Nhiệt miệng ở trẻ em – bố mẹ chớ nên lo lắng!


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Nhiệt miệng xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Tìm hiểu về bệnh lý này ở trẻ sẽ giúp cho bố mẹ có kiến thức phòng tránh và điều trị bệnh thích hợp, giúp phần nào giảm bớt tâm lý lo lắng.

Cách chữa nhiệt miệng ở trẻ nhỏ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Con cháu do uống nhiều thuốc kháng sinh nên bị nhiệt trắng hết mồm, lưỡi và vòm họng. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên nên làm thế nào để giảm nhiệt cho bé ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn.

Bạn cho con uống nhiều kháng sinh để chữa bệnh gì? Uống thuốc gì và trong bao lâu rồi? Là cho cháu uống theo đơn bác sĩ hay tự mua thuốc ở hiệu thuốc về nhà uống? Nếu dùng lạm dụng kháng sinh sẽ gây đề kháng kháng sinh nên khi càng uống, kháng sinh càng mất tác dụng trên vi khuẩn gây bệnh mà có khi lại gây hại: kháng sinh diệt quá nhiều vi khuẩn cộng sinh có lợi với cơ thể trong khoang miệng. Hậu quả là làm cho vi nấm mọc lan tràn trong miệng gây mảng trắng khắp mồm. Bệnh chuyển thành nhiễm nấm miệng. Ngoài ra, nhiệt trắng hết mồm, lưỡi và vòm khẩu cái còn do bệnh viêm loét niêm mạc miệng thường xuất hiện sau đợt sốt cao. Trẻ đau đớn không ăn uống và nhai thức ăn được.

Nếu là do hậu quả của việc dùng kháng sinh, phải xem xét ngưng kháng sinh khi đã dùng đủ liều. Mua gói Nystatin về cho cháu ngậm hoặc rơ miệng nếu cháu còn bé.

Nếu cháu sốt cao vài ngày rồi loét miệng, bệnh do virus, cháu sẽ lành sau 10-14 ngày. Cố gắng cho cháu ăn uống thức ăn mềm, lỏng, nguội, dễ nuốt, ít nhai. Cho uống thêm nước cam vắt hàng ngày giúp nhanh hồi phục niêm mạc miệng.

Chúc cháu bé mau khỏi bệnh.

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Bé 2 tuổi đầu lưỡi nổi mụn và bị sốt, nướu của hàm răng dưới bị đỏ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bác sĩ giải đáp giùm em với. Con bé em được 2 tuổi. Đầu lưỡi nổi 2 hột mụn nước nên bé không chịu ăn uống gì hết, hay quấy khóc và bị sốt mấy ngày liền vẫn chưa khỏi. Nướu của hàm răng dưới bị đỏ thế, không biết là bệnh gì? Có nguy hiểm không bác sĩ? Đi khám về bệnh viện nói là bị viêm họng cho thuốc về uống mà chưa thấy gì?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Với những biểu hiện như bạn mô tả rất có thể cháu đang bị nhiệt miệng là một bệnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ:

Sốt đột ngột.

Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng.

Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi.

Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu.

Đau trong miệng.

Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn.

Với tình trạng cháu sốt kéo dài như vậy bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi ở các cơ sở uy tín như: bệnh viện Bạch Mai , bệnh viện Xanh-Pôn để được khám và chữa trị kết hợp với chăm sóc cho bé như sau:

Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng: Cho bé súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.

Dùng bàn chải mềm để vệ sinh răng miệng: Bàn chải mềm sẽ giúp bé đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.

Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ ăn hơn, nên tránh những thức ăn cay, mặn, chua.

Động viên bé uống nhiều nước.

Chúc cháu bé sớm khỏi bệnh!

Trẻ bị nhiệt miệng, sốt, biếng ăn phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Vân khánh

Chào bác sĩ!

Bé nhà em được 17 tháng nhưng cân nặng chỉ được 11kg. Gần đây bé bị nhiệt miệng sau đó bé sốt và biếng ăn. Giờ lại tiểu ít, bé thường xuyên quấy khóc, nước tiểu có màu vàng. Vết bị nhiệt trong miệng bé vẫn còn khiến bé ăn gì cũng bị đau. Bé có dùng thuốc siro nhiệt miệng mua ngoài hiệu thuốc. Bác sĩ giải đáp giúp em với ạ! Em nên chữa bệnh cho bé như thế nào?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Nhiệt miệng là một tình trạng viêm loét ở trong niêm mạc miệng, làm cho trẻ bị đau, khó chịu và quấy khóc, ăn uống khó khăn. Với những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện nên khi bị sốt cao dễ gây co giật. Nếu cơn co giật kéo dài có thể gây thiếu oxy não và để lại di chứng nặng nề sau này. Vì vậy, cần hết sức cảnh giác với biểu hiện sốt ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, đối với trẻ em có một số loại thuốc không được sử dụng và uống thuốc phải tính liều lượng theo cân nặng của trẻ do đó bạn không nên tự ý uống thuốc cho trẻ. Bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa Nhi để bác sĩ trực tiếp khám và kê đơn chữa trị cho trẻ.

Chúc bạn khỏe!

Bé 10 tháng bị nhiệt miệng trị thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bé nhà cháu đang được 10 tháng, sau khi sốt 1 ngày thì bị nhiệt miệng, nổi nhiều đốm trắng trên vòm miệng, cả phía trong họng, bé đau rát không bú được, bác sĩ cho cháu hỏi các cách xử trí không uống thuốc và nếu phải dùng thì ưu tiên loại nào ạ. Cháu không muốn dùng kháng sinh cho bé thì chữa trị như thế nào ạ. Cháu rất mong sớm nhận được câu trả lời của các bác sĩ.

Cháu xin chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng là một bệnh thường gặp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng mỗi khi ăn uống gây xót, đau rát rất khó chịu, tiết nhiều nước bọt, ăn uống mất ngon. Đối với trẻ em khi bị nhiệt miệng dễ quấy khóc, chảy nhiều nước bọt ra ngoài miệng, bỏ ăn hoặc ăn rất ít dẫn đến tình trạng sút cân.

Nguyên nhân gây loét miệng thường xảy ra khi sức đề kháng bé yếu, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, PP, C…), tác nhân gây bệnh có thể do virus hoặc vi khuẩn.

Quan trọng bây giờ là bạn nên vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt, mặc dù rất đau nhưng bạn cố gắng vệ sinh để tránh viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệt miệng mau lành. Chế độ ăn nhiều dinh dưỡng phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn, nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamin, đặc biệt là vitamin B, PP, C… Xay lỏng thức ăn và trái cây để bé dễ nuốt, sữa công thức, sữa chua, váng sữa vẫn cho bé ăn bình thường không kiêng cữ.

Điều trị chủ yếu dựa vào lí do, do chúng tôi không khám trực tiếp cho bé nên không thể giải đáp cho bạn cách uống thuốc, bạn cũng nên cẩn thận vì bệnh này cần phân biệt với bệnh tay chân miệng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường bạn nên đưa bé vào bệnh viện để khám sớm nhé.

Chúc bé mau khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl