Hỏi Bác Sĩ - Thanh quản hay còn gọi là nơi phát âm của họng và có vai trò vô cùng quan trọng với chúng ta. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề sức khỏe liên quan đến bộ phận này.
Nước muối bão hòa có thực sực giúp thanh quản tốt lên hơn không?
Câu hỏi bởi: TTT
Xin chào bác sĩ!
Cháu có đọc được bài viết làm cho thanh quản bền bỉ và mạnh mẽ bằng nước muối bão hòa, giúp hát những nốt cao dễ dàng và nhẹ nhàng hơn nhiều. Khi ngân dài ở những nốt cao nhất không bị ho, tập nhiều và ở cường độ cao không hề bị khàn hay bể giọng. Cháu xin đăng phương pháp luyện đó như sau:
“Quy trình tập vô cùng đơn giản. Mỗi lần tập bạn nên rót nước muối ra thành ly vừa phải, trước đó hít 1 hơi thật dài rồi ngả lưng vào thành ghế, ngửa cổ ra phía sau hết cỡ. Sau đó thả lỏng cổ họng cho nước từ từ chảy xuống, lọt vào cổ họng từng giọt. Lưu ý khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn. Tập cho đến khi hết hơi thì ngồi thẳng dậy, tiếp tục hít 1 hơi thật dài, sau 3 lần thì đổ nước muối cũ đi và hớp một nước muối mới… Cuối cùng bạn nên dùng nước sạch để súc miệng bằng nước lạnh. Tập như trên, muối sẽ từ từ ngấm vào thanh quản, rút bớt nước ra, làm cho thanh quản sắt lại (giống như thuộc da vậy). Chỉ sau khoảng 4 tháng là trông thấy kết quả ngay: hát những nốt cao dễ dàng và nhẹ nhàng hơn nhiều, khi ngân dài ở những nốt cao nhất không bị ho, tập nhiều và ở cường độ cao không hề bị khàn hay bể giọng.”
Bác sĩ làm ơn cho cháu biết tập bằng nước muối như trên có thật sự giúp thanh quản tốt hơn không ạ ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Cơ thể con người là cơ thể sống và nước trong cơ thể chiếm đến hơn 70% trọng lượng. Cơ thể lại có cách để điều tiết nước đến nơi cần thiết để duy trì môi trường thích hợp nhất cho các tế bào cơ thể hoạt động. Không có nước, hoạt động sống của tế bào sẽ chậm lại, trao đổi chất dừng lại và đi vào chỗ chết. Dây thanh của mỗi người chính là 2 dải cơ mảnh khảnh hoạt động xen kẽ giữa căng và chùng để phát ra tiếng nói. Các cơ dây thanh này về nguyên tắc phải cần nhiều năng lượng để hoạt động và dĩ nhiên trong và ngoài tế bào cơ dây thanh đều phải có nước. Nước chính là môi trường để trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho dây thanh hoạt động. Không có nước, dây thanh khô, teo, không co giãn được thì phát ra tiếng nói sao được. Nếu dùng nước muối đậm như bạn mô tả để lấy nước ra khỏi dây thanh mục đích để cải thiện chất giọng của mình là điều không nên làm. Nó còn làm họng trở nên khô rát khó chịu và tiết đàm nhiều hơn Khi đó, coi chừng mất luôn cả giọng chứ đừng nói có giọng thanh, cao hay trong. Chất giọng của mỗi người là “tạo hóa bạn cho” đôi khi có ở thể tiềm ẩn cần thời gian luyện tập thanh đúng cách để bộc lộ thành khả năng chứ không thể thông qua nước muối.
Chúc bạn có suy nghĩ và hành động đúng nhé.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Bị viêm thanh quản cấp, đau tai, nuốt cũng đau là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: kenry lee
Chào bác sĩ.
Cháu hiện 16 tuổi. Cháu hay bị viêm họng. Đi khám bác sĩ chẩn đoán bị viêm thanh quản cấp. Nhưng mấy tháng gần đây cháu bị đau họng khi nuốt và tai bên đó cũng đau theo. Cháu không uống nước lạnh. Tối cháu ngủ quạt gần đầu. Cháu ngủ hai bên cố định, họng với tai bên kia đau và ngược lại. Mong bác sĩ giải đáp cho cháu ạ.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Biểu hiện nuốt đau kèm nhức tai thường gặp trong viêm họng kèm viêm tai giữa. Trong cơ thể chúng ta tồn tại một cấu trúc gọi là vòi nhĩ thông giữa vùng sau họng và tai giữa, do đó, viêm họng có thể dẫn đến viêm tai giữa. Em nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ thăm khám trực tiếp, làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có hướng chữa trị hiệu quả.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Viêm thanh quản mãn tính có nên phẫu thuật không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu bị viêm thanh quản mãn tính, cháu không nói được nhiều, cũng không phải là khàn tiếng cứ hát một bài hát đến đoạn cao trào không thể cất tiếng. Thưa bác sĩ bệnh này của cháu nên phẫu thuật hay uống thuốc ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu nên khám và nội soi thanh quản mới có thể xác định lí do và có chỉ định chính xác. Vấn đề viêm thanh quản mãn tính chỉ đặt ra chỉ định phẫu thuật khi:
Viêm thanh quản mãn tính quá phát có hạt xơ dây thanh
Polip dây thanh
Nang nhầy thanh quản
Viêm thanh quản mãn tính chữa trị nội khoa thất bại/tác động đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Cháu nên khám bác sĩ, nội soi thanh quản đánh giá tổn thương để có chỉ định phù hợp.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Mất tiếng do ho nhiều có phải viêm thanh quản?
Câu hỏi bởi: Phương-FHS
Chào bác sĩ!
Ban đầu em bị cảm lạnh, sốt và ho kèm theo đau rát họng 2 ngày thì hết sốt. Hiện tại, cổ họng không còn đau rát nhiều nhưng khô và tức do ho nhiều, đồng thời mất tiếng. Xin hỏi bác sĩ có phải em bị viêm thanh quản không hay chỉ mất tiếng do ho nhiều? Điều trị tại nhà như thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện như bạn mô tả: ho, sốt, đau rát họng, mất tiếng,… là dấu hiệu của tình trạng viêm thanh quản. Trường hợp của bạn không nên chữa trị tại nhà mà bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ nội soi kiểm tra và kê đơn chữa trị cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Bị viêm thanh quản chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em bị nấc liên tục 2 hôm qua, đi khám bác sĩ nói là bị viêm thanh quản và cho dùng thuốc. Nhưng hiện tại em vẫn chưa đỡ và càng nấc nhiều hơn. Vậy em phải làm gì?
Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Nấc là triệu chứng của co thắt cơ hoành (cơ ngăn cách giữa bụng và ngực) từng cơn. Đây thường là phản xạ như khi bị nghẹn sẽ sinh ra nấc. Bạn có thể dùng:
1. Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối.
2. Decontractyl 250 mg, ngày 6 viên chia 3 lần, mỗi lần 2 viên.
3. Stilnox 10mg, 2 viên/ ngày
Chúc bạn mau khỏi nấc.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Nước muối bão hòa có thực sực giúp thanh quản tốt lên hơn không?
Câu hỏi bởi: TTT
Xin chào bác sĩ!
Cháu có đọc được bài viết làm cho thanh quản bền bỉ và mạnh mẽ bằng nước muối bão hòa, giúp hát những nốt cao dễ dàng và nhẹ nhàng hơn nhiều. Khi ngân dài ở những nốt cao nhất không bị ho, tập nhiều và ở cường độ cao không hề bị khàn hay bể giọng. Cháu xin đăng phương pháp luyện đó như sau:
“Quy trình tập vô cùng đơn giản. Mỗi lần tập bạn nên rót nước muối ra thành ly vừa phải, trước đó hít 1 hơi thật dài rồi ngả lưng vào thành ghế, ngửa cổ ra phía sau hết cỡ. Sau đó thả lỏng cổ họng cho nước từ từ chảy xuống, lọt vào cổ họng từng giọt. Lưu ý khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn. Tập cho đến khi hết hơi thì ngồi thẳng dậy, tiếp tục hít 1 hơi thật dài, sau 3 lần thì đổ nước muối cũ đi và hớp một nước muối mới… Cuối cùng bạn nên dùng nước sạch để súc miệng bằng nước lạnh. Tập như trên, muối sẽ từ từ ngấm vào thanh quản, rút bớt nước ra, làm cho thanh quản sắt lại (giống như thuộc da vậy). Chỉ sau khoảng 4 tháng là trông thấy kết quả ngay: hát những nốt cao dễ dàng và nhẹ nhàng hơn nhiều, khi ngân dài ở những nốt cao nhất không bị ho, tập nhiều và ở cường độ cao không hề bị khàn hay bể giọng.”
Bác sĩ làm ơn cho cháu biết tập bằng nước muối như trên có thật sự giúp thanh quản tốt hơn không ạ ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Cơ thể con người là cơ thể sống và nước trong cơ thể chiếm đến hơn 70% trọng lượng. Cơ thể lại có cách để điều tiết nước đến nơi cần thiết để duy trì môi trường thích hợp nhất cho các tế bào cơ thể hoạt động. Không có nước, hoạt động sống của tế bào sẽ chậm lại, trao đổi chất dừng lại và đi vào chỗ chết. Dây thanh của mỗi người chính là 2 dải cơ mảnh khảnh hoạt động xen kẽ giữa căng và chùng để phát ra tiếng nói. Các cơ dây thanh này về nguyên tắc phải cần nhiều năng lượng để hoạt động và dĩ nhiên trong và ngoài tế bào cơ dây thanh đều phải có nước. Nước chính là môi trường để trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho dây thanh hoạt động. Không có nước, dây thanh khô, teo, không co giãn được thì phát ra tiếng nói sao được. Nếu dùng nước muối đậm như bạn mô tả để lấy nước ra khỏi dây thanh mục đích để cải thiện chất giọng của mình là điều không nên làm. Nó còn làm họng trở nên khô rát khó chịu và tiết đàm nhiều hơn Khi đó, coi chừng mất luôn cả giọng chứ đừng nói có giọng thanh, cao hay trong. Chất giọng của mỗi người là “tạo hóa bạn cho” đôi khi có ở thể tiềm ẩn cần thời gian luyện tập thanh đúng cách để bộc lộ thành khả năng chứ không thể thông qua nước muối.
Chúc bạn có suy nghĩ và hành động đúng nhé.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Bị viêm thanh quản cấp, đau tai, nuốt cũng đau là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: kenry lee
Chào bác sĩ.
Cháu hiện 16 tuổi. Cháu hay bị viêm họng. Đi khám bác sĩ chẩn đoán bị viêm thanh quản cấp. Nhưng mấy tháng gần đây cháu bị đau họng khi nuốt và tai bên đó cũng đau theo. Cháu không uống nước lạnh. Tối cháu ngủ quạt gần đầu. Cháu ngủ hai bên cố định, họng với tai bên kia đau và ngược lại. Mong bác sĩ giải đáp cho cháu ạ.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Biểu hiện nuốt đau kèm nhức tai thường gặp trong viêm họng kèm viêm tai giữa. Trong cơ thể chúng ta tồn tại một cấu trúc gọi là vòi nhĩ thông giữa vùng sau họng và tai giữa, do đó, viêm họng có thể dẫn đến viêm tai giữa. Em nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ thăm khám trực tiếp, làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có hướng chữa trị hiệu quả.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Viêm thanh quản mãn tính có nên phẫu thuật không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu bị viêm thanh quản mãn tính, cháu không nói được nhiều, cũng không phải là khàn tiếng cứ hát một bài hát đến đoạn cao trào không thể cất tiếng. Thưa bác sĩ bệnh này của cháu nên phẫu thuật hay uống thuốc ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu nên khám và nội soi thanh quản mới có thể xác định lí do và có chỉ định chính xác. Vấn đề viêm thanh quản mãn tính chỉ đặt ra chỉ định phẫu thuật khi:
Viêm thanh quản mãn tính quá phát có hạt xơ dây thanh
Polip dây thanh
Nang nhầy thanh quản
Viêm thanh quản mãn tính chữa trị nội khoa thất bại/tác động đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Cháu nên khám bác sĩ, nội soi thanh quản đánh giá tổn thương để có chỉ định phù hợp.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Mất tiếng do ho nhiều có phải viêm thanh quản?
Câu hỏi bởi: Phương-FHS
Chào bác sĩ!
Ban đầu em bị cảm lạnh, sốt và ho kèm theo đau rát họng 2 ngày thì hết sốt. Hiện tại, cổ họng không còn đau rát nhiều nhưng khô và tức do ho nhiều, đồng thời mất tiếng. Xin hỏi bác sĩ có phải em bị viêm thanh quản không hay chỉ mất tiếng do ho nhiều? Điều trị tại nhà như thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện như bạn mô tả: ho, sốt, đau rát họng, mất tiếng,… là dấu hiệu của tình trạng viêm thanh quản. Trường hợp của bạn không nên chữa trị tại nhà mà bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ nội soi kiểm tra và kê đơn chữa trị cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Bị viêm thanh quản chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em bị nấc liên tục 2 hôm qua, đi khám bác sĩ nói là bị viêm thanh quản và cho dùng thuốc. Nhưng hiện tại em vẫn chưa đỡ và càng nấc nhiều hơn. Vậy em phải làm gì?
Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Nấc là triệu chứng của co thắt cơ hoành (cơ ngăn cách giữa bụng và ngực) từng cơn. Đây thường là phản xạ như khi bị nghẹn sẽ sinh ra nấc. Bạn có thể dùng:
1. Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối.
2. Decontractyl 250 mg, ngày 6 viên chia 3 lần, mỗi lần 2 viên.
3. Stilnox 10mg, 2 viên/ ngày
Chúc bạn mau khỏi nấc.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Theo ViCare