Hỏi Bác Sĩ - Sốt cao có nguy hiểm không? Sốt cao như thế này là do nguyên nhân gì? Làm cách nào để chữa trị khi bị sốt cao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được bác sĩ chuyên khoa giải đáp qua những câu hỏi sau đây.
Sốt cao, nuốt nước bọt đắng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi hôm đầu tiên em sốt cao xong đến hôm thứ 2 đi kèm theo đau họng. Em có uống Panadol và thuốc Paracetamol vỉ đỏ giảm đau mạnh thì thấy buồn nôn, người như say xe ấy ạ. Đến hôm thứ 3 thì đỡ sốt 1 chút rồi nhưng miệng em lại ứa nước bọt liên tục, lúc nào miệng cũng ứa nước bọt mà khi em nuốt vào lập tức em nôn luôn vì rất đắng, vị khó chịu, cứ nuốt vào là em lại nôn khan. Bác sĩ cho em hỏi lí do và cách chữa trị với ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện như bạn mô tả là triệu chứng của một tình trạng viêm họng cấp. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc kháng sinh, giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên cả 2 thuốc mà bạn sử dụng đều là thuốc giảm đau với dược chất là Paracetamol. Bạn chỉ được dùng một trong 2 loại này mà thôi, nếu dùng 2 cả sẽ quá liều, có thể gây độc cho gan và tổn thương niêm mạc dạ dày. Mỗi lần chỉ uống 1 viên 500mg và 2 lần cách nhau ít nhất 4 giờ.
Thuốc kháng sinh bạn có thể uống: Zinat 500mg, 20 viên, ngày uống 2 viên chia 2 lần sau ăn.
Ngoài ra, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày (đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ), súc miệng bằng dung dịch TB ngày 3 lần.
Chúc bạn mau khỏe!
Bé sốt cao xong hạ sốt nhưng da mẩn đỏ có phải bị sởi?
Câu hỏi bởi: Lê Ba
Chào bác sĩ!
Bé gái nhà cháu được 6,5 tháng được 7,3 kg bị sốt khoảng 3 ngày (chỉ sốt thôi), ban đầu là sốt nhẹ dùng thuốc thì hạ nhưng nhanh chóng sốt trở lại và sốt cao nhất là ngày thứ 2. Đến ngày thứ 4 thì bé hạ sốt mà khắp người bé nổi lên những nốt đỏ gồ trên da. Bé hay quấy khóc, bé bú ít, 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn, từ tháng thứ 6 do phải đi làm nên có cho bé bú bình (sữa Enfamil 2). Xin hỏi bác sĩ đó có phải là bị bị sởi không và chữa trị như thế nào?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Tuy không được khám bệnh trực tiếp cho cháu nhưng chúng tôi có thể dự đoán cháu bị sốt phát ban nhưng không phải bị sởi. Có nhiều người nhầm lẫn sởi với sốt phát ban, do vậy chưa có cách chăm sóc kịp thời khi trẻ mắc bệnh. Chúng tôi xin giải đáp cho bạn về một số đặc điểm đẻ bạn phân biệt 2 loại bệnh này.
Về biểu hiện bệnh sởi và sốt phát ban, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Virus này có tính lây truyền cao nên dễ gây thành dịch. Sởi truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua đường hô hấp trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua những giọt nước bọt do người bệnh thải ra khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh rất dễ lây truyền ở những nơi tập trung nhiều trẻ em. Ví dụ ở các cơ sở y tế và trường học. Những trẻ không được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm phòng không đầy đủ là những đối tượng rất dễ mắc bệnh. Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có triệu chứng khá giống nhau, thể hiện qua các biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao 39-40 độ C, sốt liên tục. Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, nhức mỏi cơ bắp, trẻ biếng ăn, nôn, tiêu chảy.
Sốt phát ban thông thường (Bệnh Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức, do vi rút Rubella gây ra). Đây là bệnh sốt phát ban lành tính. Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1-7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Sau khi ban bay đi thường không để lại dấu tích trên bề mặt da.
Phát ban do sởi: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, xuống ngực bụng và toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là dạng ban dạng sẩn, nổi lên bề mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm tại nốt ban. Ngoài ra, trẻ bị sởi còn có biểu hiện đi kèm là chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt. Về biến chứng của sởi và sốt phát ban: Sốt phát ban do nhóm siêu vi khuẩn thông thường hầu hết là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.
Sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu như sinh non, suy dinh dưỡng… Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc sởi là do sự nhân lên của vi rút hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não.
Cách phòng bệnh sốt phát ban: tiêm chủng cho trẻ em vắc xin ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị được áp dụng: Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Cách phòng bệnh sởi: phòng bệnh cách cho trẻ tiêm phòng vắc xin sởi khi đủ 9 tháng tuổi. Và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo đủ liều lượng, nồng độ kháng thể giúp trẻ miễn dịch tốt với loại virus sởi.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bé bị sốt cao sau khi tiêm mũi viêm não Nhật Bản, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ.
Bác sĩ cho em hỏi: Con trai em tiêm mũi 1 viêm não Nhật Bản từ hôm kia (9/11/2015) tới nay đã 3 ngày. Từ khi tiêm xong tới giờ cháu không ngừng sốt. Có những khi sốt cao lên đến 40 độ. Cao hơn cả những lần sốt khi tiêm Quinvaxem và còn sốt dai hơn. Đi khám thì y sĩ nói là bình thường và cứ sốt thì cho cháu dùng thuốc hạ sốt để cắt cơn thôi. Ở nhà em kết hợp cả lau mát cho cháu nhưng cứ được 4-6 giờ cháu lại bắt đầu 1 đợt sốt cao mới. Gia đình hiện tại đang rất lo và không biết phải xử trí như thế nào. Xin bác sĩ cho ý kiến giúp ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn.
Khuyên bạn cho cháu đi khám bác sĩ, tại sao lại cần đi khám:
Để xác định trẻ sốt cao như vậy có phải đó là tác dụng của vắc xin hay trẻ tình cờ bị bệnh mà khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao thường gặp trong sốt siêu vi, sốt Dengue xuất huyết…v.v.
Trẻ sốt cao 40 độ C nếu là do phản ứng không mong muốn của vắc xin thì cháu bé cần được theo dõi tại cơ sở y tế. Trẻ sốt cao có thể dẫn đến co giật do hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện.
Do đó, khuyên bạn đưa cháu đến khám bác sĩ để được theo dõi, chẩn đoán và giải đáp chữa trị.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Sốt cao trên 39° có bị viêm não Nhật Bản không?
Câu hỏi bởi: hamin224
Chào bác sĩ!
Chồng tôi bị sốt cao trên 39 độ đã hai ngày nay. Liệu anh ấy có bị mắc bệnh viêm não Nhật Bản không bác sĩ?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn!
Người có nghi ngờ mắc bệnh viêm não Nhật Bản thường có đặc điểm dịch tễ là: sống trong vùng lưu hành của bệnh, đặc biệt vào mùa bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 5-15 ngày sau khi bị muỗi đốt. Sau đó từ 1-6 ngày, bệnh nhân sốt cao đột ngột kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn. Do đó bị rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau: li bì, lú lẫn, mê sảng, hôn mê kèm theo co giật, rối loạn vận động, liệt cấp tính có thể xảy ra. Khi bệnh nhân vào viện, sẽ được chọc dịch não tủy, dịch trong, tăng chủ yếu lympho, protein dịch não tủy tăng nhẹ, tăng bạch cầu ngoại biên. Có thể có triệu chứng của hạ natri máu. Huyết thanh chẩn đoán viêm não Nhật Bản trong dịch não tủy dương tính trong vòng 1-2 tuần sau khi khởi phát. Do vậy khi chồng bạn có triệu chứng sốt cao, bạn nên đưa đến các cơ sở y tế, để có thể khám và chẩn đoán kịp thời.
Chúc bạn và gia đình khỏe!
Uống Deparkinh vẫn bị sốt cao, co giật có nên dừng uống?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con trai tôi 5 tuổi đã và đang uống Deparkinh được 3 năm. Trong quá trình uống cháu vẫn bị sốt cao co giật, lần gần đây nhất cách 5 tháng. Giờ bác sĩ bảo đây không phải động kinh mà do sốt cao dẫn đến co giật. Vậy giờ dừng uống Deparkinh có được không. Tôi phải làm thế nào ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh động kinh là một loại bệnh xảy ra ở não, bệnh gây ra bởi những cơn co giật tái đi tái lại nhiều lần trên người bệnh.
Động kinh ở trẻ nhỏ thường gặp ở các tình huống: trẻ đẻ ra bị ngạt, đẻ chỉ huy, trẻ bị sốt cao co giật nhiều lần, sau khi trẻ mắc bệnh viêm màng não mủ, sau chấn thương sọ não hoặc trẻ mắc bệnh não bẩm sinh.
Trẻ bị động kinh nên được chẩn đoán, chữa trị kịp thời và nên được bác sĩ theo dõi bệnh ngoại trú 2-3 năm. Các triệu chứng của trẻ khi lên cơn động kinh: Trẻ bị co giật tay chân, mắt trợn ngược… Các cơn co giật kéo dài vài chục giây đến 1 phút và được lặp lại ở các ngày khác.
Điều trị: trẻ phải được dùng thuốc chống co giật theo đơn của bác sĩ, uống 2-3 lần/ngày (sáng, trưa, tối). Phải cho trẻ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, phải dùng thuốc liên tục không được nghỉ ngày nào, mục đích để duy trì nồng độ thuốc trong cơ thể.
Nếu trẻ mắc bệnh động kinh bị ốm, thì ngoài thuốc chữa trị bệnh đó, vẫn phải cho trẻ dùng thuốc chữa động kinh. Gia đình nên nói rõ cho bác sĩ khám bệnh biết về thuốc trẻ đang dùng để tránh tương tác thuốc.
Liều thuốc dùng để chữa trị bệnh động kinh thường bắt đầu từ liều thấp sau tăng dần (hay còn gọi là dò liều). Khi mới dùng thuốc, có thể trẻ vẫn có cơn co giật. Nếu cơn co giật không giảm, nên đưa trẻ đến bác sĩ khám lại để chữa trị bệnh cho trẻ (tăng liều thuốc đang sử dụng, hoặc cho trẻ nhập viện để cắt cơn co giật). Khi trẻ dùng thuốc, người chăm sóc trẻ phải theo dõi trẻ để phát hiện các tác dụng phụ của thuốc (như trẻ ngủ nhiều, tiêu chảy, nổi mẩn trên da, buồn nôn…); người nhà không được tự ý dừng thuốc. Sau khi trẻ không còn cơn co giật (thường từ 1 năm trở ra) và phối hợp với kết quả điện não đồ ổn định, bác sĩ sẽ quyết định giảm liều thuốc đang dùng. Việc giảm liều thuốc phải được tiến hành từ từ không được giảm đột ngột, thông thường là 3 tháng giảm 1 lần.
Cơn co giật do sốt cao ở trẻ em là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hay gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi. Cơn co giật liên quan tới sốt cao và không thấy lí do của các bệnh nhiễm trùng não hoặc do các lí do khác đã được xác định. Các cơn co giật kèm theo sốt xảy ra ở trẻ đã có cơn co giật từ trước mà trẻ không bị sốt thì không được gọi là cơn co giật do sốt cao.
Yếu tố gia đình cũng đóng vai trò quan trọng về lí do của cơn co giật do sốt cao, những gia đình có người nhà bị sốt cao co giật thì nguy cơ gây sốt cao dẫn đến cơn co giật ở trẻ tăng lên.
Biểu hiện của bệnh: cơn co giật do sốt cao xảy ra khi trẻ thường sốt cao trên 38,5oC. Cơn co giật do sốt cao có nguy cơ gây bệnh động kinh hay gặp là:
Cơn co giật kéo dài 15-30 phút.
Có nhiều cơn co giật xảy ra trong ngày.
Khi trẻ lên cơn co giật, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc bằng đường miệng mà phải nhanh chóng đặt đầu trẻ nằm nghiêng sang một bên để đề phòng trẻ nôn thì chất nôn dễ dàng chảy ra khỏi miệng, trẻ không bị sặc. Nên làm thông thoáng vùng cổ của trẻ như cởi bỏ khăn quàng cổ, cởi cúc áo cổ để trẻ dễ thở hơn. Nhanh chóng đặt khăn mặt hoặc vật nhựa mềm vào giữa hai hàm răng của trẻ để trẻ không bị cắn vào lưỡi khi trẻ đang lên cơn co giật.
Dùng ngay thuốc hạ sốt để hạ sốt cho trẻ. Tốt nhất là uống thuốc hạ sốt có phối hợp với thuốc an thần, thường uống thuốc qua đường hậu môn, vì lúc này trẻ không uống được.
Trẻ bị co giật do sốt cao nên được theo dõi tại phòng cấp cứu vài giờ, sau đó nếu thấy trẻ ổn định và tìm được lí do gây sốt thì có thể cho trẻ về nhà nếu không phải nằm viện chữa trị.
Không phải tất cả các bệnh nhân có cơn co giật do sốt cao đều được chẩn đoán là động kinh.
Thuốc Deparkine 200mg/ml: dùng chữa trị cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh, co giật do sốt cao ở trẻ em.
Theo như mô tả bệnh của con bạn, con bạn đã uống thuốc này được 3 năm, và cách đây 5 tháng cháu khi cháu bị sốt cao cháu vẫn có cơn co giật, bạn không nên tự động ngừng thuốc rất có hại cho cháu bé. Bạn nên tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ.
Chúc bạn vui vẻ.
Sốt cao, nuốt nước bọt đắng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi hôm đầu tiên em sốt cao xong đến hôm thứ 2 đi kèm theo đau họng. Em có uống Panadol và thuốc Paracetamol vỉ đỏ giảm đau mạnh thì thấy buồn nôn, người như say xe ấy ạ. Đến hôm thứ 3 thì đỡ sốt 1 chút rồi nhưng miệng em lại ứa nước bọt liên tục, lúc nào miệng cũng ứa nước bọt mà khi em nuốt vào lập tức em nôn luôn vì rất đắng, vị khó chịu, cứ nuốt vào là em lại nôn khan. Bác sĩ cho em hỏi lí do và cách chữa trị với ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện như bạn mô tả là triệu chứng của một tình trạng viêm họng cấp. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc kháng sinh, giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên cả 2 thuốc mà bạn sử dụng đều là thuốc giảm đau với dược chất là Paracetamol. Bạn chỉ được dùng một trong 2 loại này mà thôi, nếu dùng 2 cả sẽ quá liều, có thể gây độc cho gan và tổn thương niêm mạc dạ dày. Mỗi lần chỉ uống 1 viên 500mg và 2 lần cách nhau ít nhất 4 giờ.
Thuốc kháng sinh bạn có thể uống: Zinat 500mg, 20 viên, ngày uống 2 viên chia 2 lần sau ăn.
Ngoài ra, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày (đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ), súc miệng bằng dung dịch TB ngày 3 lần.
Chúc bạn mau khỏe!
Bé sốt cao xong hạ sốt nhưng da mẩn đỏ có phải bị sởi?
Câu hỏi bởi: Lê Ba
Chào bác sĩ!
Bé gái nhà cháu được 6,5 tháng được 7,3 kg bị sốt khoảng 3 ngày (chỉ sốt thôi), ban đầu là sốt nhẹ dùng thuốc thì hạ nhưng nhanh chóng sốt trở lại và sốt cao nhất là ngày thứ 2. Đến ngày thứ 4 thì bé hạ sốt mà khắp người bé nổi lên những nốt đỏ gồ trên da. Bé hay quấy khóc, bé bú ít, 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn, từ tháng thứ 6 do phải đi làm nên có cho bé bú bình (sữa Enfamil 2). Xin hỏi bác sĩ đó có phải là bị bị sởi không và chữa trị như thế nào?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Tuy không được khám bệnh trực tiếp cho cháu nhưng chúng tôi có thể dự đoán cháu bị sốt phát ban nhưng không phải bị sởi. Có nhiều người nhầm lẫn sởi với sốt phát ban, do vậy chưa có cách chăm sóc kịp thời khi trẻ mắc bệnh. Chúng tôi xin giải đáp cho bạn về một số đặc điểm đẻ bạn phân biệt 2 loại bệnh này.
Về biểu hiện bệnh sởi và sốt phát ban, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Virus này có tính lây truyền cao nên dễ gây thành dịch. Sởi truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua đường hô hấp trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua những giọt nước bọt do người bệnh thải ra khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh rất dễ lây truyền ở những nơi tập trung nhiều trẻ em. Ví dụ ở các cơ sở y tế và trường học. Những trẻ không được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm phòng không đầy đủ là những đối tượng rất dễ mắc bệnh. Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có triệu chứng khá giống nhau, thể hiện qua các biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao 39-40 độ C, sốt liên tục. Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, nhức mỏi cơ bắp, trẻ biếng ăn, nôn, tiêu chảy.
Sốt phát ban thông thường (Bệnh Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức, do vi rút Rubella gây ra). Đây là bệnh sốt phát ban lành tính. Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1-7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Sau khi ban bay đi thường không để lại dấu tích trên bề mặt da.
Phát ban do sởi: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, xuống ngực bụng và toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là dạng ban dạng sẩn, nổi lên bề mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm tại nốt ban. Ngoài ra, trẻ bị sởi còn có biểu hiện đi kèm là chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt. Về biến chứng của sởi và sốt phát ban: Sốt phát ban do nhóm siêu vi khuẩn thông thường hầu hết là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.
Sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu như sinh non, suy dinh dưỡng… Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc sởi là do sự nhân lên của vi rút hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não.
Cách phòng bệnh sốt phát ban: tiêm chủng cho trẻ em vắc xin ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị được áp dụng: Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Cách phòng bệnh sởi: phòng bệnh cách cho trẻ tiêm phòng vắc xin sởi khi đủ 9 tháng tuổi. Và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo đủ liều lượng, nồng độ kháng thể giúp trẻ miễn dịch tốt với loại virus sởi.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bé bị sốt cao sau khi tiêm mũi viêm não Nhật Bản, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ.
Bác sĩ cho em hỏi: Con trai em tiêm mũi 1 viêm não Nhật Bản từ hôm kia (9/11/2015) tới nay đã 3 ngày. Từ khi tiêm xong tới giờ cháu không ngừng sốt. Có những khi sốt cao lên đến 40 độ. Cao hơn cả những lần sốt khi tiêm Quinvaxem và còn sốt dai hơn. Đi khám thì y sĩ nói là bình thường và cứ sốt thì cho cháu dùng thuốc hạ sốt để cắt cơn thôi. Ở nhà em kết hợp cả lau mát cho cháu nhưng cứ được 4-6 giờ cháu lại bắt đầu 1 đợt sốt cao mới. Gia đình hiện tại đang rất lo và không biết phải xử trí như thế nào. Xin bác sĩ cho ý kiến giúp ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn.
Khuyên bạn cho cháu đi khám bác sĩ, tại sao lại cần đi khám:
Để xác định trẻ sốt cao như vậy có phải đó là tác dụng của vắc xin hay trẻ tình cờ bị bệnh mà khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao thường gặp trong sốt siêu vi, sốt Dengue xuất huyết…v.v.
Trẻ sốt cao 40 độ C nếu là do phản ứng không mong muốn của vắc xin thì cháu bé cần được theo dõi tại cơ sở y tế. Trẻ sốt cao có thể dẫn đến co giật do hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện.
Do đó, khuyên bạn đưa cháu đến khám bác sĩ để được theo dõi, chẩn đoán và giải đáp chữa trị.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Sốt cao trên 39° có bị viêm não Nhật Bản không?
Câu hỏi bởi: hamin224
Chào bác sĩ!
Chồng tôi bị sốt cao trên 39 độ đã hai ngày nay. Liệu anh ấy có bị mắc bệnh viêm não Nhật Bản không bác sĩ?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn!
Người có nghi ngờ mắc bệnh viêm não Nhật Bản thường có đặc điểm dịch tễ là: sống trong vùng lưu hành của bệnh, đặc biệt vào mùa bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 5-15 ngày sau khi bị muỗi đốt. Sau đó từ 1-6 ngày, bệnh nhân sốt cao đột ngột kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn. Do đó bị rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau: li bì, lú lẫn, mê sảng, hôn mê kèm theo co giật, rối loạn vận động, liệt cấp tính có thể xảy ra. Khi bệnh nhân vào viện, sẽ được chọc dịch não tủy, dịch trong, tăng chủ yếu lympho, protein dịch não tủy tăng nhẹ, tăng bạch cầu ngoại biên. Có thể có triệu chứng của hạ natri máu. Huyết thanh chẩn đoán viêm não Nhật Bản trong dịch não tủy dương tính trong vòng 1-2 tuần sau khi khởi phát. Do vậy khi chồng bạn có triệu chứng sốt cao, bạn nên đưa đến các cơ sở y tế, để có thể khám và chẩn đoán kịp thời.
Chúc bạn và gia đình khỏe!
Uống Deparkinh vẫn bị sốt cao, co giật có nên dừng uống?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con trai tôi 5 tuổi đã và đang uống Deparkinh được 3 năm. Trong quá trình uống cháu vẫn bị sốt cao co giật, lần gần đây nhất cách 5 tháng. Giờ bác sĩ bảo đây không phải động kinh mà do sốt cao dẫn đến co giật. Vậy giờ dừng uống Deparkinh có được không. Tôi phải làm thế nào ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh động kinh là một loại bệnh xảy ra ở não, bệnh gây ra bởi những cơn co giật tái đi tái lại nhiều lần trên người bệnh.
Động kinh ở trẻ nhỏ thường gặp ở các tình huống: trẻ đẻ ra bị ngạt, đẻ chỉ huy, trẻ bị sốt cao co giật nhiều lần, sau khi trẻ mắc bệnh viêm màng não mủ, sau chấn thương sọ não hoặc trẻ mắc bệnh não bẩm sinh.
Trẻ bị động kinh nên được chẩn đoán, chữa trị kịp thời và nên được bác sĩ theo dõi bệnh ngoại trú 2-3 năm. Các triệu chứng của trẻ khi lên cơn động kinh: Trẻ bị co giật tay chân, mắt trợn ngược… Các cơn co giật kéo dài vài chục giây đến 1 phút và được lặp lại ở các ngày khác.
Điều trị: trẻ phải được dùng thuốc chống co giật theo đơn của bác sĩ, uống 2-3 lần/ngày (sáng, trưa, tối). Phải cho trẻ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, phải dùng thuốc liên tục không được nghỉ ngày nào, mục đích để duy trì nồng độ thuốc trong cơ thể.
Nếu trẻ mắc bệnh động kinh bị ốm, thì ngoài thuốc chữa trị bệnh đó, vẫn phải cho trẻ dùng thuốc chữa động kinh. Gia đình nên nói rõ cho bác sĩ khám bệnh biết về thuốc trẻ đang dùng để tránh tương tác thuốc.
Liều thuốc dùng để chữa trị bệnh động kinh thường bắt đầu từ liều thấp sau tăng dần (hay còn gọi là dò liều). Khi mới dùng thuốc, có thể trẻ vẫn có cơn co giật. Nếu cơn co giật không giảm, nên đưa trẻ đến bác sĩ khám lại để chữa trị bệnh cho trẻ (tăng liều thuốc đang sử dụng, hoặc cho trẻ nhập viện để cắt cơn co giật). Khi trẻ dùng thuốc, người chăm sóc trẻ phải theo dõi trẻ để phát hiện các tác dụng phụ của thuốc (như trẻ ngủ nhiều, tiêu chảy, nổi mẩn trên da, buồn nôn…); người nhà không được tự ý dừng thuốc. Sau khi trẻ không còn cơn co giật (thường từ 1 năm trở ra) và phối hợp với kết quả điện não đồ ổn định, bác sĩ sẽ quyết định giảm liều thuốc đang dùng. Việc giảm liều thuốc phải được tiến hành từ từ không được giảm đột ngột, thông thường là 3 tháng giảm 1 lần.
Cơn co giật do sốt cao ở trẻ em là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hay gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi. Cơn co giật liên quan tới sốt cao và không thấy lí do của các bệnh nhiễm trùng não hoặc do các lí do khác đã được xác định. Các cơn co giật kèm theo sốt xảy ra ở trẻ đã có cơn co giật từ trước mà trẻ không bị sốt thì không được gọi là cơn co giật do sốt cao.
Yếu tố gia đình cũng đóng vai trò quan trọng về lí do của cơn co giật do sốt cao, những gia đình có người nhà bị sốt cao co giật thì nguy cơ gây sốt cao dẫn đến cơn co giật ở trẻ tăng lên.
Biểu hiện của bệnh: cơn co giật do sốt cao xảy ra khi trẻ thường sốt cao trên 38,5oC. Cơn co giật do sốt cao có nguy cơ gây bệnh động kinh hay gặp là:
Cơn co giật kéo dài 15-30 phút.
Có nhiều cơn co giật xảy ra trong ngày.
Khi trẻ lên cơn co giật, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc bằng đường miệng mà phải nhanh chóng đặt đầu trẻ nằm nghiêng sang một bên để đề phòng trẻ nôn thì chất nôn dễ dàng chảy ra khỏi miệng, trẻ không bị sặc. Nên làm thông thoáng vùng cổ của trẻ như cởi bỏ khăn quàng cổ, cởi cúc áo cổ để trẻ dễ thở hơn. Nhanh chóng đặt khăn mặt hoặc vật nhựa mềm vào giữa hai hàm răng của trẻ để trẻ không bị cắn vào lưỡi khi trẻ đang lên cơn co giật.
Dùng ngay thuốc hạ sốt để hạ sốt cho trẻ. Tốt nhất là uống thuốc hạ sốt có phối hợp với thuốc an thần, thường uống thuốc qua đường hậu môn, vì lúc này trẻ không uống được.
Trẻ bị co giật do sốt cao nên được theo dõi tại phòng cấp cứu vài giờ, sau đó nếu thấy trẻ ổn định và tìm được lí do gây sốt thì có thể cho trẻ về nhà nếu không phải nằm viện chữa trị.
Không phải tất cả các bệnh nhân có cơn co giật do sốt cao đều được chẩn đoán là động kinh.
Thuốc Deparkine 200mg/ml: dùng chữa trị cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh, co giật do sốt cao ở trẻ em.
Theo như mô tả bệnh của con bạn, con bạn đã uống thuốc này được 3 năm, và cách đây 5 tháng cháu khi cháu bị sốt cao cháu vẫn có cơn co giật, bạn không nên tự động ngừng thuốc rất có hại cho cháu bé. Bạn nên tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ.
Chúc bạn vui vẻ.
Theo ViCare