Thắc mắc về chứng ho có đờm ở trẻ sơ sinh


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Trẻ sơ sinh có khá nhiều vấn đề về sức khỏe cần sự quan tâm đặc biệt. Một trong số đó là triệu chứng ho có đờm ở các bé.

Trẻ sơ sinh bị ho đờm, sổ mũi


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, con tôi được 1 tháng 10 ngày tuổi, cháu ho nhiều như người lớn, ho liên tục 2 tiếng đồng hồ mỗi buổi sáng và tối, ho nhiều khiến bé phải rướn cổ ho. Tôi muốn cho cháu khám và thực hiện hút đàm tại khoa VLTL nhi đồng 2 có được không?

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn,
Với trường hợp của cháu thì bạn cần phải đưa cháu đi khám chuyên khoa hô hấp bệnh viện nhi nhé.
Chúc bạn sức khỏe!

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm, sốt


Câu hỏi bởi: Lê thu hương

Chào bác sỹ, con cháu hiện nay được 2 tháng 10 ngày, cách đây vài ngày bé có bị sốt, hắt hơi có sổ mũi 1 chút, tuy nhiên đến ngày thứ 3 cháu bắt đaauf bị ho, ngày đầu không có đờm, ngày thứ 2 ho có đờm.
Xin bác sỹ cho biết cháu có thể sử dụng thuốc gì để uống và chữa hết ho, liệu trường hợp của cháu có chuyển sang hen theo thời tiết không ạ?
Cháu cảm ơn bác sỹ!

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn.

Với tình trạng bạn nêu thì có thể cháu đã bị nhiễm virus cảm cúm dẫn đến việc bị ho, sốt, đờm,..
Tuy nhiên bệnh này có thể khỏi sau tầm 3-5 ngày nếu cháu không bị bội nhiễm virus đường hô hấp. Bạn có thể mua thuốc decolgen dạng siro để cho cháu uống nhé.
Nếu sau 3-5 ngày bệnh không thuyên giảm, cháu có các triệu chứng bị nặng hơn như ho có đờm, sốt cao, chảy mũi có vàng xanh, nhiễm khuẩn thì bạn nên đưa cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

Chúc bạn và cháu sức khỏe!

Tư vấn về bệnh ho có đờm ở trẻ sơ sinh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bệnh ho có đờm ở trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không khỏi, theo bác sĩ em phải làm thế nào?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào em.

Viêm phế quản và viêm phế quản phổi là hai dạng nhiễm trùng hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ dễ bị nhiễm trùng hô hấp khi có các yếu tố sau đây:

Môi trường đông đúc, vệ sinh kém.

Cha mẹ hút thuốc lá.

Nhà có khói, bụi.

Thời tiết lạnh.

Săn sóc trẻ chưa đúng mức.

Bệnh có thể do: siêu vi, vi trùng, hay do các yếu tố khác (hít sặc, dị vật đường thở, tình trạng dị ứng …)

Các biểu hiện thường gặp của viêm phế quản và viêm phế quản phổi: lúc đầu trẻ có sốt (có thể kèm lạnh run), ho, sổ mũi, quấy khóc, ói, biếng ăn, tiêu chảy, đau bụng, …Sau đó, nếu không được chữa trị đúng mức, các biểu hiện trên sẽ nặng dần. Lúc đầu ho khan, sau đó chuyển sang ho có đàm. Có thể trẻ không ho mà chỉ thở nhanh và tím tái.

Việc chữa trị cần lưu ý các điều sau:

1. Điều trị thuốc thích hợp và đủ liều tùy lí do và độ nặng của bệnh.

2. Loại trừ các yếu tố nguy cơ như:

Khi thời tiết lạnh nên giữ ấm cho trẻ.

Cha mẹ không nên hút thuốc lá.

Nhà nên sạch bụi, không có khói.

Giử môi trường thông thoáng.

3. Vệ sinh đường hô hấp (dùng khăn sạch lau mũi …) và dinh dưỡng trẻ thích hợp. Trong lúc trẻ đang bệnh thường khó ăn và dễ bị nôn, gia đình nên cho thức ăn nhẹ, dễ tiêu và chia làm nhiều bữa trong ngày, nhưng vẫn phải đảm bảo năng lượng đủ. Trẻ bị bệnh kéo dài dễ gây suy dinh dưỡng. Trẻ dễ nôn nên cho ăn cẩn thận vì có thể bị sặc gây viêm phổi hít và làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Ngoài ra, có thể giảm bớt tiết đờm bằng cách cho bé uống nước đủ (giúp loãng đờm), trở mình hoặc vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, hơn nữa vỗ lưng giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra.

Cách vỗ: Trẻ nên nằm nghiêng, người chăm trẻ nhúng 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không quá mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau). Mỗi lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần. Nếu nhìn thấy đờm trong họng mà trẻ không biết ho (khạc ra) ra, thì em hãy bọc vải gạc sạch vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra.

Theo đặc tính cấu tạo bộ máy hô hấp của các cháu nhỏ: tổ chức lympho ở niêm mạc họng chưa phát triển nên trẻ dể bị nhiễm trùng mũi họng. Khi có yếu tố nguy cơ (như trời lạnh, bụi, gió hay tiếp xúc với người đang bị họ ..) đường hô hấp của trẻ dễ bị viêm, gây phù nề, xuất tiết, gây chít hẹp đường thở và làm cho bé khó thở. Con em bị ho và có đờm đặc, khò khè. Với các biểu hiện kể trên, cháu bị nhiễm trùng đường hô hấp. Các cháu nhỏ không thể tự khạc đờm, nếu tình trạng làm tăng tiết đờm kéo dài không được chữa trị kịp thời, có thể diễn biến sẽ nặng hơn. Do đó chúng tôi khuyên em nên đưa cháu đến bệnh viện có chuyên khoa để được chữa trị kịp thời tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.

Chúc bé mau khỏe!

Trẻ sơ sinh 20 ngày tuổi bị ho, nhiều đờm là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: 983498363

Chào bác sĩ!

Cháu nhà tôi mới được 20 ngày tuổi. Lúc đầu cháu có ho nhẹ, tôi cho cháu uống mật ong và đã khỏi ho nhưng cháu lại bị khò khè mũi. Lúc đầu nhỏ nước muối sinh lý thì có đỡ được 1 chút song lại bị và má bé đã rửa cho bé bằng nước muối sinh lý và hút đờm cho bé và bây giờ bé lại bị đờm ở họng. Vậy theo bác sĩ chúng tôi phải làm gì trong trường hợp này? Rất mong bác sĩ cho ý kiến.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Trường hợp của bé nhà bạn là một tình trạng viêm đường hô hấp trên. Với tình trạng hiện tại của bé như bạn mô tả thì chưa cần phải chữa trị thuốc gì cả mà chủ yếu là hút đờm dãi và vệ sinh mũi họng sạch sẽ hàng ngày cho bé, cho bé bú sữa mẹ đầy đủ để bé có đủ năng lượng và sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giữ ấm cho bé để không làm nặng thêm tình trạng viêm. Nếu bé có các dấu hiệu nặng lên như: sốt cao 39 – 40 độ C, xì ra ngày càng nhiều mũi xanh, bỏ bú, li bì,… Thì bạn cần đưa bé đi khám ngay.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl