Sở hữu một lỗ khuyên ở tai mang khá nhiều ý nghĩa khác nhau, vì vậy rất nhiều người hứng thú với công việc này. Tuy nhiên, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, nhất là khu vực mang tai, chúng ta nên tham khảo tư vấn dưới đây chuẩn bị tốt nhất trước khi bắn nhé!
Bấm lỗ tai có khả năng nhiễm HIV không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho em hỏi. Em đi bấm lỗ tai. Nhưng là bấm dọc đường, không đảm bảo lắm. Nhưng vẫn mỗi người một khuyên. Vậy tỉ lệ nhiễm HIV của em cao không? Em đọc trên mạng thấy có khả năng. Em đang rất hoang mang.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Nguy cơ lây nhiễm HIV do sử dụng chung vật sắc nhọn là có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu bấm lỗ tai mà thực hiện theo đúng quy trình an toàn, không thấy dùng chung kim bấm lỗ thì em không thấy nguy cơ lây nhiễm HIV.
Chúc em mạnh khỏe.
Đau nhức phần xung quanh lỗ bấm ở sau tai có bị làm sao không?
Câu hỏi bởi: Al
Bác sĩ ơi.
Cháu vừa đi bấm khuyên tai ở tai trong (phần sụn tai) vào ngày chủ nhật. Cháu để ý là người bấm đã không khử trùng súng trước khi bấm cho cháu. Khi về cháu đã bỏ khuyên ra và vệ sinh lỗ xỏ bằng nước muối. Việc lắp khuyên vào khá khó khăn và đau. Mấy ngày sau, ngày thứ ba, cả tai của cháu đều đau nhức nhưng không thấy mủ, nhất là phần xung quanh lỗ bấm ở sau tai. Nó đau ra cả xương hàm của cháu, cháu không nằm nghiêng được về phía tai vừa bấm. Xin hỏi bác sĩ tai cháu có bị làm sao không ạ. Giờ mà bỏ khuyên ra có được không ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy là lỗ bấm tai của trẻ bị nhiễm trùng. Bạn cần cho trẻ dùng kháng sinh, chú ý phối hợp 2 loại trở lên theo hướng dẫn của dược sĩ, rửa lỗ bấm bằng oxi già, sau đó dùng bông sạch thấm khô, không dùng nước muối để sát trùng vì không thấy tác dụng, bạn có thể bỏ khuyên ra hoặc không cũng được, nếu bỏ khuyên ra thì sau khi chữa khỏi nhiễm trùng sẽ phải bấm lại.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bị chảy máu khi bắn lỗ tai, mệt mỏi, da bị ngứa có phải bị bệnh truyền nhiễm không?
Câu hỏi bởi: luu
Thưa bác sĩ!
Con đi bắn lỗ tai nhưng bị chảy máu. Sau đó về nhà con thấy mệt trong người. Sau đó mấy ngày con có cảm giác nhức mỏi. Dạo này con hay bị sưng da, ngứa từng đốm nhỏ ở da, nhưng lại mau lặn. Đến nay cũng đã 5 tháng rồi. Con sợ con bị bệnh truyền nhiễm. Mong bác sĩ cho con ý kiến.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào con!
Điều quan trọng là kim bấm lỗ tai có sử dụng một lần hay không? Nếu kim bấm lỗ tai chỉ sử dụng một lần thì không có nguy cơ lây truyền bệnh. Nếu kim bấm lỗ tai mà được sử dụng chung mà không khử khuẩn thì có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu HIV, viêm gan C, viêm gan B… Những triệu chứng của con là những biểu hiện không đặc hiệu có thể gặp trong nhiều tình huống khác nhau. Con cần khám bác sĩ, làm thêm một số xét nghiệm để loại trừ.
Chúc con mạnh khỏe!
Tai bị đau, sưng, nhức sau khi bấm lỗ tai nên làm gì?
Câu hỏi bởi: bệnh nhân
Chào bác sĩ.
Cháu bấm lỗ tai được hơn 2 ngày thì bị tuột cái bông tai ra ngoài. Cháu đã tự rửa tay sạch, bông tai bằng cồn nhưng sau khi đeo hoa tai vào thì chỗ bấm hoa tai đó nó sưng đỏ có lúc nó hơi nhức và thi thoảng cảm thấy nóng chỗ bấm đó nữa ạ. Bây giờ cháu nên làm gì ạ?Mong bác sĩ sớm trả lời ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu cần cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng tại chỗ nơi bấm lỗ tai. Khi tại chỗ bấm lỗ tai có triệu chứng sưng, nhức, đỏ, thì cháu nên sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn, thuốc chống phù nề. Nếu tại chỗ chảy mủ, thì cháu cần tháo bỏ hoa tai và rửa lỗ bấm với nước muối sinh lý, cồn trắng 70 độ hoặc cồn I-ốt. Cháu chú ý cũng không nên sờ nắn vào tai, lỗ bấm tai vì có thể làm nhiễm khuẩn tại chỗ. Để sử dụng thuốc kháng sinh, cháu cần được bác sĩ khám và kê đơn.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bấm lỗ tai được 3 tuần nhưng vẫn bị chảy mủ, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu bấm lỗ tai được 3 tuần nhưng tai cháu vẫn bị ra mủ và bị thâm ở chỗ lỗ tai bấm, phải làm sao?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy là bạn bị viêm chỗ bấm lỗ tai. Bạn cần rửa vết thương hàng ngày bằng nước oxy già (loại dùng để rửa vết thương), bôi thuốc mỡ kháng sinh, dùng thuốc kháng sinh (Erythromyxin và Trimazon), dùng ống nhựa hoặc giấy bạc quấn tròn thành ống đặt vào lỗ tai để không cho vết bấm bị liền lại sau khi khỏi.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Bấm lỗ tai có khả năng nhiễm HIV không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho em hỏi. Em đi bấm lỗ tai. Nhưng là bấm dọc đường, không đảm bảo lắm. Nhưng vẫn mỗi người một khuyên. Vậy tỉ lệ nhiễm HIV của em cao không? Em đọc trên mạng thấy có khả năng. Em đang rất hoang mang.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Nguy cơ lây nhiễm HIV do sử dụng chung vật sắc nhọn là có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu bấm lỗ tai mà thực hiện theo đúng quy trình an toàn, không thấy dùng chung kim bấm lỗ thì em không thấy nguy cơ lây nhiễm HIV.
Chúc em mạnh khỏe.
Đau nhức phần xung quanh lỗ bấm ở sau tai có bị làm sao không?
Câu hỏi bởi: Al
Bác sĩ ơi.
Cháu vừa đi bấm khuyên tai ở tai trong (phần sụn tai) vào ngày chủ nhật. Cháu để ý là người bấm đã không khử trùng súng trước khi bấm cho cháu. Khi về cháu đã bỏ khuyên ra và vệ sinh lỗ xỏ bằng nước muối. Việc lắp khuyên vào khá khó khăn và đau. Mấy ngày sau, ngày thứ ba, cả tai của cháu đều đau nhức nhưng không thấy mủ, nhất là phần xung quanh lỗ bấm ở sau tai. Nó đau ra cả xương hàm của cháu, cháu không nằm nghiêng được về phía tai vừa bấm. Xin hỏi bác sĩ tai cháu có bị làm sao không ạ. Giờ mà bỏ khuyên ra có được không ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy là lỗ bấm tai của trẻ bị nhiễm trùng. Bạn cần cho trẻ dùng kháng sinh, chú ý phối hợp 2 loại trở lên theo hướng dẫn của dược sĩ, rửa lỗ bấm bằng oxi già, sau đó dùng bông sạch thấm khô, không dùng nước muối để sát trùng vì không thấy tác dụng, bạn có thể bỏ khuyên ra hoặc không cũng được, nếu bỏ khuyên ra thì sau khi chữa khỏi nhiễm trùng sẽ phải bấm lại.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bị chảy máu khi bắn lỗ tai, mệt mỏi, da bị ngứa có phải bị bệnh truyền nhiễm không?
Câu hỏi bởi: luu
Thưa bác sĩ!
Con đi bắn lỗ tai nhưng bị chảy máu. Sau đó về nhà con thấy mệt trong người. Sau đó mấy ngày con có cảm giác nhức mỏi. Dạo này con hay bị sưng da, ngứa từng đốm nhỏ ở da, nhưng lại mau lặn. Đến nay cũng đã 5 tháng rồi. Con sợ con bị bệnh truyền nhiễm. Mong bác sĩ cho con ý kiến.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào con!
Điều quan trọng là kim bấm lỗ tai có sử dụng một lần hay không? Nếu kim bấm lỗ tai chỉ sử dụng một lần thì không có nguy cơ lây truyền bệnh. Nếu kim bấm lỗ tai mà được sử dụng chung mà không khử khuẩn thì có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu HIV, viêm gan C, viêm gan B… Những triệu chứng của con là những biểu hiện không đặc hiệu có thể gặp trong nhiều tình huống khác nhau. Con cần khám bác sĩ, làm thêm một số xét nghiệm để loại trừ.
Chúc con mạnh khỏe!
Tai bị đau, sưng, nhức sau khi bấm lỗ tai nên làm gì?
Câu hỏi bởi: bệnh nhân
Chào bác sĩ.
Cháu bấm lỗ tai được hơn 2 ngày thì bị tuột cái bông tai ra ngoài. Cháu đã tự rửa tay sạch, bông tai bằng cồn nhưng sau khi đeo hoa tai vào thì chỗ bấm hoa tai đó nó sưng đỏ có lúc nó hơi nhức và thi thoảng cảm thấy nóng chỗ bấm đó nữa ạ. Bây giờ cháu nên làm gì ạ?Mong bác sĩ sớm trả lời ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu cần cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng tại chỗ nơi bấm lỗ tai. Khi tại chỗ bấm lỗ tai có triệu chứng sưng, nhức, đỏ, thì cháu nên sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn, thuốc chống phù nề. Nếu tại chỗ chảy mủ, thì cháu cần tháo bỏ hoa tai và rửa lỗ bấm với nước muối sinh lý, cồn trắng 70 độ hoặc cồn I-ốt. Cháu chú ý cũng không nên sờ nắn vào tai, lỗ bấm tai vì có thể làm nhiễm khuẩn tại chỗ. Để sử dụng thuốc kháng sinh, cháu cần được bác sĩ khám và kê đơn.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bấm lỗ tai được 3 tuần nhưng vẫn bị chảy mủ, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu bấm lỗ tai được 3 tuần nhưng tai cháu vẫn bị ra mủ và bị thâm ở chỗ lỗ tai bấm, phải làm sao?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy là bạn bị viêm chỗ bấm lỗ tai. Bạn cần rửa vết thương hàng ngày bằng nước oxy già (loại dùng để rửa vết thương), bôi thuốc mỡ kháng sinh, dùng thuốc kháng sinh (Erythromyxin và Trimazon), dùng ống nhựa hoặc giấy bạc quấn tròn thành ống đặt vào lỗ tai để không cho vết bấm bị liền lại sau khi khỏi.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Theo ViCare