Đau bụng dưới có thể gặp phải ở nhiều nhóm tuổi. Những thắc mắc sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này ở những người từ 20 đến 25.
Đau bụng dưới bên trái
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, năm nay em 24 tuổi khảng 1 tuần nay, em hay bị đau bụng dưới bên trái, đi kèm là thỉnh thoảng đau tức ngực, Xin hỏi bác sĩ triệu chứng như vậy bị bệnh gì ạ? Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Triệu chứng hay đau bụng dưới bên trái như bạn mô tả thường là của bệnh co thắt đại tràng. Triệu chứng thỉnh thoảng đau tức ngực thì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu cơn đau tức ngực xảy ra thường xuyên, xảy ra khi gắng sức, thời gian tồn tại lâu, kèm theo hơi khó thở thì bạn nên đi khám điện tâm đồ để phát hiện sớm tình trạng thiếu máu cơ tim.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Đau bụng dưới là bị gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 24 tuổi. Dạo gần đây em thường bị đau bụng dưới, buổi sáng thì hay tiểu rắt, chiều và tối thì vẫn ít khi bị tiểu rắt nhưng mỗi lần tiểu xong thì hay đau, buổi chiều cũng đau lưng ở mạn sườn, tiểu ra máu vào buổi sáng, nước tiểu đục. Xin bác sĩ giải đáp cho em với ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với các triệu chứng như bạn mô tả rất có thể bạn đang bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh thường có biểu hiện sau:
– Một số đối tượng đặc biệt ở người cao tuổi như đau lưng, đau có thể âm ỉ hoặc thành cơn rõ rệt.
– Người bệnh có thể sốt và rét run,người cao tuổi có thể sốt nhẹ hoặc không sốt mà thấy ớn lạnh (do sức đề kháng kém)
– Đi tiểu nhiều lần, tiểu khó
– Tiểu đau và buốt
– Màu nước tiểu có thể đục hoặc có màu hồng, là hiện tượng đái ra máu
– Nếu có sỏi thì kèm theo đau lưng hoặc các cơn đau quặn thận, kèm đái rắt đái buốt.
Với triệu chứng của bạn cho thấy bệnh đã ở tình trạng nặng, bạn nên đến chuyên khoa Thận tiết niệu để khám và chữa trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Đau bụng dưới là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu 23 tuổi, bác sĩ cho cháu hỏi vấn đề này với ạ. Cách đây 1 năm cháu nhớ đến giữa chu kì cháu bị nhói đau bụng một lát sau đó thì có ra chút máu, đau bụng dưới âm ỉ. Cháu nghĩ là ra máu giữa chu kì, nhưng đợi 3 hôm sau không khỏi, cháu bắt đầu thấy lo và đi khám siêu âm ổ bụng nhưng không phát hiện gì. Bác sĩ bảo do đại tràng co thắt, nhưng cháu uống thuốc không khỏi. Cháu lại đi khám nơi khác, lần này cháu bị đau cả thắt lưng. Cháu siêu âm ổ bụng chụp X-quang khung xương chậu, xét nghiệm máu vẫn không phát hiện bệnh gì. Sau đó 2 tháng cháu đi khám Phụ khoa cũng siêu âm ổ bụng và nội soi cổ tử cung thì bác sĩ chẩn đoán bị viêm cổ tử cung và cho thuốc uống cộng đặt, hẹn hết thuốc tới khám lại. Cháu tới khám lại thì bác sĩ bảo khỏi 80%. Nhưng sao cháu vẫn đau bụng dưới, lúc bên trái, lúc đau ớ phần bụng giữa trên xương mu, lúc đau mỏi ở 2 bên háng, nhưng cháu đau nhiều ở phần giữa trên xương mu.
Cháu nản quá không muốn đi khám nữa, vài tháng sau tức tầm tháng 5, tháng 6 cháu không có đau nữa. Nhưng từ tháng 8 cháu lại thấy đau. Cháu lại đi khám Phụ khoa cũng nội soi cổ tử cung thì lại bị viêm cổ tử cung, lại đặt thuốc và hết thuốc có đi khám lại. Bác sĩ cũng bảo khỏi 70% rồi, cho thuốc đặt tiếp. Hết thuốc cháu đi khám lại thì bác sĩ siêu âm đầu dò âm đạo thì không có gì bất thường. Nhưng cháu vẫn đau, bác sĩ bảo có thể do lo lắng, hoặc đau không rõ lí do. Cháu chưa lập gia đình nên rất lo lắng, không biết cháu bị sao nữa. Tìm hiểu trên mạng thì cháu lo cháu bị lạc nội mạc tử cung hoặc viêm mãn tính, nhưng bác sĩ lại bảo là nếu lạc nội mạc thì đau trong kì kinh đằng này cháu đau suốt mà không dữ dội. Siêu âm rất nhiều nơi mà không phát hiện ra.
Vậy bác sĩ làm ơn tư vấn giúp cháu xem cháu bị bệnh gì ạ? Và kinh nguyệt của cháu hàng tháng rất đều, bị 2 ngày đầu ra kinh nguyệt nhiều nên đau bụng nhiều, sau đó ra ít hơn đau bụng cũng giảm, và tới ngày thứ 6 thì sạch hẳn ạ.
Cháu cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Chu kỳ kinh của bạn đều và bạn đã đi khám chuyên ngành Sản khoa không có gì bất thường thì bạn có thể loại trừ lí do đau do yếu tố Sản khoa. Bạn nói chưa có gia đình (bạn đã quan hệ tình dục rồi) vì thế mới khám Phụ khoa và soi cổ tử cung, siêu âm đầu dò âm đạo – nếu chưa có gia đình (chưa quan hệ tình dục, màng trinh còn thì không khám những vấn đề này).
Nếu có viêm cổ tử cung thì cũng không gây đau bụng như vậy vì thế bạn hãy loại lí do này nhé. Bạn cũng nên xem lại chẩn đoán này. Với trường hợp đau như của bạn thì phải đi khám chuyên khoa Nội Tiêu hóa, siêu âm ổ bụng kiểm tra có sỏi thận, niệu quản, bàng quang, kiểm tra đại tràng có bất thường không? Bạn lưu ý chuyên khoa Sản và chuyên khoa Nội là hai chuyên khoa khác nhau do vậy không thể do 1 bác sĩ khám được. Bạn hãy đi khám lại nhé.
Chúc bạn khỏe.
Hay bị đau bụng dưới, buồn nôn, đau đầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 23 tuổi. Bác sĩ cho cháu hỏi dạo gần đây cháu hay bị đau bụng dưới. Nhưng đau theo từng cơn, cộng thêm mới gần đây tự dưng có cảm giác buồn nôn mà không nôn được và đau xung quanh đầu. Kéo theo đau nhức hết cả 2 hàm răng, những triệu chứng đó là cháu bị bệnh gì và chữa trị ra làm sao ạ?
Cháu xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Thứ nhất, lí do gây đau đầu buồn nôn thường gặp là do:
Căng thẳng thường xuyên: được coi là lí do hàng đầu dẫn đến chứng đau đầu buồn nôn. Khi cơ thể bị buộc ở trong tình trạng căng thẳng quá dài, hệ thống thần kinh có dấu hiệu quá tải và phản ứng lại bằng nhiều biểu hiện khác nhau: đau đầu kèm theo buồn nôn là triệu chứng thường thấy nhất.
Các biểu hiện kéo theo: Các bệnh lý như là viêm xoang mũi, thiếu máu lên não, huyết áp cao, u não có thể kéo theo nhiều triệu chứng hoặc biến thể khác nhau. Cơn đau đầu từ các bệnh này thông thường sẽ kéo theo chứng buồn nôn, ói mửa hoặc một số triệu chứng khác. Vì vậy bạn hãy giữ cho cơ thể và đầu óc luôn thư giãn, thoải mái, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Nếu các biểu hiện này xuất hiện thường xuyên hơn và không có dấu hiệu suy giảm thì bạn nên đến bệnh viện khám. Thứ hai, đau bụng dưới là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nhau:
Chứng viêm ruột thừa: Ở phụ nữ, nhất là những người có tuổi, ruột thừa nằm rất thấp trong vùng chậu nên dễ bị tưởng lầm là những đau đớn thông thường ở bộ phận sinh dục, khiến cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn. Những tình huống như thế đòi hỏi bác sĩ phải tiến hành những khảo sát lâm sàng thật tỉ mỉ, những biểu hiện đau đớn thường được liên kết với những rối loạn về chuyển hoá như táo bón, những khó khăn trong tiêu hoá (chứng trướng bụng, sôi bụng…), nhưng có thể xác định bằng cách thử máu. Liệu pháp chủ yếu đối với chứng viêm ruột thừa là phẫu thuật.
Viêm bàng quang: Tác nhân gây ra chứng viêm bàng quang thường là một mầm bệnh, triệu chứng bằng một cơn đau dữ dội ở vùng xương mu. Điểm đáng nói ở chứng này là bệnh nhân không cảm thấy nóng buốt khi tiểu tiện, mà thường triệu chứng bằng cảm giác mắc tiểu thường xuyên, rất đau đớn khi tiểu, nước tiểu đục và có mùi hôi. Việc chẩn đoán chứng bệnh này thường dựa vào sự khảo sát nước tiểu, tiếp theo là chữa trị bằng thuốc kháng sinh.
Có thai ngoài tử cung: Đây là tình huống phôi nằm ngoài tử cung –nơi lẽ ra phải chứa phôi. Khi đó thai thường nằm ở vòi trứng, nhưng cũng có thể nằm trong buồng trứng hoặc thậm chí cả trên ruột. Hiện tượng này triệu chứng bằng những cơn đau ở bụng dưới, thường đau ở một bên và có ra máu ở bộ phận sinh dục. Trong tình huống nghiêm trọng, bệnh nhân nghe đau đớn dữ dội và cảm giác khó ở. Bao giờ chứng có thai ngoài tử cung cũng được xác định là nguy hiểm, bởi vì thường gây ra tình trạng xuất huyết nội và dẫn đến tử vong. Liệu pháp cổ điển là phẫu thuật với kỹ thuật soi tạng.
U nang buồng trứng: Nguyên nhân của chứng này thường là tình trạng bất thường về các hormon nữ, nhưng cũng có thể do sự phát triển bất thường của các tế bào buồng trứng. Trong tình huống trên (lí do hormon), việc trị liệu nhằm ngăn chặn sự rụng trứng nhờ một loại thuốc viên ngừa thai hay dưỡng thai liều cao. Trong tình huống thứ hai, không phải lúc nào khối u cũng lành tính và đôi khi có thể xảy ra biến chứng. Vì vậy chúng cần được bóc tách bằng kỹ thuật soi tạng và trong đa số tình huống, buồng trứng vẫn được duy trì, khả năng thụ thai của bệnh nhân vẫn được bảo vệ.
Viêm vòi trứng: Đây là bệnh nhiễm khuẩn gây ra tình trạng viêm một hay hai vòi trứng. Triệu chứng của bệnh này thường là những cơn đau ở khu chậu, nhất là trong lúc sinh hoạt tình dục, xuất huyết giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, sốt. Việc chẩn đoán thường dựa vào một khảo sát lâm sàng cẩn thận, lấy máu và lấy bệnh phẩm bộ phận sinh dục. Sau khi đã xác định được mầm bệnh, việc trị liệu bao gồm chủ yếu thuốc kháng sinh trong từ hai đến ba tuần. Người chồng của bệnh nhân cũng cần được chữa trị đồng thời. Nếu không chữa trị, những đau đớn và sốt sẽ biến mất, nhưng chúng sẽ tạo ra những tổn thương dẫn đến tình trạng vô sinh hay có thai ngoài tử cung.
Đau bụng dưới do tĩnh mạch: Mạng lưới tĩnh mạch hiện diện rất nhiều ở bộ phận sinh dục, chỉ cần một chứng phình hay giãn tĩnh mạch hoặc sự tuần hoàn máu ở đây không bình thường cũng đủ gây ra sự sung huyết ở khung chậu gây đau đớn ở bụng dưới. Nếu việc chẩn đoán xác định được hiện tượng sung huyết thì phương thức chữa trị ưu tiên là sử dụng tia X. Bác sĩ sẽ đưa một ống dò thật nhỏ vào trong một tĩnh mạch nằm phía trên đùi rồi hướng nhẹ nó về phía vùng tĩnh mạch bị đau để sau đó bịt lại. Hiệu quả của việc này là phục hồi sự tuần hoàn máu bình thường ở mạng tĩnh mạch nơi bộ phận sinh dục. Trong tình huống sung huyết nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bổ gân và chống phù, kèm thêm thuốc kháng viêm nếu có những dấu hiệu bị viêm tĩnh mạch.
Đau bụng dưới do hành kinh: Đây là hình thức đau bụng mà phần lớn phụ nữ đều trải qua giữa những ngày hành kinh. Hậu quả của nó thường nặng về phần kinh tế hơn là y học. Theo những số liệu thống kê mới nhất, chứng đau phổ biến này đã làm cho nước Pháp bị thiệt hại khoảng 30 giờ công mỗi năm. Về mặt y học, chứng đau khi hành kinh thường kéo theo những biểu hiện khó chịu khác: suy nhược (40-70% tình huống), đau đầu (29%), nóng nảy (36%), dễ cáu giận (57%), rối loạn chuyển hoá (20%), tiêu chảy. Có nhiều liệu pháp dành cho hình thức đau bụng này.
Bạn cần đi khám tổng quát và khám Phụ khoa để xác định rõ lí do và chữa trị sớm.
Chúc bạn sống khỏe!
Đau bụng dưới
Câu hỏi bởi: Tiểu Xuân
Thưa bác sĩ, Năm nay em 23 tuổi. Hơn 1 tuần nay em thường xuyên có hiện tượng bị đau thắt bụng dưới. Cơn đau thường kéo dài khoảng 30p và thường xảy ra vào buổi chiều và ban đêm. Kinh nguyệt em không đều, chu kì thường là 35-40 ngày. Tháng này là ngày 37 em chưa thấy kinh. Mọi lần khi tới tháng em có hiện tượng đau tức bụng dưới nhưng rất nhẹ và chỉ bị trong vòng 1 ngày nhưng lần này em bị đau bụng thời gian dài và tình trạng nặng hơn rất nhiểu. Vậy bác sĩ cho em hỏi triệu chứng của em như vậy có phải là đau bụng do chuẩn bị đến tháng không hay là em bị làm sao ạ? Em cảm ơn bác sĩ ạ!
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan
Chào cháu,
Với trường hợp của cháu thì bác sĩ chưa thể thông qua mô tả để chuẩn đoán được chính xác bệnh gặp phải, nếu cháu đau nhiều thì nên đi khám ngay, kết hợp SA để chẩn đoán nhé
Chúc cháu sức khỏe.
Đau bụng dưới bên trái
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, năm nay em 24 tuổi khảng 1 tuần nay, em hay bị đau bụng dưới bên trái, đi kèm là thỉnh thoảng đau tức ngực, Xin hỏi bác sĩ triệu chứng như vậy bị bệnh gì ạ? Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Triệu chứng hay đau bụng dưới bên trái như bạn mô tả thường là của bệnh co thắt đại tràng. Triệu chứng thỉnh thoảng đau tức ngực thì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu cơn đau tức ngực xảy ra thường xuyên, xảy ra khi gắng sức, thời gian tồn tại lâu, kèm theo hơi khó thở thì bạn nên đi khám điện tâm đồ để phát hiện sớm tình trạng thiếu máu cơ tim.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Đau bụng dưới là bị gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 24 tuổi. Dạo gần đây em thường bị đau bụng dưới, buổi sáng thì hay tiểu rắt, chiều và tối thì vẫn ít khi bị tiểu rắt nhưng mỗi lần tiểu xong thì hay đau, buổi chiều cũng đau lưng ở mạn sườn, tiểu ra máu vào buổi sáng, nước tiểu đục. Xin bác sĩ giải đáp cho em với ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với các triệu chứng như bạn mô tả rất có thể bạn đang bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh thường có biểu hiện sau:
– Một số đối tượng đặc biệt ở người cao tuổi như đau lưng, đau có thể âm ỉ hoặc thành cơn rõ rệt.
– Người bệnh có thể sốt và rét run,người cao tuổi có thể sốt nhẹ hoặc không sốt mà thấy ớn lạnh (do sức đề kháng kém)
– Đi tiểu nhiều lần, tiểu khó
– Tiểu đau và buốt
– Màu nước tiểu có thể đục hoặc có màu hồng, là hiện tượng đái ra máu
– Nếu có sỏi thì kèm theo đau lưng hoặc các cơn đau quặn thận, kèm đái rắt đái buốt.
Với triệu chứng của bạn cho thấy bệnh đã ở tình trạng nặng, bạn nên đến chuyên khoa Thận tiết niệu để khám và chữa trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Đau bụng dưới là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu 23 tuổi, bác sĩ cho cháu hỏi vấn đề này với ạ. Cách đây 1 năm cháu nhớ đến giữa chu kì cháu bị nhói đau bụng một lát sau đó thì có ra chút máu, đau bụng dưới âm ỉ. Cháu nghĩ là ra máu giữa chu kì, nhưng đợi 3 hôm sau không khỏi, cháu bắt đầu thấy lo và đi khám siêu âm ổ bụng nhưng không phát hiện gì. Bác sĩ bảo do đại tràng co thắt, nhưng cháu uống thuốc không khỏi. Cháu lại đi khám nơi khác, lần này cháu bị đau cả thắt lưng. Cháu siêu âm ổ bụng chụp X-quang khung xương chậu, xét nghiệm máu vẫn không phát hiện bệnh gì. Sau đó 2 tháng cháu đi khám Phụ khoa cũng siêu âm ổ bụng và nội soi cổ tử cung thì bác sĩ chẩn đoán bị viêm cổ tử cung và cho thuốc uống cộng đặt, hẹn hết thuốc tới khám lại. Cháu tới khám lại thì bác sĩ bảo khỏi 80%. Nhưng sao cháu vẫn đau bụng dưới, lúc bên trái, lúc đau ớ phần bụng giữa trên xương mu, lúc đau mỏi ở 2 bên háng, nhưng cháu đau nhiều ở phần giữa trên xương mu.
Cháu nản quá không muốn đi khám nữa, vài tháng sau tức tầm tháng 5, tháng 6 cháu không có đau nữa. Nhưng từ tháng 8 cháu lại thấy đau. Cháu lại đi khám Phụ khoa cũng nội soi cổ tử cung thì lại bị viêm cổ tử cung, lại đặt thuốc và hết thuốc có đi khám lại. Bác sĩ cũng bảo khỏi 70% rồi, cho thuốc đặt tiếp. Hết thuốc cháu đi khám lại thì bác sĩ siêu âm đầu dò âm đạo thì không có gì bất thường. Nhưng cháu vẫn đau, bác sĩ bảo có thể do lo lắng, hoặc đau không rõ lí do. Cháu chưa lập gia đình nên rất lo lắng, không biết cháu bị sao nữa. Tìm hiểu trên mạng thì cháu lo cháu bị lạc nội mạc tử cung hoặc viêm mãn tính, nhưng bác sĩ lại bảo là nếu lạc nội mạc thì đau trong kì kinh đằng này cháu đau suốt mà không dữ dội. Siêu âm rất nhiều nơi mà không phát hiện ra.
Vậy bác sĩ làm ơn tư vấn giúp cháu xem cháu bị bệnh gì ạ? Và kinh nguyệt của cháu hàng tháng rất đều, bị 2 ngày đầu ra kinh nguyệt nhiều nên đau bụng nhiều, sau đó ra ít hơn đau bụng cũng giảm, và tới ngày thứ 6 thì sạch hẳn ạ.
Cháu cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Chu kỳ kinh của bạn đều và bạn đã đi khám chuyên ngành Sản khoa không có gì bất thường thì bạn có thể loại trừ lí do đau do yếu tố Sản khoa. Bạn nói chưa có gia đình (bạn đã quan hệ tình dục rồi) vì thế mới khám Phụ khoa và soi cổ tử cung, siêu âm đầu dò âm đạo – nếu chưa có gia đình (chưa quan hệ tình dục, màng trinh còn thì không khám những vấn đề này).
Nếu có viêm cổ tử cung thì cũng không gây đau bụng như vậy vì thế bạn hãy loại lí do này nhé. Bạn cũng nên xem lại chẩn đoán này. Với trường hợp đau như của bạn thì phải đi khám chuyên khoa Nội Tiêu hóa, siêu âm ổ bụng kiểm tra có sỏi thận, niệu quản, bàng quang, kiểm tra đại tràng có bất thường không? Bạn lưu ý chuyên khoa Sản và chuyên khoa Nội là hai chuyên khoa khác nhau do vậy không thể do 1 bác sĩ khám được. Bạn hãy đi khám lại nhé.
Chúc bạn khỏe.
Hay bị đau bụng dưới, buồn nôn, đau đầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 23 tuổi. Bác sĩ cho cháu hỏi dạo gần đây cháu hay bị đau bụng dưới. Nhưng đau theo từng cơn, cộng thêm mới gần đây tự dưng có cảm giác buồn nôn mà không nôn được và đau xung quanh đầu. Kéo theo đau nhức hết cả 2 hàm răng, những triệu chứng đó là cháu bị bệnh gì và chữa trị ra làm sao ạ?
Cháu xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Thứ nhất, lí do gây đau đầu buồn nôn thường gặp là do:
Căng thẳng thường xuyên: được coi là lí do hàng đầu dẫn đến chứng đau đầu buồn nôn. Khi cơ thể bị buộc ở trong tình trạng căng thẳng quá dài, hệ thống thần kinh có dấu hiệu quá tải và phản ứng lại bằng nhiều biểu hiện khác nhau: đau đầu kèm theo buồn nôn là triệu chứng thường thấy nhất.
Các biểu hiện kéo theo: Các bệnh lý như là viêm xoang mũi, thiếu máu lên não, huyết áp cao, u não có thể kéo theo nhiều triệu chứng hoặc biến thể khác nhau. Cơn đau đầu từ các bệnh này thông thường sẽ kéo theo chứng buồn nôn, ói mửa hoặc một số triệu chứng khác. Vì vậy bạn hãy giữ cho cơ thể và đầu óc luôn thư giãn, thoải mái, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Nếu các biểu hiện này xuất hiện thường xuyên hơn và không có dấu hiệu suy giảm thì bạn nên đến bệnh viện khám. Thứ hai, đau bụng dưới là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nhau:
Chứng viêm ruột thừa: Ở phụ nữ, nhất là những người có tuổi, ruột thừa nằm rất thấp trong vùng chậu nên dễ bị tưởng lầm là những đau đớn thông thường ở bộ phận sinh dục, khiến cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn. Những tình huống như thế đòi hỏi bác sĩ phải tiến hành những khảo sát lâm sàng thật tỉ mỉ, những biểu hiện đau đớn thường được liên kết với những rối loạn về chuyển hoá như táo bón, những khó khăn trong tiêu hoá (chứng trướng bụng, sôi bụng…), nhưng có thể xác định bằng cách thử máu. Liệu pháp chủ yếu đối với chứng viêm ruột thừa là phẫu thuật.
Viêm bàng quang: Tác nhân gây ra chứng viêm bàng quang thường là một mầm bệnh, triệu chứng bằng một cơn đau dữ dội ở vùng xương mu. Điểm đáng nói ở chứng này là bệnh nhân không cảm thấy nóng buốt khi tiểu tiện, mà thường triệu chứng bằng cảm giác mắc tiểu thường xuyên, rất đau đớn khi tiểu, nước tiểu đục và có mùi hôi. Việc chẩn đoán chứng bệnh này thường dựa vào sự khảo sát nước tiểu, tiếp theo là chữa trị bằng thuốc kháng sinh.
Có thai ngoài tử cung: Đây là tình huống phôi nằm ngoài tử cung –nơi lẽ ra phải chứa phôi. Khi đó thai thường nằm ở vòi trứng, nhưng cũng có thể nằm trong buồng trứng hoặc thậm chí cả trên ruột. Hiện tượng này triệu chứng bằng những cơn đau ở bụng dưới, thường đau ở một bên và có ra máu ở bộ phận sinh dục. Trong tình huống nghiêm trọng, bệnh nhân nghe đau đớn dữ dội và cảm giác khó ở. Bao giờ chứng có thai ngoài tử cung cũng được xác định là nguy hiểm, bởi vì thường gây ra tình trạng xuất huyết nội và dẫn đến tử vong. Liệu pháp cổ điển là phẫu thuật với kỹ thuật soi tạng.
U nang buồng trứng: Nguyên nhân của chứng này thường là tình trạng bất thường về các hormon nữ, nhưng cũng có thể do sự phát triển bất thường của các tế bào buồng trứng. Trong tình huống trên (lí do hormon), việc trị liệu nhằm ngăn chặn sự rụng trứng nhờ một loại thuốc viên ngừa thai hay dưỡng thai liều cao. Trong tình huống thứ hai, không phải lúc nào khối u cũng lành tính và đôi khi có thể xảy ra biến chứng. Vì vậy chúng cần được bóc tách bằng kỹ thuật soi tạng và trong đa số tình huống, buồng trứng vẫn được duy trì, khả năng thụ thai của bệnh nhân vẫn được bảo vệ.
Viêm vòi trứng: Đây là bệnh nhiễm khuẩn gây ra tình trạng viêm một hay hai vòi trứng. Triệu chứng của bệnh này thường là những cơn đau ở khu chậu, nhất là trong lúc sinh hoạt tình dục, xuất huyết giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, sốt. Việc chẩn đoán thường dựa vào một khảo sát lâm sàng cẩn thận, lấy máu và lấy bệnh phẩm bộ phận sinh dục. Sau khi đã xác định được mầm bệnh, việc trị liệu bao gồm chủ yếu thuốc kháng sinh trong từ hai đến ba tuần. Người chồng của bệnh nhân cũng cần được chữa trị đồng thời. Nếu không chữa trị, những đau đớn và sốt sẽ biến mất, nhưng chúng sẽ tạo ra những tổn thương dẫn đến tình trạng vô sinh hay có thai ngoài tử cung.
Đau bụng dưới do tĩnh mạch: Mạng lưới tĩnh mạch hiện diện rất nhiều ở bộ phận sinh dục, chỉ cần một chứng phình hay giãn tĩnh mạch hoặc sự tuần hoàn máu ở đây không bình thường cũng đủ gây ra sự sung huyết ở khung chậu gây đau đớn ở bụng dưới. Nếu việc chẩn đoán xác định được hiện tượng sung huyết thì phương thức chữa trị ưu tiên là sử dụng tia X. Bác sĩ sẽ đưa một ống dò thật nhỏ vào trong một tĩnh mạch nằm phía trên đùi rồi hướng nhẹ nó về phía vùng tĩnh mạch bị đau để sau đó bịt lại. Hiệu quả của việc này là phục hồi sự tuần hoàn máu bình thường ở mạng tĩnh mạch nơi bộ phận sinh dục. Trong tình huống sung huyết nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bổ gân và chống phù, kèm thêm thuốc kháng viêm nếu có những dấu hiệu bị viêm tĩnh mạch.
Đau bụng dưới do hành kinh: Đây là hình thức đau bụng mà phần lớn phụ nữ đều trải qua giữa những ngày hành kinh. Hậu quả của nó thường nặng về phần kinh tế hơn là y học. Theo những số liệu thống kê mới nhất, chứng đau phổ biến này đã làm cho nước Pháp bị thiệt hại khoảng 30 giờ công mỗi năm. Về mặt y học, chứng đau khi hành kinh thường kéo theo những biểu hiện khó chịu khác: suy nhược (40-70% tình huống), đau đầu (29%), nóng nảy (36%), dễ cáu giận (57%), rối loạn chuyển hoá (20%), tiêu chảy. Có nhiều liệu pháp dành cho hình thức đau bụng này.
Bạn cần đi khám tổng quát và khám Phụ khoa để xác định rõ lí do và chữa trị sớm.
Chúc bạn sống khỏe!
Đau bụng dưới
Câu hỏi bởi: Tiểu Xuân
Thưa bác sĩ, Năm nay em 23 tuổi. Hơn 1 tuần nay em thường xuyên có hiện tượng bị đau thắt bụng dưới. Cơn đau thường kéo dài khoảng 30p và thường xảy ra vào buổi chiều và ban đêm. Kinh nguyệt em không đều, chu kì thường là 35-40 ngày. Tháng này là ngày 37 em chưa thấy kinh. Mọi lần khi tới tháng em có hiện tượng đau tức bụng dưới nhưng rất nhẹ và chỉ bị trong vòng 1 ngày nhưng lần này em bị đau bụng thời gian dài và tình trạng nặng hơn rất nhiểu. Vậy bác sĩ cho em hỏi triệu chứng của em như vậy có phải là đau bụng do chuẩn bị đến tháng không hay là em bị làm sao ạ? Em cảm ơn bác sĩ ạ!
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan
Chào cháu,
Với trường hợp của cháu thì bác sĩ chưa thể thông qua mô tả để chuẩn đoán được chính xác bệnh gặp phải, nếu cháu đau nhiều thì nên đi khám ngay, kết hợp SA để chẩn đoán nhé
Chúc cháu sức khỏe.
Theo ViCare