Nhổ răng khôn và những điều cần lưu ý


4,226
1
1
Xu
53
Tại sao phải nhổ răng khôn ? Cần lưu ý những gì và có cách nhổ răng khôn nào an toàn, không biến chứng ? Tất cả sẽ được chia sẻ ngay sau đây bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Nhổ răng khôn


Câu hỏi bởi: Nguyen hoàng phong

Xin chào bác sĩ. Em có một cái răng khôn nằm ở hàm trên phía bên phải gây đau nhức. Xin hỏi bác sĩ em nên đến trung tâm nha khoa nào ở sài gòn để được khám và điều trị. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ tư vấn cho em.

Bác sĩ Võ Văn Nhân


Chào em,
Em có thể đến bất cứ trung tâm nha khoa nào ở Sài gòn để khám.Tuy nhiên, em nên đến các trung tâm nha khoa có trang bị máy chụp phim X-quang để được chụp phim kiểm tra chính xác vị trí răng khôn mọc, từ đó có cách nhổ an toàn nhất. Tại Nha khoa Nhân Tâm chúng tôi trang bị hệ thống máy chụp X-quang CT 3 chiều hiện đại nhất giúp cho việc khảo sát chính xác tình trạng răng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và tốt nhất.
Việc nhổ răng khôn hàm trên đôi khi nó rất đơn giản nhưng trong một số trường hợp nó lại rất phức tạp đặc biệt trong trường hợp răng khôn mọc ngầm và có nhiều chân. Vì răng khôn hàm trên (răng số 8) có vị trí và tư thế để phẫu trường làm việc rất sâu, khó có thể quan sát thấy được khi răng khôn mọc ngầm. Do đó cần chụp phim CT 3 chiều, đồng thời cần có bác sĩ kinh nghiệm, có chuyên môn về phẫu thuật miệng hoặc phẫu thuật hàm mặt. Trong trường hợp răng khôn mọc quá phức tạp bác sĩ sẽ không áp dụng phương pháp nhổ thông thường mà sẽ nhổ răng khôn bằng phương pháp tiểu phẫu.
Tại nha khoa Nhân Tâm, ngoài đội ngũ bác sỹ uy tín, kinh nghiệm lâu năm còn trang bị hệ thống sơ sở vật chất hiện đại và quy trình vô trùng nghiêm ngặt tuyệt đối.
Vì vậy em có thể yên tâm khi đến nhổ răng khôn tại Nha khoa Nhân Tâm nhé.
Cảm ơn em.

Nhổ răng khôn khiến môi và cằm bị tê và sưng.


Câu hỏi bởi: mautimbuon

Chào bác sĩ!

Bác sĩ giải đáp giúp em, em nhổ răng khôn hàm dưới bên trái được 6 ngày, môi và cằm của em vẫn bị tê, hơi sưng. Xin bác sĩ giải đáp em có phải do nhổ răng khôn nên bị vậy không hay còn bệnh gì khác?

Trân trọng cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Theo như em mô tả thì tôi ngĩ rằng vấn đề cằm và môi còn bị tê và sưng có liên quan đến việc em nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới bên trái. Em cần tiếp tục thực hiện những hướng dẫn chữa trị của bác sĩ Nha khoa. Sau khi uống hết thuốc, nếu những biểu hiện của em vẫn còn, em nên đi khám và kiểm tra lại.

Chúc em mạnh khỏe!

Sưng mặt sau khi nhổ răng khôn 1 ngày phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Ltbn

Chào bác sĩ.

Em nhổ răng khôn cả hàm trên và hàm dưới. Hàm trên do mọc lệch và hàm dưới do mọc ngang trong xương hàm. Sau khi nhổ được 2 ngày thì phần mặt bên nhổ răng bị sưng. Mặc dù em có dùng thuốc theo toa và chườm đá lạnh. Tuy nhiên, không có cảm giác đau gì. Vậy trường hợp của em có gì bất thường không và em có cần lên bệnh viện để khám không ạ? Mong nhận được giải đáp của bác sĩ.

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Sưng sau nhổ răng khôn là tình trạng rất bình thường. Mức độ sưng tùy thuộc vào độ khó của ca mổ. Chườm đá lạnh là một biện pháp rất hiệu quả vừa giúp giảm sưng vừa có thể giúp bạn giảm đau. Đơn thuốc bác sĩ kê cho bạn thường gồm các thuốc như kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau… Có thể do chườm đá và do uống thuốc giảm đau mà tình trạng đau đớn của bạn có thể chịu được. Bạn không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên bạn cần quay lại bệnh viện khám khi có một trong những tình trạng sau:

Chảy máu: Trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng, bạn không nên khạc nhổ, súc miệng mạnh, không sử dụng các thực phẩm chứa cồn, không súc miệng bằng nước muối, không đưa lưỡi vào vị trí vừa nhổ răng, không khạc nhổ hay sử dụng bất cứ vật gì để chọc vào ổ nhổ răng. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy trong thời gian dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ đến có biện pháp khắc phục kịp thời.

Viêm ổ răng: tình trạng này rất dễ xảy ra và chưa xác định rõ lí do.

Bạn cần khám và dùng thuốc theo đơn.

Chúc bạn sớm lành bệnh!

Có nên nhổ răng khôn mọc ngầm?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em năm nay 22 tuổi, hiện đang cho con bú. Bé được 4 tháng tuổi. Em có mọc răng khôn hàm trên bên phải, răng em mọc ngầm hay sao mà mọc có 1 nửa, còn 1 nửa kia không mọc lên, chắc là do răng em mọc ngầm nên bây giờ xuất hiện thịt dư không đau. Tai em bị ù không biết có phải là do tác động bởi răng đó không? Vậy thưa bác sĩ em có nên đi nhổ hay làm gì với thịt dư đó? Và nó có tác động gì không khi nhổ và không nhổ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Biểu hiện của em có thể là răng khôn mọc lệch (răng số 8 mọc lệch). Khi răng khôn mọc lệch, tùy theo mức độ mà có thể gây nên những biến chứng như:

– Sâu răng: Do mọc lệch có thể ứ đọng thức ăn ở những góc, ngách..thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, khi răng mọc lệch

– Viêm lợi, viêm nha chu: mảng bám thức ăn và vi khuẩn tích tụ gây ra viêm nhiễm ở xung quanh, bệnh tái phát nhiều lần khi chưa được chữa trị.

– Lợi trùm

– Tổn thương xương và răng xung quanh: Biểu hiện sớm là những cơn đau âm ỉ trong góc hàm. Khi răng khôn mọc lệch đâm vào răng bên cạnh, sẽ làm cho răng bên cạnh bị lung lay, có thể gây sâu răng, cuối cùng là rụng răng. Đôi khi nhiễm trùng ở răng khôn có thể lây lan tới các khu vực xung quanh như gây viêm tai, viêm mũi, viêm họng. Với răng khôn mọc lệch thì cách chữa trị duy nhất là lấy bỏ và nên thực hiện sớm để tránh những biến chứng gây nên.

Khuyên em khám chuyên khoa Nha sĩ để được chữa trị, khám tai mũi họng để xác định có tổn thương viêm nhiễm hay không và chữa trị.

Chúc em mạnh khỏe!

Cảm giác căng cứng một bên cơ hàm bên trái, nhổ hai răng khôn hàm dưới thì có tiếng kêu lục khục khi há miệng


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ cháu năm nay 18 tuổi. Khoảng 1 năm nay cháu hay có cảm giác căng cứng một bên cơ hàm bên trái. Sau khi đi nhổ hai răng khôn hàm dưới thì hay xuất hiện tiếng kêu lục khục khi há miệng và nghiêng hàm dưới sang hai bên. Cháu đang cảm thấy lo lắng. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu?

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu!

Những triệu chứng của cháu có thể là do bị loạn năng khớp thái dương hàm. Bệnh này có một số triệu chứng thường gặp là:

– Mỏi cơ hàm: Người bệnh ban đầu có cảm giác mỏi, không thoải mái ở các cơ vận động hàm.

– Đau: Xuất hiện muộn hơn. Lúc đầu chỉ đau khi nhai, sau đó đau cả khi không nhai. Đau khu trú ở các cơ quanh quai hàm, sau đó chuyển sang khớp thái dương hàm và toàn đầu.

– Không há miệng to được.

– Nghe thấy tiếng lục cục ở khớp thái dương hàm khi há miệng.

– Ảnh hưởng tới nhiều cơ quan lân cận: gây ù tai, chóng mặt, lung lay răng…

Các biểu hiện trên thường tiến triển chậm, thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, rồi tự hết làm người bệnh không chú ý. Các lý do chính dẫn tới loạn năng thái dương hàm bao gồm:

– Bất thường về răng: mất răng làm giảm hiệu suất nhai, các răng lân cận bị xô lệch, bị hàn răng hoặc làm răng giả sai kỹ thuật, răng khôn mọc lệch…

– Tai nạn gây chấn thương vùng quai hàm.

– Tật nghiến răng.

Trường hợp của cháu lí do có thể do cháu nhổ hai răng khôn hàm dưới. Hiện tại cháu nên ăn thức ăn mềm, tránh há to miệng. Xoa bóp vùng quanh quai hàm. Tốt nhất là cháu nên đi khám để được các bác sĩ răng hàm mặt giải đáp cụ thể hơn.

Chúc cháu mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl