Những cách khắc phục đau khớp hàm


4,226
1
1
Xu
53
Đau khớp hàm là một vấn đề sức khoẻ gây ra nhiều trở ngại cho cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Những lời khuyên sau đây từ đội ngũ chuyên gia sẽ giúp bạn tìm ra những cách điều trị đau khớp hàm hiệu quả.

Đau khớp hàm khi nhai, nóng lan tỏa hàm trái là bệnh gì, chữa trị thế nào?


Câu hỏi bởi: anhtuong

Chào bác sĩ!

Khoảng 10 ngày trở lại, khi nhai thức ăn khớp hàm bên trái (gần lỗ tai) đôi khi có một tiếng kêu “bụp”, giống như bị trật gân, kèm theo đau đớn và nóng lan toả khu vực hàm trái. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi nhai thức ăn, những hoạt động xương hàm khác đều bình thường, không có hiện tượng đau nhức gì cả. Tôi có đến Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt thành phố Hồ Chí Minh để khám và chụp phim nhưng không có kết quả gì và cũng không chẩn đoán được bệnh gì, bác sĩ chỉ dặn ăn thức ăn mềm, nhai nhẹ, đổi nhai bên phải. Nhưng về nhà hiện tượng đó vẫn xảy ra và mức độ đau nhiều hơn. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì? Và tôi phải làm gì để chữa hết hiện tượng này.

Xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Với các triệu chứng như bạn mô tả có thể là bạn đã bị viêm khớp thái dương hàm. Đây là một bệnh khá phổ biến và có thể gặp ở cả trẻ em. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền hà trong ăn uống, tác động lớn đến sức khỏe người bệnh.

Có nhiều lí do gây viêm khớp thái dương hàm như:

Nhiễm khuẩn

Sau chấn thương cấp

Viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%)

Thoái hóa khớp, hoặc viêm, thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm.

Nguyên nhân do chấn thương cũng luôn được quan tâm tới. Chấn thương do va đập (tai nạn xe, bị đánh, bị ngã) hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm.

Một biến chứng xảy ra viêm khớp thái dương hàm là nghiến răng lúc ngủ hoặc nhai kẹo cao su quá nhiều.

Viêm khớp thái dương hàm cũng có thể do bị trật đĩa khớp (giữa lồi cầu và ổ khớp) hoặc sau nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng số 7, 8.

Viêm khớp thái dương hàm cũng hay gặp do răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn.

Viêm khớp thái dương hàm gây đau khớp có thể ở một bên, đôi khi cả hai bên mặt. Phần lớn người bệnh chỉ đau nhẹ, tự nhiên khỏi, nhưng đôi khi bệnh sẽ phát triển đến giai đoạn đau liên hồi, nhất là lúc nhai và hàm dưới khó cử động (cử động bị giới hạn).

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp thái dương hàm là đau hoặc khó chịu trong khớp hàm hoặc cơ nhai. Có thể gặp tiếng lục cục khi nhai trong khớp thái dương hàm đang bị đau và há miệng khó khăn, đau tăng lên. Khi đã xuất hiện tiếng kêu lục cục lúc nhai là bệnh đã tác động đến khớp. Bên cạnh đó có cảm giác mỏi mặt, sưng mặt phía bên khớp thái dương hàm bị đau do cơ nhai hoạt động kéo dài liên tục làm cho phì đại cơ nhai. Đặc điểm của phì đại cơ nhai sẽ làm cho khuôn mặt không đều, một bên phình to (bên khớp bị viêm), một bên bình thường vì thế khuôn mặt trở nên mất cân đối. Một số tình huống có kèm theo đau tai, đau răng, đau đầu, ù tai, chóng mặt và có vấn đề thính giác.

Trường hợp của bạn khi đau bạn có thể giảm đau khớp và đau cơ bằng các thuốc giảm đau (Paracetamol, Mobic, Diclofenac) và kháng viêm (Corticoid), thuốc giãn cơ (Myonal). Nên áp dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp cơ, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại. Cần ăn các loại thức ăn mềm, nhuyễn. Bạn có thể uống thêm thuốc JEX. Trong JEX có chứa UC-II là Collagen loại 2 không biến tính, có tác dụng giảm đau, thúc đẩy sự hình thành và nuôi dưỡng mô sụn tại các khớp.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Khớp thái dương hàm kêu lục cục, khi nhai bị đau, phải điều trị như thế nào?


Câu hỏi bởi: My

Thưa bác sĩ!

Em năm nay 14 tuổi, là nữ giới. Hồi trước lâu lâu khớp hàm của em mới kêu lục cục nhưng dạo 1-3 tháng gần đây tình trạng này xảy ra liên tục. Em có từng bị té xe đập mặt xuống đất nhưng cách đây rất lâu rồi khoảng 6 năm trước. Bây giờ mỗi khi há miệng nó đều kêu lục cục và khi nhai nó sẽ đau kèm theo tiếng lục cục. Em chỉ bị một bên hàm thôi. Em có tìm hiểu thì cũng có nhiều người bị như em người ta nói bệnh này là khớp thái dương hàm. Em mong bác sĩ tư vấn cho em cách điều trị. Em có nên đến bác sĩ không và nếu khám thì chi phí khoảng bao nhiêu ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào em!

Với các triệu chứng như em mô tả rất có thể em đang bị loạn năng thái dương hàm. Đây là căn bệnh tuy không gây tử vong nhưng gây khó chịu, mệt mỏi nếu phát hiện muộn.

Biểu hiện của bệnh loạn năng thái dương hàm thường không rõ ràng, thoáng qua, thậm chí tự nhiên khỏi, chính vì thế hầu hết mọi người không mấy quan tâm. Bệnh thường gây ra cảm giác khó chịu khi ăn nhai, há miệng đau, các cơ nhai co thắt. Các triệu chứng ở khớp nhai là bệnh nhân há miệng cảm thấy lục cục bên trong khớp; hoặc cảm giác đau ở khớp hàm, há miệng không được thoải mái.

Việc chữa trị có thể gồm hai loại:

Điều trị không can thiệp thực thể: Các biện pháp uống thuốc kháng viêm, giảm đau, tâm lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới, đeo máng nhai… Thực hiện các can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai: Tùy vào tình trạng bệnh mà lựa chọn can thiệp phù hợp như mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình, phẫu thuật…

Bệnh để càng lâu, càng khó chữa, chi phí cao và hiệu quả thấp. Chi phí chữa trị loạn năng thái dương hàm tùy thuốc vào lựa chọn phương pháp chữa trị. Với tình trạng hiên tại em nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được giải đáp chữa trị cụ thể.

Chúc em sớm khỏi bệnh!

Đau tai, đau quai hàm, tác động đến mắt và đầu chữa trị ra sao?


Câu hỏi bởi: 0

Chào bác sĩ.

Thưa bác sĩ! Tôi bị đau tai, đau quai hàm, tác động tới mắt và đầu, nên cảm giác khó chịu, xin hỏi bác sĩ biểu hiện đó là bệnh gì ạ?

Xin cảm ơn.

Chào bạn.

Đau tai kèm đau quai hàm là triệu chứng của nhiều bệnh. Thường khi nhai, cắn các thức ăn to, cứng như bánh mỳ, ổi, xoài, mía, gân,…bạn nghe tiếng lậc khậc ở trước tai kèm theo đau nhói vùng tai gần bên. Khám tai thì tai hoàn toàn bình thường. Đó là triệu chứng đau khớp hàm (rối loạn khớp thái dương hàm). Bệnh hay gặp ở người bị mất nhiều răng hàm 1 bên (chỉ nhai 1 bên hàm gây quá tải khớp), người có thói quen nhai chủ yếu 1 bên, chấn thương vào vùng cằm (ngã đập cằm vào vật cứng),…

Thông tin bạn cung cấp rất sơ sài nên bác sĩ chỉ có thể giải đáp về bệnh liên quan nhiều nhất với những thông tin của bạn. Nếu bạn đúng như tôi vừa mô tả trên thì bạn đã bị rối loạn khớp hàm. Bạn nên giảm các hoạt động nhai thức ăn dai, cứng, tránh há miệng lớn (ngáp phải giữ cằm lại) có khi hàng tháng mới khỏi. Có bệnh nhân phải ăn cháo loãng, súp nấu nhừ (không được nhai!) để bệnh mau giảm. Bạn nên đến khám bác sĩ Tai Mũi Họng (kiểm tra loại trừ bệnh tai gây đau lan ra khớp hàm), khám bác sĩ Răng Hàm Mặt để trồng trám chữa răng trả lại chức năng nhai đầy đủ 2 hàm và làm theo các hướng dẫn trên nhé.

Chúc bạn vui vẻ.

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Nuốt nước bọt hay thức ăn thấy đau bên họng trái


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu 21 tuổi, 1 tuần gần đây khi cháu nuốt nước bọt hay thức ăn thì thấy bị đau bên họng trái giống như có gì đó mắc ở trong. Bây giờ cháu còn bị thêm biểu hiện là khi há mồm đau hàm bên trái, làm việc sinh hoạt khó khăn. Mong bác sĩ cho cháu biết biểu hiện như vậy là sao ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn.

Theo mô tả thì có thể bạn đang bị viêm họng, kết hợp với loạn năng thái dương hàm.

Đối với bệnh viêm họng, lí do thường do vi khuẩn, chỉ cần dùng 1 liều kháng sinh theo đơn của bác sĩ bệnh sẽ khỏi.

Loạn năng thái dương hàm là rối loạn cơ nhai hoặc khớp thái dương hàm, giảm hiệu quả nhai lâu ngày cuối cùng triệu chứng ra ngoài. Người bệnh thường đau cơ hàm nhai, đau khớp hàm hay khi há miệng cũng cảm thấy nhức mỏi. Nữ giới, lứa tuổi thanh niên và trung niên thường gặp bệnh lý này.

Nguyên nhân loạn năng thái dương hàm có thể do bất thường về răng (răng xô lệch, hàn răng, răng giả…), tai nạn chấn thương vùng quai hàm, tật nghiến răng, rối loạn tâm lý hay liên quan đến nghề nghiệp như nhạc sĩ violon, trực tổng đài kẹp điện thoại vào cổ… Người bị loạn năng thái dương hàm có biểu hiện đau cơ hàm nhai, lúc đầu xuất hiện khi nhai, ở giai đoạn nặng hơn thì không nhai vẫn có cảm giác đau nhức. Khi nhai có tiếng lục cục ở khớp thái dương hàm. Bệnh tác động đến khớp thái dương hàm và cơ nhai, sau lan rộng dần và có thể người bệnh bị đau cả vùng đầu. Khi bị đau cơ hàm nhai, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám.

Điều trị bệnh bao gồm biện pháp không phẫu thuật và phẫu thuật. Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, có thể dùng máng nhai theo giải đáp của bác sĩ. Xoa bóp vùng quanh hàm có thể giảm đau. Thuốc chữa trị là thuốc an thần, thuốc giảm đau. Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt sớm nhé.

Chúc bạn sức khỏe!


Theo ViCare​
 

H

Hà Quang Phúc

Khách
Xin chào bác sĩ !
Tôi bị đau khớp hàm bên trái, khi nhai, mở to miệng hoặc nghiến răng có cảm giác đau gần 1 tuần nay không thuyên giảm. Đã đi khám và chụp nhưng chỉ được dặn là chườm nóng và ăn đồ mềm. Tôi đã nhổ răng số 8 bên trái nhưng cách đây gần nửa năm rồi.
Hiện tại tôi cảm thấy khớp hàm trái có vẻ cứng lại và cơn đau vẫn còn . Bác sĩ tư vấn giúp tôi !
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.