Bệnh lậu và những phương pháp điều trị


4,226
1
1
Xu
53
Bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh. Bạn tình của bệnh nhân nhiễm lậu cũng cần được điều trị để tránh tái nhiễm. Cùng đọc những thông tin sau đây về cách điều trị bệnh,

Bệnh lậu chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Cpviva2003

Thưa Bác sĩ! Tôi bị bệnh lậu đã lâu, chữa nhiều mà vẫn không khỏi, mong Bác sĩ giúp tôi tìm cách điều trị. Cám ơn Bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào bạn.

Lậu là một bệnh gặp chủ yếu ở đường sinh dục – tiết niệu, ngoài ra còn gặp lậu ở kết mạc mắt, khớp và hiếm gặp hơn là nhiễm trùng huyết. Bệnh lậu do vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrheae) gây ra và lây truyền chủ yếu theo đường tình dục, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là tuổi đang hoạt động tình dục.

Biểu hiện của bệnh lậu thường có hai giai đoạn:

1. Lậu cấp tính:

Ở nam giới: sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 6 ngày đa số các tình huống có biểu hiện của viêm niệu đạo cấp tính: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng.

Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các biểu hiện lậu ở nữ giới rất kín đáo nhất là bệnh triệu chứng ở âm đạo, cổ tử cung. Vì vậy ít có biểu hiện gì triệu chứng sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu dắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (viêm tấy đỏ, có mủ).

2. Lậu mãn tính:

Ở nam giới: triệu chứng tiểu dắt, tiểu buốt, ít khi thấy tiểu mủ. Đa số các tình huống thấy có chất nhầy như nhựa chuối chảy ra ở niệu đạo vào sáng sớm, lúc ngủ dậy, khi đi tiểu. Nam giới bị lậu nếu không phát hiện sớm và chữa trị đúng phác đồ thì dễ chuyển thành mãn tính và khi đã trở thành lậu mãn tính thì rất khó chữa trị. Bệnh lậu ở nam giới cũng cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh có biểu hiện giống lậu nhưng gây ra bởi các vi khuẩn khác như chalmydia và mycoplasma.

Ở nữ giới: đa số bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính ngay từ đầu, có rất ít biểu hiện ngoài dấu hiệu ra khí hư màu vàng. Bệnh có khi gây viêm cả hậu môn (do mủ kèm theo vi khuẩn lậu chảy vào hậu môn). Điểm quan trọng của lậu mãn tính ở phụ nữ là làm lây bệnh trong cả quá trình dài nhiều tháng, nhiều năm trong thời kỳ hoạt động tình dục.

Để chẩn đoán xác định lậu mãn tính ở nữ giới cũng như ở nam giới cần làm xét nghiệm tìm vi khuẩn nhiều lần, nhiều loại bệnh phẩm khác nhau và nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh lậu mãn tính ở nữ cũng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh cũng gây viêm âm hộ, âm đạo do vi khuẩn chlamydia trachomatis, mycoplasma, trùng roi, nấm candida albicans, tạp khuẩn để chữa trị có hiệu quả.

Đường lây:

Bệnh lậu chủ yếu lây qua đường tình dục, ngoài ra có thể thấy lây qua việc dùng chung khăn tắm, quần áo lót có dính mủ niệu đạo, âm đạo của người bị lậu nhưng tỷ lệ mắc bệnh theo hình thức lây lan này rất thấp.

Điều trị bệnh lậu

– Nguyên tắc:

Song cầu khuẩn lậu sinh sản rất nhanh, cứ 15 phút lại phân chia 1 lần do đó bệnh nhân mắc lậu cần chữa trị sớm, chữa trị triệt để.

Bệnh lậu tốt nhất nên được chữa trị sớm

Điều trị đúng phác đồ: Đúng thuốc, đủ liều

Điều trị cả người có tiếp xúc sinh lý

Trong thời gian chữa trị không quan hệ tình dục, cần nghỉ ngơi hợp lý, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích…

– Điều trị thuốc:

Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh chữa trị bệnh lậu hiệu quả nhưng cần phải dùng đủ liều mới có thể chữa khỏi dứt điểm bệnh. Thông thường uống thuốc kháng sinh chỉ có thể chấm dứt nhiễm khuẩn nhưng không thể khôi phục được những tổn thương do bệnh gây ra. Có thể dùng một trong các thuốc sau:

Thuốc tiêm:

Ceftriaxime (Claforan) 1gr tiêm bắp duy nhất

Spectionmycine (Trobicin, Kirin) 2g đối với nam, 4g đối với nữ tiêm bắp một liều duy nhất.

Trường hợp bệnh mãn tính tiêm liên tiếp 2 ngày:

Ceftriaxone (Rocephine) 250mg tiêm bắp duy nhất

Cefoxitine 250mg tiêm bắp liều duy nhất

Thuốc uống:

Unasyn 375mg uống 6 viên liều duy nhất

Azithromycin (Zithromax) 250mg x 4 viên uống liều duy nhất

Tequin 200mg uống 2 viên (400mg) uống liều duy nhất

Điều trị hỗ trợ

Uống nhiều nước

Kết hợp các vị thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu như râu ngô, bông mã đề hoặc cá bài thuốc có công dụng lợi tiểu, thẩm thấp, bài trọc, có tác dụng làm sạch đường tiết niệu

Phòng ngừa

Không quan hệ tình dục bừa bãi, thủy chung một vợ một chồng

Không dùng chung quần áo, khăn tắm với người mắc bệnh lậu

Những người bị bệnh lậu cần được khám và chữa trị dứt điểm

Cần chữa trị cho cả người nam và người nữ. Trường hợp của bạn nên đi khám và chữa trị tại bệnh viện chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán bệnh và có phác đồ chữa trị cụ thể. Trong quá trình chữa trị cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ để việc chữa trị có hiệu quả. Tránh tự ý uống thuốc vì có thể khiến cho lậu cầu kháng thuốc, khiến cho việc chữa trị hết sức phức tạp.

Chúc bạn mau khỏe!

Điều trị bệnh lậu mất bao lâu?


Câu hỏi bởi: benhtat

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 24 tuổi, là nam giới. Cháu phát hiện mình bị bệnh lậu cách đây 2 năm rồi. Vì xấu hổ nên cháu không đi chữa trị. Cháu muốn hỏi giờ cháu chữa trị còn kịp nữa không? Và chữa trị trong thời gian bao lâu? Nếu cháu tự đi mua thuốc về chữa trị mà không cần đến bệnh viện có được không? Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu ạ!

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương


Chào bạn.

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, cấp tính hay mãn tính, bệnh do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ. Về biểu hiện lâm sàng, lậu ở nam và nữ khác nhau, giai đoạn cấp tính của bệnh lậu nam giới rầm rộ, còn nữ thì âm thầm. Lậu ở nam giới:

Giai đoạn cấp tính: sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân thấy hơi ngứa, nhồn nhột ở đường tiểu, sau và giờ tiết ra chất dịch trong, sau đó đục dần rồi thành mủ, màu vàng hơi trắng. Khi đi tiểu có cảm giác nóng rát, tiểu gắt, tiểu buốt, đau như dao cắt, mủ chảy càng nhiều, tình huống nặng có thể tiểu ra máu. Toàn thân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau mình mẩy.

Giai đoạn mãn tính: nếu không được chữa trị hoặc chữa trị không hiệu quả, các biểu hiện trên có thể giảm dần, nhưng vi khuẩn vẫn còn và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Vi khuẩn từ niệu đạo trước, xâm nhập sâu dần đến các tuyến niệu đao sau rồi tiếp tục sinh sôi phát triển, các biểu hiện sẽ mất dần, chỉ còn tiểu ra giọt đục vào buổi sáng và tăng lên khi lao động, thức khuya, uống rượu bia.

Nguyên tắc chữa trị lậu: chữa trị sớm, chữa trị đúng thuốc – đủ liều, chữa trị cả bạn tình. Trong quá trình chữa trị không quan hệ tình dục, không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và chất kích thích… Bệnh lậu ở nam giới nếu không chữa trị hoặc chữa trị không đúng có thể gây các biến chứng hẹp niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm ống dẫn tinh, viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn, vô sinh … Nếu bạn được chẩn đoán chính xác là bệnh lậu, bạn nên đi chữa trị ngay và luôn. Bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để có thể khám và chữa trị kịp thời và theo dõi sát để tránh những biến chứng đáng tiếc.

Chúc bạn mau khỏe.

Xuất tinh màu nâu do bệnh lậu


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em bị lậu đã đi chữa, và được tiêm và uống.thuốc kháng sinh rồi nhưng sao khi xuất tinh, tinh dịch có màu nâu nâu, không như bình thường. Cho em hỏi tại sao lại như vậy và thời gian để bệnh lậu khỏi hoàn toàn? Em cám ơn.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào em.

Bệnh lậu hay bệnh lậu mủ là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu hiện nay, bệnh do vi khuẩn gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lậu có thể lan truyền từ người này qua người khác thông qua quan hệ tình dục qua: đường miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Viêm niệu đạo do lậu có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Đa số nam giới bị bệnh lậu mủ thường có biểu hiện: đau dọc niệu đạo, ra mủ nhiều, màu vàng hoặc vàng xanh ở đầu dương vật nhất là vào buổi khi mới ngủ dậy, kèm theo đái buốt, đái dắt. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến lậu mạn tính với các biến chứng thường gặp như viêm mào tinh hoàn, viêm viêm tuyến tiền liệt, có thể dẫn tới trạng vô sinh.

Khi xuất tinh, tinh dịch có màu nâu nâu, theo tôi có lẽ bệnh lậu của bạn đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Phương pháp chữa trị thông thường hiện nay là sử dụng thuốc ceftriaxone (Rocephin) do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc xảy ra với các loại thuốc khác. Ceftriaxone sử dụng kết hợp với azithromycin hoặc doxycycline. Một số loại khuẩn lậu đã bắt đầu có triệu chứng kháng lại phương pháp chữa trị này, khiến cho việc chữa bệnh lậu càng ngày càng khó khăn hơn.

Việc chữa trị cần có sự theo dõi và đánh giá kết quả của thầy thuốc, em nên đến bệnh viện khám lại và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ để bệnh sớm khỏi. Sau một liệu trình chữa trị bác sĩ sẽ khám và làm xét nghiệm để khẳng định chắc chắn em đã khỏi bệnh hay chưa. Trong khi đang chữa trị bệnh, em nên kiêng quan hệ tình dục để hạn chế khả năng lây nhiễm cho bạn tình.

Chúc em nhanh khỏi bệnh!

Lậu có chữa dứt điểm được không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em là nam giới, 23 tuổi. Hôm nay em đi khám ở bệnh viện được bác sĩ chẩn đoán bị lậu cấp. Bác sĩ có cho uống 2 viên thuốc và hẹn sau 3 ngày đi tái khám. Em muốn hỏi bệnh lậu có điều trị hết hẳn không? Thời gian điều trị là bao lâu? Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là gì và cần kiêng ăn, uống gì không ạ?

Xin cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Bệnh lậu cấp có thể chữa trị khỏi hoàn toàn, thời gian chữa trị ngắn, có thể dùng liều thuốc tiêm hoặc uống với liều duy nhất. Biến chứng nguy hiểm nhất là vô sinh do bị lậu mãn tính. Việc chữa trị không cần ăn kiêng. Em cần tái khám theo hẹn của bác sĩ.

Chúc em khỏe mạnh.

Chữa bệnh lậu lâu năm như thế nào?


Câu hỏi bởi: hoihantronganh89

Em xin chào bác sĩ ạ!

Em là nam giới, năm nay em 25 tuổi. Hồi em 22 tuổi có bị mắc bệnh lậu nhưng do xấu hổ không dám đi khám và chữa trị để bệnh kéo dài tới giờ. Bây giờ em hối hận lắm. Em muốn hỏi bác sĩ bệnh lâu vậy có chữa được nữa không và chữa như thế nào ạ?

Em xin cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em.

Khi em bị lậu cấp tính mà không chữa trị sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh lậu mãn tính. Chắc chắn em phải đi khám, làm xét nghiệm, chẩn đoán, xác định tổn thương để chữa trị, tất nhiên chữa trị muộn sẽ khó khăn hơn chữa trị sớm. Việc chữa trị lậu mãn tính cơ bản là chữa trị nội khoa, uống thuốc. Bác sĩ chữa trị là người quyết định phương pháp chữa trị sau khi đã khám và đánh giá chi tiết.

Chúc em sớm khỏi bệnh.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.