Hỏi Bác Sĩ - Sốt liên tục là hiện tượng mà tần suất nhiệt độ cơ thể cao quá 37 độ C một cách thường xuyên. Nó không những ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh mà còn báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm có thể gặp phải cần được lưu ý tới.
Làm sao để chữa dứt điểm sốt liên tục cho bệnh nhân bị thận ứ nước cấp độ 1 và sỏi thận 3mm?
Câu hỏi bởi: Hạnh
Chào bác sĩ.
Tôi 27 tuổi, là nữ giới. Sau khi đi khi đi khám thì bác sĩ cho biết là bị thận ứ nước cấp độ 1 và sỏi thận 3mm. Sau 4 ngày chữa trị thì bác sĩ cho về dùng thuốc, nhưng tôi vẫn bị sốt liên tục. Bác sĩ cho tôi hỏi làm cách nào để chữa dứt điểm không còn sốt nữa ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Thận ứ nước là hậu quả của tình trạng tắc đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận, nước tiểu sản xuất ra sẽ ứ lại trong thận, khiến cơ quan này to lên. Bạn bị thận ứ nước cấp độ 1, là cấp độ nhẹ nhất của bệnh lý này. Đối với thận ứ nước độ 1, hiện nay y khoa thống nhất không can thiệp phẫu thuật hay dùng thuốc gì, chỉ cần theo dõi diễn tiến và đặc biệt là kịp thời phát hiện khi có nhiễm trùng tiểu xảy ra. Theo dõi qua siêu âm 3 tháng/lần, đánh giá chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, xạ hình thận.
Trường hợp của bạn lí do gây thận ứ nước có thể là do sỏi thận, tuy nhiên, sỏi của bạn vẫn còn nhỏ và có thể tự đào thải ra ngoài khi uống thuốc. Vấn đề của bạn hiện nay là tình trạng sốt liên tục. Bạn bị sốt như vậy có thể do thận ứ nước gây nhiễm trùng đường tiểu. Bạn cần dùng thuốc kháng sinh. Các thuốc hay được khuyên dùng nhất để chữa trị nhiễm trùng tiết niệu bao gồm: Amoxicillin (Amoxil, Trimox), Nitrofurantoin (Macrodantin, Furadantin), Sulfamethoxazol (Bactrim, Septra) và Trimethoprim (Trimpex, Proloprim). Bạn cần xem trong các thuốc bác sĩ kê có loại khác sinh nay không? Bên cạnh đó cần áp dụng phương pháp hạ sốt tại nhà bằng cách chườm khăn mát. Nếu tình trạng sốt kéo dài bạn cần đi khám lại vì có thể do bệnh lý khác.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị sốt liên tục, đau đầu dữ dội, đau họng, ho có đờm, chóng mặt, tê tay chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu xin chào bác sĩ.
Cháu tên là Vân, giới tính nữ, 20 tuổi. Cháu viết câu hỏi này để xin được hỏi bác sĩ về những biểu hiện sau đây. Vì một tai nạn lúc nhỏ nên cháu thường xuyên bị chảy máu cam trong suốt nhiều năm cho đến bây giờ, cháu đã đi khám nhiều lần bác sĩ bảo là cháu bị ‘mao mạch mỏng’ nên cứ để mao mạch hoàn thiện dần theo thời gian.
Trong 1 tháng gần đây, cháu liên tục bị sốt, 1 tuần sốt 2 đến 3 lần, có rất nhiều biểu hiện kèm theo như đau đầu dữ dội, tê chân tay, đau họng, ho có đờm, chóng mặt, nôn mửa. Hiện tại cháu đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân, nhưng cháu không có thực đơn rõ ràng, chỉ là ăn ít lại thôi bác ạ. Cháu hy vọng nhận được câu trả lời cũng như những lời khuyên sớm nhất từ bác sĩ để cháu có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân.
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với những biểu hiện như bạn mô tả nghĩ nhiều đến bệnh viêm họng, viêm mũi xoang kết hợp việc ăn kiêng không khoa học của bạn gây ra tình trạng thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến chóng mắt, tê tay chân… Tuy nhiên chưa thể loại trừ bệnh lí về thần kinh như: Bệnh đau nửa đầu thường gây đau đầu từng cơn dữ dội, kèm theo nôn, buồn nôn, hay gặp ở người trẻ tuổi.
Với tình trạng hiện tại bạn nên tạm dừng chế độ ăn kiêng, ăn uống đủ chất để nâng cao sức khỏe, bạn nên đi khám chuyên khoa Tai-Mũi-Họng và chuyên khoa Thần kinh sớm để bác sĩ thăm khám trực tiếp, làm thêm các xét nghiệm cần thiết tìm lí do chính xác, từ đó có hướng chữa trị hiệu quả.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Bị sốt, thay đổi nhiệt độ cơ thể liên tục làm sao để chữa?
Câu hỏi bởi: hatsumine
Chào bác sĩ.
Cháu 12 tuổi, là nam. Sáng hôm ngày 20/6 cháu bị sốt do đi mưa về 2 ngày liên tục (18/5 và 19/5). Nhưng không hiểu sao đã dùng thuốc mà cháu vẫn không đỡ hơn. Buổi tối, cháu dùng nhiệt kế y tế thì cứ 30 phút cháu đo 1 lần, thân nhiệt cháu liên tục thay đổi, mặt hơi vàng, nhức đầu, chán ăn. Xin hỏi bác sĩ cháu bị sốt loại gì và làm sao để thân nhiệt trở về 37 độ (tính từ sáng đến giờ cũng đã 9 tiếng 22 phút mà cháu vẫn không đỡ hơn). Đêm hôm 19/6 cháu không thấy dấu hiệu sốt, sốt chỉ bắt đầu từ sáng 6 giờ ngày 20/6.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Cháu đi mưa về 2 ngày liên tục và sau đó bị sốt liên tục, dùng thuốc không đỡ. Nguyên nhân có thể là do cháu bị cảm cúm virus. Nếu bị bệnh này thì cháu chỉ cần uống hạ sốt. Bệnh sẽ tự hết sau vài ba ngày. Tuy nhiên, theo như cháu kể là cháu có triệu chứng da mặt hơi vàng, nhức đầu, chán ăn thì cũng có thể tình huống sốt của cháu do lí do khác như viêm gan cấp do virus…Dù vậy, cháu cũng không nên lo lắng quá. Cháu cần theo dõi thêm vì cháu mới sốt khoảng 10 tiếng. Nếu sốt liên tục vài ba ngày không đỡ thì cần đi khám để tìm lí do.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Đau khi ấn vào họng và sốt nóng lạnh liên tục có phải ung thư không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Hiện tại em là nữ (49 tuổi), em có một số vấn đề ở cổ họng như là đau khi ấn vào và sốt nóng lạnh liên tục. Em đi kiểm tra thì được bác sĩ chẩn đoán có 2 biếu ở tuyến giáp. Kích thước cái lớn tầm 4 cm, nhỏ tầm 2, 5 cm. Mong bác sĩ giải đáp giúp em về phương pháp chữa trị cũng như bệnh của em có phải là ung thư không? Em chân thành cám ơn bác sĩ đã dành thơi gian đọc bài viết. Mong sớm nhận được hồi âm của bác sĩ.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Biểu hiện như bạn được gọi là bướu nhân tuyến giáp, không phải là ung thư tuyến giáp (triệu chứng như vậy chỉ khoảng 5% là ung thư). Nhưng để kết luận chính xác thì phải là sinh thiết xét nghiệm tế bào học. Bạn nên đi khám bệnh ở bệnh viện Nội tiết để có thể áp dụng biện pháp triệt để: phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp trạng, uống bổ sung nội tiết tố giáp trạng suốt đời. Thuốc tuy phải uống suốt đời đều đặn, mỗi sáng 1 viên nhưng thuốc rẻ tiền 500-1000 đồng/viên hoặc có thể cấp phát ở các trung tâm bướu cổ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Trẻ liên tục bị sốt, ho, nôn ói là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: susu
Chào bác sĩ!
Con tôi được 9 tháng tuổi, là con gái. 2 tuần nay con tôi bị sốt, sổ mũi, con tôi đã khỏi. 2 hôm nay con tôi liên tục bị ói, sau mỗi lần ho đều bị ói. Con tôi không uống được, thuốc cứ uống vào đều bị ói. Xin hỏi bác sĩ con tôi bị sao ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn bị sốt, sổ mũi ho có thể là bé bị viêm mũi họng do vi-rút. Bé cứ ho là bị nôn, đây cũng là triệu chứng bình thường khi bé bị viêm họng nên bạn không nên quá lo lắng. Việc bạn cần làm lúc này là chăm sóc bé đúng cách giúp bé khỏi ho. Trong lúc bệnh, bé rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé.
Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều. Bên cạnh đó, bé cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Đối với món cá, đôi khi bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho ăn trở lại. Ngoài ra trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn. Bạn nên cho bé ăn từng bữa nhỏ tránh để bé ăn quá no dễ bị nôn trớ.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Làm sao để chữa dứt điểm sốt liên tục cho bệnh nhân bị thận ứ nước cấp độ 1 và sỏi thận 3mm?
Câu hỏi bởi: Hạnh
Chào bác sĩ.
Tôi 27 tuổi, là nữ giới. Sau khi đi khi đi khám thì bác sĩ cho biết là bị thận ứ nước cấp độ 1 và sỏi thận 3mm. Sau 4 ngày chữa trị thì bác sĩ cho về dùng thuốc, nhưng tôi vẫn bị sốt liên tục. Bác sĩ cho tôi hỏi làm cách nào để chữa dứt điểm không còn sốt nữa ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Thận ứ nước là hậu quả của tình trạng tắc đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận, nước tiểu sản xuất ra sẽ ứ lại trong thận, khiến cơ quan này to lên. Bạn bị thận ứ nước cấp độ 1, là cấp độ nhẹ nhất của bệnh lý này. Đối với thận ứ nước độ 1, hiện nay y khoa thống nhất không can thiệp phẫu thuật hay dùng thuốc gì, chỉ cần theo dõi diễn tiến và đặc biệt là kịp thời phát hiện khi có nhiễm trùng tiểu xảy ra. Theo dõi qua siêu âm 3 tháng/lần, đánh giá chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, xạ hình thận.
Trường hợp của bạn lí do gây thận ứ nước có thể là do sỏi thận, tuy nhiên, sỏi của bạn vẫn còn nhỏ và có thể tự đào thải ra ngoài khi uống thuốc. Vấn đề của bạn hiện nay là tình trạng sốt liên tục. Bạn bị sốt như vậy có thể do thận ứ nước gây nhiễm trùng đường tiểu. Bạn cần dùng thuốc kháng sinh. Các thuốc hay được khuyên dùng nhất để chữa trị nhiễm trùng tiết niệu bao gồm: Amoxicillin (Amoxil, Trimox), Nitrofurantoin (Macrodantin, Furadantin), Sulfamethoxazol (Bactrim, Septra) và Trimethoprim (Trimpex, Proloprim). Bạn cần xem trong các thuốc bác sĩ kê có loại khác sinh nay không? Bên cạnh đó cần áp dụng phương pháp hạ sốt tại nhà bằng cách chườm khăn mát. Nếu tình trạng sốt kéo dài bạn cần đi khám lại vì có thể do bệnh lý khác.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị sốt liên tục, đau đầu dữ dội, đau họng, ho có đờm, chóng mặt, tê tay chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu xin chào bác sĩ.
Cháu tên là Vân, giới tính nữ, 20 tuổi. Cháu viết câu hỏi này để xin được hỏi bác sĩ về những biểu hiện sau đây. Vì một tai nạn lúc nhỏ nên cháu thường xuyên bị chảy máu cam trong suốt nhiều năm cho đến bây giờ, cháu đã đi khám nhiều lần bác sĩ bảo là cháu bị ‘mao mạch mỏng’ nên cứ để mao mạch hoàn thiện dần theo thời gian.
Trong 1 tháng gần đây, cháu liên tục bị sốt, 1 tuần sốt 2 đến 3 lần, có rất nhiều biểu hiện kèm theo như đau đầu dữ dội, tê chân tay, đau họng, ho có đờm, chóng mặt, nôn mửa. Hiện tại cháu đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân, nhưng cháu không có thực đơn rõ ràng, chỉ là ăn ít lại thôi bác ạ. Cháu hy vọng nhận được câu trả lời cũng như những lời khuyên sớm nhất từ bác sĩ để cháu có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân.
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với những biểu hiện như bạn mô tả nghĩ nhiều đến bệnh viêm họng, viêm mũi xoang kết hợp việc ăn kiêng không khoa học của bạn gây ra tình trạng thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến chóng mắt, tê tay chân… Tuy nhiên chưa thể loại trừ bệnh lí về thần kinh như: Bệnh đau nửa đầu thường gây đau đầu từng cơn dữ dội, kèm theo nôn, buồn nôn, hay gặp ở người trẻ tuổi.
Với tình trạng hiện tại bạn nên tạm dừng chế độ ăn kiêng, ăn uống đủ chất để nâng cao sức khỏe, bạn nên đi khám chuyên khoa Tai-Mũi-Họng và chuyên khoa Thần kinh sớm để bác sĩ thăm khám trực tiếp, làm thêm các xét nghiệm cần thiết tìm lí do chính xác, từ đó có hướng chữa trị hiệu quả.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Bị sốt, thay đổi nhiệt độ cơ thể liên tục làm sao để chữa?
Câu hỏi bởi: hatsumine
Chào bác sĩ.
Cháu 12 tuổi, là nam. Sáng hôm ngày 20/6 cháu bị sốt do đi mưa về 2 ngày liên tục (18/5 và 19/5). Nhưng không hiểu sao đã dùng thuốc mà cháu vẫn không đỡ hơn. Buổi tối, cháu dùng nhiệt kế y tế thì cứ 30 phút cháu đo 1 lần, thân nhiệt cháu liên tục thay đổi, mặt hơi vàng, nhức đầu, chán ăn. Xin hỏi bác sĩ cháu bị sốt loại gì và làm sao để thân nhiệt trở về 37 độ (tính từ sáng đến giờ cũng đã 9 tiếng 22 phút mà cháu vẫn không đỡ hơn). Đêm hôm 19/6 cháu không thấy dấu hiệu sốt, sốt chỉ bắt đầu từ sáng 6 giờ ngày 20/6.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Cháu đi mưa về 2 ngày liên tục và sau đó bị sốt liên tục, dùng thuốc không đỡ. Nguyên nhân có thể là do cháu bị cảm cúm virus. Nếu bị bệnh này thì cháu chỉ cần uống hạ sốt. Bệnh sẽ tự hết sau vài ba ngày. Tuy nhiên, theo như cháu kể là cháu có triệu chứng da mặt hơi vàng, nhức đầu, chán ăn thì cũng có thể tình huống sốt của cháu do lí do khác như viêm gan cấp do virus…Dù vậy, cháu cũng không nên lo lắng quá. Cháu cần theo dõi thêm vì cháu mới sốt khoảng 10 tiếng. Nếu sốt liên tục vài ba ngày không đỡ thì cần đi khám để tìm lí do.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Đau khi ấn vào họng và sốt nóng lạnh liên tục có phải ung thư không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Hiện tại em là nữ (49 tuổi), em có một số vấn đề ở cổ họng như là đau khi ấn vào và sốt nóng lạnh liên tục. Em đi kiểm tra thì được bác sĩ chẩn đoán có 2 biếu ở tuyến giáp. Kích thước cái lớn tầm 4 cm, nhỏ tầm 2, 5 cm. Mong bác sĩ giải đáp giúp em về phương pháp chữa trị cũng như bệnh của em có phải là ung thư không? Em chân thành cám ơn bác sĩ đã dành thơi gian đọc bài viết. Mong sớm nhận được hồi âm của bác sĩ.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Biểu hiện như bạn được gọi là bướu nhân tuyến giáp, không phải là ung thư tuyến giáp (triệu chứng như vậy chỉ khoảng 5% là ung thư). Nhưng để kết luận chính xác thì phải là sinh thiết xét nghiệm tế bào học. Bạn nên đi khám bệnh ở bệnh viện Nội tiết để có thể áp dụng biện pháp triệt để: phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp trạng, uống bổ sung nội tiết tố giáp trạng suốt đời. Thuốc tuy phải uống suốt đời đều đặn, mỗi sáng 1 viên nhưng thuốc rẻ tiền 500-1000 đồng/viên hoặc có thể cấp phát ở các trung tâm bướu cổ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Trẻ liên tục bị sốt, ho, nôn ói là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: susu
Chào bác sĩ!
Con tôi được 9 tháng tuổi, là con gái. 2 tuần nay con tôi bị sốt, sổ mũi, con tôi đã khỏi. 2 hôm nay con tôi liên tục bị ói, sau mỗi lần ho đều bị ói. Con tôi không uống được, thuốc cứ uống vào đều bị ói. Xin hỏi bác sĩ con tôi bị sao ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn bị sốt, sổ mũi ho có thể là bé bị viêm mũi họng do vi-rút. Bé cứ ho là bị nôn, đây cũng là triệu chứng bình thường khi bé bị viêm họng nên bạn không nên quá lo lắng. Việc bạn cần làm lúc này là chăm sóc bé đúng cách giúp bé khỏi ho. Trong lúc bệnh, bé rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé.
Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều. Bên cạnh đó, bé cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Đối với món cá, đôi khi bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho ăn trở lại. Ngoài ra trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn. Bạn nên cho bé ăn từng bữa nhỏ tránh để bé ăn quá no dễ bị nôn trớ.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare