Thắc mắc về viêm gan B ở người trưởng thành


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Viêm gan B là bệnh nguy hiểm mà chúng ta cần để cao cảnh giác. Với những người trưởng thành từ 20 đến 25 tuổi và có quan tâm, chắc chắn không thể bỏ qua vấn đề này.

Xét nghiệm viêm gan B


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, em năm nay 27 tuổi, ở Hà Nội. Em đã lập gia đình và có 1 bé gái gần 2 tuổi. Chồng em bị viêm gan B, e và con gái k bị, nay em muốn xét nghiệm máu cho mình để kiểm tra xem có bị viêm gan B không. Bác sĩ cho e hỏi làm xét nghiệm có cần nhịn ăn, e đang trong kì kinh nguyệt có làm được không ah? Địa chỉ xét nghiệm ở đâu uy tín, chi phí và thời gian bao lâu được lấy kết quả ah.
Nếu muốn tiêm phòng thì chi phí như thế nào ah?
Bé nhà em lúc sinh ra vì bị tiêm khánh sinh lên k được tiêm mũi phòng chống viêm gan b ngay trong 24h đầu, mà tầm 1 tháng sau mới được tiêm,bác sĩ cho em hỏi khả năng lây nhiễm từ bố sang có cao không ah? mũi tiêm cách xa như vậy khả năng miễn dịch có tốt không ah?
Em cảm ơn bác sĩ

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào em:
Em muốn đi xét nghiệm máu để kiểm tra xem có bị nhiễm vi rút viêm gan B không. Ăn uống, và thời kỳ kinh nguyệt không ảnh hưởng đến xét nghiệm nên bạn đi xét nghiệm không cần nhịn ăn.Bạn đến viện tuyến trung ương là rất tin cậy như (viện bạch mai, viện QY 108…) thời gian lấy kết quả trong ngày, chi phí HbsAg= 80000đ, A nti Hbs =90000đ và an ti HBc =410000đ

Bố không truyền vi rút viêm gan B sang cho con trừ khi dùng chung bơm kim tiêm
Khả năng miễn dịch sau tiêm vắc xin viêm gan B là đáng tin cậy, thời gian tiêm như trên không ảnh hưởng đến miễn dịch.Chi phí tiêm không lớn ,tùy loại vắc xin, nước sản xuất, liều lượng giá từ 130000đ đến 140000đ bạn cho con bạn đi tiêm.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Thuốc chữa viêm gan B


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em chào bác sĩ.

Bác sĩ cho em hỏi, năm nay em 30 tuổi. Em phát hiện bị vi rút siêu vi B cách đây 8 năm. Em dùng thuốc nam và Tuệ Linh. Em đi xét nghiệm gan bình thường, nhưng viêm gan B vẫn còn. Em nên uống thuốc gì để chữa trị dứt điểm. Việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều có tác động đến bệnh này không?

Em xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em !

Nhiễm vi rút Viêm gan B (Hepatitis B Virus, viết tắ là HBV) là mối quan tâm của toàn cầu. HBV lây qua đường máu, đường tình dục và đường mẹ con, Việt nam là quốc gia có tỷ lệ người nhiễm HBV khá cao. Có khoảng 90 % những người nhiễm HBV là người lành mang trùng, tức là có vi rút viêm gan nhưng không thấy biểu hiện và khoảng 10% là người nhiễm HBV có triệu chứng lâm sàng. Trường hợp em nhiễm HBV cách đây 8 năm, em dùng thuốc nam và Tuệ Linh, em đi xét nghiệm men gan bình thường nhưng HBV vẫn còn (tức là xét nghiệm HbsAg (+), liệu em có thể uống thuốc chữa trị dứt điểm HBV được không? Tôi xin đưa ra lời khuyên như sau:

Bên cạnh các thuốc hỗ trợ chữa trị như bảo vệ tế bào gan, giải độc cho gan thì người ta còn sử dụng thuốc kháng vi rút cho những người mang HBV mạn tính. Hiệu quả của thuốc kháng vi rút cũng khác nhau. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thuốc kháng vi rút viêm gan B được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm Interferons: bao gồm Interferon alfa-2b, peginterferon alfa-2a

+ Nhóm Nucleoside: bao gồm Adefovir, Entecavir, Lamivudine, Telbivudine.

Việc lựa chọn thuốc chữa trị người ta quan tâm đến khả năng ức chế vi rút mạnh nhất và tỷ lệ kháng thuốc thấp nhất. Với các tiêu chí này thì Entecavir và Tenofovir là những lựa chọn ưu tiên đầu tiên hàng đầu cho cả bệnh nhân HBeAg (+) và HBeAg (-). Tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh từ HBeAg (+) thành HbeAg (-) vào khoảng 40-41 % sau 5 năm và tỷ lệ HbasAg (+) chuyển thành HbasAg (-) từ 3 -10 % sau 5 năm chữa trị bằng Entecavir.

Theo khuyến cáo mới đây về chữa trị viêm gan B của Hội nghiên cứu gan Châu Âu (EASL: European Association for the Study of the Liver), giới hạn vi rút để bắt đầu chữa trị bằng thuốc kháng vi rút là 2000 copies/ml. Khuyến cáo này áp dụng cho cả người có HbeAg (+) hoặc HBeAg (-). Các thuốc kháng vi rút nhìn chung có giá thành cao và chữa trị phải lâu dài, tốn kém.

Em thân mến, em làm xét nghệm HBeAg và định lượng nồng độ vi rút viêm gan B, căn cứ vào kết quả xét nghiệm, các thông tin chữa trị bằng thuốc kháng vi rút đã nêu trên và khả năng của em để có lựa chọn cho phù hợp. Bạn không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần/tháng, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp đúng chỉ định không thấy tác động tới tình trạng nhiễm HBV.

Chúc em sức khỏe !

Viêm gan B Hbsag(+) Hbeag(-)


Câu hỏi bởi: Lê Hương

Thưa bác sĩ, người thân tôi hiện giờ 30 tuổi. Vừa rồi đi xét nghiệm phát hiện bị viêm gan B HbsAg (+) nhưng HbeAg(-) và tiểu cầu có giảm. Nhưng sau 1 tuần có đi xét nghiệm tiểu đường thì bác sĩ có nói là tiểu cầu giảm hơn so với trước. vậy xin hỏi bác sĩ là như vậy có nguy hiểm không ạ. mọng nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Xin cảm ơn

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn:
Như vậy người thân của bạn bị viêm gan B, xét nghiệm có tiểu cầu giảm cần theo dõi viêm gan mãn dẫn đến xơ gan nguy hiểm đến tính mạng.

Xơ gan gây giảm tiểu cầu
Xơ gan là một bệnh của gan mà trong đó tế bào bình thường được thay thế bởi mô xơ. Xơ gan không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng gan mà còn tác động đến các bộ phận khác trong cơ thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng trọng ấy là xơ gan gây giảm tiểu cầu.
Xơ gan gây giảm tiểu cầu
Giảm tiểu cầu là một biến chứng nguy hiểm do xơ gan gây ra
Tại sao xơ gan gây giảm tiểu cầu?
Sự mất cấu trúc gan bình thường trong xơ gan cũng liên quan với lưu lượng máu qua gan. Những biến chứng do xơ gan có thể rất nghiêm trọng bao gồm xuất huyết nội, suy thận, rối loạn tâm thần, hôn mê, sự tích tụ dịch cơ thể, và những bệnh nhiễm trùng thông thường.
Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu nhờ các tính chất đặc thù là tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương và thoái hóa các chất nhầy để giải phóng ra các yếu tố làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ.
Tiểu cầu là tế bào máu giúp hình thành cục máu đông. Lá lách đóng vai trò như một kho dự trữ tiểu cầu. Ở những người xơ gan, lá lách thường phải làm việc nhiều (cường lách) để bù lại chức năng bị suy giảm do tổn thương gan. Điều này thường làm cho lách to và số lượng tiểu cầu giảm, được gọi là giảm tiểu cầu. Nếu bệnh nhân thấp hơn 150 x 103/ microlit được coi là giảm tiểu cầu, và nên nghĩ đến khả năng bị xơ gan.

Vậy người thân của bạn cần tích cực điều tri tránh bị xơ gan.

Chúc bạn và người thân của bạn mạnh khỏe.

Viêm gan B có chữa được không?


Câu hỏi bởi: vuhongduc

Em chào bác sĩ.

Em mới đi thử máu và vô tình thấy kết quả dương tính với HbsAg, em sét nghiệm chuyên sâu bác sĩ có bảo là các thông số bình thường (xét nghiệm tế bào, siêu âm bụng, xét nghiệm xinh hóa máu). Bác sĩ không kê đơn thuốc và bảo 7 tháng sau khám lại. Em muốn hỏi bác sĩ là: Em chắc chắn bị Viêm gan B đúng không? Và em đang trong giai đoạn nào ạ, khả năng điều trị khỏi bệnh của em có cao không ạ?

Em cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em!

Chẩn đoán bệnh Viêm gan B khi xét nghiệm máu HbcAg dương tính. HbsAg là kháng nguyên bề mặt của virut Viêm gan B. Tuy nhiên khi virut Viêm gan B mới xâm nhập vào cơ thể thì ở người trưởng thành khỏe mạnh có tới 90% virus sẽ bị loại trừ khỏi cơ thể sau 6 tháng đầu tiên do hệ miễn dịch của cơ thể. Chỉ có 5 – 10% là tiến triển tới Viêm gan mãn tính. Đối với Viêm gan mãn tính có thời kỳ ổn định thì không cần chữa trị. Ngược lại giai đoạn hoạt động nhân lên của virut Viêm gan thì phải chữa trị tích cực bằng các thuốc tăng cường miễn dịch và diệt virus. Các triệu chứng của Viêm gan giai đoạn hoạt động là chán ăn, sợ mỡ, người rất mệt, đau tức hạ sườn phải, vàng da.

Chúc em mạnh khỏe.

Tư vấn tiêm phòng viêm gan B


Câu hỏi bởi: ducduydd

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 29 tuổi ở Đồng Nai. Cháu muốn hỏi bác sĩ cháu đã đi tiêm ngừa bệnh siêu vi gan B, được 2 mũi được 9 tháng rồi, còn mũi thứ 3 mà cháu không nhớ và không đi tiêm. Vậy nếu cháu muốn tiêm mũi thứ 3 thì thế nào? Cháu có phải tiêm lại từ đầu không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào cháu!

Khi cháu đã tiêm được 2 mũi vắc-xin viêm gan B, tuy thời gian cách xa nhưng ít nhiều cơ thể của cháu cũng đã tạo ra kháng thể phòng bệnh, nên cháu nên đi tiêm phòng mũi 3 để cơ thể kích hoạt tạo ra kháng thể phòng bệnh tiếp, cháu không phải tiêm nhắc lại từ đầu. Cháu có thể tham khảo lịch tiêm phòng vắc-xin viêm gan B dưới đây:

Lịch tiêm chủng cơ bản :

– Để đạt được hiệu quả bảo vệ tối ưu, cần tiêm bắp ba liều vào các tháng 0 (mũi 1), 1 (mũi 2) và 2 (mũi 3) sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ nhanh hơn và người tiêm dễ tuân thủ lịch tiêm hơn. Liều nhắc lại cần được tiêm vào tháng thứ 12 (sau tiêm mũi ba 12 tháng).

– Tiêm chủng nhanh: Trong tình huống ngoại lệ ở người lớn, khi cần có hiệu quả bảo vệ nhanh chóng hơn, thường gặp những người đi đến vùng có bệnh lưu hành cao và người bắt đầu lịch tiêm phòng viêm gan B trong vòng một tháng trước khi khởi hành, có thể sử dụng phác đồ tiêm phòng gồm ba mũi tiêm bắp vào các ngày thứ 0 (mũi 1), 7 (mũi 2) và 21 (mũi 3). Khi áp dụng phác đồ này, cần tiêm nhắc lại một liều sau mũi đầu tiên 12 tháng.

Liều nhắc lại như sau: Thông thường các bác sĩ tiêm chủng sẽ khuyến cáo nhắc lại sau 5- 8 năm (ở trẻ nhỏ).

Cách dùng: Vắc-xin viêm gan B nên được tiêm bắp vào vùng cơ del-ta đối với người lớn và trẻ em, hay vào vùng trước bên của đùi đối với trẻ sơ sinh, nhũ nhi và những trẻ nhỏ. Trường hợp ngoại lệ, vắc-xin có thể được tiêm dưới da ở những bệnh nhân bị giảm tiểu cầu hay có những rối loạn chảy máu.

Chúc sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl