Một số người ngứa chân nhưng vì không rõ nguyên nhân hoặc thiếu hiểu biết mà bối rối trong cách xử lý. Tuyển chọn câu hỏi sau đây nhất định sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Chân bị nổi mụn nước rất ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Chân tôi bị nổi một mụn nước rất ngứa. Khi gãi nó vỡ nước ra thì đỡ nhưng nó không lành da được, hai hôm sau nó lại nổi lên. Tới bây giờ có tất cả 5 mụn ngứa như vậy. Không biết như vậy là tôi bị bệnh gì?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bệnh ngoài da đòi hỏi bác sĩ phải nhìn trực tiếp tổn thương hoặc bạn mô tả thật chi tiết thì mới thể chẩn đoán được bệnh. Với triệu chứng như vậy thì có thể bôi thuốc mỡ có thuốc kháng sinh, kháng viêm như Cortebios, không cào gãi lên mụn. Nếu sau vài tuần bệnh không lui hoặc tiến triển mọc thêm nhiều mụn khác rải rác khắp cơ thể thì có thể là bệnh sẩn cục. Bạn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu, tuyệt đối không được đắp các thứ lá cây lên mụn, vì dễ bị nhiễm trùng, hoặc tổn thương nặng lên.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chân nứt nẻ, bong da và ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu xin hỏi: chân cháu mùa đông cũng như mùa hè luôn nứt nẻ, khô, bong da và ngứa. Đây là bệnh gì ạ? Cách chữa thế nào?
Cháu xin cảm ơn
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào cháu!
Qua thông tin trong thư, cháu có thể bị bệnh viêm da cơ địa (trước đây còn có tên là bệnh á sừng) hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng với các hóa chất như chất tẩy rửa gia dụng (xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh…) hoặc hóa chất công nghiệp tại nơi làm việc. Tổn thương da ban đầu là da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân, ranh giới không rõ ràng, sau đó có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân.
Mùa hè, tổn thương có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ. Vào mùa đông, thời tiết hanh khô, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, tác động đến sinh hoạt và công việc. Nếu tiếp xúc với các chất tẩy rửa gia dụng hoặc hóa chất công nghiệp, xăng dầu… thì bệnh càng nặng thêm. Các tổn thương da này cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm phối hợp.
Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng. Với các tình huống viêm da cơ địa, người bệnh thường có yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với hóa chất gia dụng, hóa chất công nghiệp, các chất gây ô nhiễm môi trường… sẽ khiến bệnh khởi phát hoặc tăng nặng. Viêm da tiếp xúc chủ yếu gặp ở nữ công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm đầu, nhân viên y tế hay các bà nội trợ. Các yếu tố thuận lợi là cọ sát, sang chấn, độ ẩm thấp…
Cháu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được khám và chữa trị kịp thời, giúp bệnh ổn định. Bên cạnh đó, cháu cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, chú ý bổ sung các loại vtamin và chất khoáng như vitamin A, B, C, E, kẽm.
Chúc cháu mau khỏi!
Tay chân nổi mẩn đỏ và ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mấy ngày trước cháu có đi chơi với bạn bè và tắm sông với tụi bạn. Nhưng sau đó thì tay chân cháu nổi những mẩn đỏ và có cảm giác rất ngứa ạ! Còn bạn bè cháu thì lại không sao. Về nhà cháu thoa dầu gió thì mẩn đỏ đỡ dần. Nhưng mấy ngày nay, nếu trời lạnh hoặc cháu tiếp xúc với nước lạnh thì chúng lại nổi lên ở cánh tay và chân ạ! Cháu xin hỏi bác sĩ đây là chứng bệnh gì và chữa như thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào bạn!
Theo như bạn nói thì bạn là người có làn da nhạy cảm. Có thể bạn bị dị ứng (nổi mề đay). Nổi mề đay là một bệnh lý ngoài da thường gây ngứa, nặng hơn thì có thể là những mảng đỏ, phù nề, có kích thước khác nhau. Bệnh mề đay có thể do nhiều lí do như: khí hậu thay đổi, tiếp xúc hóa chất, khói bụi, ô nhiễm, dị ứng thức ăn, do côn trùng đốt. Ngoài ra những lý do về điều kiện sinh lý như mệt mỏi, rối loạn thần kinh cũng có thể dẫn tới ngứa nổi mề đay. Thông thường bệnh mề đay phát triển theo từng đợt, mỗi đợt vài ngày. Theo tôi, bạn bị nổi mề đay có thể là do tiếp xúc và khí hậu.
Để tránh gặp phải bệnh này, bạn cần chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh gió, bụi, tắm nước ấm, hạn chế dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh. Bạn có thể dùng thêm thuốc kháng dị ứng cùng với việc giữ vệ sinh da hàng ngày. Để chữa trị bệnh tận gốc và triệt để, bạn nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Chúc bạn mau khỏi!
Bị ngứa khóe móng chân phải làm sao?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Em bị ngứa khoé móng chân cái, đi làm móng thì hết ngứa nhưng nếu lâu không làm thì khoé móng lại ngứa và hôi. Em phải lấy giũa móc khoé mới hết ngứa, móng cứ sần sùi, không mọc đẹp, cứ như vậy quanh năm suốt tháng.
Vậy em có mắc bệnh gì ở móng không ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp em.
Xin trân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Có thể bạn bị nấm móng chân, bạn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để xác định bệnh, nấm móng có thể phải rút bỏ móng để móng mọc lại với hình thái phẳng hơn, không bị quặp mép nữa thì mới hết ngứa ở khóe móng. Rút móng không đau tương tự như nhổ tóc nhưng nhìn trông rất ghê.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Ngứa ở lòng bàn tay bàn chân phải làm gì?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Con tôi bị ngứa ở lòng bàn tay bàn chân bôi và dùng thuốc mà không khỏi. Mỗi khi cháu gãi lòng bàn tay đỏ ửng lên và xuất hiện những đốm trắng như đầu đũa khắp lòng bàn tay. Một lúc sau thì hết, bị dai dẳng có khi cả ngày và nhất là mỗi khi tắm xong, khi ra gió bàn chân thì bong da hết lần này đến lần khác. Nhìn kĩ lòng bàn tay bàn chân thấy nhiều mụn li ti mọc bên trong da, rất tội. Mong các bác chỉ giúp cách chữa với ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Theo thông tin cháu cung cấp con cháu có thể bị tổ đỉa. Tổ đỉa (Dyshidrosis) là một dạng bệnh chàm khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, tổn thương là mụn nước sâu chìm khảm vào da, rải rác hay thành đám cụm, hay tái phát dai dẳng, tác động tới khả năng lao động.
Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên. Cũng như đối với chàm, chữa trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng tình huống, thầy thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ.
Tránh bóc vảy, chọc lễ mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi, làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn. Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ. Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân tại chỗ: dập tắt mụn nước và chống bội nhiễm Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000có màu hồng. Chấm thuốc BSI 1%-3% khi chỉ có mụn nước đơn thuần. Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Milian, Eosine. Mụn nước đơn thuần bôi đắp gạc dung dịch sát khuẩn như dung dịch bạc nitrat 0,5%, nếu có bội nhiễm có mụn mủ uống thuốc màu như dung dịch tím Methyl 1%.
Khi giảm mụn nước:
Bôi kem, mỡ Corticoid như mỡ Flucinar, kem Tempovate, kem Dermovate, mỡ kháng sinh toàn thân: chống ngứa, giải cảm, kháng Histamine tổng hợp. Nếu cần, cho một đợt Corticoid uống từ 5-10 ngày. Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine… Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. Dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Chân bị nổi mụn nước rất ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Chân tôi bị nổi một mụn nước rất ngứa. Khi gãi nó vỡ nước ra thì đỡ nhưng nó không lành da được, hai hôm sau nó lại nổi lên. Tới bây giờ có tất cả 5 mụn ngứa như vậy. Không biết như vậy là tôi bị bệnh gì?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bệnh ngoài da đòi hỏi bác sĩ phải nhìn trực tiếp tổn thương hoặc bạn mô tả thật chi tiết thì mới thể chẩn đoán được bệnh. Với triệu chứng như vậy thì có thể bôi thuốc mỡ có thuốc kháng sinh, kháng viêm như Cortebios, không cào gãi lên mụn. Nếu sau vài tuần bệnh không lui hoặc tiến triển mọc thêm nhiều mụn khác rải rác khắp cơ thể thì có thể là bệnh sẩn cục. Bạn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu, tuyệt đối không được đắp các thứ lá cây lên mụn, vì dễ bị nhiễm trùng, hoặc tổn thương nặng lên.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chân nứt nẻ, bong da và ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu xin hỏi: chân cháu mùa đông cũng như mùa hè luôn nứt nẻ, khô, bong da và ngứa. Đây là bệnh gì ạ? Cách chữa thế nào?
Cháu xin cảm ơn
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào cháu!
Qua thông tin trong thư, cháu có thể bị bệnh viêm da cơ địa (trước đây còn có tên là bệnh á sừng) hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng với các hóa chất như chất tẩy rửa gia dụng (xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh…) hoặc hóa chất công nghiệp tại nơi làm việc. Tổn thương da ban đầu là da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân, ranh giới không rõ ràng, sau đó có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân.
Mùa hè, tổn thương có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ. Vào mùa đông, thời tiết hanh khô, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, tác động đến sinh hoạt và công việc. Nếu tiếp xúc với các chất tẩy rửa gia dụng hoặc hóa chất công nghiệp, xăng dầu… thì bệnh càng nặng thêm. Các tổn thương da này cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm phối hợp.
Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng. Với các tình huống viêm da cơ địa, người bệnh thường có yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với hóa chất gia dụng, hóa chất công nghiệp, các chất gây ô nhiễm môi trường… sẽ khiến bệnh khởi phát hoặc tăng nặng. Viêm da tiếp xúc chủ yếu gặp ở nữ công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm đầu, nhân viên y tế hay các bà nội trợ. Các yếu tố thuận lợi là cọ sát, sang chấn, độ ẩm thấp…
Cháu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được khám và chữa trị kịp thời, giúp bệnh ổn định. Bên cạnh đó, cháu cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, chú ý bổ sung các loại vtamin và chất khoáng như vitamin A, B, C, E, kẽm.
Chúc cháu mau khỏi!
Tay chân nổi mẩn đỏ và ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mấy ngày trước cháu có đi chơi với bạn bè và tắm sông với tụi bạn. Nhưng sau đó thì tay chân cháu nổi những mẩn đỏ và có cảm giác rất ngứa ạ! Còn bạn bè cháu thì lại không sao. Về nhà cháu thoa dầu gió thì mẩn đỏ đỡ dần. Nhưng mấy ngày nay, nếu trời lạnh hoặc cháu tiếp xúc với nước lạnh thì chúng lại nổi lên ở cánh tay và chân ạ! Cháu xin hỏi bác sĩ đây là chứng bệnh gì và chữa như thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào bạn!
Theo như bạn nói thì bạn là người có làn da nhạy cảm. Có thể bạn bị dị ứng (nổi mề đay). Nổi mề đay là một bệnh lý ngoài da thường gây ngứa, nặng hơn thì có thể là những mảng đỏ, phù nề, có kích thước khác nhau. Bệnh mề đay có thể do nhiều lí do như: khí hậu thay đổi, tiếp xúc hóa chất, khói bụi, ô nhiễm, dị ứng thức ăn, do côn trùng đốt. Ngoài ra những lý do về điều kiện sinh lý như mệt mỏi, rối loạn thần kinh cũng có thể dẫn tới ngứa nổi mề đay. Thông thường bệnh mề đay phát triển theo từng đợt, mỗi đợt vài ngày. Theo tôi, bạn bị nổi mề đay có thể là do tiếp xúc và khí hậu.
Để tránh gặp phải bệnh này, bạn cần chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh gió, bụi, tắm nước ấm, hạn chế dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh. Bạn có thể dùng thêm thuốc kháng dị ứng cùng với việc giữ vệ sinh da hàng ngày. Để chữa trị bệnh tận gốc và triệt để, bạn nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Chúc bạn mau khỏi!
Bị ngứa khóe móng chân phải làm sao?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Em bị ngứa khoé móng chân cái, đi làm móng thì hết ngứa nhưng nếu lâu không làm thì khoé móng lại ngứa và hôi. Em phải lấy giũa móc khoé mới hết ngứa, móng cứ sần sùi, không mọc đẹp, cứ như vậy quanh năm suốt tháng.
Vậy em có mắc bệnh gì ở móng không ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp em.
Xin trân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Có thể bạn bị nấm móng chân, bạn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để xác định bệnh, nấm móng có thể phải rút bỏ móng để móng mọc lại với hình thái phẳng hơn, không bị quặp mép nữa thì mới hết ngứa ở khóe móng. Rút móng không đau tương tự như nhổ tóc nhưng nhìn trông rất ghê.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Ngứa ở lòng bàn tay bàn chân phải làm gì?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Con tôi bị ngứa ở lòng bàn tay bàn chân bôi và dùng thuốc mà không khỏi. Mỗi khi cháu gãi lòng bàn tay đỏ ửng lên và xuất hiện những đốm trắng như đầu đũa khắp lòng bàn tay. Một lúc sau thì hết, bị dai dẳng có khi cả ngày và nhất là mỗi khi tắm xong, khi ra gió bàn chân thì bong da hết lần này đến lần khác. Nhìn kĩ lòng bàn tay bàn chân thấy nhiều mụn li ti mọc bên trong da, rất tội. Mong các bác chỉ giúp cách chữa với ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Theo thông tin cháu cung cấp con cháu có thể bị tổ đỉa. Tổ đỉa (Dyshidrosis) là một dạng bệnh chàm khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, tổn thương là mụn nước sâu chìm khảm vào da, rải rác hay thành đám cụm, hay tái phát dai dẳng, tác động tới khả năng lao động.
Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên. Cũng như đối với chàm, chữa trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng tình huống, thầy thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ.
Tránh bóc vảy, chọc lễ mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi, làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn. Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ. Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân tại chỗ: dập tắt mụn nước và chống bội nhiễm Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000có màu hồng. Chấm thuốc BSI 1%-3% khi chỉ có mụn nước đơn thuần. Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Milian, Eosine. Mụn nước đơn thuần bôi đắp gạc dung dịch sát khuẩn như dung dịch bạc nitrat 0,5%, nếu có bội nhiễm có mụn mủ uống thuốc màu như dung dịch tím Methyl 1%.
Khi giảm mụn nước:
Bôi kem, mỡ Corticoid như mỡ Flucinar, kem Tempovate, kem Dermovate, mỡ kháng sinh toàn thân: chống ngứa, giải cảm, kháng Histamine tổng hợp. Nếu cần, cho một đợt Corticoid uống từ 5-10 ngày. Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine… Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. Dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare