Làm sao để phân biệt được trẻ bị Down mức độ nặng – nhẹ, và phải làm gì với trẻ bị Down? Cùng tham khảo lời khuyên của bác sĩ qua tuyển tập bên dưới.
Trê bị Down nhưng vẫn phát triển, vẫn lẫy được, vẫn hóng chuyện là Down nặng hay nhẹ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con cháu được hơn 3 tháng tuổi. Lúc đi siêu âm thì bác sĩ nói có hiện tượng lạ. Lúc con cháu bị sốt lên viện khám các bác sĩ kết luận con cháu bị tim bẩm sinh (thông liên thất) và hội chứng Down. Nhưng con cháu vẫn phát triển, vẫn lẫy được, vẫn hóng chuyện. Bác sĩ cho cháu hỏi con cháu như vậy thì hội chứng Down con cháu mắc phải là ở thể nặng hay thể nhẹ? Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên với ạ.
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu.
Qua thông tin cháu cung cấp, cháu đã đưa con đi khám có xác định bị tim bẩm sinh, hội chứng Down. Thông thường, tình trạng dị tật bẩm sinh thường bao gồm đồng thời nhiều dị tật (từ 2 dị tật trở lên) và tùy theo dị tật ở cơ quan/bộ phận nào của cơ thể, mức độ dị tật nặng hay nhẹ,… mà có biện pháp can thiệp thích hợp.
Trường hợp của con cháu nếu có thông liên thất thì cần xác định xem mức độ nặng nhẹ ra sao, vì nhiều tình huống trẻ nhỏ bị thông liên thất nhưng cơ thể tự phục hồi hoàn toàn sau một thời gian. Còn về bị hội chứng Down thì cần phải xác định chính xác lại bằng các xét nghiệm di truyền học (xét nghiệm AND, kiểu gen,..), với người bị bệnh Down sẽ có 3 nhiễm sắc thể thứ 21. Do vậy, cháu nên đưa con tới cơ sở y tế chuyên khoa Nhi hoặc Di truyền để khám, kiểm tra.
Chúc mẹ con cháu mạnh khoẻ!
Trẻ bị bệnh Down và bệnh tim thông liên thất
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu xin chào bác sĩ.
Con gái cháu bị bệnh Down và bệnh tim thông liên thất – còn ông động mạnh. Cháu đã gần 5 tuổi và mới mổ thông liên thất đầu năm 2015, những lần tái khám bác sĩ bảo đã ổn định. Liệu cháu có còn bị tác động như thế nào từ tim nữa không ạ? Cháu vẫn chưa biết nói. Cháu có khả năng nói được không ạ? Xin bác giải đáp cho cháu được biết về sức khỏe và khả năng về sau, khi cháu phẫu thuật tim.
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Tôi rất thông cảm với tình trạng bệnh của bé. Đối với trẻ bị hội chứng Down khi mới sinh trẻ thường có trọng lượng và kích thước bình thường. Nhưng sau đó trẻ có khuynh hướng phát triển chậm hơn so với trẻ bình thường cùng tuổi. Trương lực cơ mềm và khớp lỏng lẻo cũng là đặc điểm của trẻ bệnh hội chứng Down. Mặc dù hầu hết đều cải thiện nhưng nhìn chung trẻ bị hội chứng Down sẽ có quá trình phát triển như biết ngồi, bò và đi chậm hơn so với trẻ bình thường.
Ở trẻ sơ sinh, tình trạng nhược cơ có thể gây khó khăn trong việc nuôi bú, nuôi ăn, táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Ở trẻ lớn có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ, kỹ năng tự chăm sóc như ăn uống, mặc quần áo và đi vệ sinh.
Trí thông minh và khả năng nhận biết của trẻ bị hội chứng Down thường bị chậm phát triển từ nhẹ tới vừa. Trẻ có thể học và phát triển các kỹ năng nhưng thường rất chậm và phải học suốt đời. Ngoài ra khả năng này thay đổi rất khác nhau giữa các trẻ và không thể đoán trước được.
Trẻ bị hội chứng Down thường bị kèm theo các bất thường bẩm sinh khác trong đó dị tật bẩm sinh tim là phổ biến nhất như thông liên thất, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot (pha-lô). Ngoài ra còn có các dị tật khác về thính giác, thị giác, rối loạn tuyến giáp, bất thường về tiêu hóa, động kinh, các vấn đề về hô hấp, béo phì, dễ bị nhiễm trùng và ung thư bạch huyết.
Cháu nên cho bé khám sức khỏe định kì theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh và xử trí kịp thời khi bệnh tiến triển. Đồng thời nên đưa bé đến bác sĩ Tâm lý ở Bệnh viện Nhi, ở đây họ sẽ có các phương để cái thiện phát triển về tâm thần và vận động của cháu.
Chúc cháu bé khỏe mạnh!
Bé 3 tháng hay lè lưỡi, bị thông liên nhĩ là biểu hiện bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Khương Thanh
Chào bác sĩ!
Xin hỏi bác sĩ. Con cháu được gần 3 tháng. Lúc sinh cháu được 3kg và bác sĩ có bảo con cháu bị bệnh Down. Nhưng cháu có tìm hiểu những triệu chứng về bệnh Down thì con cháu không có những triệu chứng như vậy. Con cháu hay lè lưỡi nhưng lưỡi con cháu nhỏ chứ không dày. Nhưng con cháu bị thông liên nhĩ. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Căn nguyên cơ bản của hội chứng Down là tình trạng bất thường nhiễm sắc thể (NST) thông qua việc dư một NST trong cặp 21 (tam NST, Trisomy, Trisomie). Hội chứng Down là một tập hợp các bất thường bẩm sinh, trong đó nổi bật là tình trạng trì trệ tâm thần, một khuôn mặt bất thường và đặc trưng, một số bất thường nội tạng có thể gặp như bất thường hệ tim mạch, tiêu hóa… và thường làm gia tăng tử suất trẻ trong năm đầu tiên. Ngoài ra, một số bệnh lý ác tính hay mãn tính khác sẽ dễ xuất hiện hơn trên trẻ mắc Down như bệnh bạch cầu, tình trạng nhược giáp…
Nếu con bạn đã được làm xét nghiệm nhiễm sắc thể thì có thể khẳng định chẩn đoán của bác sĩ, nhưng nếu bé chưa làm xét nghiệm, khi mang thai bạn không chọc ối xét nghiệm thì bạn có thể đưa bé đến bệnh viện xét nghiệm lại để không phải băn khoăn nhé.
Chúc bé mọi điều tốt lành!
bệnh down
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ con tôi được 3 tuổi, bị down nhẹ, bây giờ chưa biết nói , cháu năng động vui tính, ăn uống thường bị ối, ăn ngủ bình thường, bác sĩ có cách nào đ trị không cho không. Xin cảm ơn
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Bệnh down hay còn gọi là hội chứng down là do thừa nhiễm sắc thể 21 trong bộ gen của bào thai. Do vậy, trẻ sinh ra sẽ kém phát triển về trí tuệ và thể chất hơn những đứa trẻ bình thường khác, trẻ trở nên khù khờ và hầu như không có khả năng học hành- là rối loạn di truyền thường gặp nhất trong các trẻ sơ sinh còn sống.
Nguyên nhân gây bệnh Hội chứng down thường xuất hiện trong thai kỳ:
– Nguyên nhân chính là do thai nhi bị thừa nhiễm sắc thể. (Thông thường, một bào thai khỏe mạnh sẽ có 23 nhiễm sắc thể (NST) được thừa hưởng từ người mẹ và 23 NST được thừa hưởng từ người cha)
– Do mang thai muộn: Theo các chuyên gia phụ nữ ngoài 30 tuổi, khi mang thai sẽ có nguy cơ em bé bị hội chứng down rất cao.
– Do yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ hoặc người thân bị bệnh down thì nguy cơ trẻ bị bệnh down là rất cao.
– Ngoài ra, nếu người mẹ khi mang thai phải làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại, ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Những biểu hiện của Bệnh Down:
– Trương lực cơ yếu: các cơ bé mềm nhão.
– Đầu ngắn và bé, gáy rộng và phẳng; cổ ngắn, vai tròn.
– Mặt dẹt, trông ngờ nghệch.
– Đôi tai thấp nhỏ, dị thường, kém mềm mại.
– Mắt xếch, mí mắt lộn lên, đôi khi bị lác, nếp gấp da phủ trong mí mắt, mắt hơi sưng và đỏ. Trong lòng đen có nhiều chấm trắng nhỏ như hạt cát và thường mất đi sau 12 tháng tuổi.
– Mũi nhỏ và tẹt.
– Miệng trễ và luôn luôn há, vòm miệng cao, lưỡi dày thè ra ngoài. Khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng.
– Lưỡi quá to so với miệng.
– Chân tay ngắn, bàn tay ngắn, to. Các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo. Lòng bàn tay có nếp sâu nằm nghiêng. Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón cái tòe ra; khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng. Các khớp khuỷu, háng, gối, cổ chân lỏng lẻo; đôi khi trật khớp háng, trật xương bánh chè.
Trên đây là những thông tin về bệnh Down giúp bạn thêm hiểu biết về bệnh đó. Những chia sẻ của bạn cho thấy con bạn ở trạng thái down nhẹ. Bệnh Down ( hội chứng down ) không thể chữa khỏi được, do vậy là một gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Đến nay, y học chưa tìm ra phương thức nào để điều trị hiệu quả và dứt điểm bệnh mà bắt buộc gia đình phải sống chung với bệnh tật của con suốt đời. Vì thế, việc chăm sóc trẻ bị bệnh down, đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng rất lớn của cha mẹ mới có thể giúp trẻ hòa nhập được với cuộc sống bình thường.
Bạn nên đưa con đến các trung tâm dịch vụ chăm sóc bệnh down càng sớm càng tốt. Những phương pháp trị liệu về thể chất, phát âm, vận động… kết hợp với những biện pháp giáo dục ngay từ khi trẻ còn nhỏ có thể giúp trẻ phát triển nhanh hơn. Việc lựa chọn trường cho con cũng là một lựa chọn rất khó khăn. Một số trẻ bị Hội chứng Down phải cần đến những chương trình đặc biệt dành riêng cùng với những phương pháp chăm sóc y tế đặc biệt, nhưng cũng có rất nhiều trẻ có thể đi học tại trường bình thường và hòa nhập tốt với các bạn bình thường khác. Thực tế cho thấy rằng ngày nay, nhiều trẻ bị hội chứng Down đã đến trường và cùng tham gia những hoạt động với những trẻ đồng trang lứa, một số còn vào đại học và có cuộc sống phần nào tự lập được.
Xem : http://video.vnexpress.net/khong-bo-cuoc/nguoi-cha-gan-30-nam-bien-con-benh-down-thanh-nguoi-binh-thuong-3288343.html
Chúc sức khỏe hai mẹ con.
Trê bị Down nhưng vẫn phát triển, vẫn lẫy được, vẫn hóng chuyện là Down nặng hay nhẹ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con cháu được hơn 3 tháng tuổi. Lúc đi siêu âm thì bác sĩ nói có hiện tượng lạ. Lúc con cháu bị sốt lên viện khám các bác sĩ kết luận con cháu bị tim bẩm sinh (thông liên thất) và hội chứng Down. Nhưng con cháu vẫn phát triển, vẫn lẫy được, vẫn hóng chuyện. Bác sĩ cho cháu hỏi con cháu như vậy thì hội chứng Down con cháu mắc phải là ở thể nặng hay thể nhẹ? Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên với ạ.
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu.
Qua thông tin cháu cung cấp, cháu đã đưa con đi khám có xác định bị tim bẩm sinh, hội chứng Down. Thông thường, tình trạng dị tật bẩm sinh thường bao gồm đồng thời nhiều dị tật (từ 2 dị tật trở lên) và tùy theo dị tật ở cơ quan/bộ phận nào của cơ thể, mức độ dị tật nặng hay nhẹ,… mà có biện pháp can thiệp thích hợp.
Trường hợp của con cháu nếu có thông liên thất thì cần xác định xem mức độ nặng nhẹ ra sao, vì nhiều tình huống trẻ nhỏ bị thông liên thất nhưng cơ thể tự phục hồi hoàn toàn sau một thời gian. Còn về bị hội chứng Down thì cần phải xác định chính xác lại bằng các xét nghiệm di truyền học (xét nghiệm AND, kiểu gen,..), với người bị bệnh Down sẽ có 3 nhiễm sắc thể thứ 21. Do vậy, cháu nên đưa con tới cơ sở y tế chuyên khoa Nhi hoặc Di truyền để khám, kiểm tra.
Chúc mẹ con cháu mạnh khoẻ!
Trẻ bị bệnh Down và bệnh tim thông liên thất
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu xin chào bác sĩ.
Con gái cháu bị bệnh Down và bệnh tim thông liên thất – còn ông động mạnh. Cháu đã gần 5 tuổi và mới mổ thông liên thất đầu năm 2015, những lần tái khám bác sĩ bảo đã ổn định. Liệu cháu có còn bị tác động như thế nào từ tim nữa không ạ? Cháu vẫn chưa biết nói. Cháu có khả năng nói được không ạ? Xin bác giải đáp cho cháu được biết về sức khỏe và khả năng về sau, khi cháu phẫu thuật tim.
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Tôi rất thông cảm với tình trạng bệnh của bé. Đối với trẻ bị hội chứng Down khi mới sinh trẻ thường có trọng lượng và kích thước bình thường. Nhưng sau đó trẻ có khuynh hướng phát triển chậm hơn so với trẻ bình thường cùng tuổi. Trương lực cơ mềm và khớp lỏng lẻo cũng là đặc điểm của trẻ bệnh hội chứng Down. Mặc dù hầu hết đều cải thiện nhưng nhìn chung trẻ bị hội chứng Down sẽ có quá trình phát triển như biết ngồi, bò và đi chậm hơn so với trẻ bình thường.
Ở trẻ sơ sinh, tình trạng nhược cơ có thể gây khó khăn trong việc nuôi bú, nuôi ăn, táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Ở trẻ lớn có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ, kỹ năng tự chăm sóc như ăn uống, mặc quần áo và đi vệ sinh.
Trí thông minh và khả năng nhận biết của trẻ bị hội chứng Down thường bị chậm phát triển từ nhẹ tới vừa. Trẻ có thể học và phát triển các kỹ năng nhưng thường rất chậm và phải học suốt đời. Ngoài ra khả năng này thay đổi rất khác nhau giữa các trẻ và không thể đoán trước được.
Trẻ bị hội chứng Down thường bị kèm theo các bất thường bẩm sinh khác trong đó dị tật bẩm sinh tim là phổ biến nhất như thông liên thất, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot (pha-lô). Ngoài ra còn có các dị tật khác về thính giác, thị giác, rối loạn tuyến giáp, bất thường về tiêu hóa, động kinh, các vấn đề về hô hấp, béo phì, dễ bị nhiễm trùng và ung thư bạch huyết.
Cháu nên cho bé khám sức khỏe định kì theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh và xử trí kịp thời khi bệnh tiến triển. Đồng thời nên đưa bé đến bác sĩ Tâm lý ở Bệnh viện Nhi, ở đây họ sẽ có các phương để cái thiện phát triển về tâm thần và vận động của cháu.
Chúc cháu bé khỏe mạnh!
Bé 3 tháng hay lè lưỡi, bị thông liên nhĩ là biểu hiện bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Khương Thanh
Chào bác sĩ!
Xin hỏi bác sĩ. Con cháu được gần 3 tháng. Lúc sinh cháu được 3kg và bác sĩ có bảo con cháu bị bệnh Down. Nhưng cháu có tìm hiểu những triệu chứng về bệnh Down thì con cháu không có những triệu chứng như vậy. Con cháu hay lè lưỡi nhưng lưỡi con cháu nhỏ chứ không dày. Nhưng con cháu bị thông liên nhĩ. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Căn nguyên cơ bản của hội chứng Down là tình trạng bất thường nhiễm sắc thể (NST) thông qua việc dư một NST trong cặp 21 (tam NST, Trisomy, Trisomie). Hội chứng Down là một tập hợp các bất thường bẩm sinh, trong đó nổi bật là tình trạng trì trệ tâm thần, một khuôn mặt bất thường và đặc trưng, một số bất thường nội tạng có thể gặp như bất thường hệ tim mạch, tiêu hóa… và thường làm gia tăng tử suất trẻ trong năm đầu tiên. Ngoài ra, một số bệnh lý ác tính hay mãn tính khác sẽ dễ xuất hiện hơn trên trẻ mắc Down như bệnh bạch cầu, tình trạng nhược giáp…
Nếu con bạn đã được làm xét nghiệm nhiễm sắc thể thì có thể khẳng định chẩn đoán của bác sĩ, nhưng nếu bé chưa làm xét nghiệm, khi mang thai bạn không chọc ối xét nghiệm thì bạn có thể đưa bé đến bệnh viện xét nghiệm lại để không phải băn khoăn nhé.
Chúc bé mọi điều tốt lành!
bệnh down
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ con tôi được 3 tuổi, bị down nhẹ, bây giờ chưa biết nói , cháu năng động vui tính, ăn uống thường bị ối, ăn ngủ bình thường, bác sĩ có cách nào đ trị không cho không. Xin cảm ơn
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Bệnh down hay còn gọi là hội chứng down là do thừa nhiễm sắc thể 21 trong bộ gen của bào thai. Do vậy, trẻ sinh ra sẽ kém phát triển về trí tuệ và thể chất hơn những đứa trẻ bình thường khác, trẻ trở nên khù khờ và hầu như không có khả năng học hành- là rối loạn di truyền thường gặp nhất trong các trẻ sơ sinh còn sống.
Nguyên nhân gây bệnh Hội chứng down thường xuất hiện trong thai kỳ:
– Nguyên nhân chính là do thai nhi bị thừa nhiễm sắc thể. (Thông thường, một bào thai khỏe mạnh sẽ có 23 nhiễm sắc thể (NST) được thừa hưởng từ người mẹ và 23 NST được thừa hưởng từ người cha)
– Do mang thai muộn: Theo các chuyên gia phụ nữ ngoài 30 tuổi, khi mang thai sẽ có nguy cơ em bé bị hội chứng down rất cao.
– Do yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ hoặc người thân bị bệnh down thì nguy cơ trẻ bị bệnh down là rất cao.
– Ngoài ra, nếu người mẹ khi mang thai phải làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại, ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Những biểu hiện của Bệnh Down:
– Trương lực cơ yếu: các cơ bé mềm nhão.
– Đầu ngắn và bé, gáy rộng và phẳng; cổ ngắn, vai tròn.
– Mặt dẹt, trông ngờ nghệch.
– Đôi tai thấp nhỏ, dị thường, kém mềm mại.
– Mắt xếch, mí mắt lộn lên, đôi khi bị lác, nếp gấp da phủ trong mí mắt, mắt hơi sưng và đỏ. Trong lòng đen có nhiều chấm trắng nhỏ như hạt cát và thường mất đi sau 12 tháng tuổi.
– Mũi nhỏ và tẹt.
– Miệng trễ và luôn luôn há, vòm miệng cao, lưỡi dày thè ra ngoài. Khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng.
– Lưỡi quá to so với miệng.
– Chân tay ngắn, bàn tay ngắn, to. Các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo. Lòng bàn tay có nếp sâu nằm nghiêng. Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón cái tòe ra; khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng. Các khớp khuỷu, háng, gối, cổ chân lỏng lẻo; đôi khi trật khớp háng, trật xương bánh chè.
Trên đây là những thông tin về bệnh Down giúp bạn thêm hiểu biết về bệnh đó. Những chia sẻ của bạn cho thấy con bạn ở trạng thái down nhẹ. Bệnh Down ( hội chứng down ) không thể chữa khỏi được, do vậy là một gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Đến nay, y học chưa tìm ra phương thức nào để điều trị hiệu quả và dứt điểm bệnh mà bắt buộc gia đình phải sống chung với bệnh tật của con suốt đời. Vì thế, việc chăm sóc trẻ bị bệnh down, đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng rất lớn của cha mẹ mới có thể giúp trẻ hòa nhập được với cuộc sống bình thường.
Bạn nên đưa con đến các trung tâm dịch vụ chăm sóc bệnh down càng sớm càng tốt. Những phương pháp trị liệu về thể chất, phát âm, vận động… kết hợp với những biện pháp giáo dục ngay từ khi trẻ còn nhỏ có thể giúp trẻ phát triển nhanh hơn. Việc lựa chọn trường cho con cũng là một lựa chọn rất khó khăn. Một số trẻ bị Hội chứng Down phải cần đến những chương trình đặc biệt dành riêng cùng với những phương pháp chăm sóc y tế đặc biệt, nhưng cũng có rất nhiều trẻ có thể đi học tại trường bình thường và hòa nhập tốt với các bạn bình thường khác. Thực tế cho thấy rằng ngày nay, nhiều trẻ bị hội chứng Down đã đến trường và cùng tham gia những hoạt động với những trẻ đồng trang lứa, một số còn vào đại học và có cuộc sống phần nào tự lập được.
Xem : http://video.vnexpress.net/khong-bo-cuoc/nguoi-cha-gan-30-nam-bien-con-benh-down-thanh-nguoi-binh-thuong-3288343.html
Chúc sức khỏe hai mẹ con.
Theo ViCare