5 câu hỏi hay về viêm da dị ứng


4,226
1
1
Xu
53
Viêm da dị ứng khiến da bị đỏ, ngứa, sưng, nổi mụn nước. Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về căn bệnh này.

Bé bị viêm da dị ứng, đã uống nhưng không khỏi, phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Con em được tháng rưỡi thì khắp cơ thể bé nổi rất nhiều sẩn đỏ, có hột to, có hột như rôm sảy, có mủ trắng, có chỗ đỏ từng mảng. Đi khám bác sĩ xác định bị viêm da dị ứng cho chữa trị bằng kháng sinh và dùng thuốc thì thấy bệnh đỡ và khô, bác sĩ cho xuất viện và dặn về tắm nước lá đều đặn mỗi ngày. Tắm thì nó hết đỏ và lặn nhưng không bớt hẳn mà lại nổi cái mới nhiều như cũ. Xin hỏi bác sĩ giờ em phải làm như thế nào? Có cách nào chữa trị tốt hơn không chứ em đã cho bé đi khám 2 lần rồi, đã uống và tiêm nhiều thuốc nhưng không khỏi.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào bạn!

Qua thông tin bạn cung cấp, bé nhà bạn có nổi sẩn mụn, có mủ và đã đi khám, chẩn đoán viêm da dị ứng, tình trạng giảm. Tuy nhiên, điều bạn đang quan tâm là tình trạng mụn không khỏi hẳn, có xu hướng tái diễn. Vì tình trạng của bé nhà bạn là viêm da dị ứng nên trước hết bạn cần lưu ý tới vấn đề vệ sinh da cho bé, nên giữ da bé khô thoáng, tránh chà xát vào vùng tổn thương, mặc quần áo vải mềm để tránh cọ vào tổn thương,… Vì tình trạng viêm da dị ứng có liên quan tới yếu tố cơ địa dị ứng, do đó, bạn nên đưa bé khám lại chuyên khoa Da liễu để chữa trị dứt điểm tình trạng viêm da và có biện pháp để phòng ngừa tổn thương tái diễn.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Cách chữa trị dứt điểm viêm da dị ứng


Câu hỏi bởi: Vạn Thành Công

Chào bác sĩ.

Em là nam, 26 tuổi. 4 tháng trước sau khi chuyển nhà em bị dị ứng da, nổi đỏ, ngứa, khi cào nhẹ hoặc tắm. Sau khi đi khám và dùng thuốc thì có đỡ nhưng không khỏi hẳn, ngày nào em cũng phải uống Cetirizine Dihydro Cloride thì mới không bị ngứa nhưng sau khi tắm xong vẫn bị nổi đỏ sau khoảng 15 phút mới lặn. Em muốn hỏi em có thực sự bị viêm da dị ứng không và phải khám/chữa, dùng thuốc gì để có thể khỏi dứt điểm bệnh này? Em cũng không biết em dị ứng gì trong 3 lựa chọn dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm, sốc phản vệ ở dưới nên em chọn tạm dị ứng thực phẩm.

Em xin cảm ơn!

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào bạn!

Viêm da dị ứng là bệnh mãn tính về da, đây tình trạng da đáp ứng quá mức đối với các dị nguyên trong môi trường. Viêm da dị ứng khá phổ biến, đặc biệt ở các nước có khí hậu khô. Các triệu chứng thường gặp nhất của viêm da dị ứng là da khô và ngứa, phát ban trên mặt, cổ, khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân,…. Việc gãi xước da có thể gây tấy đỏ, sưng, nứt, rỉ dịch, tạo vảy, dày da, tróc vảy,… khiến người bệnh rất khó chịu. Viêm da dị ứng là một bệnh phức tạp do nhiều lí do gây ra, trong đó có vai trò của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Để chẩn đoán viêm da dị ứng phải dựa vào biểu hiện và tiền sử tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (thực phẩm, mạt bụi, mốc, phấn hoa, lông chó mèo, khói, hơi, thuốc,…). Đồng thời làm các test về dị ứng (test áp, test lẩy da,…), định lượng IgE huyết thanh,…

Trường hợp của bạn, theo mô tả đã khám và chữa trị theo hướng viêm da dị ứng là hợp lý. Tuy nhiên, với viêm da dị ứng thì phải phối hợp nhiều biện pháp, gồm bôi các thuốc mỡ tại chỗ giúp giảm tình trạng dị ứng (mỡ corticoid), mỡ giảm tình trạng da khô (nên chọn loại kem trung tính, không có chất thơm và chất bảo quản, nhưng chỉ nên bôi vùng da khô, không chảy nước, kích ứng mạnh), uống kháng sinh khi có nhiễm trùng, thuốc chống ngứa (kháng Histamin), dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch (Corticoid, Cycloporin A). Ngoài ra, có thể sử dụng các biện pháp khác như liệu pháp ánh sáng, hoặc kết hợp với Psoralen, giải mẫn cảm đặc hiệu,… Tất cả chữa trị trên cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm tới các yếu tố khiến bệnh nặng thêm như tiếp xúc sợi len, sợi nhân tạo, xà phòng và chất tẩy rửa, một số loại nước hoa và mỹ phẩm, các dẫn chất clo, bụi bẩn, khói thuốc lá, khi hậu khô, nhiễm trùng,… Yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò đáng kể (căng thẳng, lo âu, giận dữ, thất vọng,…), có thể khiến viêm da nặng thêm. Tóm lại, với tình huống của bạn, việc rà soát để tránh các yếu tố gây khởi phát viêm da dị ứng và các yếu tố khiến bệnh nặng thêm đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh. Trường hợp bệnh không thuyên giảm, bạn nên tới khám tại cơ sở y tế chuyên khoa về Dị ứng (như Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng) hoặc chuyên khoa Da liễu để nhận thêm giải đáp và chữa trị thích hợp.

Chúc bạn sức khỏe!

Người bị viêm da dị ứng cần chú ý gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh viêm da dị ứng thì cần phải chú ý sinh hoạt như thế nào ạ? Mong bác sĩ giúp cháu,

Cháu cám ơn bác sĩ rất nhiều.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào bạn!

Viêm da dị ứng là bệnh mãn tính về da, đây tình trạng da đáp ứng quá mức đối với các dị nguyên trong môi trường. Viêm da dị ứng khá phổ biến, đặc biệt ở các nước có khí hậu khô. Viêm da dị ứng là một bệnh phức tạp do nhiều lí do gây ra, trong đó có vai trò của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Để chẩn đoán viêm da dị ứng phải dựa vào biểu hiện và tiền sử tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (thực phẩm, mạt bụi, mốc, phấn hoa, lông chó mèo, khói, hơi, thuốc,…). Đồng thời làm các test về dị ứng (test áp, test lẩy da,…), định lượng IgE huyết thanh,…

Ngoài việc chữa trị dựa vào căn nguyên gây bệnh và tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần quan tâm lưu ý tới chế độ sinh hoạt hàng hàng ngày, đặc biệt là tránh các yếu tố khiến bệnh nặng thêm như tiếp xúc sợi len, sợi nhân tạo, xà phòng và chất tẩy rửa, một số loại nước hoa và mỹ phẩm, các dẫn chất clo, bụi bẩn, khói thuốc lá, khi hậu khô, nhiễm trùng,… Yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò đáng kể (căng thẳng, lo âu, giận dữ, thất vọng,…), có thể khiến viêm da nặng thêm. Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, kết hợp với ăn uống đảm bảo vệ sinh và đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng và góp phần quan trọng trong phòng ngừa viêm da dị ứng.

Chúc bạn sức khỏe!

Viêm da dị ứng cơ địa thì uống thuốc gì?


Câu hỏi bởi: eri

Chào bác sĩ!

Em năm nay 24 tuổi, giới tính nữ, năm ngoái em có đi khám được chuẩn đoán là bị viêm da dị ứng do cơ địa ở mặt. Đến nay thì thỉnh thoảng mặt em lại bị đỏ và nổi các nốt nhỏ li ti sần lên chỉ ở 2 vùng má dưới mắt mỗi lần bị kéo dài vài ngày xong da mặt lại đẹp .Em mới chuyển đến chỗ trọ mới tự dưng lại bị như trên em nghi do có thể mình không hợp nước ở đấy vì mỗi lần rửa mặt xong lại trông bị nặng hơn. Vậy em nên làm gì, uống thuốc gì để có thể xử lý hoặc chưa khỏi bệnh trên.

Em cám ơn bác sĩ ạ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Theo dữ liệu em cung cấp có mấy vấn đề cần quan tâm:

Em ở lứa tuổỉ thanh niên, lứa tuổi hay bị mụn trứng cá. Tổn thương chỉ có ở vùng mặt, không thấy tổn thương nơi khác. Em kiểm tra lại mình có tăng tiết bã nhờn hay không, nếu có thì các biểu hiện trên sẽ là tiền triệu mụn trứng cá (có nghĩa là em sẽ bị mụn trứng cá).

Cho nên trước hết là phải dự phòng, em nên ăn ngủ sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, tránh stress, rửa mặt rất hay bằng nước sạch. Hạn chế dùng chất kích thích như café, bia rượi, hạn chế ăn ngọt, béo, ớt cay. Nên ăn nhiều rau quả… Nếu có ngứa thì sử dụng vài ngày cho giảm ngứa.

Chào em!

Bị viêm da dị ứng tái đi tái lại chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Mai hà

Chòa bác sĩ!

Bác sĩ ơi, cho cháu hỏi da mặt cháu đang bình thườngư tự nhiên bị mẩn lên, sâu đó là ngứa và nóng mặt. Cháu đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị viêm da dị ứng, cho cháu dùng thuốc, nhưng cứ uống xong mà dừng thì nó lại phát lên. Hoặc cháu mà bôi kem trị mụn cũng hết, nhưng cứ ngừng bôi là lại bị. Xin hỏi giờ cháu phải làm sao ạ?

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào cháu!

Bác sĩ gặp rất nhiều tình huống bệnh nhân mới bị khởi phát mụn trứng cá cứ khẳng định là mình bị dị ứng. Hiện tại cháu bị mụn trứng cá. Cháu phải chữa trị đúng phác đồ, đủ liều, đủ thời gian thì bệnh mới khỏi. Cháu nên tới bác sĩ Da liễu khám thực tế, giải đáp cụ thể để cháu được chữa trị tốt và dự phòng tốt.

Chúc cháu mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl