Hỏi Bác Sĩ - Đây là câu hỏi được nhiều bệnh nhân băn khoăn do nhu cầu tham gia hoạt động thể thao lớn. Những lời khuyên dưới đây từ chuyên gia sẽ góp phần giải đáp những thắc mắc này.
Tràn dịch khớp gối có đá bóng được không?
Câu hỏi bởi: pmq
Chào bác sĩ.
Tôi vẫn thường hay đá bóng, không va chạm chấn thương nhưng đầu gối trái về ban đêm hay buồn bực, khó chịu. Tôi đi siêu âm thì bị tràn dịch khớp gối khối lượng ít. Sau vài tháng dùng thuốc thì cũng đỡ hơn, không còn nhức nhối như trước nữa. Nhưng khi trời lạnh thì vẫn thấy hơi khó chịu. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu tôi có vận động thể thao, đá bóng được không vậy?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Sau chấn thương vào khớp gối có thể gây hiện tượng sưng nề, tràn dịch, tràn máu khớp gối. Ngoài ra, có thể kèm theo tổn thương các dây chằng khớp gối (rách đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau). Vì vậy, đối những chấn thương khớp gối bệnh nhân cần phải được cố định khớp gối bằng nẹp, nghỉ ngơi tại giường. Nếu có tràn dịch tràn máu khớp gối thì phải chọc hút, sau đó cố định.
Trường hợp của bạn đã bị chấn thương vài tháng nay nhưng vẫn còn bị tràn dịch khớp gối. Bạn cần hạn chế vận động, đặc biệt là không thể vận động mạnh như chạy nhảy, đá bóng… Ngoài ra, bạn cần đi khám để bác sĩ khám và kiểm tra xem có bị tổn thương dây chằng chéo khớp gối hay không.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Tràn dịch khớp gối nên làm thế nào?
Câu hỏi bởi: hùng kaka
Chào bác sĩ.
Em là Hùng, năm nay 22 tuổi. Chẳng là hôm trước em đi đá bóng bị ngã trật khớp. Sau khi nắn khớp vào thì chân vẫn cứ đau. Em đi khám bác sĩ bảo tràn dịch khoang ngoài xương bánh chè 14mm, khoang trong 12mm, khoang trên xương bánh chè 5mm. Vậy em nên làm thế nào ạ? Để lâu có ảnh hưởng gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Em bị trật khớp gối, đây là tổn thương dễ dẫn tới tràn dịch khớp gối. Để chẩn đoán chính xác khớp gối có tràn dịch không thì cần thăm khám lâm sàng bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm, đặc biệt khi tràn dịch ít; siêu âm khớp gối cho biết chính xác có bị tràn dịch không và mức độ tràn dịch. Nếu tràn dịch ít có thể tự tiêu; nếu tràn dịch lượng vừa hoặc lớn làm gối sưng to so với bên lành, gây đau thì cần chọc hút dịch, kết hợp với tiêm Corticoid. Em cũng nên đi chụp phim cộng hưởng từ khớp gối để biết xem có bị tổn thương dây chằng, sụn chêm không. Nếu số lượng dịch như em mô tả ở trên thì có thể phải chọc hút. Hiện giờ em nên hạn chế đi lại, dùng nẹp hỗ trợ khớp gối cho đỡ đau và nên đi khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình sớm.
Chúc em mạnh khỏe!
Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Lô Thị Bích Loan
Chào bác sĩ.
Em tên là Loan, 37 tuổi, là nữ. Gần đây em cảm thấy nặng nặng ở khớp gối. Em đi khám ở bệnh viện Ba Lan của tỉnh Nghệ An thì bác sĩ bảo em bị tràn dịch khớp gối. Đã 2 – 3 tháng em chưa đi chọc dịch. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có nguy hiểm không và chữa được không? Bác sĩ hãy cho em một lời khuyên.
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Khớp gối là một khớp rất quan trọng đối với cơ thể con người và nó chịu ảnh hưởng của một lực rất mạnh của toàn bộ trọng lực cơ thể. Tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch trong khớp gối nhiều lên, có thể phát hiện dễ dàng trên lâm sàng. Tràn dịch khớp gối nhiều sẽ làm hạn chế cử động của khớp gối và có thể gây đau khi bệnh nhân đi lại.
Trong một số tình huống việc chọc hút dịch có thể sẽ làm cho bệnh nhân dễ chịu tuy nhiên nếu xác định được chính xác lí do để chữa trị triệt để thì là lý tưởng. Các lí do gây tràn dịch khớp gối có những lí do có thể chữa trị khỏi triệt để nhưng có những lí do có thể được chẩn đoán ra nhưng cũng không chữa trị khỏi hoàn toàn được. Một số lí do gây tràn dịch khớp gối là:
1. Chấn thương: Chấn thương các cấu trúc giải phẫu có thể gây đau và gây tràn dịch khớp gối. Một số lí do chấn thương thường gặp là:
Gãy xương. Rách sụn chêm khớp gối. Đứt các dây chằng khớp gối: dây chằng chéo trước hoặc dây chằng chéo sau. Tình trạng chấn thương do quá tải khớp gối, thường do tổn thương sụn khớp.
2. Bệnh lý và một số lí do khác: Một số bệnh lý và lí do gây tràn dịch khớp gối có thể gặp là:
Thoái hoá khớp. Viêm khớp dạng thấp. Nhiễm trùng khớp. Gout. Pseudogout. Viêm bao hoạt dịch khớp do nhiều lí do như: viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính hay sau chấn thương,… Các dạng nang bao hoạt dịch khớp. Bệnh lý rối loạn về tình trạng đông máu. U.
Trường hợp của bạn bị tràn dịch khớp gối nhưng bạn không nói rõ lí do nên khó có thể khẳng định được mức độ nguy hiểm tới đâu. Hơn nữa, không rõ 2, 3 tháng nay mặc dù không đi chọc hút dịch nhưng bạn có thực hiện biện pháp tự chăm sóc nào không. Khi bị tràn dịch khớp gối, dù cho là lí do gì nhưng những chăm sóc cơ bản nhằm mục đích cải thiện biểu hiện và tránh tăng nặng thêm tình trạng bệnh, người bệnh cần thực hiện 1 số biện pháp sau:
Nghỉ ngơi. Tránh việc đi lại tỳ chân vì có thể làm tăng tình trạng tràn dịch và đau. Chườm đá và kê cao chân: đặc biệt có tác dụng tốt đối với những tình huống tràn dịch do chán thương. Kê chân cao giúp cho việc tuần hòan chân được tốt, tránh được tình trạng sưng nề. Điều trị giảm đau: Sử dụng một số thuốc giảm đau thông thường theo sự giải đáp của bác sĩ để cải thiện biểu hiện. Bạn nên đi khám bác sĩ để được giải đáp chữa trị nếu đã thực hiện các biện pháp tự chăm sóc mà không hiệu quả.
Tràn dịch khớp gối nói chung là một bệnh tương đối nguy hiểm nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng giảm chức năng vận động khớp, nếu bị nhiễm khuẩn có thể dẫn đến phá hủy khớp gây tác động nghiêm trọng đến toàn thân người bệnh. Do vậy bạn không nên chủ quan khi bị bệnh này.
Chúc bạn chóng bình phục!
Tràn dịch khớp gối trái chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Thanh
Chào bác sĩ.
Tôi là nữ, năm nay 28 tuổi, tôi bị đau ở đầu gối, không co lại góc 90 độ và cũng không duỗi thẳng được. Khi tôi siêu âm khớp gối, kết luận là dịch bao khớp gối trái. Xin bác sĩ cho tôi hỏi bệnh này có nguy hiểm không và cần chữa trị như thế nào? Tôi đang mang thai 5 tuần.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo như mô tả bạn đang bị tràn dịch khớp gối trái, tràn dịch khớp gối là một bệnh tương đối nguy hiểm nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng giảm chức năng vận động khớp, nếu bị nhiễm khuẩn có thể dẫn đến phá hủy khớp gây tác động nghiêm trọng đến toàn thân người bệnh. Tràn dịch khớp gối do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó thường gặp nhất là do chấn thương, nhiễm khuẩn ở khớp gối và một số bệnh lý. Tùy theo nguyên nhân và mức dộ tràn dịch có thể chữa trị theo các phương pháp sau:
Điều trị bằng thuốc: Sử dụng một số thuốc giảm đau thông thường theo sự giải đáp của bác sĩ để cải thiện biểu hiện. Thuốc kháng sinh được chỉ định khi có nguy cơ hoặc đang bị nhiễm khuẩn. Thuốc kháng viêm Corticoid có thể sử dụng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Do thuốc Corticoid có một số tác dụng phụ, vì vậy phải được bác sĩ chuyên khoa kê đơn và theo dõi chữa trị.
Điều trị nhờ phẫu thuật hoặc can thiệp xâm lấn.
Chọc hút dịch: Nếu tràn dịch nhiều sẽ gây đau cho bệnh nhân nên việc chọc hút dịch có thể sẽ làm cho bệnh nhân dễ chịu, nhưng tốt nhất vẫn là xác định được chính xác nguyên nhân để chữa trị triệt để. Chọc hút dịch khớp nhằm giảm áp lực đồng thời có thể kết hợp chữa trị tiêm Corticoid vào trong khớp.
Nội soi khớp: Vừa giúp chẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch khớp vừa có thể kết hợp chữa trị như sửa chữa các thương tổn sụn, dây chằng hay tổn thương thoái hóa khớp.
Phẫu thuật thay khớp: Trong trường hợp có tổn thương thoái hóa khớp gối.
Tôi không biết rõ nguyên nhân gây tràn dịch và mức độ tràn dịch của bạn như thế nào nên rất khó để đưa ra phác đồ chữa trị cụ thể, và đặc biệt bạn đang có thai 5 tuần bạn nên thực hiện theo phác đồ chữa trị của bác sĩ trực tiếp khám bệnh vì đó là người nắm rõ tình trạng bệnh của bạn nhất.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Tràn dịch khớp gối có đá bóng được không?
Câu hỏi bởi: pmq
Chào bác sĩ.
Tôi vẫn thường hay đá bóng, không va chạm chấn thương nhưng đầu gối trái về ban đêm hay buồn bực, khó chịu. Tôi đi siêu âm thì bị tràn dịch khớp gối khối lượng ít. Sau vài tháng dùng thuốc thì cũng đỡ hơn, không còn nhức nhối như trước nữa. Nhưng khi trời lạnh thì vẫn thấy hơi khó chịu. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu tôi có vận động thể thao, đá bóng được không vậy?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Sau chấn thương vào khớp gối có thể gây hiện tượng sưng nề, tràn dịch, tràn máu khớp gối. Ngoài ra, có thể kèm theo tổn thương các dây chằng khớp gối (rách đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau). Vì vậy, đối những chấn thương khớp gối bệnh nhân cần phải được cố định khớp gối bằng nẹp, nghỉ ngơi tại giường. Nếu có tràn dịch tràn máu khớp gối thì phải chọc hút, sau đó cố định.
Trường hợp của bạn đã bị chấn thương vài tháng nay nhưng vẫn còn bị tràn dịch khớp gối. Bạn cần hạn chế vận động, đặc biệt là không thể vận động mạnh như chạy nhảy, đá bóng… Ngoài ra, bạn cần đi khám để bác sĩ khám và kiểm tra xem có bị tổn thương dây chằng chéo khớp gối hay không.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Tràn dịch khớp gối nên làm thế nào?
Câu hỏi bởi: hùng kaka
Chào bác sĩ.
Em là Hùng, năm nay 22 tuổi. Chẳng là hôm trước em đi đá bóng bị ngã trật khớp. Sau khi nắn khớp vào thì chân vẫn cứ đau. Em đi khám bác sĩ bảo tràn dịch khoang ngoài xương bánh chè 14mm, khoang trong 12mm, khoang trên xương bánh chè 5mm. Vậy em nên làm thế nào ạ? Để lâu có ảnh hưởng gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Em bị trật khớp gối, đây là tổn thương dễ dẫn tới tràn dịch khớp gối. Để chẩn đoán chính xác khớp gối có tràn dịch không thì cần thăm khám lâm sàng bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm, đặc biệt khi tràn dịch ít; siêu âm khớp gối cho biết chính xác có bị tràn dịch không và mức độ tràn dịch. Nếu tràn dịch ít có thể tự tiêu; nếu tràn dịch lượng vừa hoặc lớn làm gối sưng to so với bên lành, gây đau thì cần chọc hút dịch, kết hợp với tiêm Corticoid. Em cũng nên đi chụp phim cộng hưởng từ khớp gối để biết xem có bị tổn thương dây chằng, sụn chêm không. Nếu số lượng dịch như em mô tả ở trên thì có thể phải chọc hút. Hiện giờ em nên hạn chế đi lại, dùng nẹp hỗ trợ khớp gối cho đỡ đau và nên đi khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình sớm.
Chúc em mạnh khỏe!
Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Lô Thị Bích Loan
Chào bác sĩ.
Em tên là Loan, 37 tuổi, là nữ. Gần đây em cảm thấy nặng nặng ở khớp gối. Em đi khám ở bệnh viện Ba Lan của tỉnh Nghệ An thì bác sĩ bảo em bị tràn dịch khớp gối. Đã 2 – 3 tháng em chưa đi chọc dịch. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có nguy hiểm không và chữa được không? Bác sĩ hãy cho em một lời khuyên.
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Khớp gối là một khớp rất quan trọng đối với cơ thể con người và nó chịu ảnh hưởng của một lực rất mạnh của toàn bộ trọng lực cơ thể. Tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch trong khớp gối nhiều lên, có thể phát hiện dễ dàng trên lâm sàng. Tràn dịch khớp gối nhiều sẽ làm hạn chế cử động của khớp gối và có thể gây đau khi bệnh nhân đi lại.
Trong một số tình huống việc chọc hút dịch có thể sẽ làm cho bệnh nhân dễ chịu tuy nhiên nếu xác định được chính xác lí do để chữa trị triệt để thì là lý tưởng. Các lí do gây tràn dịch khớp gối có những lí do có thể chữa trị khỏi triệt để nhưng có những lí do có thể được chẩn đoán ra nhưng cũng không chữa trị khỏi hoàn toàn được. Một số lí do gây tràn dịch khớp gối là:
1. Chấn thương: Chấn thương các cấu trúc giải phẫu có thể gây đau và gây tràn dịch khớp gối. Một số lí do chấn thương thường gặp là:
Gãy xương. Rách sụn chêm khớp gối. Đứt các dây chằng khớp gối: dây chằng chéo trước hoặc dây chằng chéo sau. Tình trạng chấn thương do quá tải khớp gối, thường do tổn thương sụn khớp.
2. Bệnh lý và một số lí do khác: Một số bệnh lý và lí do gây tràn dịch khớp gối có thể gặp là:
Thoái hoá khớp. Viêm khớp dạng thấp. Nhiễm trùng khớp. Gout. Pseudogout. Viêm bao hoạt dịch khớp do nhiều lí do như: viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính hay sau chấn thương,… Các dạng nang bao hoạt dịch khớp. Bệnh lý rối loạn về tình trạng đông máu. U.
Trường hợp của bạn bị tràn dịch khớp gối nhưng bạn không nói rõ lí do nên khó có thể khẳng định được mức độ nguy hiểm tới đâu. Hơn nữa, không rõ 2, 3 tháng nay mặc dù không đi chọc hút dịch nhưng bạn có thực hiện biện pháp tự chăm sóc nào không. Khi bị tràn dịch khớp gối, dù cho là lí do gì nhưng những chăm sóc cơ bản nhằm mục đích cải thiện biểu hiện và tránh tăng nặng thêm tình trạng bệnh, người bệnh cần thực hiện 1 số biện pháp sau:
Nghỉ ngơi. Tránh việc đi lại tỳ chân vì có thể làm tăng tình trạng tràn dịch và đau. Chườm đá và kê cao chân: đặc biệt có tác dụng tốt đối với những tình huống tràn dịch do chán thương. Kê chân cao giúp cho việc tuần hòan chân được tốt, tránh được tình trạng sưng nề. Điều trị giảm đau: Sử dụng một số thuốc giảm đau thông thường theo sự giải đáp của bác sĩ để cải thiện biểu hiện. Bạn nên đi khám bác sĩ để được giải đáp chữa trị nếu đã thực hiện các biện pháp tự chăm sóc mà không hiệu quả.
Tràn dịch khớp gối nói chung là một bệnh tương đối nguy hiểm nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng giảm chức năng vận động khớp, nếu bị nhiễm khuẩn có thể dẫn đến phá hủy khớp gây tác động nghiêm trọng đến toàn thân người bệnh. Do vậy bạn không nên chủ quan khi bị bệnh này.
Chúc bạn chóng bình phục!
Tràn dịch khớp gối trái chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Thanh
Chào bác sĩ.
Tôi là nữ, năm nay 28 tuổi, tôi bị đau ở đầu gối, không co lại góc 90 độ và cũng không duỗi thẳng được. Khi tôi siêu âm khớp gối, kết luận là dịch bao khớp gối trái. Xin bác sĩ cho tôi hỏi bệnh này có nguy hiểm không và cần chữa trị như thế nào? Tôi đang mang thai 5 tuần.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo như mô tả bạn đang bị tràn dịch khớp gối trái, tràn dịch khớp gối là một bệnh tương đối nguy hiểm nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng giảm chức năng vận động khớp, nếu bị nhiễm khuẩn có thể dẫn đến phá hủy khớp gây tác động nghiêm trọng đến toàn thân người bệnh. Tràn dịch khớp gối do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó thường gặp nhất là do chấn thương, nhiễm khuẩn ở khớp gối và một số bệnh lý. Tùy theo nguyên nhân và mức dộ tràn dịch có thể chữa trị theo các phương pháp sau:
Điều trị bằng thuốc: Sử dụng một số thuốc giảm đau thông thường theo sự giải đáp của bác sĩ để cải thiện biểu hiện. Thuốc kháng sinh được chỉ định khi có nguy cơ hoặc đang bị nhiễm khuẩn. Thuốc kháng viêm Corticoid có thể sử dụng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Do thuốc Corticoid có một số tác dụng phụ, vì vậy phải được bác sĩ chuyên khoa kê đơn và theo dõi chữa trị.
Điều trị nhờ phẫu thuật hoặc can thiệp xâm lấn.
Chọc hút dịch: Nếu tràn dịch nhiều sẽ gây đau cho bệnh nhân nên việc chọc hút dịch có thể sẽ làm cho bệnh nhân dễ chịu, nhưng tốt nhất vẫn là xác định được chính xác nguyên nhân để chữa trị triệt để. Chọc hút dịch khớp nhằm giảm áp lực đồng thời có thể kết hợp chữa trị tiêm Corticoid vào trong khớp.
Nội soi khớp: Vừa giúp chẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch khớp vừa có thể kết hợp chữa trị như sửa chữa các thương tổn sụn, dây chằng hay tổn thương thoái hóa khớp.
Phẫu thuật thay khớp: Trong trường hợp có tổn thương thoái hóa khớp gối.
Tôi không biết rõ nguyên nhân gây tràn dịch và mức độ tràn dịch của bạn như thế nào nên rất khó để đưa ra phác đồ chữa trị cụ thể, và đặc biệt bạn đang có thai 5 tuần bạn nên thực hiện theo phác đồ chữa trị của bác sĩ trực tiếp khám bệnh vì đó là người nắm rõ tình trạng bệnh của bạn nhất.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo ViCare