Ho khan xảy ra thường xuyên trong ngày. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, hiện tượng này chỉ bắt gặp vào một buổi nhất định như sáng sớm, tối muộn hoặc đầu trưa và thể hiện những vấn đề tương đối khác nhau mà bạn nên lưu ý để xử lý tốt nhất nếu mắc phải.
Trẻ bị ho khan về đêm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Bé nhà tôi khi ngủ hay bị ho khan nhưng khi thức thì chơi bình thường. Đi khám thì bác sĩ nói cháu bị viêm hô hấp nhưng dùng thuốc không khỏi. Vậy xin hỏi bé bị bệnh gì ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn.
Con của bạn bị ho khan về đêm có thể do nhiều nguyên lí do. Bạn cần biết ho là phản xạ tốt giúp bé tống đờm dãi, giúp làm sạch đường hô hấp cho trẻ. Tuy nhiên ho cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh đường hô hấp. Trẻ bị các bệnh đường hô hấp đều có thể ho khan. Ho cũng có thể do bé đi ngủ ngay sau khi ăn uống hoặc do ban ngày con trẻ vui đùa, chạy nhảy quá nhiều. Cũng có nhiều trẻ bị ho nhiều về đêm là do trẻ bị cảm lạnh, viêm xoang. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng khi trẻ ho, không ngủ được. Trẻ bị hen cũng hay bị ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm, dễ kích ứng về đêm. Ngoài ra có nhiều lí do khiến trẻ hay bị ho nhiều về đêm. Để có kết luận chính xác nhất về tình trạng ho của trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc kháng sinh chữa ho cho trẻ.
Cách chăm sóc bé bị ho đêm: Bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để giảm ho cho trẻ. Đó là cách dùng quất hấp mật ong, mật ong với lá húng chanh, lá hẹ… chắt lấy nước cho con uống. Những cách này giúp bé giảm ho hiệu quả mà không lo tác động bởi tác dụng phụ. Ngoài cách sử dụng các bài thuốc dân gian, bạn nên hạn chế cho con ăn uống sát giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ ít nhất là một giờ. Trước khi cho con đi ngủ, hãy cho con uống một thìa mật ong ấm. Mật ong ấm sẽ giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn. Bạn cũng lưu ý không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi. Khi đi ngủ, nên kê cao gối cho trẻ, đầu và vai cao hơn thân để ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Hãy giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến con bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn.
Trường hợp con bạn bị ho nhiều, bạn nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng dễ tiêu hóa, hạn chế ăn các loại thức ăn dễ kích thích như tôm, cua, ghẹ… Tránh xa bé khỏi môi trường ô nhiễm như môi trường nhiều khói thuốc lá, bụi đường. Các tình huống bé ho nhiều kéo dài, ho sâu, khó thở, đau bụng, bạn nên đưa con đến khám bác sĩ. Không tự ý sủ dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm ho khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Chúc con bạn mau khỏi!
Hay ho về đêm và sáng sớm, ho khan, không có đờm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mẹ em năm nay trên 50 tuổi. Mấy tháng nay, mẹ em hay ho về đêm và sáng sớm, ho khan, không thấy đờm, cũng không sốt hay có các triệu chứng khác. Mẹ em đã uống thuốc nhưng chỉ đỡ được 1 thời gian. Giờ mẹ em đang dùng viên ngậm nhưng không đỡ. Mẹ em làm việc trong môi trường có nhiều bụi. Xin bác sĩ giải đáp xem mẹ em bị bệnh gì và phải uống thuốc thế nào để khỏi bênh?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bạn nên đưa mẹ đi khám bệnh chuyên khoa bệnh phổi, được chiếu chụp X-quang và các xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán xác định hoặc loại trừ hai bệnh: bệnh lao phổi và bệnh phổi nghề nghiệp. Nếu không phải hai bệnh này thì có thể chữa trị bệnh viêm đường hô hấp tại các bệnh viện hoặc phòng khám.
Chúc mẹ bạn mạnh khỏe!
Ho khan về đêm và sáng trong nhiều tháng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: linh – hải dương
Chào các bác sĩ!
Tôi muốn giải đáp về vấn đề sức khỏe cho em gái. Em gái tôi năm nay 20 tuổi có tiền sử bị viêm xoang mũi và viêm amidan. Năm nay không hiểu sao em tôi cứ bị ho khan dai dẳng mấy tháng mà dùng thuốc không đỡ. Ho rất ít, chủ yếu về đêm, sáng. Tuy nhiên thì rất ngứa vùng cổ, cảm giác ngứa rát khó chịu ra cả quai hàm. Dù dùng thuốc kháng sinh nhưng khi hết liều thì hiện tượng ngứa vùng cổ lại tái diễn và em tôi cố phải rặn ho ra để cảm giác ngứa tan biến. Và hay có tiếng kêu cò cử về sáng gây nên tình trạng thở không được sâu như bình thường. Mong các bác sĩ giải đáp.
Xin cảm ơn!
Chào bạn.
Em gái bạn bị viêm xoang mãn tính, viêm amidan, hay có tiếng kêu cò cử về sáng gây khó thở, và đặc biệt là gây ho dai dẳng, kéo dài, dùng thuốc không giảm hay dùng thuốc giảm rồi bị ho lại. Tôi nghĩ khả năng em gái bạn bị một trong các tình huống sau đây:
Hen phế quản: Khả năng này là lớn nhất. Vì em gái bạn có đầy đủ các biểu hiện của bệnh này nhưng mức độ hen chưa nặng để gây khó thở thành cơn rõ rệt. Bạn nên cho em gái đến khám bác sĩ Nội Hô hấp để đo hô hấp ký, nghe phổi kiểm tra,… và dùng thuốc hen theo chỉ định trên đơn thuốc nhé.
Viêm mũi xoang kiểu dị ứng: Bao gồm ngứa mũi, nhảy mũi, hắt xì, nghẹt mũi, chảy dịch nhầy vào cổ, ngứa cổ, ho, cò cử (dị ứng phế quản biểu hiện như hen phế quản),… Cần khám bác sĩ Tai – Mũi – Họng, chữa trị tốt và theo dõi, tái khám thường xuyên để giảm dị ứng trên đường hô hấp. Bệnh này không thể khỏi hẳn mà chỉ giảm, ngưng thuốc bệnh trở lại thì uống thuốc đợt khác. Thuốc hay dùng là Loratadin 10mg 1 viên/ngày, Montelukast 10mg 1 viên/ngày, Avamys 27,5mg 1 lọ, xịt mũi ngày 1 lần buổi sáng.
Viêm dạ dày trào ngược thực quản, họng, thanh quản, phế quản: Thường ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu, đau thượng vị, ợ nóng sau xương ức, khô họng khát nước lúc mới thức dậy kèm theo các triệu chứng hô hấp như em bạn. Cần khám bác sĩ Nội Tiêu hóa, nội soi dạ dày, kiểm tra nhiễm vi trùng HP,… và chữa trị triệt để bệnh này thì sẽ hết ho.
Chúc em vui vẻ.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Ho khan kéo dài, ngứa cổ đặc biệt khi ra gió hoặc về đêm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Quỳnh Giao
Thưa bác sĩ!
Anh trai cháu năm nay 25 tuổi. Có dấu hiệu ho khan, ngứa cổ, đặc biệt khi ra gió hoặc về đêm gần sáng ho rất nhiều, làm mất ngủ và suy nhược cơ thể. Tình trạng này lại thường diễn ra vào mùa hè, mùa đông không bị. Anh cháu đã uống thuốc kháng sinh nhưng không khỏi. Đặc thù công việc của anh cháu là 1 tuần phải tiếp khách 1-2 lần nên có sử dụng rượu bia, anh cháu có sử dụng thuốc lá nhưng gần đây đã bỏ. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi là anh cháu bị bệnh gì và hiện có cách nào giúp anh cháu chữa được bệnh này không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Ho khan kéo dài, ngứa cổ thường hay gặp trong triệu chứng của tình trạng viêm họng mãn tính. Có rất nhiều yếu tố tác động đến chữa trị và sự tái phát của bệnh như: điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường, sự căng thẳng trong công việc, tình trạng stress, tình trạng sử dụng rượu bia, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh ở răng, mũi, họng… Khuyên anh cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được chẩn đoán xác định bệnh và có hướng chữa trị phù hợp và giải đáp cụ thể.
Chúc anh cháu mạnh khỏe!
Ho về đêm kéo dài, khàn cổ, ngứa cổ họng chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: thanh thảo
Dạ cháu chào bác sĩ ạ!
Cháu tên là Thảo, năm nay 22 tuổi, là nữ giới. Cháu bị ốm sốt cách đây 1 tháng, hình như bị cảm lạnh hay cảm hàn gì đó ạ. Từ khi bị ốm cháu rất dễ ốm, thay đổi thời tiết hay lạnh là lại ốm ạ. Tuy đã khỏi ốm nhưng cơn ho khi nằm ngủ hoặc vào ban đêm kéo dài có khi không ngủ được và có cảm giác khàn khàn cổ, ngứa cổ họng ạ. Bác sĩ cho cháu lời khuyên ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Cơn ho của cháu khi nằm ngủ hoặc vào ban đêm kèm theo ngứa cổ họng phần lớn là cơn ho do dị ứng với thời tiết hoặc ho do lạnh nhất là sau khi cháu bị cảm lạnh. Để khỏi ho cháu có thể tham khảo cách giảm ho sau đây:
Trước khi đi ngủ cháu nên rửa chân bằng nước ấm, sau đó lau chân thật khô, dùng lòng bàn tay chà xát lòng bàn chân nhất là 1/3 trên lòng bàn chân thật ấm hoặc có thể lấy dầu bôi vào huyệt dũng tuyền (1/3 trên giữa lòng bàn chân), nhớ dùng dầu cao không dùng dầu nước, sau đó đi tất để giữ ấm chân giúp cháu ngủ ngon và giảm ho rất hiệu quả.
Cháu luôn giữ ấm cổ bằng cách quấn khăn mỏng vào cổ hoặc xoa dầu vào cuống họng nhất là chỗ cháu có cảm giác ngứa.
Cháu làm xem nhé, hy vọng sẽ giúp cháu hết ho mà không phải dùng thuốc chống dị ứng.
Chúc cháu sức khỏe!
Trẻ bị ho khan về đêm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Bé nhà tôi khi ngủ hay bị ho khan nhưng khi thức thì chơi bình thường. Đi khám thì bác sĩ nói cháu bị viêm hô hấp nhưng dùng thuốc không khỏi. Vậy xin hỏi bé bị bệnh gì ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn.
Con của bạn bị ho khan về đêm có thể do nhiều nguyên lí do. Bạn cần biết ho là phản xạ tốt giúp bé tống đờm dãi, giúp làm sạch đường hô hấp cho trẻ. Tuy nhiên ho cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh đường hô hấp. Trẻ bị các bệnh đường hô hấp đều có thể ho khan. Ho cũng có thể do bé đi ngủ ngay sau khi ăn uống hoặc do ban ngày con trẻ vui đùa, chạy nhảy quá nhiều. Cũng có nhiều trẻ bị ho nhiều về đêm là do trẻ bị cảm lạnh, viêm xoang. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng khi trẻ ho, không ngủ được. Trẻ bị hen cũng hay bị ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm, dễ kích ứng về đêm. Ngoài ra có nhiều lí do khiến trẻ hay bị ho nhiều về đêm. Để có kết luận chính xác nhất về tình trạng ho của trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc kháng sinh chữa ho cho trẻ.
Cách chăm sóc bé bị ho đêm: Bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để giảm ho cho trẻ. Đó là cách dùng quất hấp mật ong, mật ong với lá húng chanh, lá hẹ… chắt lấy nước cho con uống. Những cách này giúp bé giảm ho hiệu quả mà không lo tác động bởi tác dụng phụ. Ngoài cách sử dụng các bài thuốc dân gian, bạn nên hạn chế cho con ăn uống sát giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ ít nhất là một giờ. Trước khi cho con đi ngủ, hãy cho con uống một thìa mật ong ấm. Mật ong ấm sẽ giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn. Bạn cũng lưu ý không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi. Khi đi ngủ, nên kê cao gối cho trẻ, đầu và vai cao hơn thân để ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Hãy giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến con bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn.
Trường hợp con bạn bị ho nhiều, bạn nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng dễ tiêu hóa, hạn chế ăn các loại thức ăn dễ kích thích như tôm, cua, ghẹ… Tránh xa bé khỏi môi trường ô nhiễm như môi trường nhiều khói thuốc lá, bụi đường. Các tình huống bé ho nhiều kéo dài, ho sâu, khó thở, đau bụng, bạn nên đưa con đến khám bác sĩ. Không tự ý sủ dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm ho khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Chúc con bạn mau khỏi!
Hay ho về đêm và sáng sớm, ho khan, không có đờm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mẹ em năm nay trên 50 tuổi. Mấy tháng nay, mẹ em hay ho về đêm và sáng sớm, ho khan, không thấy đờm, cũng không sốt hay có các triệu chứng khác. Mẹ em đã uống thuốc nhưng chỉ đỡ được 1 thời gian. Giờ mẹ em đang dùng viên ngậm nhưng không đỡ. Mẹ em làm việc trong môi trường có nhiều bụi. Xin bác sĩ giải đáp xem mẹ em bị bệnh gì và phải uống thuốc thế nào để khỏi bênh?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bạn nên đưa mẹ đi khám bệnh chuyên khoa bệnh phổi, được chiếu chụp X-quang và các xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán xác định hoặc loại trừ hai bệnh: bệnh lao phổi và bệnh phổi nghề nghiệp. Nếu không phải hai bệnh này thì có thể chữa trị bệnh viêm đường hô hấp tại các bệnh viện hoặc phòng khám.
Chúc mẹ bạn mạnh khỏe!
Ho khan về đêm và sáng trong nhiều tháng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: linh – hải dương
Chào các bác sĩ!
Tôi muốn giải đáp về vấn đề sức khỏe cho em gái. Em gái tôi năm nay 20 tuổi có tiền sử bị viêm xoang mũi và viêm amidan. Năm nay không hiểu sao em tôi cứ bị ho khan dai dẳng mấy tháng mà dùng thuốc không đỡ. Ho rất ít, chủ yếu về đêm, sáng. Tuy nhiên thì rất ngứa vùng cổ, cảm giác ngứa rát khó chịu ra cả quai hàm. Dù dùng thuốc kháng sinh nhưng khi hết liều thì hiện tượng ngứa vùng cổ lại tái diễn và em tôi cố phải rặn ho ra để cảm giác ngứa tan biến. Và hay có tiếng kêu cò cử về sáng gây nên tình trạng thở không được sâu như bình thường. Mong các bác sĩ giải đáp.
Xin cảm ơn!
Chào bạn.
Em gái bạn bị viêm xoang mãn tính, viêm amidan, hay có tiếng kêu cò cử về sáng gây khó thở, và đặc biệt là gây ho dai dẳng, kéo dài, dùng thuốc không giảm hay dùng thuốc giảm rồi bị ho lại. Tôi nghĩ khả năng em gái bạn bị một trong các tình huống sau đây:
Hen phế quản: Khả năng này là lớn nhất. Vì em gái bạn có đầy đủ các biểu hiện của bệnh này nhưng mức độ hen chưa nặng để gây khó thở thành cơn rõ rệt. Bạn nên cho em gái đến khám bác sĩ Nội Hô hấp để đo hô hấp ký, nghe phổi kiểm tra,… và dùng thuốc hen theo chỉ định trên đơn thuốc nhé.
Viêm mũi xoang kiểu dị ứng: Bao gồm ngứa mũi, nhảy mũi, hắt xì, nghẹt mũi, chảy dịch nhầy vào cổ, ngứa cổ, ho, cò cử (dị ứng phế quản biểu hiện như hen phế quản),… Cần khám bác sĩ Tai – Mũi – Họng, chữa trị tốt và theo dõi, tái khám thường xuyên để giảm dị ứng trên đường hô hấp. Bệnh này không thể khỏi hẳn mà chỉ giảm, ngưng thuốc bệnh trở lại thì uống thuốc đợt khác. Thuốc hay dùng là Loratadin 10mg 1 viên/ngày, Montelukast 10mg 1 viên/ngày, Avamys 27,5mg 1 lọ, xịt mũi ngày 1 lần buổi sáng.
Viêm dạ dày trào ngược thực quản, họng, thanh quản, phế quản: Thường ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu, đau thượng vị, ợ nóng sau xương ức, khô họng khát nước lúc mới thức dậy kèm theo các triệu chứng hô hấp như em bạn. Cần khám bác sĩ Nội Tiêu hóa, nội soi dạ dày, kiểm tra nhiễm vi trùng HP,… và chữa trị triệt để bệnh này thì sẽ hết ho.
Chúc em vui vẻ.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Ho khan kéo dài, ngứa cổ đặc biệt khi ra gió hoặc về đêm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Quỳnh Giao
Thưa bác sĩ!
Anh trai cháu năm nay 25 tuổi. Có dấu hiệu ho khan, ngứa cổ, đặc biệt khi ra gió hoặc về đêm gần sáng ho rất nhiều, làm mất ngủ và suy nhược cơ thể. Tình trạng này lại thường diễn ra vào mùa hè, mùa đông không bị. Anh cháu đã uống thuốc kháng sinh nhưng không khỏi. Đặc thù công việc của anh cháu là 1 tuần phải tiếp khách 1-2 lần nên có sử dụng rượu bia, anh cháu có sử dụng thuốc lá nhưng gần đây đã bỏ. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi là anh cháu bị bệnh gì và hiện có cách nào giúp anh cháu chữa được bệnh này không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Ho khan kéo dài, ngứa cổ thường hay gặp trong triệu chứng của tình trạng viêm họng mãn tính. Có rất nhiều yếu tố tác động đến chữa trị và sự tái phát của bệnh như: điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường, sự căng thẳng trong công việc, tình trạng stress, tình trạng sử dụng rượu bia, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh ở răng, mũi, họng… Khuyên anh cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được chẩn đoán xác định bệnh và có hướng chữa trị phù hợp và giải đáp cụ thể.
Chúc anh cháu mạnh khỏe!
Ho về đêm kéo dài, khàn cổ, ngứa cổ họng chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: thanh thảo
Dạ cháu chào bác sĩ ạ!
Cháu tên là Thảo, năm nay 22 tuổi, là nữ giới. Cháu bị ốm sốt cách đây 1 tháng, hình như bị cảm lạnh hay cảm hàn gì đó ạ. Từ khi bị ốm cháu rất dễ ốm, thay đổi thời tiết hay lạnh là lại ốm ạ. Tuy đã khỏi ốm nhưng cơn ho khi nằm ngủ hoặc vào ban đêm kéo dài có khi không ngủ được và có cảm giác khàn khàn cổ, ngứa cổ họng ạ. Bác sĩ cho cháu lời khuyên ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Cơn ho của cháu khi nằm ngủ hoặc vào ban đêm kèm theo ngứa cổ họng phần lớn là cơn ho do dị ứng với thời tiết hoặc ho do lạnh nhất là sau khi cháu bị cảm lạnh. Để khỏi ho cháu có thể tham khảo cách giảm ho sau đây:
Trước khi đi ngủ cháu nên rửa chân bằng nước ấm, sau đó lau chân thật khô, dùng lòng bàn tay chà xát lòng bàn chân nhất là 1/3 trên lòng bàn chân thật ấm hoặc có thể lấy dầu bôi vào huyệt dũng tuyền (1/3 trên giữa lòng bàn chân), nhớ dùng dầu cao không dùng dầu nước, sau đó đi tất để giữ ấm chân giúp cháu ngủ ngon và giảm ho rất hiệu quả.
Cháu luôn giữ ấm cổ bằng cách quấn khăn mỏng vào cổ hoặc xoa dầu vào cuống họng nhất là chỗ cháu có cảm giác ngứa.
Cháu làm xem nhé, hy vọng sẽ giúp cháu hết ho mà không phải dùng thuốc chống dị ứng.
Chúc cháu sức khỏe!
Theo ViCare