Nhau thai bám thấp là một hiện tượng khá phổ biến và đáng lo ngại. Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều đó.
Nhau thai bám thấp gây băng huyết sau sinh có nguy hiểm?
Câu hỏi bởi: Lê Hiền
Chào bác sĩ!
Em có bầu tuần 32, đi siêu âm bác sĩ nói nhau thai bám thấp nhóm 2, rất dễ bị băng huyết sau sinh. Bác sĩ có thể cho em biết rõ hơn về vấn đề này được không ạ? Có cách nào để phòng ngừa trước không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào em!
Rau thai bình thường bám ở đáy hoặc mặt trước, sau tử cung, Rau bám thấp là rau bám ở đoạn dưới tử cung do vậy trong vòng 3 tháng cuối và khi chuyển dạ do đoạn dưới dài ra nên dễ bị bong rau từ đó gây chảy máu. Em cần khám siêu âm theo dõi kỹ để xác định tiến triển thế nào. Nếu thấy đau bụng và chảy máu thì phải vào viện ngay. Hiện nay không có cách gì phòng ngừa và chữa trị cả chỉ có chữa trị biểu hiện mà thôi. Em nên tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ nhé.
Chúc em khỏe.
Nhau thai bám thấp và bị ra máu từ tuần 31 có phải sinh non không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi em có bầu tuần thứ 35. Khi thai được 30 tuần đi siêu âm bác sĩ nói nhau thai bám thấp và em bị ra máu từ tuần 31 em đi bệnh viện chữa trị mấy ngày thì không có ra máu nữa nhưng cứ về nhà hai ba ngày lại bị ra mặc dù bác sĩ có cho thuốc uống cầm máu và thuốc chống có bóp tử cung. Đến tuần 34 em bị ra máu ồ ạt lẫn máu cục em đi bệnh viện bác sĩ nói dọa sinh non cho em nhập viện và tiêm thuốc trợ phổi cho bé và dùng thuốc một tuần không ra máu nữa bệnh viện cho về. Nhưng về được hai ngày em lại thấy ra máu đỏ tươi lẫn máu đông lại và em hay bị gò bụng cứng lên. Cho em hỏi trường hợp của em là như thế nào và em có phải sinh non không ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Như vậy bạn bị rau tiền đạo rồi bạn cần nhập viện để theo dõi và chữa trị nhé, trong tình huống chữa trị không kết quả có thể sẽ phải mổ lấy thai (nếu thai đã được 34 tuần và đã tiêm thuốc giúp phổi em bé trưởng thành sớm hơn thì khả năng nuôi dưỡng sẽ cao hơn rất nhiều do vậy bạn cũng yên tâm nhé).
Chúc bạn khỏe!
Nhau thai bám thấp có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Câu hỏi bởi: Như ý
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, em mang thai hơn 17 tuần và bác sĩ nói nhau bám thấp (em có tiền sử sanh non song thai tuần thứ 20). Nghe bác sĩ nói vậy em rất lo, xin bác sĩ cho em hỏi như vậy có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Mấy ngày nay em đau bụng bên trái liệu có tác động gì không ạ? (em không ra huyết hay bất thường gì). Em đau bụng như vậy có nên nhập viện không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào em!
Rau bám thấp là rau bám ở đoạn dưới tử cung khi chuyển dạ có thể gây cản trở đường ra của thai nhi. Tuy nhiên thai của bạn mới 16 tuần do vậy chẩn đoán rau bám thấp lúc này chưa có giá trị nhiều. Bạn hãy tiếp tục theo dõi, đi khám, siêu âm kiểm tra theo định kỳ nhé. Khi có thai cần ăn cân đối 4 thành phần dinh dưỡng đó là chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin (rau củ quả) trong đó chất đạm nên tăng cường nhiều hơn để thai nhi phát triển tốt. Trong tôm, cua có nhiều canxi và chất đạm bạn hãy ăn tăng cường nhiều hơn hoặc có thể kết hợp cùng các loại cá, thịt bò, thịt gà, trứng …vv.
Em cần đi khám thai và quản lý thai đầy đủ, lưu ý dùng thuốc nhé. Đó là các loại sau:
Viên sắt: đề phòng thiếu máu do thiếu sắt
Canxi: đề phòng loãng xương đối với mẹ và giúp con có đủ can xi để phát triển chiều cao
Vitamin tổng hợp loại dành cho phụ nữ có thai giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và cũng đỡ bị nghén
Tiêm phòng uống ván cho mẹ và con khi thai từ 20 tuần tuổi trở lên, tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 2 phải trước thời điểm sinh tối thiểu 1 tháng.
Nếu em thấy đau bụng như vậy thì hãy đi khám để tìm lí do, xác định được lí do khi đó mới có hướng xử trí phù hợp.
Chúc em và bé khỏe.
Mang thai gần 1 tháng nhưng thường xuyên bị đau bụng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu mang bầu gần 1 tháng rồi mà thường xuyên bị đau bụng. Chồng cháu lại đòi quan hệ nhưng cháu lại sợ không may xảy ra chuyện gì nên không đồng ý. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu!
Cháu cảm ơn ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Về mặt lý thuyết, trong suốt thời kỳ mang thai, nếu thai kỳ bình thường và ổn định thì việc quan hệ tình dục (với một số hạn chế và thận trọng) là an toàn và không tác động tới em bé. Vì khi đó, thai nhi nằm trong tử cung, được bảo vệ tương đối an toàn nhờ nước ối, màng ối và nút nhầy cổ tử cung; dương vật của người chồng cũng sẽ không chạm được đến thai khi “quan hệ”. Khi có cực khoái, tử cung co bóp mạnh hơn và thai cử động nhiều hơn nhưng cũng không không đủ gây chuyển dạ con.
Tuy nhiên, nên hạn chế và đặc biệt kiêng cữ ở 12 tuần đầu của thai nhi. Khi đó, thai nhi đang trong quá trình làm tổ và bám vào thành tử cung, vì những co thắt mạnh đều có khả năng gây chảy máu tử cung, có thể dẫn đến động thai và sảy thai. Sau 12 tuần, có thể quan hệ, nhưng cũng nên hạn chế và nhẹ nhàng. Đặc biệt thận trọng ở những thai phụ có tiền sử sảy thai, đẻ non ở các lần có thai trước. Thai phụ mắc bệnh tăng huyết áp, mang thai đôi, nhau thai bám thấp, có vấn đề bất thường ở cổ tử cung… nên tránh sinh hoạt tình dục, nếu muốn quan hệ vợ chồng, cần có sự giải đáp của bác sĩ.
Trường hợp cháu có bầu gần một tháng mà thường xuyên bị đau bụng, tốt nhất là cháu nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Sản để được theo dõi và chữa trị kịp thời. Không nên vì chiều chồng mà chấp nhận “quan hệ”, sẽ gây lo lắng, bất an, thậm chí là những nguy cơ cho mẹ và thai nhi. Hãy giải thích để chồng hiểu, thông cảm và chia sẻ những khó khăn đó với mình.
Chúc cháu luôn khỏe mạnh!
Tư vấn sinh thường hay sinh mổ
Câu hỏi bởi: Trần Thị Bgocj
Thưa bác sĩ cháu năm
Nay 25 tuổi năm ngoái cháu có bầu và bị lưu 40w cũng vì cháu chỉ có cơn đau nhẹ ko ra huyết không vỡ ối nên khi ra viện thì thai đã lưu.giờ cháu có bầu lại được 30w cháu muốn hỏi trường hợp của cháu nên sinh thường hay sinh mổ.đứa trước cháu bị lưu nhưng vẫn sinh thường được sức khoẻ của cháu tốt.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn
Chà chà.. một sự chuẩn bị rất cẩn thận cho hai mẹ con nhỉ. Nhưng tôi xin trao đổi một chút nhé: Nếu như không có biến chứng gì trong quá trình mang thai hay trong lúc sinh thì sinh thường an toàn hơn so với sinh mổ. Điều này đúng cho cả chu kì mang thai hiện tại của bạn cũng như sau này. Sinh thường sẽ tốt hơn đối với khả năng sinh sản của bạn trong tương lai.
Tất cả các cuộc phẫu thuật đều mang đến một số rủi ro nào đó. Sinh mổ bao gồm đại phẫu ở vùng bụng và vùng xương chậu, nó có thể gây ra các biến chứng hay phải tái nhập viện sau khi sinh.
Tuy nhiên, với việc sinh mổ, đặc biệt nếu đã có kế hoạch trước, là một phương thức sinh sản phổ biến và an toàn. Đôi khi, sinh mổ là cần thiết để lấy cứu mạng sống của người mẹ hay em bé, trong trường hợp này không có gì phải bàn cãi nữa, sinh mổ sẽ là lựa chọn an toàn nhất.
Có nhiều lúc quyết định không được rõ ràng. Bởi nó còn phải phụ thuộc vào bạn và bác sĩ khi cân nhắc đến những rủi ro và lợi ích của việc sinh mổ rồi mới đưa ra quyết định tốt nhất cho bạn.
Sức khỏe tổng thể và lối sống đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng sau khi sinh mổ nếu bạn: Thừa cân hoặc béo phì .Đã từng sinh mổ Đã từng có tiền sử mắc một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tim
Nếu bạn phải dùng thuốc để kích thích sinh nở mà vẫn không có tiến triển gì thì bạn nên cân nhắc đến phương pháp mổ đẻ. Dùng thuốc để kích thích sinh nở còn phải sử dụng đến các biện pháp can thiệp khác, chẳng hạn như hỗ trợ sinh với ống giác hoặc kẹp thai, và những cách thức này cũng gây ra nhiều nguy hiểm. Vì vậy, bạn và bác sĩ cần phải cân nhắc những rủi ro có thể mắc phải với phương thức s
Vậy những rủi ro của việc sinh mổ :
Đau đớn Bạn sẽ cảm thấy đau trong một khoảng thời gian sau khi sinh, và sẽ còn mất nhiều thời gian để phục hồi hơn là sinh thường. Có thể bạn sẽ cảm thấy đau ở vết mổ cũng như thấy khó chịu ở vùng bụng trong một vài tuần sau khi mổ, khi cơ thể đang tự chữa lành vết thương. Bạn sẽ phải sử dụng thuốc giảm đau, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bản thân.
Nhiễm trùng Trước khi phẫu thuật, bạn sẽ được uống một liều thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng sau khi sinh mổ. Hãy nói với nữ hộ sinh nếu bạn bị chảy nhiều máu, chảy máu bất thường, tiết ra chất có mùi hôi hoặc bị sốt. Đây có thể là những triệu chứng của nhiễm trùng. Ba loại nhiễm trùng chính là:
Nhiễm trùng ở vết mổ. Các triệu chứng bao gồm tấy đỏ và tiết dịch, vết thương trở nên tồi tệ hơn và không tự liền lại. Cứ khoảng một trong mười phụ nữ sau khi sinh mổ lại gặp phải hiện tượng này, ngay cả sau khi đã uống thuốc kháng sinh tại thời điểm phẫu thuật. Sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn bị mắc bệnh tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì.
Nhiễm trùng niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung). Nếu bạn bị vỡ ối trước khi sinh hoặc khám âm đạo quá nhiều lần trước khi sinh mổ thì hiện tượng này có khả năng xảy ra nhiều hơn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu. Các ống nhỏ (ống thông) được đưa vào trong quá trình mổ để làm sạch bàng quang nên dễ có thể gây nhiễm trùng. Bạn có thể cảm thấy đi tiểu trở nên khó khăn, đau đớn, và có cảm giác nóng rát.
Cục máu đông Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông, và điều này có thể trở nên nghiêm trọng, tùy thuộc vào vị trí cục máu đông. Nếu cục máu đông ở trong phổi (gây nghẽn mạch phổi), thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Các dấu hiệu của nó bao gồm ho, khó thở, hoặc sưng đau ở bắp chân. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy có bất cứ dấu hiệu nào giống như trên sau khi sinh mổ. Đội ngũ các y – bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn phương pháp điều trị dự phòng, chẳng hạn như các loại thuốc làm loãng máu và băng chân hỗ trợ đàn hồi, giúp lưu thông máu ở chân. Bạn cũng được khuyến khích đi lại xung quanh càng sớm càng tốt sau khi sinh mổ. Điều này sẽ giúp tuần hoàn máu và làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Dính Sinh mổ ẩn chứa nguy cơ bị dính khi cơ thể đang tự chữa lành vết mổ. Các vết dính là dải những mô sẹo có thể làm cho các cơ quan trong bụng dính vào nhau, hoặc dính vào bên trong thành bụng.
Khoảng một nửa số phụ nữ đã từng sinh mổ đều gặp hiện tượng dính. Sử dụng các phương pháp phẫu thuật có thể gây ra một số ảnh hưởng, chẳng hạn như những lớp mổ nào được khâu lại sau đó và cách thực hiện đó như thế nào. Nó cũng phụ thuộc vào số lần bạn đã từng sinh mổ, vì tỷ lệ dính tăng lên đến 75 % sau khi sinh mổ lần 2, và 83 % sau sinh mổ lần 3. Dính có thể gây đau, bởi vì nó hạn chế sự vận động của các cơ quan nội tạng. Đôi khi có thể dẫn đến các vấn đề như tắc ruột và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu chúng bị đè lên hoặc bị cơ quan lân cận chèn ép.
Ảnh hưởng của thuốc gây tê
Hầu hết sinh mổ được thực hiện với cách gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống để làm tê vùng bụng, vì nó an toàn hơn so với việc gây tê toàn bộ cơ thể. Nhưng bất kỳ phương phương pháp gây tê nào cũng tiềm ẩn một nguy cơ nho nhỏ. Sau khi gây tê ngoài màng cứng, bạn có thể bị: Nhức đầu dữ dội. Khoảng 1% phụ nữ gặp phải tình trạng này và có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn đã từng dùng nhiều hơn một loại thuốc gây tê theo vùng trước khi sinh.
Tổn thương thần kinh. Tuy nhiên điều này hiếm khi xảy ra, và thường chỉ kéo dài một vài ngày hoặc vài tuần. Tổn thương thần kinh vĩnh viễn là cực kỳ hiếm.
Những biến chứng nào khác của việc mổ có thể xảy ra?
Những rủi ro đối với em bé sau khi sinh mổ : Em bé của bạn có thể sẽ hoàn toàn khỏe mạnh cả trong và sau khi mổ, mặc dù một số trẻ sơ sinh có vấn đề về đường hô hấp. Những vấn đề này thường không nghiêm trọng, nhưng đôi khi cần phải chăm sóc đặc biệt cho bé để bé hồi phục.
Vấn đề về đường hô hấp có nhiều khả năng xảy ra nếu em bé của bạn bị sinh sớm và được sinh ra bằng cách mổ. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn sinh mổ trước khi bạn bắt đầu đau đẻ, đặc biệt là trước tuần thứ 39 của thai kỳ. Khoảng một trong 50 trẻ sơ sinh vô tình bị dao mổ của bác sĩ cắt phải, nhưng thường mau lành mà không gây ra bất kỳ tác hại nào.
Việc mổ đẻ có ảnh hưởng đến việc mang thai trong tương lai :Điều này rất dễ có thể xảy ra. Một khi bạn đã đẻ bằng phương pháp mổ, bạn có nhiều khả năng phải mổ trong lần mang thai sau. Nhưng không phải luôn là như vậy, và trường hợp đẻ thông thường sau lần sinh mổ trước (VBAC) có thể thực hiện được.
Sau khi sinh mổ sẽ có sự tăng nhẹ nguy cơ nhau thai bám thấp (rau tiền đạo), hoặc nhau thai trũng quá sâu trong lần mang thai sau này của bạn.
Có một rủi ro nhỏ của vết sẹo trên tử cung, đó là nó sẽ có thể mở ra một lần nữa trong lần bạn mang thai hoặc sinh con trong tương lai (vỡ tử cung), nhưng điều này không phổ biến. Khoảng 1 trên 200 phụ nữ đã trải qua vấn đề này khi cố gắng để sinh bé bằng cách thông thường sau lần sinh mổ.
Những ưu điểm của sinh mổ là : Khi lên kế hoạch cho việc sinh mổ có nghĩa là bạn biết khi nào em bé sẽ được sinh ra. Bạn sẽ không có các cơn co thắt hay cảm thấy đau đớn vùng giữa âm đạo với tầng sinh môn, bởi điều đó chỉ xảy ra với phụ nữ đẻ thông thường. Một thời gian sau bạn sẽ thấy có vết thương và đau rát vùng bụng, nhưng điều này có thể được điều chỉnh một cách hiệu quả bằng thuốc giảm đau.
Bạn vẫn có thể gặp một số khó chịu từ việc sinh con bằng cách thông thường, nhưng liệu pháp sinh mổ có kế hoạch có thể làm giảm các khả năng sau:
Triệu chứng đau bụng và cơn đau từ vết bầm, vết khâu bên trong tầng sinh môn của bạn.
Chảy máu nhiều sau khi sinh.
Rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc cười ( triệu chứng căng thẳng mất kiểm soát).
Về lâu dài, sinh mổ có thể giúp bảo vệ chống lại nguy cơ tử cung bị tuột xuống vùng âm đạo (lệch dạ con). Nhưng cũng có một số yếu tố khác góp phần vào tình trạng lệch dạ con, chẳng hạn như:
Kiểu sinh con thông thường hoặc các kiểu khác mà bạn trải qua.
Trọng lượng của em bé khi được sinh ra.
Bạn đã có bao nhiêu em bé
Mẹ hoặc chị/em của bạn cũng mắc chứng lệch dạ con
Nếu bạn đang thừa cân
Nếu bạn thường xuyên bị táo bón Nhưng với bạn vì muốn an toàn cho bé nên bạn đã nghĩ tới sinh mổ mặc dù mình phải hy sinh như thế nào. Vậy bạn nên đăng ký quả lý thai nghén và thực hiện tốt sự tư vấn của các thày thuốc như thế khi sinh bạn sẽ quyết định sinh thường hay sinh mổ . Chúc bạn may mắn.
Chào bạn.
Nhau thai bám thấp gây băng huyết sau sinh có nguy hiểm?
Câu hỏi bởi: Lê Hiền
Chào bác sĩ!
Em có bầu tuần 32, đi siêu âm bác sĩ nói nhau thai bám thấp nhóm 2, rất dễ bị băng huyết sau sinh. Bác sĩ có thể cho em biết rõ hơn về vấn đề này được không ạ? Có cách nào để phòng ngừa trước không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào em!
Rau thai bình thường bám ở đáy hoặc mặt trước, sau tử cung, Rau bám thấp là rau bám ở đoạn dưới tử cung do vậy trong vòng 3 tháng cuối và khi chuyển dạ do đoạn dưới dài ra nên dễ bị bong rau từ đó gây chảy máu. Em cần khám siêu âm theo dõi kỹ để xác định tiến triển thế nào. Nếu thấy đau bụng và chảy máu thì phải vào viện ngay. Hiện nay không có cách gì phòng ngừa và chữa trị cả chỉ có chữa trị biểu hiện mà thôi. Em nên tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ nhé.
Chúc em khỏe.
Nhau thai bám thấp và bị ra máu từ tuần 31 có phải sinh non không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi em có bầu tuần thứ 35. Khi thai được 30 tuần đi siêu âm bác sĩ nói nhau thai bám thấp và em bị ra máu từ tuần 31 em đi bệnh viện chữa trị mấy ngày thì không có ra máu nữa nhưng cứ về nhà hai ba ngày lại bị ra mặc dù bác sĩ có cho thuốc uống cầm máu và thuốc chống có bóp tử cung. Đến tuần 34 em bị ra máu ồ ạt lẫn máu cục em đi bệnh viện bác sĩ nói dọa sinh non cho em nhập viện và tiêm thuốc trợ phổi cho bé và dùng thuốc một tuần không ra máu nữa bệnh viện cho về. Nhưng về được hai ngày em lại thấy ra máu đỏ tươi lẫn máu đông lại và em hay bị gò bụng cứng lên. Cho em hỏi trường hợp của em là như thế nào và em có phải sinh non không ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Như vậy bạn bị rau tiền đạo rồi bạn cần nhập viện để theo dõi và chữa trị nhé, trong tình huống chữa trị không kết quả có thể sẽ phải mổ lấy thai (nếu thai đã được 34 tuần và đã tiêm thuốc giúp phổi em bé trưởng thành sớm hơn thì khả năng nuôi dưỡng sẽ cao hơn rất nhiều do vậy bạn cũng yên tâm nhé).
Chúc bạn khỏe!
Nhau thai bám thấp có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Câu hỏi bởi: Như ý
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, em mang thai hơn 17 tuần và bác sĩ nói nhau bám thấp (em có tiền sử sanh non song thai tuần thứ 20). Nghe bác sĩ nói vậy em rất lo, xin bác sĩ cho em hỏi như vậy có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Mấy ngày nay em đau bụng bên trái liệu có tác động gì không ạ? (em không ra huyết hay bất thường gì). Em đau bụng như vậy có nên nhập viện không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào em!
Rau bám thấp là rau bám ở đoạn dưới tử cung khi chuyển dạ có thể gây cản trở đường ra của thai nhi. Tuy nhiên thai của bạn mới 16 tuần do vậy chẩn đoán rau bám thấp lúc này chưa có giá trị nhiều. Bạn hãy tiếp tục theo dõi, đi khám, siêu âm kiểm tra theo định kỳ nhé. Khi có thai cần ăn cân đối 4 thành phần dinh dưỡng đó là chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin (rau củ quả) trong đó chất đạm nên tăng cường nhiều hơn để thai nhi phát triển tốt. Trong tôm, cua có nhiều canxi và chất đạm bạn hãy ăn tăng cường nhiều hơn hoặc có thể kết hợp cùng các loại cá, thịt bò, thịt gà, trứng …vv.
Em cần đi khám thai và quản lý thai đầy đủ, lưu ý dùng thuốc nhé. Đó là các loại sau:
Viên sắt: đề phòng thiếu máu do thiếu sắt
Canxi: đề phòng loãng xương đối với mẹ và giúp con có đủ can xi để phát triển chiều cao
Vitamin tổng hợp loại dành cho phụ nữ có thai giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và cũng đỡ bị nghén
Tiêm phòng uống ván cho mẹ và con khi thai từ 20 tuần tuổi trở lên, tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 2 phải trước thời điểm sinh tối thiểu 1 tháng.
Nếu em thấy đau bụng như vậy thì hãy đi khám để tìm lí do, xác định được lí do khi đó mới có hướng xử trí phù hợp.
Chúc em và bé khỏe.
Mang thai gần 1 tháng nhưng thường xuyên bị đau bụng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu mang bầu gần 1 tháng rồi mà thường xuyên bị đau bụng. Chồng cháu lại đòi quan hệ nhưng cháu lại sợ không may xảy ra chuyện gì nên không đồng ý. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu!
Cháu cảm ơn ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Về mặt lý thuyết, trong suốt thời kỳ mang thai, nếu thai kỳ bình thường và ổn định thì việc quan hệ tình dục (với một số hạn chế và thận trọng) là an toàn và không tác động tới em bé. Vì khi đó, thai nhi nằm trong tử cung, được bảo vệ tương đối an toàn nhờ nước ối, màng ối và nút nhầy cổ tử cung; dương vật của người chồng cũng sẽ không chạm được đến thai khi “quan hệ”. Khi có cực khoái, tử cung co bóp mạnh hơn và thai cử động nhiều hơn nhưng cũng không không đủ gây chuyển dạ con.
Tuy nhiên, nên hạn chế và đặc biệt kiêng cữ ở 12 tuần đầu của thai nhi. Khi đó, thai nhi đang trong quá trình làm tổ và bám vào thành tử cung, vì những co thắt mạnh đều có khả năng gây chảy máu tử cung, có thể dẫn đến động thai và sảy thai. Sau 12 tuần, có thể quan hệ, nhưng cũng nên hạn chế và nhẹ nhàng. Đặc biệt thận trọng ở những thai phụ có tiền sử sảy thai, đẻ non ở các lần có thai trước. Thai phụ mắc bệnh tăng huyết áp, mang thai đôi, nhau thai bám thấp, có vấn đề bất thường ở cổ tử cung… nên tránh sinh hoạt tình dục, nếu muốn quan hệ vợ chồng, cần có sự giải đáp của bác sĩ.
Trường hợp cháu có bầu gần một tháng mà thường xuyên bị đau bụng, tốt nhất là cháu nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Sản để được theo dõi và chữa trị kịp thời. Không nên vì chiều chồng mà chấp nhận “quan hệ”, sẽ gây lo lắng, bất an, thậm chí là những nguy cơ cho mẹ và thai nhi. Hãy giải thích để chồng hiểu, thông cảm và chia sẻ những khó khăn đó với mình.
Chúc cháu luôn khỏe mạnh!
Tư vấn sinh thường hay sinh mổ
Câu hỏi bởi: Trần Thị Bgocj
Thưa bác sĩ cháu năm
Nay 25 tuổi năm ngoái cháu có bầu và bị lưu 40w cũng vì cháu chỉ có cơn đau nhẹ ko ra huyết không vỡ ối nên khi ra viện thì thai đã lưu.giờ cháu có bầu lại được 30w cháu muốn hỏi trường hợp của cháu nên sinh thường hay sinh mổ.đứa trước cháu bị lưu nhưng vẫn sinh thường được sức khoẻ của cháu tốt.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn
Chà chà.. một sự chuẩn bị rất cẩn thận cho hai mẹ con nhỉ. Nhưng tôi xin trao đổi một chút nhé: Nếu như không có biến chứng gì trong quá trình mang thai hay trong lúc sinh thì sinh thường an toàn hơn so với sinh mổ. Điều này đúng cho cả chu kì mang thai hiện tại của bạn cũng như sau này. Sinh thường sẽ tốt hơn đối với khả năng sinh sản của bạn trong tương lai.
Tất cả các cuộc phẫu thuật đều mang đến một số rủi ro nào đó. Sinh mổ bao gồm đại phẫu ở vùng bụng và vùng xương chậu, nó có thể gây ra các biến chứng hay phải tái nhập viện sau khi sinh.
Tuy nhiên, với việc sinh mổ, đặc biệt nếu đã có kế hoạch trước, là một phương thức sinh sản phổ biến và an toàn. Đôi khi, sinh mổ là cần thiết để lấy cứu mạng sống của người mẹ hay em bé, trong trường hợp này không có gì phải bàn cãi nữa, sinh mổ sẽ là lựa chọn an toàn nhất.
Có nhiều lúc quyết định không được rõ ràng. Bởi nó còn phải phụ thuộc vào bạn và bác sĩ khi cân nhắc đến những rủi ro và lợi ích của việc sinh mổ rồi mới đưa ra quyết định tốt nhất cho bạn.
Sức khỏe tổng thể và lối sống đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng sau khi sinh mổ nếu bạn: Thừa cân hoặc béo phì .Đã từng sinh mổ Đã từng có tiền sử mắc một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tim
Nếu bạn phải dùng thuốc để kích thích sinh nở mà vẫn không có tiến triển gì thì bạn nên cân nhắc đến phương pháp mổ đẻ. Dùng thuốc để kích thích sinh nở còn phải sử dụng đến các biện pháp can thiệp khác, chẳng hạn như hỗ trợ sinh với ống giác hoặc kẹp thai, và những cách thức này cũng gây ra nhiều nguy hiểm. Vì vậy, bạn và bác sĩ cần phải cân nhắc những rủi ro có thể mắc phải với phương thức s
Vậy những rủi ro của việc sinh mổ :
Đau đớn Bạn sẽ cảm thấy đau trong một khoảng thời gian sau khi sinh, và sẽ còn mất nhiều thời gian để phục hồi hơn là sinh thường. Có thể bạn sẽ cảm thấy đau ở vết mổ cũng như thấy khó chịu ở vùng bụng trong một vài tuần sau khi mổ, khi cơ thể đang tự chữa lành vết thương. Bạn sẽ phải sử dụng thuốc giảm đau, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bản thân.
Nhiễm trùng Trước khi phẫu thuật, bạn sẽ được uống một liều thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng sau khi sinh mổ. Hãy nói với nữ hộ sinh nếu bạn bị chảy nhiều máu, chảy máu bất thường, tiết ra chất có mùi hôi hoặc bị sốt. Đây có thể là những triệu chứng của nhiễm trùng. Ba loại nhiễm trùng chính là:
Nhiễm trùng ở vết mổ. Các triệu chứng bao gồm tấy đỏ và tiết dịch, vết thương trở nên tồi tệ hơn và không tự liền lại. Cứ khoảng một trong mười phụ nữ sau khi sinh mổ lại gặp phải hiện tượng này, ngay cả sau khi đã uống thuốc kháng sinh tại thời điểm phẫu thuật. Sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn bị mắc bệnh tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì.
Nhiễm trùng niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung). Nếu bạn bị vỡ ối trước khi sinh hoặc khám âm đạo quá nhiều lần trước khi sinh mổ thì hiện tượng này có khả năng xảy ra nhiều hơn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu. Các ống nhỏ (ống thông) được đưa vào trong quá trình mổ để làm sạch bàng quang nên dễ có thể gây nhiễm trùng. Bạn có thể cảm thấy đi tiểu trở nên khó khăn, đau đớn, và có cảm giác nóng rát.
Cục máu đông Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông, và điều này có thể trở nên nghiêm trọng, tùy thuộc vào vị trí cục máu đông. Nếu cục máu đông ở trong phổi (gây nghẽn mạch phổi), thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Các dấu hiệu của nó bao gồm ho, khó thở, hoặc sưng đau ở bắp chân. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy có bất cứ dấu hiệu nào giống như trên sau khi sinh mổ. Đội ngũ các y – bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn phương pháp điều trị dự phòng, chẳng hạn như các loại thuốc làm loãng máu và băng chân hỗ trợ đàn hồi, giúp lưu thông máu ở chân. Bạn cũng được khuyến khích đi lại xung quanh càng sớm càng tốt sau khi sinh mổ. Điều này sẽ giúp tuần hoàn máu và làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Dính Sinh mổ ẩn chứa nguy cơ bị dính khi cơ thể đang tự chữa lành vết mổ. Các vết dính là dải những mô sẹo có thể làm cho các cơ quan trong bụng dính vào nhau, hoặc dính vào bên trong thành bụng.
Khoảng một nửa số phụ nữ đã từng sinh mổ đều gặp hiện tượng dính. Sử dụng các phương pháp phẫu thuật có thể gây ra một số ảnh hưởng, chẳng hạn như những lớp mổ nào được khâu lại sau đó và cách thực hiện đó như thế nào. Nó cũng phụ thuộc vào số lần bạn đã từng sinh mổ, vì tỷ lệ dính tăng lên đến 75 % sau khi sinh mổ lần 2, và 83 % sau sinh mổ lần 3. Dính có thể gây đau, bởi vì nó hạn chế sự vận động của các cơ quan nội tạng. Đôi khi có thể dẫn đến các vấn đề như tắc ruột và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu chúng bị đè lên hoặc bị cơ quan lân cận chèn ép.
Ảnh hưởng của thuốc gây tê
Hầu hết sinh mổ được thực hiện với cách gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống để làm tê vùng bụng, vì nó an toàn hơn so với việc gây tê toàn bộ cơ thể. Nhưng bất kỳ phương phương pháp gây tê nào cũng tiềm ẩn một nguy cơ nho nhỏ. Sau khi gây tê ngoài màng cứng, bạn có thể bị: Nhức đầu dữ dội. Khoảng 1% phụ nữ gặp phải tình trạng này và có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn đã từng dùng nhiều hơn một loại thuốc gây tê theo vùng trước khi sinh.
Tổn thương thần kinh. Tuy nhiên điều này hiếm khi xảy ra, và thường chỉ kéo dài một vài ngày hoặc vài tuần. Tổn thương thần kinh vĩnh viễn là cực kỳ hiếm.
Những biến chứng nào khác của việc mổ có thể xảy ra?
Những rủi ro đối với em bé sau khi sinh mổ : Em bé của bạn có thể sẽ hoàn toàn khỏe mạnh cả trong và sau khi mổ, mặc dù một số trẻ sơ sinh có vấn đề về đường hô hấp. Những vấn đề này thường không nghiêm trọng, nhưng đôi khi cần phải chăm sóc đặc biệt cho bé để bé hồi phục.
Vấn đề về đường hô hấp có nhiều khả năng xảy ra nếu em bé của bạn bị sinh sớm và được sinh ra bằng cách mổ. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn sinh mổ trước khi bạn bắt đầu đau đẻ, đặc biệt là trước tuần thứ 39 của thai kỳ. Khoảng một trong 50 trẻ sơ sinh vô tình bị dao mổ của bác sĩ cắt phải, nhưng thường mau lành mà không gây ra bất kỳ tác hại nào.
Việc mổ đẻ có ảnh hưởng đến việc mang thai trong tương lai :Điều này rất dễ có thể xảy ra. Một khi bạn đã đẻ bằng phương pháp mổ, bạn có nhiều khả năng phải mổ trong lần mang thai sau. Nhưng không phải luôn là như vậy, và trường hợp đẻ thông thường sau lần sinh mổ trước (VBAC) có thể thực hiện được.
Sau khi sinh mổ sẽ có sự tăng nhẹ nguy cơ nhau thai bám thấp (rau tiền đạo), hoặc nhau thai trũng quá sâu trong lần mang thai sau này của bạn.
Có một rủi ro nhỏ của vết sẹo trên tử cung, đó là nó sẽ có thể mở ra một lần nữa trong lần bạn mang thai hoặc sinh con trong tương lai (vỡ tử cung), nhưng điều này không phổ biến. Khoảng 1 trên 200 phụ nữ đã trải qua vấn đề này khi cố gắng để sinh bé bằng cách thông thường sau lần sinh mổ.
Những ưu điểm của sinh mổ là : Khi lên kế hoạch cho việc sinh mổ có nghĩa là bạn biết khi nào em bé sẽ được sinh ra. Bạn sẽ không có các cơn co thắt hay cảm thấy đau đớn vùng giữa âm đạo với tầng sinh môn, bởi điều đó chỉ xảy ra với phụ nữ đẻ thông thường. Một thời gian sau bạn sẽ thấy có vết thương và đau rát vùng bụng, nhưng điều này có thể được điều chỉnh một cách hiệu quả bằng thuốc giảm đau.
Bạn vẫn có thể gặp một số khó chịu từ việc sinh con bằng cách thông thường, nhưng liệu pháp sinh mổ có kế hoạch có thể làm giảm các khả năng sau:
Triệu chứng đau bụng và cơn đau từ vết bầm, vết khâu bên trong tầng sinh môn của bạn.
Chảy máu nhiều sau khi sinh.
Rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc cười ( triệu chứng căng thẳng mất kiểm soát).
Về lâu dài, sinh mổ có thể giúp bảo vệ chống lại nguy cơ tử cung bị tuột xuống vùng âm đạo (lệch dạ con). Nhưng cũng có một số yếu tố khác góp phần vào tình trạng lệch dạ con, chẳng hạn như:
Kiểu sinh con thông thường hoặc các kiểu khác mà bạn trải qua.
Trọng lượng của em bé khi được sinh ra.
Bạn đã có bao nhiêu em bé
Mẹ hoặc chị/em của bạn cũng mắc chứng lệch dạ con
Nếu bạn đang thừa cân
Nếu bạn thường xuyên bị táo bón Nhưng với bạn vì muốn an toàn cho bé nên bạn đã nghĩ tới sinh mổ mặc dù mình phải hy sinh như thế nào. Vậy bạn nên đăng ký quả lý thai nghén và thực hiện tốt sự tư vấn của các thày thuốc như thế khi sinh bạn sẽ quyết định sinh thường hay sinh mổ . Chúc bạn may mắn.
Chào bạn.
Theo ViCare