Giải pháp khắc phục đau răng hiệu quả


4,226
1
1
Xu
53
Đau răng là vấn đề mà ai cũng ít nhất từng một lần mắc phải. Tìm hiểu về cách điều trị sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi đối mặt với những cơn đau bất ngờ này.

Đau răng thì phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Nếu bị đau răng thì làm thế nào ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh


Chào bạn.

Đau răng có rất nhiều lí do:

– Viêm tủy răng: Tủy răng là hệ thống mạch máu và thần kinh giúp nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác, được bảo vệ bởi men răng, xương răng… Khi tổ chức bảo vệ tủy răng bị tổn thương (sâu răng, vỡ hay mẻ răng, mòn cổ răng…) dẫn đến viêm tủy răng. Giai đoạn đầu của viêm tủy răng, cơn đau thường thoáng qua vài phút, đau tăng khi bị kích thích như ăn nóng, lạnh, chua. Về sau, cơn đau nhức kéo dài, rất khó chịu, nhất là về ban đêm. Trường hợp này, phải điều trị tủy (điều trị nội nha) là quá trình lấy sạch tủy bị tổn thương, trám bít hệ thống ống tủy, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp loại bỏ viêm nhiễm và bảo tồn mô răng còn lại.

– Viêm quanh chóp răng (cuống răng): là tình trạng viêm xảy ra ở tổ chức quanh chóp của răng sau khi tủy đã chết. Tổ chức bị viêm gồm có dây chằng quanh răng và xương ổ răng. Nguyên nhân: do tủy bị hoại tử không được điều trị, bệnh nha chu, sang chấn răng… dẫn đến hiện tượng viêm quanh cuống răng, việc chữa trị là rất cần thiết để loại bỏ toàn bộ tổ chức hoại tử, vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, những yếu tố kích thích khác có trong ống tuỷ và tổ chức cuống, tạo điều kiện cho tổ chức cuống hồi phục sau chữa trị. Trong quá trình chữa trị phải đảm bảo vô trùng và không gây bội nhiễm thêm tổ chức vùng cuống răng.

– Mọc răng số 8 (răng khôn): Răng số 8, mọc từ lúc 17 tuổi đến 25 tuổi. Răng không mọc lên được, lợi trùm lên răng, thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi lợi gây viêm mủ. Nếu viêm lan rộng có thể bị sưng to một bên mặt, đau không há được miệng, không ăn uống được. Cần xử trí bằng cách chích mủ, uống hoặc tiêm kháng sinh.

Trường hợp của bạn nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt, bác sĩ sẽ tìm lí do gây đau răng và điều trị theo lí do, cho dù bạn đau răng do lí do gì thì việc điều trị sớm là rất cần thiết. Định kỳ kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng.

Chúc bạn mau khỏi!

Đau răng và đau đầu vào ban đêm phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 20 tuổi. Gần đây cháu bị xuất hiện triệu trứng đau răng và kèm theo đau nửa đầu bên trái và đau cực mạnh vào ban đêm. Bác sĩ giải đáp giúp cháu xem đây là bệnh gì và cách điều trị ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Triệu chứng đau răng kèm theo đau nửa đầu bên trái như tình huống của bạn có thể do các bệnh lý về răng hoặc bệnh lý về thần kinh. Các bệnh lý về răng có thể gặp như các viêm nhiễm (viêm quanh răng, viêm lợi, abcess,…), mọc răng số 8 bình thường và bệnh lý, sâu răng,… Bệnh lý thần kinh có thể gây đau răng và đau nửa đầu là bệnh đau dây thần kinh số V.

Nguyên nhân của tình trạng này thường là do dây thần kinh số V là dây thần kinh chi phối cảm giác cho vùng mặt cùng bện bị chèn ép, có thể do mạch máu hoặc do khối u chèn ép và gây đau. Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ chuyên khoa trực tiếp khám và tìm lí do để chữa trị cho bạn.

Chúc bạn sức khỏe!

Bị đau răng hàm kéo lên thái dương phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Cỏ

Cháu chào bác sĩ!

Cháu là nữ, 22 tuổi. Cháu hay bị đau răng, vị trí giữa 2 răng hàm lớn và răng hàm nhỏ mới mọc 1-2 năm. Thường đau răng thì ít, nhưng đau bên thái dương phía răng đấy thì nhiều. Cháu thường hay day lọn tóc vùng thái dương để đỡ đau. Đôi khi cháu phải uống thuốc giảm đau nữa. Cháu vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày, không ăn đồ quá nóng hay lạnh. Răng hàm nhỏ đấy có phải răng khôn không ạ? Cháu có 3 răng hàm nhỏ mới mọc một vài năm, chúng mọc đúng hàm. Cháu không biết như vậy là làm sao. Mong bác sĩ trả lời giúp cháu.

Cháu xin cám ơn ạ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Răng khôn là răng hàm số 8 (hay là răng hàm lớn thứ 3), là chiếc răng hàm trong cùng mọc lên và là răng hàm mọc cuối cùng, ở mỗi hàm chúng ta có 1 chiếc răng số 8. Ở một số người đau răng là do tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không những làm bệnh nhân đau đớn, khó chịu… mà còn dẫn đến các bệnh lý răng miệng như: gây lung lay răng bên cạnh, xô lệch răng còn lại trong hàm… Trường hợp của cháu bị đau răng hàm nhỏ, đau răng do rất nhiều lí do bệnh lý khác nhau, đau răng đó có thể do viêm tủy răng, có thể do răng khôn mọc lệch gây nên, do các lí do răng miệng khác…v.v. Cháu nên đi khám Nha sĩ để xác định răng bị đau, tìm lí do và chữa trị. Điều trị hết đau răng khi đó có thể cháu sẽ khỏi đau đầu, vì nhiều tình huống đau đầu có căn nguyên từ bệnh lý răng miệng.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Bị đau răng hàm kéo lên thái dương phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Cỏ

Cháu chào bác sĩ!

Cháu là nữ, 22 tuổi. Cháu hay bị đau răng, vị trí giữa 2 răng hàm lớn và răng hàm nhỏ mới mọc 1-2 năm. Thường đau răng thì ít, nhưng đau bên thái dương phía răng đấy thì nhiều. Cháu thường hay day lọn tóc vùng thái dương để đỡ đau. Đôi khi cháu phải uống thuốc giảm đau nữa. Cháu vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày, không ăn đồ quá nóng hay lạnh. Răng hàm nhỏ đấy có phải răng khôn không ạ? Cháu có 3 răng hàm nhỏ mới mọc một vài năm, chúng mọc đúng hàm. Cháu không biết như vậy là làm sao. Mong bác sĩ trả lời giúp cháu.

Cháu xin cám ơn ạ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Răng khôn là răng hàm số 8 (hay là răng hàm lớn thứ 3), là chiếc răng hàm trong cùng mọc lên và là răng hàm mọc cuối cùng, ở mỗi hàm chúng ta có 1 chiếc răng số 8. Ở một số người đau răng là do tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không những làm bệnh nhân đau đớn, khó chịu… mà còn dẫn đến các bệnh lý răng miệng như: gây lung lay răng bên cạnh, xô lệch răng còn lại trong hàm… Trường hợp của cháu bị đau răng hàm nhỏ, đau răng do rất nhiều lí do bệnh lý khác nhau, đau răng đó có thể do viêm tủy răng, có thể do răng khôn mọc lệch gây nên, do các lí do răng miệng khác…v.v. Cháu nên đi khám Nha sĩ để xác định răng bị đau, tìm lí do và chữa trị. Điều trị hết đau răng khi đó có thể cháu sẽ khỏi đau đầu, vì nhiều tình huống đau đầu có căn nguyên từ bệnh lý răng miệng.

Chúc cháu mạnh khỏe!

chữa đau răng mùa lạnh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Dạ thưa bác sĩ, cháu bị sâu răng, mỗi khi mùa lạnh đến răng cháu đau lắm, giờ cháu không biết cách nào để hết, mong bác sĩ giúp cháu.

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ


Chào cháu!

Không biết cháu bị sâu răng nào, mức độ có nặng không? Răng sâu là một tổn thương của răng nhưng nó không có khả năng tự phục hồi nên phải điều trị. Bình thường răng sâu từ lớp nông đến lớp sâu theo giải phẫu của răng. Nó còn làm cho cháu có mùi hôi trong miệng. Ban đầu, sâu răng triệu chứng là sự đổi màu ở mặt răng (mặt nhai hoặc kẽ giữa 2 răng…) và lúc này không thấy biểu hiện. Trải qua thời gian các điểm biến đổi màu này chuyển sang tối hơn (màu nâu hoặc màu đen). Khi lỗ sâu răng xuất hiện làm cho thức ăn bị giắt vào và có biểu hiện buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh và đau khi có thức ăn giắt vào. Sau đó khi lỗ sâu tiếp tục phát triển thì phần đáy lỗ sâu bị bong calcium và mềm hóa nhiễm vào tầng sâu của răng… và cuối cùng làm cho viêm tuỷ răng. Khi này nếu không chữa trị thì bệnh sẽ nặng nề gây viêm chóp chân răng hoặc vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng.

Điều trị sâu răng: người ta sử dụng biện pháp tái khoáng phần bị sâu (dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng bị sâu) đây là biện pháp chữa trị cho răng mới bị sâu, là biện pháp đơn giản, không đau, hiệu quả và an toàn. Khi lỗ sâu đã rộng thì phải dùng biện pháp nạo bỏ phần răng sâu nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu, sau đó hàn trám để hàn thật chắc vào răng, trám đầy lỗ khuyết của răng để thức ăn không giắt vào và không lưu lại vi khuẩn (nếu sâu răng đã gây viêm tuỷ thì phải diệt tuỷ trước khi hàn, trám răng). Đây là biện pháp ngăn chặn sâu răng tiến triển nặng hơn, khôi phục tính năng của răng, giữ được thẩm mỹ và chức năng của hàm răng. Để phòng các răng khác bị sâu, cháu nên vệ sinh răng miệng đúng cách (chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ – ít nhất 2 lần/ngày). Hạn chế sử dụng thức ăn có nhiều đường, sử dụng kem đánh răng có chứa flourine, dùng nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn (ví dụ listerine…). Trong tình huống của cháu nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được giải đáp chữa trị hiệu quả.

Chúc cháu vui, khoẻ!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl