản nên có chẩn đoán lao phế quản. Nếu đúng là bác sĩ chẩn đoán em bị lao phổi và lao phế quản tức là em có kết hợp cả lao phổi và lao phế quản. Điều trị lao phổi và lao phế quản nhìn chung phương pháp chữa trị là giống nhau và đều phải sử dụng phối hợp các thuốc kháng sinh chống lao.
Chúc em mạnh khỏe.
Ho nhiều ngày có ảnh hưởng tới thai nhi k.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
E mang thai dc 9 tuần. Đi siêu âm thì bác sĩ bảo bờ ối k đều có hình ảnh bóc tách 18mm.
E bị ho kéo dài đến nay là 5ngày có ngậm chanh đào và uống lọ thuốc dạng bổ phế nhưng vẫn k khỏi.
Bác sĩ cho e hỏi ho nhiều vậy có hại gì tới e bé k ạ.
Bác sĩ Nguyễn Trần Chung
Ho nhiều không tốt cho sức khoẻ mẹ và thai. Bạn cần đi khám Bs để có phuong án điều trị tốt nhất cho mẹ và thai nhi nhé
Theo ViCare