Việc ăn uống của bà bầu ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu kỹ những thực phẩm nên và không nên để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Thực phẩm tốt cho bà bầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em mang thai được gần 3 tháng, trời nóng hay bị đau bụng, nôn nhiều, mệt mỏi. Bác sĩ cho em hỏi, nên ăn thực phẩm gì thì tốt cho em bé?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Theo thông tin bạn mô tả thì bạn đang giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, ở giai đoạn này phần lớn các “bà bầu” có triệu chứng nghén, có thể mức độ vừa hoặc nặng. Trong tình huống nhẹ thì chỉ cần ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý thì triệu chứng nghén sẽ giảm dần và hết sau 3 tháng, nhưng tình huống nặng (nôn nhiều, mệt mỏi, đau bụng, không ăn uống được, suy kiệt,…) thì cần phải kịp thời đi khám để tránh nguy cơ tác động tới sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi.
Chế độ ăn trong thời gian 3 tháng đầu mang thai, cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai, sắn,…), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua, đậu, đỗ,..), nhóm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng,…), nhóm vitamin và chất khoáng, chất xơ (hoa quả chín, rau xanh,…). Điều quan trọng là cần ăn cân đối các loại thực phẩm. Nếu bạn có triệu chứng nghén và “sợ” loại thực phẩm nào thì cố gắng thay đổi bằng thực phẩm khác cùng nhóm, nhằm đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng cho bữa ăn.
Trường hợp cơ thể khoẻ mạnh thì chỉ cần tăng chút ít so với chế độ ăn thông thường, nhưng tình huống cơ thể gầy yếu, suy nhược thì cố gắng bổ sung nhiều hơn để tăng cường sức khoẻ, bù đắp sự thiếu hụt của cơ thể nhưng nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa để cơ thể dễ hấp thu.
Các chế độ được khuyến khích trong khi mang bầu gồm: uống nhiều nước, bổ sung vitamin (A, D, K, C,…) và khoáng chất (canxi, acid folic, sắt,…). Nhưng cũng lưu ý cần tránh: tránh ăn mặn, tránh ăn ngọt nhiều, tránh chất kích thích (rượu, bia, chè, cà phê,…), tránh các loại nước có ga, đồ giải khát công nghiệp, không ăn thức ăn sống, chưa nấu chín…
Thân mến!
Bà bầu có nên ăn dưa cà?
Câu hỏi bởi: hong nhung
Thưa Bác sĩ! Cho em hỏi khi có bầu nên kiêng ăn gì ạ? Em rất thích món dưa cà nhưng nhiều người nói không được ăn sẽ hậu sản và không tốt cho thai. Xin hỏi Bác sĩ ăn dưa cà có bị sao không?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Việc ăn uống trong thời kỳ mang thai cần bao gồm chế độ ăn cân đối với đầy đủ các loại thực phẩm để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên do trong thời gian thai nghén là lúc hệ miễn dịch của cơ thể giảm sút, dễ bị các bệnh nhiễm trùng nên cần tránh những loại đồ ăn còn sống như các loại gỏi, tiết canh, sữa chưa thanh trùng, hải sản sống, trứng. Các loại thực phẩm chưa nấu chín kỹ (thịt tái, trứng nhúng). Những thực phẩm dễ bị nhiễm bẩn như rau sống, trái cây chưa gọt vỏ. Những thực phẩm dễ ôi thiu, thực phẩm không rõ nguồn gốc v.v…
Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày. Phụ nữ có thai không cần kiêng hoàn toàn dưa cà muối, và dưa cà muối không liên quan gì đến bệnh “hậu sản”. Song các bà bầu cần lưu ý không nên ăn nhiều dưa cà, nhất là với dưa cà muối xổi hoặc còn xanh. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Chúc em luôn khỏe!
Bà bầu 7 tuần nên ăn gì?
Câu hỏi bởi: ngocthin
Chào bác sĩ!
Vợ em mang bầu 8 tuần thì nên ăn gì và kiêng ăn uống gì ạ. Khi nào nên đi khám các bệnh lây truyền từ mẹ cho con. Mong bác sĩ giải đáp giúp!
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em!
Phụ nữ mang thai ở tuần thứ 7 thường chưa xuất hiện những triệu chứng khác thường ngoài ốm nghén với các biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn, tức ngực. Tình trạng nghén khác nhau ở từng người, có người nghén rất dữ dội những có người lại hầu như không nghén.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho cả người mẹ và thai nhi trong giai đoạn này, chế độ ăn hàng ngày của bà bầu nên bao gồm:
• Trái cây và rau tươi – đặc biệt là cam quýt và rau xanh sẫm màu
• Tinh bột – nguồn cung cấp chủ yếu là bánh mỳ, ngũ cốc, khoai tây và các loại hạt
• Các sản phẩm từ sữa – sữa, sữa chua, và phô mai
• Thịt nạc hoặc cá – đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá sađin và cá ngừ tươi
• Duy trì lượng nước trong cơ thể: Thiếu nước có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, các vấn đề về bàng quang và thận. Do vậy bà bầu cần uống thật nhiều nước hoặc nước trái cây ép pha loãng mỗi ngày. Bổ sung a xít folic: A xít folic rất quan trọng cho sự phát triển của em bé, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh gây chẻ đôi cột sống và hộp sọ không hoàn thiện. Có thể tăng lượng hấp thu a xít folic bằng cách ăn một số thực phẩm nhất định nhưng lượng a xít folic gần như không thấy đủ trong chế độ ăn uống. Do vậy Bác sĩ khuyến cáo các phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai uống bổ sung 400mcg a xít folic cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ.
Các thực phẩm giàu a xít folic gồm:
• Các loại rau xanh sẫm màu
• Ngũ cốc nguyên hạt
• Cam
• Bưởi
• Chuối
• Đậu và hột đậu
• Sữa và sữa chua
Hấp thu đủ lượng sắt:
Phụ nữ mang thai cần lượng sắt nhiều hơn bình thường. một số loại thực phẩm giàu sắt là:
• Các loại hạt
• Trứng
• Trái cây sấy khô
• Thịt
• Các loại rau xanh đậm màu ví dụ như súp lơ xanh, cải xoong, và rau chân vịt
• Hạt đậu ví dụ như đậu lăng và đậu xanh
• Bánh mỳ, ngũ cốc hoặc gạo nâu
• Trái cây sấy khô
Cũng có thể uống bổ sung viên sắt theo chỉ định của Bác sĩ
Thực phẩm nên tránh:
• Những thực phẩm dễ hỏng, ôi thiu như patê gan, các loại phomat sống
• Sữa chưa tiệt trùng
• Các thực phẩm dễ gây dị ứng như động vật có vỏ, ví dụ như tôm, lạc v.v..
• Trứng chưa nấu chín
• Gan và các sản phẩm từ gan
• Thực phẩm sống, thực phẩm chưa nấu chín
• Đồ uống có cồn.
Về các bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con thì có rất nhiều. Những bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con ngay khi trẻ còn trong tử cung hoặc trong lúc đẻ; đôi khi sau đẻ.
Những bệnh hay gặp là.
Mụn rộp (herpes) Bệnh u sùi ở cơ quan sinh dục Bệnh nấm ở cơ quan sinh dục Bệnh do Chlamydia Bệnh trùng roi (trichomonas) Viêm gan B HIV Bệnh lậu
Những bệnh này sẽ được phát hiện qua qua thăm khám và các xét nghiệm cần thiết trong suốt quá trình mang thai ở những lần khám thai định kỳ, cũng như qua việc theo dõi sau sinh. Do đó điều quan trọng là vợ em cần đi khám thai đều đặn theo đúng lịch hẹn của Bác sĩ.
Chúc hai vợ chồng em luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!
Bà bầu nên tránh ăn gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em tên Duyên ở Đắk Lắk. Em muốn hỏi người có bầu nên tránh ăn gì? Và có ăn được vải thiều không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch bị suy yếu khiến cho cơ thể em nhạy cảm hơn, dễ bị các bệnh nhiễm trùng hơn và tác động đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Thời gian này, em rất cần bổ sung thêm lượng protein, vitamin, khoáng chất (axit folic, sắt) và bổ sung thêm năng lượng (calo). Em nên thực hiện chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu (đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất). Em nên hạn chế các món ăn nhanh, chế biến sẵn. Không ăn kiêng trong quá trình mang thai. Chế độ ăn kiêng tác động không tốt tới sức khỏe của cả em và thai nhi đấy. Đây là chế độ ăn thường gây thiếu sắt, axit folic, một số vitamin và khoáng chất quan trọng khác cần thiết cho thai nhi. Một số món ăn em nên tránh trong quá trình mang thai đó là:
Không ăn các loại các loại hải sản sống, các loại sữa chưa thanh trùng tiệt trùng, các loại phomai mềm, pate, đồ nguội, thịt muối… Vì đây là những thực phẩm có thể có chứa vi khuẩn (E.coli, Listeria, Salmonella…) có hại cho thai nhi.
Không uống rượu trong quá trình mang thai vì rượu có thể tác động đến trí tuệ, thể lực cũng như rối loạn cảm xúc cho trẻ nhỏ.
Không nên hoặc hạn chế uống cafe nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì nó có thể gây hiện tượng sảy thai, trẻ đẻ ra nhẹ cân thậm chí có thể gây tử vong sau sinh.
Một số loại cá có chứa thủy ngân là một kim loại gây hại cho não của thai nhi (cá ngừ, cá mập, cá kiếm…).
Tốt nhất em nên thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng được nấu chín kỹ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về việc ăn vải thiều khi mang thai: thực chất quả vải với thành phần có các vitamin C, B5, B7, A, E…, protein, chất béo, hydratcarbon và các khoáng chất (canxi, kali, sắt, kẽm…) có lợi cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho người mới khỏi bệnh, khô miệng, ăn ít… Tuy nhiên, quả vải có hàm lượng đường quá cao không tốt cho những bà bầu đã từng mắc bệnh tiểu đường hoặc bị thừa cân. Ngoài ra, trái vải thiều có tính nóng sẽ khiến cho em dễ dàng bốc hỏa và làm cho tâm trạng nóng nảy. Vì vậy, em cần hạn chế không nên ăn quá nhiều (ăn ít thì được em ạ).
Một số vấn đề em cần lưu ý khi ăn trái cây: nên rửa kỹ trái cây trước khi ăn, ăn xong nên xúc miệng ngay, ăn trái cây xa bữa ăn, không ăn trái cây để lâu trong tủ lạnh.
Chúc em mạnh khỏe.
Bà bầu có ăn thịt trâu được không?
Câu hỏi bởi: Sắp làm Bố
Thưa bác sĩ!
Vợ tôi mới có thai được 2 tháng thì có nên ăn thịt trâu không? Và phụ nữ có bầu nên ăn những thực phẩm gì? Không nên ăn những thực phẩm gì?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Bùi Thị Thư
Chào bạn!
Phụ nữ có bầu 2 tháng không nên ăn thịt trâu vì thịt trâu, thịt chó, ba ba… (thức ăn nhiều đạm) là những thức ăn gây đầy bụng, lâu tiêu, ợ nóng, không tốt cho tiêu hóa và sức khỏe phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ mang thai, chế độ ăn uống của phụ nữ cần được điều chỉnh.
– Lựa chọn thức ăn phù hợp để đảm bảo chất lượng và an toàn cho mẹ và bé. Thực phẩm cần cân đối, thanh đạm ở giai đoạn mới có thai, tăng dần hàm lượng các chất khi thai lớn thêm. Cần ăn thức ăn phong phú như ngũ cốc, sữa, trứng, thịt, cá, tôm, đảm bảo tăng rau xanh.
– Bổ sung vitamin, khoáng chất (nên tham khảo ý kiến bác sĩ): Các viên vitamin bổ sung sẽ đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đảm bảo vitamin chứa 600-800 mcg axit folic. Thiếu vitamin B sẽ dẫn tới dị tật thai nhi. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, bà bầu còn cần bổ sung sắt và canxi. Tuy nhiên, tránh dùng quá liều vitamin và khoáng chất, nó có thể gây hại cho em bé.
– Nên dùng đồ uống như sữa không béo, nước quả tươi hoặc nước lọc thêm lát chanh…
– Thỉnh thoảng bổ sung đồ ngọt không gây hại như bánh chuối, kem trái cây, bánh quy trộn sữa chua…
– Không ăn gỏi, hàu sống và pho mát mềm: Bà bầu cần phải tránh xa đồ hải sản sống, sữa chưa qua tiệt trùng hoặc pho mát mềm, đồ ăn chưa nấu chín.
– Hạn chế ăn một số loài cá biển chứa nhiều thủy ngân gây hại cho não của bào thai như cá ngừ, cá thu…
– Tuyệt đối kiêng các chất kích thích mạnh, gây nghiện như trà đặc, cà phê, rượu bia, thuốc lá, ma túy… Bởi những chất kích thích này đều có tác động xấu tới sự phát triển thần kinh của thai , đặc biệt với thuốc lá rất nguy hiểm cho thai như dễ sảy thai và tỉ lệ trẻ chết chưa sinh cao.
Tóm lại, thời kỳ mang thai của phụ nữ rất quan trọng, bạn cần đưa vợ đến bác sĩ chuyên khoa Phụ sản để được bác sĩ trực tiếp theo dõi, giải đáp cụ thể.
Chúc gia đình bạn hạnh phúc!
Thực phẩm tốt cho bà bầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em mang thai được gần 3 tháng, trời nóng hay bị đau bụng, nôn nhiều, mệt mỏi. Bác sĩ cho em hỏi, nên ăn thực phẩm gì thì tốt cho em bé?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Theo thông tin bạn mô tả thì bạn đang giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, ở giai đoạn này phần lớn các “bà bầu” có triệu chứng nghén, có thể mức độ vừa hoặc nặng. Trong tình huống nhẹ thì chỉ cần ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý thì triệu chứng nghén sẽ giảm dần và hết sau 3 tháng, nhưng tình huống nặng (nôn nhiều, mệt mỏi, đau bụng, không ăn uống được, suy kiệt,…) thì cần phải kịp thời đi khám để tránh nguy cơ tác động tới sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi.
Chế độ ăn trong thời gian 3 tháng đầu mang thai, cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai, sắn,…), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua, đậu, đỗ,..), nhóm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng,…), nhóm vitamin và chất khoáng, chất xơ (hoa quả chín, rau xanh,…). Điều quan trọng là cần ăn cân đối các loại thực phẩm. Nếu bạn có triệu chứng nghén và “sợ” loại thực phẩm nào thì cố gắng thay đổi bằng thực phẩm khác cùng nhóm, nhằm đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng cho bữa ăn.
Trường hợp cơ thể khoẻ mạnh thì chỉ cần tăng chút ít so với chế độ ăn thông thường, nhưng tình huống cơ thể gầy yếu, suy nhược thì cố gắng bổ sung nhiều hơn để tăng cường sức khoẻ, bù đắp sự thiếu hụt của cơ thể nhưng nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa để cơ thể dễ hấp thu.
Các chế độ được khuyến khích trong khi mang bầu gồm: uống nhiều nước, bổ sung vitamin (A, D, K, C,…) và khoáng chất (canxi, acid folic, sắt,…). Nhưng cũng lưu ý cần tránh: tránh ăn mặn, tránh ăn ngọt nhiều, tránh chất kích thích (rượu, bia, chè, cà phê,…), tránh các loại nước có ga, đồ giải khát công nghiệp, không ăn thức ăn sống, chưa nấu chín…
Thân mến!
Bà bầu có nên ăn dưa cà?
Câu hỏi bởi: hong nhung
Thưa Bác sĩ! Cho em hỏi khi có bầu nên kiêng ăn gì ạ? Em rất thích món dưa cà nhưng nhiều người nói không được ăn sẽ hậu sản và không tốt cho thai. Xin hỏi Bác sĩ ăn dưa cà có bị sao không?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Việc ăn uống trong thời kỳ mang thai cần bao gồm chế độ ăn cân đối với đầy đủ các loại thực phẩm để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên do trong thời gian thai nghén là lúc hệ miễn dịch của cơ thể giảm sút, dễ bị các bệnh nhiễm trùng nên cần tránh những loại đồ ăn còn sống như các loại gỏi, tiết canh, sữa chưa thanh trùng, hải sản sống, trứng. Các loại thực phẩm chưa nấu chín kỹ (thịt tái, trứng nhúng). Những thực phẩm dễ bị nhiễm bẩn như rau sống, trái cây chưa gọt vỏ. Những thực phẩm dễ ôi thiu, thực phẩm không rõ nguồn gốc v.v…
Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày. Phụ nữ có thai không cần kiêng hoàn toàn dưa cà muối, và dưa cà muối không liên quan gì đến bệnh “hậu sản”. Song các bà bầu cần lưu ý không nên ăn nhiều dưa cà, nhất là với dưa cà muối xổi hoặc còn xanh. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Chúc em luôn khỏe!
Bà bầu 7 tuần nên ăn gì?
Câu hỏi bởi: ngocthin
Chào bác sĩ!
Vợ em mang bầu 8 tuần thì nên ăn gì và kiêng ăn uống gì ạ. Khi nào nên đi khám các bệnh lây truyền từ mẹ cho con. Mong bác sĩ giải đáp giúp!
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em!
Phụ nữ mang thai ở tuần thứ 7 thường chưa xuất hiện những triệu chứng khác thường ngoài ốm nghén với các biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn, tức ngực. Tình trạng nghén khác nhau ở từng người, có người nghén rất dữ dội những có người lại hầu như không nghén.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho cả người mẹ và thai nhi trong giai đoạn này, chế độ ăn hàng ngày của bà bầu nên bao gồm:
• Trái cây và rau tươi – đặc biệt là cam quýt và rau xanh sẫm màu
• Tinh bột – nguồn cung cấp chủ yếu là bánh mỳ, ngũ cốc, khoai tây và các loại hạt
• Các sản phẩm từ sữa – sữa, sữa chua, và phô mai
• Thịt nạc hoặc cá – đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá sađin và cá ngừ tươi
• Duy trì lượng nước trong cơ thể: Thiếu nước có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, các vấn đề về bàng quang và thận. Do vậy bà bầu cần uống thật nhiều nước hoặc nước trái cây ép pha loãng mỗi ngày. Bổ sung a xít folic: A xít folic rất quan trọng cho sự phát triển của em bé, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh gây chẻ đôi cột sống và hộp sọ không hoàn thiện. Có thể tăng lượng hấp thu a xít folic bằng cách ăn một số thực phẩm nhất định nhưng lượng a xít folic gần như không thấy đủ trong chế độ ăn uống. Do vậy Bác sĩ khuyến cáo các phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai uống bổ sung 400mcg a xít folic cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ.
Các thực phẩm giàu a xít folic gồm:
• Các loại rau xanh sẫm màu
• Ngũ cốc nguyên hạt
• Cam
• Bưởi
• Chuối
• Đậu và hột đậu
• Sữa và sữa chua
Hấp thu đủ lượng sắt:
Phụ nữ mang thai cần lượng sắt nhiều hơn bình thường. một số loại thực phẩm giàu sắt là:
• Các loại hạt
• Trứng
• Trái cây sấy khô
• Thịt
• Các loại rau xanh đậm màu ví dụ như súp lơ xanh, cải xoong, và rau chân vịt
• Hạt đậu ví dụ như đậu lăng và đậu xanh
• Bánh mỳ, ngũ cốc hoặc gạo nâu
• Trái cây sấy khô
Cũng có thể uống bổ sung viên sắt theo chỉ định của Bác sĩ
Thực phẩm nên tránh:
• Những thực phẩm dễ hỏng, ôi thiu như patê gan, các loại phomat sống
• Sữa chưa tiệt trùng
• Các thực phẩm dễ gây dị ứng như động vật có vỏ, ví dụ như tôm, lạc v.v..
• Trứng chưa nấu chín
• Gan và các sản phẩm từ gan
• Thực phẩm sống, thực phẩm chưa nấu chín
• Đồ uống có cồn.
Về các bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con thì có rất nhiều. Những bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con ngay khi trẻ còn trong tử cung hoặc trong lúc đẻ; đôi khi sau đẻ.
Những bệnh hay gặp là.
Mụn rộp (herpes) Bệnh u sùi ở cơ quan sinh dục Bệnh nấm ở cơ quan sinh dục Bệnh do Chlamydia Bệnh trùng roi (trichomonas) Viêm gan B HIV Bệnh lậu
Những bệnh này sẽ được phát hiện qua qua thăm khám và các xét nghiệm cần thiết trong suốt quá trình mang thai ở những lần khám thai định kỳ, cũng như qua việc theo dõi sau sinh. Do đó điều quan trọng là vợ em cần đi khám thai đều đặn theo đúng lịch hẹn của Bác sĩ.
Chúc hai vợ chồng em luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!
Bà bầu nên tránh ăn gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em tên Duyên ở Đắk Lắk. Em muốn hỏi người có bầu nên tránh ăn gì? Và có ăn được vải thiều không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch bị suy yếu khiến cho cơ thể em nhạy cảm hơn, dễ bị các bệnh nhiễm trùng hơn và tác động đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Thời gian này, em rất cần bổ sung thêm lượng protein, vitamin, khoáng chất (axit folic, sắt) và bổ sung thêm năng lượng (calo). Em nên thực hiện chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu (đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất). Em nên hạn chế các món ăn nhanh, chế biến sẵn. Không ăn kiêng trong quá trình mang thai. Chế độ ăn kiêng tác động không tốt tới sức khỏe của cả em và thai nhi đấy. Đây là chế độ ăn thường gây thiếu sắt, axit folic, một số vitamin và khoáng chất quan trọng khác cần thiết cho thai nhi. Một số món ăn em nên tránh trong quá trình mang thai đó là:
Không ăn các loại các loại hải sản sống, các loại sữa chưa thanh trùng tiệt trùng, các loại phomai mềm, pate, đồ nguội, thịt muối… Vì đây là những thực phẩm có thể có chứa vi khuẩn (E.coli, Listeria, Salmonella…) có hại cho thai nhi.
Không uống rượu trong quá trình mang thai vì rượu có thể tác động đến trí tuệ, thể lực cũng như rối loạn cảm xúc cho trẻ nhỏ.
Không nên hoặc hạn chế uống cafe nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì nó có thể gây hiện tượng sảy thai, trẻ đẻ ra nhẹ cân thậm chí có thể gây tử vong sau sinh.
Một số loại cá có chứa thủy ngân là một kim loại gây hại cho não của thai nhi (cá ngừ, cá mập, cá kiếm…).
Tốt nhất em nên thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng được nấu chín kỹ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về việc ăn vải thiều khi mang thai: thực chất quả vải với thành phần có các vitamin C, B5, B7, A, E…, protein, chất béo, hydratcarbon và các khoáng chất (canxi, kali, sắt, kẽm…) có lợi cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho người mới khỏi bệnh, khô miệng, ăn ít… Tuy nhiên, quả vải có hàm lượng đường quá cao không tốt cho những bà bầu đã từng mắc bệnh tiểu đường hoặc bị thừa cân. Ngoài ra, trái vải thiều có tính nóng sẽ khiến cho em dễ dàng bốc hỏa và làm cho tâm trạng nóng nảy. Vì vậy, em cần hạn chế không nên ăn quá nhiều (ăn ít thì được em ạ).
Một số vấn đề em cần lưu ý khi ăn trái cây: nên rửa kỹ trái cây trước khi ăn, ăn xong nên xúc miệng ngay, ăn trái cây xa bữa ăn, không ăn trái cây để lâu trong tủ lạnh.
Chúc em mạnh khỏe.
Bà bầu có ăn thịt trâu được không?
Câu hỏi bởi: Sắp làm Bố
Thưa bác sĩ!
Vợ tôi mới có thai được 2 tháng thì có nên ăn thịt trâu không? Và phụ nữ có bầu nên ăn những thực phẩm gì? Không nên ăn những thực phẩm gì?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Bùi Thị Thư
Chào bạn!
Phụ nữ có bầu 2 tháng không nên ăn thịt trâu vì thịt trâu, thịt chó, ba ba… (thức ăn nhiều đạm) là những thức ăn gây đầy bụng, lâu tiêu, ợ nóng, không tốt cho tiêu hóa và sức khỏe phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ mang thai, chế độ ăn uống của phụ nữ cần được điều chỉnh.
– Lựa chọn thức ăn phù hợp để đảm bảo chất lượng và an toàn cho mẹ và bé. Thực phẩm cần cân đối, thanh đạm ở giai đoạn mới có thai, tăng dần hàm lượng các chất khi thai lớn thêm. Cần ăn thức ăn phong phú như ngũ cốc, sữa, trứng, thịt, cá, tôm, đảm bảo tăng rau xanh.
– Bổ sung vitamin, khoáng chất (nên tham khảo ý kiến bác sĩ): Các viên vitamin bổ sung sẽ đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đảm bảo vitamin chứa 600-800 mcg axit folic. Thiếu vitamin B sẽ dẫn tới dị tật thai nhi. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, bà bầu còn cần bổ sung sắt và canxi. Tuy nhiên, tránh dùng quá liều vitamin và khoáng chất, nó có thể gây hại cho em bé.
– Nên dùng đồ uống như sữa không béo, nước quả tươi hoặc nước lọc thêm lát chanh…
– Thỉnh thoảng bổ sung đồ ngọt không gây hại như bánh chuối, kem trái cây, bánh quy trộn sữa chua…
– Không ăn gỏi, hàu sống và pho mát mềm: Bà bầu cần phải tránh xa đồ hải sản sống, sữa chưa qua tiệt trùng hoặc pho mát mềm, đồ ăn chưa nấu chín.
– Hạn chế ăn một số loài cá biển chứa nhiều thủy ngân gây hại cho não của bào thai như cá ngừ, cá thu…
– Tuyệt đối kiêng các chất kích thích mạnh, gây nghiện như trà đặc, cà phê, rượu bia, thuốc lá, ma túy… Bởi những chất kích thích này đều có tác động xấu tới sự phát triển thần kinh của thai , đặc biệt với thuốc lá rất nguy hiểm cho thai như dễ sảy thai và tỉ lệ trẻ chết chưa sinh cao.
Tóm lại, thời kỳ mang thai của phụ nữ rất quan trọng, bạn cần đưa vợ đến bác sĩ chuyên khoa Phụ sản để được bác sĩ trực tiếp theo dõi, giải đáp cụ thể.
Chúc gia đình bạn hạnh phúc!
Theo ViCare