Tuyển chọn những câu hỏi về dị ứng ở người lớn tuổi


4,226
1
1
Xu
53
Tất cả mọi đối tượng đều có thể gặp phải dị ứng. Với những người lớn tuổi, chứng dị ứng không chỉ do ăn uống, thời tiết,…mà đôi khi còn do các dấu hiệu bệnh lý mà chúng ta không ngờ đến.

Viêm mũi dị ứng


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, mẹ tôi năm nay 41 tuổi và đag mang thai tháng thú 4, mẹ bị viêm mũi dị ứng, hay bị tịt mũi và khó thở. Vậy mẹ tôi nên dùng loại thuốc nào để k ảnh hưởng đến thai nhi ạ

Bác sĩ Vũ Việt Hùng


Chào bạn,
Bạn có một câu hỏi rất hay mà rất nhiều các bà mẹ cần biết. Trong khi mang thai chúng ta nên hiểu về thuốc từ đó se biết sử dụng sao cho phù hợp:
Hầu hết các loại thuốc trước khi đưa ra thị trường đều không được thử nghiệm về tính an toàn ở phụ nữ có thai vì lý do đạo đức, các thông tin phần lớn đều chỉ được thu thập qua các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm, do đó, độ tin cậy cũng có nhiều hạn chế. Các thuốc dùng trong điều trị viêm mũi cũng không phải là ngoại lệ, các thầy thuốc lâm sàng thường gặp không ít khó khăn khi quyết định lựa chọn sử dụng các thuốc này ở phụ nữ mang thai, dựa trên những thông tin có được hiện nay. Các khảo sát gần đây ở nhiều quốc gia khác nhau cho thấy, viêm mũi gặp ở khoảng 20-30% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và là một trong những nhóm bệnh lý thường gặp nhất trong thời kỳ mang thai. Các thay đổi về miễn dịch trong thời kỳ này cũng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng viêm mũi của thai phụ. Theo các hướng dẫn điều trị viêm mũi hiện nay, có 4 nhóm
1/Thuốc kháng histamin Các dữ liệu có được cho đến nay đều góp phần khẳng định tính an toàn của các thuốc kháng histamin thế hệ cũ với thai nghén, bao gồm chlorpheniramin, triprolidin, tripelennamin và hydroxyzin, không có thuốc nào trong số này làm tăng nguy cơ dị dạng thai. Mặc dù có những thông tin từ một vài nghiên cứu gợi ý rằng các thuốc brompheniramin, diphenhydramin và promethazin có thể làm tăng nguy cơ bất thường thai, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau đó về vấn đề này đã chứng minh điều ngược lại. Các thuốc kháng histamin thế hệ 2 mới được đưa vào sử dụng gần đây nên cũng có ít hơn những thông tin về độ an toàn với thai nghén. Một vài nghiên cứu trên số lượng lớn phụ nữ mang thai có sử dụng clemastin, cetirizin và terfenadin trong những tháng đầu của thai kỳ để điều trị dị ứng đã cho thấy, các thuốc này không làm tăng nguy cơ của các bất thường thai như đẻ non, chậm phát triển thai, chết trước sinh hoặc dị tật thai so với những người không dùng thuốc. Với hoạt chất loratadin, một nghiên cứu trên 1.769 phụ nữ có sử dụng thuốc trong thời gian mang thai đã phát hiện thấy tỷ lệ trẻ nam đẻ ra có dị dạng lỗ niệu đạo thấp nhiều gấp 2 lần so với tỷ lệ chung trong cộng đồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đa trung tâm sau đó đã không tìm thấy sự khác biệt nào về tỷ lệ đẻ non, dị tật thai hoặc trọng lượng thai lúc sinh giữa các bà mẹ có và không sử dụng loratadin trong thời gian mang thai, cũng không có trường hợp nào bị dị dạng lỗ niệu đạo thấp được phát hiện.
2/Thuốc kháng leukotrien Các thông tin có được cho đến nay còn quá ít để có thể đưa ra kết luận về tính an toàn của nhóm thuốc này đối với thai nghén. Trong các nghiên cứu đã được công bố, số phụ nữ mang thai có tiếp xúc với các thuốc kháng leukotrien được khảo sát là quá nhỏ để có thể đánh giá nguy cơ gây đẻ non hoặc chậm phát triển thai của các thuốc này.
3/Thuốc co mạch Trong số các thuốc co mạch đường uống, một vài nghiên cứu cho thấy, phenylephrin và pseudoephedrin có thể có liên quan với dị tật nứt ổ bụng bẩm sinh và tịt ruột non khi được sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sau đó lại không cho thấy mối liên quan này. Ngoài ra, do phenylephrin và pseudoephedrin thường được bào chế trong dạng phối hợp với các thuốc khác như paracetamol, clorpheniramin… nên khó có thể kết luận về mối quan hệ nhân quả giữa việc sử dụng các thuốc này với nguy cơ dị tật của thai. Các thuốc co mạch dạng nhỏ mũi như oxymetazolin, xylometazolin, tetryzolin, nephazolin và phenylephrin cũng được một số nghiên cứu chứng minh là không có nguy cơ gây ra hai loại dị tật kể trên, mặc dù qui mô của các nghiên cứu này còn tương đối nhỏ.
4/Corticoid xịt mũi Số lượng các nghiên cứu về độ an toàn của corticoid xịt mũi đối với thai nghén còn tương đối hạn chế. Tuy nhiên, với các kết quả nghiên cứu có được cho đến nay kết hợp với thông tin từ các nghiên cứu về corticoid xịt ở bệnh nhân hen phế quản, có thể nhận định rằng ở liều điều trị thông thường, hầu hết các loại corticoid xịt mũi sử dụng phổ biến hiện nay như beclomethason dipropionate, budesonide, triamcinolon acetonide, fluticason propionate và mometason furoate không gây ra các bất thường thai, kể cả khi được sử dụng ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý giảm corticoid xịt mũi về liều thấp nhất có thể khi sử dụng ở phụ nữ có thai.
Tóm lại, đối với phụ nữ mang thai, cần hết sức lưu ý bảo vệ sức khỏe khống chế các bệnh mạn tính và tránh mắc phải các bệnh cấp tính. Khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, cần được khám xét và điều trị an toàn hợp lý, hạn chế đến mức thấp nhất việc phải dùng đến các thuốc chữa bệnh, kể cả thuốc dùng ngoài như thuốc bôi, thuốc xịt.
Tuy vậy mẹ bạn có thể dùng Đông y để chữa bệnh . So với thuốc tân dược thì Đông y thường ít ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi nên phần nhiều được chọn lựa để bồi bổ cho người mẹ mang thai. Do đó cần nắm một số vị thuốc thuộc loại này để chủ động không sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi. So với thuốc tân dược thì Đông y thường ít ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi nên phần nhiều được chọn lựa để bồi bổ cho người mẹ mang thai. Dĩ nhiên không phải vị thuốc Đông y nào cũng vô hại cho thai kỳ. Do đó cần nắm một số vị thuốc thuộc loại này để chủ động không sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Việc sử dụng thuốc Đông y dù là những vị thuốc tốt cho thai nhưng nếu không được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, không đáng tin cậy về cách bào chế thì thuốc đó cũng có thể gây hại đến sức khỏe của thai nhi và người mẹ mang thai. Thuốc Đông y còn hợp với từng người, vì vậy có người uống một vài thang đã thấy có công hiệu, song nhiều người uống nhiều vẫn chưa thấy chuyển biến gì. Do vậy, trong thời kỳ mang thai dù uống thuốc tân dược hay thuốc Đông y cũng phải hết sức cẩn thận để không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Vừa uống thuốc, vừa “nghe ngóng” và theo dõi cơ thể mình xem có điều gì khác lạ để báo kịp thời cho thầy thuốc biết, đồng thời phải ngừng ngay không được uống tiếp. Người đang mang thai nếu muốn bồi bổ bằng thuốc Đông y cũng cần đến gặp thầy thuốc để bắt mạch kê đơn, không nhờ người bốc hộ. Vì mỗi người mang thai có thể trạng và sức khỏe khác nhau. Ngoài ra, cần chú ý mua thuốc ở nơi có uy tín, rõ nguồn gốc. Sắc thuốc uống theo thang, đúng liều lượng không tùy tiện lạm dụng khi dùng thuốc. Trước khi sắc, rửa sạch thuốc nhiều lần cho hết chất bẩn, chất bảo quản còn tồn lưu trong thuốc.
Cách tốt nhất và an toàn hơn là người mẹ nên bồi bổ sức khỏe bằng cách ăn uống, ăn đủ chất, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn như vậy sẽ an toàn và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Tóm lại, nếu thấy cần sử dụng đến thuốc Đông y dù là thuốc bổ cũng nên xin ý kiến của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.
Những vị cấm tuyệt đối: Xà thanh, phụ tử, thiên hung, ô đầu, dã cát, thủy ngân, ba đậu, nguyên hoa, đại kích, nao sa, địa đảm, ban miêu… Ví dụ trong sách Biệt Lục có nói “phụ tử” là vị thuốc hàng đầu gây trụy thai…
Những vị thuốc cấm ở mức tương đối: Thủy chí, manh trùng, ngô công, hùng hoàng, khiên ngưu tử, can tất, giải trảo giáp, xạ hương…
Những vị thuốc hạn chế dùng: Một số vị thuốc có tác dụng làm lưu thông huyết, có thể dẫn đến trụy thai như mao căn, mộc thông, cù mạch, thông thảo, ý dĩ nhân, đại giả thạch, mang tiêu, đào nhân, mẫu đơn bì, tam lăng, ngưu tất, can khương, nhục quế, chế bán hạ, tạo giác, nam tinh, hòe hoa, thuyền thoái (xác ve)…
Những vị thuốc bào chế tổng hợp mà thai phụ không nên dùng: Ngưu hoàng giải độc hoàn, đại hoạt lạc, tiểu hoạt lạc đan đan, lục thần hoàn, tô hợp hương hoàn, ngưu hoàng thanh tâm hoàn, tử tuyết đan, hắc tích đan, khai hung thuận khí hoàn, phục phương đương quy, chú xạ dịch, thập trích thủy, tiêu kim đan, ngọc châu tán. Ngoài ra, hoắc hương chính khí hoàn, phòng phong thông thánh hoàn, xà đảm họ mạt, cũng cần thận trọng khi sử dụng. Qua các tư liệu mà tôi trao đổi . Bạn hãy có sự lựa chọn hợp lý nhé.
Chào bạn.

Mắt dị ứng


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa Bác sĩ tôi năm nay 33 tuổi, đi khám một số nơi các bác sĩ nói mắt Tôi bị dị ứng, tôi đã dùng một số thuốc do các bác sĩ ke đơn. Mắt Tôi chỉ đỡ chứ k khỏi, lúc nào mắt cũng đỏ và cảm giác ngứa.xin bác sĩ tư vấn giúp Tôi. Tôi xin cảm ơn.

Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc


Chào anh.

Bệnh của anh nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa về mắt. Nếu là dị ứng tại mắt thì bệnh có thể cư trú tại 1 số nơi trên cơ thể. Anh nên làm các xét nghiệm về mắt để xác định được rõ bệnh của mình nhé.

Thuốc nào trị dị ứng xi măng?


Câu hỏi bởi:

Thưa bác sĩ!

Ba cháu năm nay 40 tuổi. Ba cháu bị dị ứng xi măng đã rất lâu rồi, cháu đã tìm hiểu rất nhiều cách để ba cháu khỏi bệnh dị ứng xi măng nhưng kết quả không mấy khả quan cho lắm. Cháu rất buồn vì không có cách nào để giúp cho ba cháu lành lại như trước nữa và cháu không biết loại thuốc nào có thể trị dứt bệnh dị ứng xi măng đó. Cháu biết chỉ cần không tiếp xúc với xi măng nữa thì khỏi nhưng vì mưu sinh kiếm sống nên không thể bỏ nghề. Kính mong quý bác sĩ giải đáp giúp cháu với và cho cháu biết loại thuốc đặc trị.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu!

Dị ứng xi măng là viêm da tiếp xúc, do tiếp xúc với xi măng một thời gian dài và khỏi khi không tiếp xúc với nó nữa. Các thành phần có trong xi măng ăn mòn, phá huỷ trực tiếp cấu trúc của da, đồng thời là dị nguyên gây phản ứng dị ứng tại chỗ. Da nơi tiếp xúc với xi măng, thường là ở bàn tay và cẳng tay, bị sần sùi dày lên, nứt nẻ, nổi mụn nước, ngứa; kèm theo những vết chày, trợt, xước do gãi. Dị ứng xi măng chỉ cần không tiếp xúc với xi măng nữa là khỏi, nhưng ba cháu vì cuộc sống mưu sinh buộc phải theo nghề xây dựng, nên mục tiêu chữa trị là hạn chế hiện tượng lở loét, ngứa ở mức độ chịu đựng được để vẫn tiếp tục tiếp xúc với xi măng.

Cháu nên đưa ba đi khám bác sĩ để được giải đáp và chữa trị cụ thể. Dưới đây là 2 biện pháp thường được sử dụng để chữa trị bệnh dị ứng này. Cháu có thể tham khảo:

– Biện pháp 1: Tiêm K – cort, triamcinolon… Thuốc có tác dụng mạnh trong thời gian dài vài tháng, giảm hẳn lở ngứa ở những lần tiêm đầu tiên, nhưng tác dụng giảm dần ở các lần tiêm tiếp theo, từ đó khoảng cách giữa các lần tiêm ngắn dần và tiến tới không có tác dụng nữa.

Ưu điểm : Tiện lợi chỉ cần tiêm 1 ống là có thể xử lý tình trạng dị ứng xi măng khoảng 5 – 6 tháng trong những lần tiêm đầu tiên.

Nhược điểm: Thuốc có nhiều tác dụng phụ như: teo đét tại chỗ tiêm , suy mòn cơ thể nếu tiêm nhiều lần , tác dụng của thuốc giảm dần theo các lần tiêm

– Biện pháp 2: Uống thuốc ức chế hiện tượng sinh ra histamin (chất gây hiện tượng ngứa dị ứng), đồng thời sử dụng thuốc bôi tại chỗ tỏ ra có hiệu quả, được nhiều thợ xây chấp nhận, đặc biệt là không có tác dụng phụ và áp dụng được lâu dài, không có hiện tượng nhờn thuốc.

Thuốc uống: KetofHEXAN (Ketotiphen fumarat 1,38 mg tương đượng 1 mg ketotiphen) , 3 ngày đầu mỗi ngày uống 1 viên, các ngày sau mỗi ngày uống 2 viên, thời gian kéo dài 2 tháng, không nghỉ thuốc đột ngột mà theo lộ trình giảm dần 1/viên ngày – kéo dài 1 tuần, cách ngày uống 1 viên – kéo dài 10 ngày rồi mới nghỉ. Một năm có thể uống 2 đợt như trên. Thuốc còn có tên Ketosan (thuốc nội)

Thuốc bôi: sử dụng các loại thuốc mỡ bôi có Corticoit, có chất bạt sừng, có thuốc kháng nấm, có kháng sinh, có thuốc làm mềm da, ẩm da, dưỡng da… Số lượng các loại thuốc, tỷ lệ thay đổi tuỳ theo từng tình huống nặng nhẹ của bệnh. Các thuốc trên được trộn thành một hỗn dịch dạng mỡ dùng bôi vào buổi tối sau khi nghỉ, vệ sinh rửa chân tay sạch sẽ, lau khô rồi mới bôi thuốc.

Ngoài ra, cháu cần nhắc ba trong khi làm việc cần sử dụng đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, găng tay, để hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với xi măng.

Chúc ba con cháu khỏe mạnh!

Từng bị dị ứng paracetamol phải uống thuốc thế nào?


Câu hỏi bởi: hoài phương

Thưa bác sĩ!

Cô em năm nay ngoài 58 tuổi, bị viêm dạ dày, gan nhiễm mỡ và có tiền sử dị ứng Paracetamol, uống Tiffy cũng bị dị ứng. Vừa rồi cô em bị cảm cúm có uống 2 viên Pamin thì không bị dị ứng. Sáng nay cô em nói bị đau đầu chóng mặt, hơi cảm, em có đi mua thuốc hộ cho cô em. Nhà thuốc người ta kê đơn như sau: 2 viên Cinnarizine, 1 viên bổ não, 2 viên Coldacmin, 1 viên Eugica và 1 viên Clofeniramin. Cô em chưa uống nhưng có cầm theo để đi du lịch nhỡ có cảm sốt thì uống. Vậy bác sĩ cho em hỏi cô em uống liều thuốc này có bị dị ứng hay không ạ?

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào cháu!

Cô cháu đã tiền sử dị ứng với Paracetamol thì suốt đời không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào có thành phần Paracetamol. Và nên nhớ rằng người có cơ địa dị ứng thường có mẫn cảm chéo với nhiều loại thuốc khác cho nên không lường trước được có dị ứng hay không, tốt nhất là nên dùng các loại thuốc đã từng dùng mà không bị dị ứng. Muốn có thuốc dự phòng đi du lịch, nên tới bác sĩ để lấy thuốc và họ chịu trách nhiệm.

Chúc cháu mạnh khỏe.

viêm phế quản dị ứng có chữa khỏi được không?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Em năm nay 33 tuổi, hay hắt xì hơi, có đờm kéo dài uống chút rượu bia thi thấy khó thở. Em đi khám bác sĩ bảo bị viêm phế quản dị ứng kê đơn em uống khỏi một tháng sau lại tái phát. Em muốn hỏi làm thế nào để chữa khỏi hẳn bệnh ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Chào bạn.

Bệnh viêm mũi dị ứng với ngứa mũi, hắt xì và chảy nước mũi thường xuyên và bệnh hen suyễn giống như hai anh em sinh đôi vậy. Hen phế quản dễ bị viêm mũi dị ứng và ngược lại. Đặc điểm phát bệnh là do cơ thể dị ứng với các chất đưa từ ngoài vào qua đường ăn uống, hít thở, tiếp xúc da niêm mạc,…nên kích hoạt phản ứng của cơ thể.

Cả hen phế quản và viêm mũi dị ứng đều là bệnh cơ địa nên không có thuốc chữa khỏi hẳn hoàn toàn. Chỉ có thuốc kiềm hãm, ngăn cản không cho phản ứng dị ứng xảy ra mà thôi. Do đó, người ta dùng từ kiểm soát dị ứng cũng như với bệnh cao huyết áp, tiểu đường vậy, khi gặp các bệnh này sẽ phải sống chung với bệnh”. Bạn nên đến khám bác sĩ Nội Hô hấp, bác sĩ Tai Mũi Họng để dùng thuốc theo đơn nhé. Kèm theo cần chú ý phát hiện mình dị ứng với loại thức ăn, nước uống, mỹ phẩm,…nào thì phải tránh xa. Như tình huống của bạn là do bạn dị ứng với vi khuẩn có trong men bia nên không nên uống bia, vì bia vào sẽ kích hoạt phản ứng dị ứng gây ra cơn hen.

Chúc bạn kiểm soát được bệnh dị ứng của mình.

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl