Rối loạn chuyển hóa là gì và đâu là phương pháp điều trị hợp lí? Cùng tìm hiểu qua giải đáp hữu ích từ bác sĩ qua tuyển tập dưới đây.
Trẻ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin được hỏi bác sĩ.
Bác sĩ có thể chia sẻ trường hợp trẻ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa khiến bà nhớ nhất không ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Trường hợp mới nhất đây là con của 1 bác sĩ trong chuyên ngành Sản. Khi sinh cô ấy sinh em bé đầu thì bình thường nhưng khi đẻ con thứ 2 thì 2 ngày sau xuất hiện biểu hiện bệnh rối loạn chuyển hóa. Nhưng may mắn là năm ngoái khi có hội thảo về bệnh này thì được cô đồng nghiệp gặp đúng tình huống này giải đáp, chuyển thẳng cháu lên chuyên khoa Rối loạn chuyển hóa được khoảng 1-2 tháng thì cháu mất. Vậy nên trong trường của chị này, lần thứ 3 mang thai ngay sau khi đẻ con cần đưa đến chuyên khoa Rối loạn chuyển hóa để chữa trị kịp thời.
Chúc bạn khỏe!
Bị rối loạn chuyển hóa ở trẻ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Trong việc chữa trị căn bệnh rối loạn chuyển hóa, yếu tố nào là quan trọng nhất? Bác sĩ có lời khuyên gì với gia đình trẻ bị rối loạn chuyển hóa không?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Tôi thấy điểm mấu chốt quan trọng là cần nâng cao kiến thức, hiểu biết của cộng đồng. Số liệu trong vòng 8 năm đầu, tất cả những ca có bệnh là nằm ở xung quanh Hà Nội và miền Bắc. Câu hỏi đặt ra là liệu ở miền Trung và miền Nam bệnh nhân đi đâu? Các cháu có khả năng đã chết hoặc bị dị tật. Chúng tôi đã triển khai ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Nhi Đà Nẵng thì số lượng bệnh nhân chuyển ra đã có. Đà Nẵng chuyển ra 8 cháu và đều được cứu sống và Bệnh viện Nhi Đồng 2 có 10 cháu cũng được cứu sống. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ là quan trọng nhất. Chi phí cho máy móc là rất tốn kém nhưng nguồn nhân lực còn quan trọng hơn.
Chúc bạn sức khỏe!
bệnh rối loạn chuyển hóa chức năng gan
Câu hỏi bởi: Đinh Thị Nương
cháu chào BS ạ! BS ơi cho cháu hỏi với ạ, cháu bé nhà cháu năm nay gần 5 tuổi nhưng cháu bị mắc bệnh chuyển hóa glucozeno bẩm sinh ạ, BS cho cháu hỏi ở bệnh viện mình có phương pháp điều trị căn bệnh này không ạ
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Chào chị.
Bệnh chuyển hóa glucozeno bẩm sinh là bệnh lý không thể chữa dứt điểm được mà chỉ có thể dùng các biện pháp tác động để cải thiện tình trạng. Chị nên đưa bé đến khám ở bệnh viện nhi TW để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Chúc chị và gia đình luôn mạnh khỏe.
Dự án “Nâng cao nhận thức về chẩn đoán và điều trị một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh giai đoạn 2014-2018”
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Trong quá trình thực hiện, Dự án “Nâng cao nhận thức về chẩn đoán và chữa trị một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh giai đoạn 2014-2018” có gặp phải khó khăn gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Ngân sách để thực hiện dự án là vấn đề lớn nhất. Dự án này được các tổ chức hỗ trợ để triển khai tại Việt Nam. Để triển khai dự án được ở Việt Nam thì phải có cơ sở khoa học. Vì bệnh không phải ở đâu cũng giống nhau, tùy thuộc vào vùng địa lí, bản chất dân cư, ví dụ như người da vàng Châu Á có các bệnh khác nhau so với các vùng khác.
Vì vậy, chúng tôi phải có thời gian để triển khai, sau đó dụa trên bằng chứng khoa học là nhóm bệnh nào ở Việt Nam hay gặp nhất, sau đó mới triển khai. Không phải cứ có 1000 loại bệnh là phải xét nghiệm hết 1000 bệnh đó. Vì vậy chúng ta phải tập trung ở những bệnh hay gặp nhất theo nhóm đối tượng, theo địa lý, theo cư dân, theo chủng tộc mới tập trung sàng lọc những bệnh dễ gặp nhất. Song song với đó là cần truyền thông để mọi người cùng hiểu được mối nguy cơ của bệnh RLCH.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Trẻ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin được hỏi bác sĩ.
Bác sĩ có thể chia sẻ trường hợp trẻ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa khiến bà nhớ nhất không ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Trường hợp mới nhất đây là con của 1 bác sĩ trong chuyên ngành Sản. Khi sinh cô ấy sinh em bé đầu thì bình thường nhưng khi đẻ con thứ 2 thì 2 ngày sau xuất hiện biểu hiện bệnh rối loạn chuyển hóa. Nhưng may mắn là năm ngoái khi có hội thảo về bệnh này thì được cô đồng nghiệp gặp đúng tình huống này giải đáp, chuyển thẳng cháu lên chuyên khoa Rối loạn chuyển hóa được khoảng 1-2 tháng thì cháu mất. Vậy nên trong trường của chị này, lần thứ 3 mang thai ngay sau khi đẻ con cần đưa đến chuyên khoa Rối loạn chuyển hóa để chữa trị kịp thời.
Chúc bạn khỏe!
Bị rối loạn chuyển hóa ở trẻ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Trong việc chữa trị căn bệnh rối loạn chuyển hóa, yếu tố nào là quan trọng nhất? Bác sĩ có lời khuyên gì với gia đình trẻ bị rối loạn chuyển hóa không?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Tôi thấy điểm mấu chốt quan trọng là cần nâng cao kiến thức, hiểu biết của cộng đồng. Số liệu trong vòng 8 năm đầu, tất cả những ca có bệnh là nằm ở xung quanh Hà Nội và miền Bắc. Câu hỏi đặt ra là liệu ở miền Trung và miền Nam bệnh nhân đi đâu? Các cháu có khả năng đã chết hoặc bị dị tật. Chúng tôi đã triển khai ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Nhi Đà Nẵng thì số lượng bệnh nhân chuyển ra đã có. Đà Nẵng chuyển ra 8 cháu và đều được cứu sống và Bệnh viện Nhi Đồng 2 có 10 cháu cũng được cứu sống. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ là quan trọng nhất. Chi phí cho máy móc là rất tốn kém nhưng nguồn nhân lực còn quan trọng hơn.
Chúc bạn sức khỏe!
bệnh rối loạn chuyển hóa chức năng gan
Câu hỏi bởi: Đinh Thị Nương
cháu chào BS ạ! BS ơi cho cháu hỏi với ạ, cháu bé nhà cháu năm nay gần 5 tuổi nhưng cháu bị mắc bệnh chuyển hóa glucozeno bẩm sinh ạ, BS cho cháu hỏi ở bệnh viện mình có phương pháp điều trị căn bệnh này không ạ
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Chào chị.
Bệnh chuyển hóa glucozeno bẩm sinh là bệnh lý không thể chữa dứt điểm được mà chỉ có thể dùng các biện pháp tác động để cải thiện tình trạng. Chị nên đưa bé đến khám ở bệnh viện nhi TW để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Chúc chị và gia đình luôn mạnh khỏe.
Dự án “Nâng cao nhận thức về chẩn đoán và điều trị một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh giai đoạn 2014-2018”
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Trong quá trình thực hiện, Dự án “Nâng cao nhận thức về chẩn đoán và chữa trị một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh giai đoạn 2014-2018” có gặp phải khó khăn gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Ngân sách để thực hiện dự án là vấn đề lớn nhất. Dự án này được các tổ chức hỗ trợ để triển khai tại Việt Nam. Để triển khai dự án được ở Việt Nam thì phải có cơ sở khoa học. Vì bệnh không phải ở đâu cũng giống nhau, tùy thuộc vào vùng địa lí, bản chất dân cư, ví dụ như người da vàng Châu Á có các bệnh khác nhau so với các vùng khác.
Vì vậy, chúng tôi phải có thời gian để triển khai, sau đó dụa trên bằng chứng khoa học là nhóm bệnh nào ở Việt Nam hay gặp nhất, sau đó mới triển khai. Không phải cứ có 1000 loại bệnh là phải xét nghiệm hết 1000 bệnh đó. Vì vậy chúng ta phải tập trung ở những bệnh hay gặp nhất theo nhóm đối tượng, theo địa lý, theo cư dân, theo chủng tộc mới tập trung sàng lọc những bệnh dễ gặp nhất. Song song với đó là cần truyền thông để mọi người cùng hiểu được mối nguy cơ của bệnh RLCH.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Theo ViCare