Những điều cần biết về bệnh táo bón ở trẻ


4,226
1
1
Xu
53
Táo bón gây mệt mỏi và khó chịu cho những ai mắc phải. Đặc biệt, với trẻ em, nó dẫn đến sự uể oải và để lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa non nớt của các bé. Vì vậy, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về những trường hợp mắc bệnh này ở trẻ để có biện pháp xử lý phù hợp cho con mình.

Vì sao ăn nhiều rau mà vẫn táo bón?


Câu hỏi bởi: Thùy Trăm

Chào bác sĩ.

Con năm nay 15 tuổi. Cách đây gần 2 năm con bị chứng táo bón, nhưng chỉ cần ăn bưởi là đi vệ sinh bình thường, dạo gần 6 tháng gần đây cách 1 tuần con mới đi vệ sinh được, có khi hơn 1 tuần. Con đã cố gắng ăn nhiều rau, uống nhiều nước và nước trái cây nhưng vẫn dâu vào đấy, con vẫn phải ăn thật nhiều bưởi mới đi vệ sinh được nhưng vẫn rất khó khăn. Con cảm thấy mình gần như có dấu hiệu bị bệnh trĩ. Mong bác sĩ cho con lời khuyên ạ!

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Táo bón lâu ngày có thể dẫn tới các bệnh lý của hậu môn, trực tràng, có thể là lí do cho bệnh trĩ xuất hiện. Táo bón có nhiều lí do trong đó phổ biến là do chế độ ăn thiếu chất xơ, do uống ít nước và do lười vận động. Ngoài ra còn do các lí do khác như uống thuốc làm ức chế nhu động ruột, táo bón do các bệnh lý thực thể khác gây nên (viêm đại tràng co thắt..v.v.).

Nếu cháu đã uống đủ nước, ăn nhiều rau, cháu cần xem lại mình có lười vận động hay không? Lượng nước uống cần đảm bảo 2 lít/ ngày, trong những ngày hè nóng bức ra nhiều mồ hôi cháu cần bổ sung nhiều nước uống hơn. Nếu cháu đã áp dụng các biện pháp để phòng tránh táo bón mà tình trạng táo bón vẫn kéo dài, cháu nên khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để có chẩn đoán lí do và hướng dẫn cháu chữa trị.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Trẻ 4 tháng bị táo bón phải làm sao?


Câu hỏi bởi: heo con ham ăn

Chào bác sĩ.

Thưa bác sĩ! Trẻ 4 tháng bị táo bón 7- 8 ngày mới đi đại tiện mà đi rất ít và mỗi lần đi là rặn đỏ mặt mũi tay gồng lên. Đít bị đỏ và hơi sưng giống như bị nẻ, và hay khóc thét nữa. Tôi phải làm gì hả bác sĩ, mong bác sĩ giải đáp.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào bạn.

Bạn không nói rõ con bạn hiện nay được bú mẹ hoàn toàn hay là ăn sữa ngoài và đã cho ăn dặm hay chưa. Chế độ ăn thiếu nước hoặc không đủ lượng cũng có thể gây táo bón cho trẻ. Thông thường hiếm khi trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn lại bị táo bón vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Nếu bé được bú mẹ hoàn toàn mà vẫn táo thì có khả năng là bé không được bú đủ lượng sữa mà cơ thể cần. Thiếu nước là lí do chính gây táo bón ở trẻ bú mẹ hoàn toàn. Và chính sữa mẹ lại vừa là nguồn dinh dưỡng nuôi bé cũng lại chính là nguồn nước rất quan trọng với trẻ.

Vì thế, bạn cần tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn để chống táo bón. Bên cạnh đó khẩu phần ăn của mẹ cần tăng cường rau xanh và hoa quả tươi. Còn nếu bé ăn sữa ngoài thì bạn nên pha cho bé đúng tỷ lệ vì đặc quá dễ bị táo bón hoặc đổi sữa khác cho bé. Đồng thời bạn cần bổ sung thêm nước đun sôi để nguội cho bé ngoài các bữa ăn. Đồng thời để giảm bớt tình trạng táo bón, hằng ngày bạn có thể xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ khi bé đói một đến hai lần một ngày, mỗi lần khoảng 5-10 phút. Tập cho bé đi vệ sinh vào giờ nhất định, tạo cho bé phản xạ đi ngoài hằng ngày.

Ngoài ra táo bón còn có thể là triệu chứng của một bệnh khác hoặc là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó mà bé đang dùng. Nếu bé không tăng cân hoặc kèm theo bất kỳ biểu hiện bất thường nào như: sốt, bỏ bú, quấy khóc, bụng chướng…thì bạn nên cho bé đi khám để chữa trị kịp thời.

Chúc sức khỏe.

bé bị táo bón lâu ngày


Câu hỏi bởi: Giấu tên

mình có cháu trai 38 tháng tuổi cháu thường xuyên bị táo bón phân to, đầu phần cứng, nhưng đi cầu ko bị ra máu thường hai ba ngày cháu mới đi tiêu một lần vừa qua, gần cả tuần cháu mới đi tiêu đc cháu uống nhiều nước, ăn hoa quả nhiều, nhưng ít ăn rau Mẹ phải bơm hậu môn, hai ống, uống thêm thuốc nhuận trường, cháu mới đi được. đến hôm nay đã là ngày thứ ba, cháu vẫn chưa đi tiêu lại. Nhờ bác sĩ tư vấn để điều trị Chọn tệp

Bác sĩ Phạm Văn Tâm


Chào bạn,

Bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống, tăng ăn rau, đặc biệt là các loại rau nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, v..v. Bạn cũng không nên thụt sáo quá nhiều, nếu 4-5 ngày trở lên mới nên nghĩ đến thụt sáo. Việc này tiếp tục đến lúc bé đi được thì thôi chứ không nên dùng lâu dài.

Chúc bạn sức khỏe!

Trẻ sơ sinh bị táo bón


Câu hỏi bởi: Nguyễn Hồng Lý

Thưa bác sĩ , con em được 2 thắng tuổi nhưng 14 ngày rồi cháu vẫn chưa đi ngoài, cháu vẫn bú mẹ và ngủ bình thường, hay khóc đêm . Vậy có cácch nào cho trẻ đi ngoài không bác sĩ

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Bạn mua ống thụt phân có chứa chất bôi trơn glycerin dành cho trẻ em có bán sẵn ở các hiệu thuốc về thụt cho bé.

Cách sử dụng như sau: mở nắp ống, bơm một ít thuốc ra đầu ngón tay rồi bôi lên đầu ống cho trơn, để bé nằm ngửa một tay dang rộng hai chân trẻ để lộ lỗ hậu môn, từ từ vừa xoay vừa luồn nhẹ nhàng ống vào sâu trong hậu môn đến hết tầm độ dài của ống sau đó bóp để bơm thuốc vào sâu trong hậu môn trẻ. Việc thụt này không ảnh hưởng tới hậu môn cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.

Nếu phân ra vón thành hòn như quả táo, rất lâu tan trong nước là trẻ bị bệnh táo bón, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Nếu phân không bị vón thành hòn, vẫn thành khuôn mượt tuy phần đầu phân hơi rắn thì không phải là bệnh lý mà chỉ là chậm bài tiết phân, không phải đi khám bệnh mà chỉ cần 3-4 ngày nếu trẻ không bài tiết thì thụt phân. Khi trẻ lớn lên ăn dặm hiện tượng táo phân này sẽ hết.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.

Bé bị táo bón phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Con tôi được hơn 1 tháng tuổi, bé bú mẹ hoàn toàn. Khi mới sinh bé đi ngoài xì xẹt. Từ hôm bé đi chiếu đèn (bé bị vàng da) về có uống bổ sung vitamin D3 và vitamin K (bác sĩ kê đơn 3 giọt/1lần buổi sáng) bé rất ít đi ị. Sau hôm đó 4 ngày, bé mới đi một lần. Có lúc 5-6 ngày chưa đi lần nào. Tôi có thụt cho bé thì bé đi rất nhiều. Phân thành khuôn nhưng mềm vàng và rất thối. Bác sĩ cho tôi hỏi, bé có phải bị táo bón không và tôi phải làm gì? Hiện giờ tôi đã cho bé dừng uống vitamin vì tôi sợ vitamin nóng, nhưng nay đã là ngày thứ 4 mà bé vẫn chưa đi.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Hiện tượng như con bạn là thường gặp ở trẻ nhỏ, bé không phải bị táo bón (phân vón lại thành cục như quả táo, khó tan trong nước mới là bị táo phân). Thường những bé này là tiêu hóa tốt, ít cặn bã nên ít phân do đó ít đi ngoài và bé khỏe mạnh bú tốt ngủ ngoan, việc chăm sóc nhàn nhã hơn. Khi thấy bé 3-4 ngày không đi ngoài bạn nên thụt phân cho bé bằng ống thụt chứa chất bôi trơn Glycerin. Việc thụt phân không hề tác động đến hậu môn hoặc đường tiêu hóa của bé. Bạn không nên để quá lâu (5-6 ngày) mới thụt vì để lâu phân sẽ bị hút bớt nước làm bé khó đi ngoài, gây cảm giác đau khi ỉa làm bé sợ đi ỉa. Bạn vẫn cho bé uống vitamin như bác sĩ đã kê đơn, không phải do dùng thuốc mà bé bị nóng . Bé lớn thêm một ít nữa hiện tượng này sẽ hết.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl