Hỏi Bác Sĩ - Không ít người bị tê tay chân sau khi ngủ dậy, vậy điều này có đáng lo ngại không? Cùng tham khảo qua lời khuyên của bác sĩ ở tuyển tập sau đây.
Bị tê chân tay sau khi ngủ dậy là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi đang là sinh viên của 1 trường đại học. Ngoài thời gian đi học cháu cũng không phải làm việc gì khác, việc học của cháu cũng không thấy gì là vất vả. Cháu có bị bệnh dạ dày và thiếu máu. Dạo gần đây cháu ngủ dậy hay bị tê chân tay, hầu như hôm nào cũng bị tê tay (chân thì thỉnh thoảng). Trước đây cháu cũng bị tê nhưng hầu như chỉ tê chân thôi. Cháu không biết mình bị làm sao, mong bác sĩ cho cháu lời khuyên với ạ.
Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bị tê chân tay, thường vào lúc sau ngủ dậy nhưng hết sau khi vận động một thời gian, là triệu chứng tăng cảm giác ngoài da, do khi ngủ tuần hoàn giảm, có hiện tượng thiếu máu tạm thời ở nơi xa trung tâm (bàn tay, bàn chân). Bạn có thể xử lý tình trạng này bằng cách uống bổ xung can-xi (viên can-xi D) thường xuyên hoặc khi bị tê chân tay nhiều. Nếu sau một thời gian uống can-xi D các dấu hiệu trên không giảm thì cháu đi khám chuyên khoa Thần kinh.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bị viêm xoang, buốt trán, đau phía sau và đỉnh đầu, tê tay chân khi ngủ dậy
Câu hỏi bởi: Quỳnh Giang
Thưa bác sĩ.
Cháu bị viêm xoang cũng được vài năm rồi ạ. Mấy hôm nay cháu đặc biệt bị nhức phía sau, thỉnh thoảng ở đỉnh đầu khi thức dậy. Rồi trong ngày thì đỡ dần. Cháu còn bị buốt trán, thẳng từ sống mũi trở lên. Đây có phải là biểu hiện của viêm xoang không? Dạo gần đây khi cháu ngủ dậy thì thường bị tê tay chân, không phải kiểu bị chích vào mà là khó điều khiển tay chân. Nhưng rồi cũng đỡ dần trong ngày. Bác sĩ có biết đây là bệnh gì không?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Bệnh viêm xoang có nhiều loại tùy thuộc vào vị trí viêm: viêm xoang sàng (phía sau mắt), xoang hàm (phía sau xương gò má), xoang trán (phía sau trán, 1 hoặc 2 bên), xoang bướm (phía sau mắt).
Với những triệu chứng như cháu mô tả, cháu có thể bị viêm xoang bướm. Cụ thể, bệnh này có những triệu chứng là:
– Nhức sâu bên trong đầu ở phía sau và vùng đỉnh đầu, ngang qua trán và phía sau mắt.
– Đau nặng hơn khi nằm ngửa hoặc cúi ra trước.
– Nhìn đôi hoặc nhìn mờ nếu áp lực ảnh hưởng lên não.
– Chảy nước mũi trước hoặc sau.
Về triệu chứng tê tay chân, trước tiên cháu cần xem lại tư thế ngủ. Khi cháu ngủ không đúng tư thế, dòng máu chảy bị ngăn lại, các dây thần kinh sẽ không nhận được đủ oxy và vì thế bị tê tay chân.
Ngoài ra tê tay chân còn có thể do những lí do sau:
– Do bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Khi mắc phải các chứng bệnh này thì một trong các biểu hiện xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng tê càng nhiều và có thể dẫn tới teo cơ.
– Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, calci, kali…Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.
– Thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép, đau cột sống, viêm khớp… dẫn đến rối loạn, tê liệt dây thần kinh cảm giác.
Với tất cả những triệu chứng xoang trán và tê chân tay, cháu cần đi khám để được chữa trị sớm.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Sáng nào thức dậy, hai bàn tay cũng bị tê là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Đức Minh
Chào bác sĩ!
Tôi 42 tuổi, sáng nào thức dậy, hai bàn tay tôi cũng bị tê, xin hỏi tôi bị bệnh gì, nguyên nhân do đâu? Bác sĩ vui lòng tư vấn giúp tôi cách chữa trị.
Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Tê tay là một trong những bệnh mà một số người, già cũng như trẻ, mắc phải. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: rối loạn canxi máu, co thắt mạch máu ngoại vi. Nhưng nguyên nhân hay gặp nhất có lẽ là hội chứng ống cổ tay.
Tê tay do hội chứng ống cổ tay thường gặp ở người khoảng 35 tuổi trở lên, người dùng nhiều tới động tác lắc của cổ tay, tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.
Hội chứng ống cổ tay còn có thể là biểu hiện của một trong những bệnh sau: các loại viêm đa dây thần kinh, bệnh viêm đa khớp dạng thấp… Bệnh thường khởi đầu ở một tay, và thường là ở tay thuận. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là tê gan bàn tay, cùng với ngón trỏ và ngón giữa. Nhưng cũng có người cảm thấy tê ở tất cả các ngón tay.
Nếu thường xuyên bị tê tay bạn hãy đi khám ở khoa Xương Khớp để được chẩn đoán và điều trị, bởi bệnh càng phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ đạt hiệu quả hơn.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị chứng tê tay mỗi sáng khi thức dậy là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Ly HaYen
Chào bác sĩ!
Cho em hỏi: Em 33 tuổi, thời gian gần đây em bị chứng tê tay mỗi khi lúc đêm thức giấc và mỗi buổi sáng khi thức dậy, phải co ra co vào một lát mới hết tê, nhưng còn đau ở đốt tay của 2 ngón cái và ngón giữa của tay phải thì không khỏi, khi em cầm vật gì có lực chút xíu chịu vào ngón cái thì bị đau ở 2 đốt tay cái và đốt tay ngón giữa của tay phải, dùng ngón cái nhấn vật gì đó cũng bị đau, và mỗi sáng thức dậy bước xuống giường thì bị tê nhói ở 2 gót chân vậy em bị bệnh gì mong bác sĩ tư vấn để điều trị.
Cám ơn bác sĩ .
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nguyên nhân gây tê nhức chân tay gồm có:
Do quá trình lão hóa : Ở người cao tuổi, hệ xương khớp càng trở nên lão hóa, sức đề kháng trong cơ thể cũng bị suy giảm, khí huyết kém lưu thông làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu. Ở lứa tuổi từ 65 đến 80, thường hay bị chứng thiếu máu não do sự suy giảm lượng máu nuôi dưỡng não. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, rối loạn tiền đình, hay quên và kèm theo các cơn đau đầu kết hợp với cảm giác ù tai, tê nhức chân tay.
Do bệnh lý
Thoái hóa đốt sống cổ : căn bệnh này sẽ khiến cho các dây thần kinh tê, nhức là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, chèn vào tủy sống. Những điều này gây tác động lên các dây thần kinh khiến người bệnh có cảm giác chân tay hơi tê vào sáng sớm sau đó tự khỏi, hay cứng cổ, đau sang vai, cánh tay,… khi nặng hơn, bạn sẽ có cảm giác tê nhức chân tay kéo dài, đồng thời có cảm giác đau buốt ở cổ, sau gáy,..
Đau ống cổ tay : căn bệnh này cũng khiến người bệnh có cảm giác đau buốt như kim chích ở đầu ngón tay, sau đó là cảm giác đau ở vùng cổ tay, trong lòng bàn tay hoặc đau khuỷu tay.
Các bệnh tim, mạch: ảnh hưởng của các bệnh này cũng sẽ khiến ngón tay sẽ bị sưng, tê, ngoài ra ở cơ mặt và bàn chân cũng sẽ bị phù nề, gây nên tình trạng tê nhức. Nguyên nhân là do cơ tim hoạt động không được hiệu quả, ảnh hưởng đến vận chuyển các mạch máu trong cơ thể, tê nhức chân tay cũng có thể diễn ra thường xuyên và kéo dài, lâu khỏi, khiến cho mọi hoạt động bị ngưng trệ.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các căn bệnh đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì, thiếu vitamin và khoáng chất… gây rối loạn chuyển hóa của cơ thể cũng gây nên tình trạng tê nhức chân tay.
Các yếu tố ngoại cảnh: chế độ ăn uống, làm việc không khoa học hay những biến đổi của thời tiết cũng là một trong những nhân tố khiến bệnh tê nhức tay chân bùng phát.
Nếu chưa đến bệnh viện thì bạn nên đi khám để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm. Nếu không có vấn đề bệnh lý bạn nên bắt đầu điều trị bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt: ăn đủ chất, bổ sung canxi và các yếu tố vi lượng, tập thể dục thường xuyên, cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi, không thức khuya.
Chúc bạn sống khỏe!
Đau cổ vai gáy bắp tay và tê bì ngón tay cái sau khi ngủ dậy
Câu hỏi bởi: Nguyễn trọng nam
Chào bác sỹ
Em ngủ dậy bị đau cổ vai gáy bên trái và bắp tay trái,bị tê buốt ngón cái,cảm giác rất đau đớn nên phải đi cấp cứu ở bệnh viện 175
Lúc bị đau quá e đc chuyển đi cấp cứu tại bệnh viện 175 và đc chích 2 mũi giảm đau nhưng ko giảm đau đc chút nào,bác sỹ cho thuốc e về nhà uống đã 6 ngày rồi nhưng ko hề thuyên giảm mong bác sỹ giúp đỡ
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn đã khám bệnh viện tiêm giảm đau và uống thuốc nhưng bệnh tình không đỡ thì nên đi khám ở bệnh viện tuyến cao hơn, có phương tiện chụp chiếu tối tân hơn.
Đó là: Bạn nên đi khám chụp MRI cột sống cổ xem có bị thoái hóa đốt sống cổ hoặc phồng hoặc thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ hay không?
Nếu bị thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm thì phải điểu trị đúng phác đồ thì bệnh mới thuyên giảm.
Chúc bạn mau lành bệnh.
Bị tê chân tay sau khi ngủ dậy là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi đang là sinh viên của 1 trường đại học. Ngoài thời gian đi học cháu cũng không phải làm việc gì khác, việc học của cháu cũng không thấy gì là vất vả. Cháu có bị bệnh dạ dày và thiếu máu. Dạo gần đây cháu ngủ dậy hay bị tê chân tay, hầu như hôm nào cũng bị tê tay (chân thì thỉnh thoảng). Trước đây cháu cũng bị tê nhưng hầu như chỉ tê chân thôi. Cháu không biết mình bị làm sao, mong bác sĩ cho cháu lời khuyên với ạ.
Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bị tê chân tay, thường vào lúc sau ngủ dậy nhưng hết sau khi vận động một thời gian, là triệu chứng tăng cảm giác ngoài da, do khi ngủ tuần hoàn giảm, có hiện tượng thiếu máu tạm thời ở nơi xa trung tâm (bàn tay, bàn chân). Bạn có thể xử lý tình trạng này bằng cách uống bổ xung can-xi (viên can-xi D) thường xuyên hoặc khi bị tê chân tay nhiều. Nếu sau một thời gian uống can-xi D các dấu hiệu trên không giảm thì cháu đi khám chuyên khoa Thần kinh.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bị viêm xoang, buốt trán, đau phía sau và đỉnh đầu, tê tay chân khi ngủ dậy
Câu hỏi bởi: Quỳnh Giang
Thưa bác sĩ.
Cháu bị viêm xoang cũng được vài năm rồi ạ. Mấy hôm nay cháu đặc biệt bị nhức phía sau, thỉnh thoảng ở đỉnh đầu khi thức dậy. Rồi trong ngày thì đỡ dần. Cháu còn bị buốt trán, thẳng từ sống mũi trở lên. Đây có phải là biểu hiện của viêm xoang không? Dạo gần đây khi cháu ngủ dậy thì thường bị tê tay chân, không phải kiểu bị chích vào mà là khó điều khiển tay chân. Nhưng rồi cũng đỡ dần trong ngày. Bác sĩ có biết đây là bệnh gì không?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Bệnh viêm xoang có nhiều loại tùy thuộc vào vị trí viêm: viêm xoang sàng (phía sau mắt), xoang hàm (phía sau xương gò má), xoang trán (phía sau trán, 1 hoặc 2 bên), xoang bướm (phía sau mắt).
Với những triệu chứng như cháu mô tả, cháu có thể bị viêm xoang bướm. Cụ thể, bệnh này có những triệu chứng là:
– Nhức sâu bên trong đầu ở phía sau và vùng đỉnh đầu, ngang qua trán và phía sau mắt.
– Đau nặng hơn khi nằm ngửa hoặc cúi ra trước.
– Nhìn đôi hoặc nhìn mờ nếu áp lực ảnh hưởng lên não.
– Chảy nước mũi trước hoặc sau.
Về triệu chứng tê tay chân, trước tiên cháu cần xem lại tư thế ngủ. Khi cháu ngủ không đúng tư thế, dòng máu chảy bị ngăn lại, các dây thần kinh sẽ không nhận được đủ oxy và vì thế bị tê tay chân.
Ngoài ra tê tay chân còn có thể do những lí do sau:
– Do bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Khi mắc phải các chứng bệnh này thì một trong các biểu hiện xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng tê càng nhiều và có thể dẫn tới teo cơ.
– Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, calci, kali…Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.
– Thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép, đau cột sống, viêm khớp… dẫn đến rối loạn, tê liệt dây thần kinh cảm giác.
Với tất cả những triệu chứng xoang trán và tê chân tay, cháu cần đi khám để được chữa trị sớm.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Sáng nào thức dậy, hai bàn tay cũng bị tê là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Đức Minh
Chào bác sĩ!
Tôi 42 tuổi, sáng nào thức dậy, hai bàn tay tôi cũng bị tê, xin hỏi tôi bị bệnh gì, nguyên nhân do đâu? Bác sĩ vui lòng tư vấn giúp tôi cách chữa trị.
Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Tê tay là một trong những bệnh mà một số người, già cũng như trẻ, mắc phải. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: rối loạn canxi máu, co thắt mạch máu ngoại vi. Nhưng nguyên nhân hay gặp nhất có lẽ là hội chứng ống cổ tay.
Tê tay do hội chứng ống cổ tay thường gặp ở người khoảng 35 tuổi trở lên, người dùng nhiều tới động tác lắc của cổ tay, tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.
Hội chứng ống cổ tay còn có thể là biểu hiện của một trong những bệnh sau: các loại viêm đa dây thần kinh, bệnh viêm đa khớp dạng thấp… Bệnh thường khởi đầu ở một tay, và thường là ở tay thuận. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là tê gan bàn tay, cùng với ngón trỏ và ngón giữa. Nhưng cũng có người cảm thấy tê ở tất cả các ngón tay.
Nếu thường xuyên bị tê tay bạn hãy đi khám ở khoa Xương Khớp để được chẩn đoán và điều trị, bởi bệnh càng phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ đạt hiệu quả hơn.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị chứng tê tay mỗi sáng khi thức dậy là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Ly HaYen
Chào bác sĩ!
Cho em hỏi: Em 33 tuổi, thời gian gần đây em bị chứng tê tay mỗi khi lúc đêm thức giấc và mỗi buổi sáng khi thức dậy, phải co ra co vào một lát mới hết tê, nhưng còn đau ở đốt tay của 2 ngón cái và ngón giữa của tay phải thì không khỏi, khi em cầm vật gì có lực chút xíu chịu vào ngón cái thì bị đau ở 2 đốt tay cái và đốt tay ngón giữa của tay phải, dùng ngón cái nhấn vật gì đó cũng bị đau, và mỗi sáng thức dậy bước xuống giường thì bị tê nhói ở 2 gót chân vậy em bị bệnh gì mong bác sĩ tư vấn để điều trị.
Cám ơn bác sĩ .
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nguyên nhân gây tê nhức chân tay gồm có:
Do quá trình lão hóa : Ở người cao tuổi, hệ xương khớp càng trở nên lão hóa, sức đề kháng trong cơ thể cũng bị suy giảm, khí huyết kém lưu thông làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu. Ở lứa tuổi từ 65 đến 80, thường hay bị chứng thiếu máu não do sự suy giảm lượng máu nuôi dưỡng não. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, rối loạn tiền đình, hay quên và kèm theo các cơn đau đầu kết hợp với cảm giác ù tai, tê nhức chân tay.
Do bệnh lý
Thoái hóa đốt sống cổ : căn bệnh này sẽ khiến cho các dây thần kinh tê, nhức là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, chèn vào tủy sống. Những điều này gây tác động lên các dây thần kinh khiến người bệnh có cảm giác chân tay hơi tê vào sáng sớm sau đó tự khỏi, hay cứng cổ, đau sang vai, cánh tay,… khi nặng hơn, bạn sẽ có cảm giác tê nhức chân tay kéo dài, đồng thời có cảm giác đau buốt ở cổ, sau gáy,..
Đau ống cổ tay : căn bệnh này cũng khiến người bệnh có cảm giác đau buốt như kim chích ở đầu ngón tay, sau đó là cảm giác đau ở vùng cổ tay, trong lòng bàn tay hoặc đau khuỷu tay.
Các bệnh tim, mạch: ảnh hưởng của các bệnh này cũng sẽ khiến ngón tay sẽ bị sưng, tê, ngoài ra ở cơ mặt và bàn chân cũng sẽ bị phù nề, gây nên tình trạng tê nhức. Nguyên nhân là do cơ tim hoạt động không được hiệu quả, ảnh hưởng đến vận chuyển các mạch máu trong cơ thể, tê nhức chân tay cũng có thể diễn ra thường xuyên và kéo dài, lâu khỏi, khiến cho mọi hoạt động bị ngưng trệ.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các căn bệnh đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì, thiếu vitamin và khoáng chất… gây rối loạn chuyển hóa của cơ thể cũng gây nên tình trạng tê nhức chân tay.
Các yếu tố ngoại cảnh: chế độ ăn uống, làm việc không khoa học hay những biến đổi của thời tiết cũng là một trong những nhân tố khiến bệnh tê nhức tay chân bùng phát.
Nếu chưa đến bệnh viện thì bạn nên đi khám để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm. Nếu không có vấn đề bệnh lý bạn nên bắt đầu điều trị bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt: ăn đủ chất, bổ sung canxi và các yếu tố vi lượng, tập thể dục thường xuyên, cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi, không thức khuya.
Chúc bạn sống khỏe!
Đau cổ vai gáy bắp tay và tê bì ngón tay cái sau khi ngủ dậy
Câu hỏi bởi: Nguyễn trọng nam
Chào bác sỹ
Em ngủ dậy bị đau cổ vai gáy bên trái và bắp tay trái,bị tê buốt ngón cái,cảm giác rất đau đớn nên phải đi cấp cứu ở bệnh viện 175
Lúc bị đau quá e đc chuyển đi cấp cứu tại bệnh viện 175 và đc chích 2 mũi giảm đau nhưng ko giảm đau đc chút nào,bác sỹ cho thuốc e về nhà uống đã 6 ngày rồi nhưng ko hề thuyên giảm mong bác sỹ giúp đỡ
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn đã khám bệnh viện tiêm giảm đau và uống thuốc nhưng bệnh tình không đỡ thì nên đi khám ở bệnh viện tuyến cao hơn, có phương tiện chụp chiếu tối tân hơn.
Đó là: Bạn nên đi khám chụp MRI cột sống cổ xem có bị thoái hóa đốt sống cổ hoặc phồng hoặc thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ hay không?
Nếu bị thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm thì phải điểu trị đúng phác đồ thì bệnh mới thuyên giảm.
Chúc bạn mau lành bệnh.
Theo ViCare