Sưng môi và những nguyên nhân thường gặp


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Sưng môi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Cùng lắng nghe tư vấn của bác sĩ để biết rõ hơn về vấn đề này nhé!

Sưng môi do chấn thương


Câu hỏi bởi: Vy Tran

Chào bác sĩ!

Em tên Vy, 23 tuổi. Em vừa bị tai nạn cách đây gần ba tuần. Em bị vá ở trên môi và dưới cằm. Sao môi em đến nay vẫn còn sưng và có vẻ hơi cộm. Em đã uống kháng sinh va ngậm tan máu bầm mà vẫn không khỏi. Bác sĩ cho em hỏi lí do và cách chữa trị với ạ.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Thông thường với chấn thương nhẹ ở môi trên thì sau 1 đến 2 tuần là tổn thương lành và hết sưng tấy. Nếu chấn thương ban đầu nặng nề, bầm dập lớn, sưng tấy nhiều thời gian hồi phục đòi hỏi lâu dài hơn. Nếu chỉ còn sưng nhỏ, cộm ít em cũng không nên quá sốt ruột mà nên theo dõi thêm một thời gian.

Em nên đi khám lại, để xác định xem liệu có phải do sót dị vật ở môi gây nên tình trạng kích thích sưng tấy như vậy hay không? Nếu trạng thái kích thích sưng tấy vẫn tiếp tục kéo dài dù đã được dùng thuốc kháng sinh và chống phù nề thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc dị vật trong vết thương.

Chúc em mau khỏi!

Sưng môi trên có phải bị dị ứng máy lạnh không ?


Câu hỏi bởi: phanhoailinh

Thưa bác sĩ!

Tôi năm nay 23 tuổi. Khoảng 1 tháng trở lại đây môi trên của tôi có biểu hiện sưng (chỉ sưng môi trên). Vì làm việc trong môi trường có máy lạnh mà tìm kiếm thông tin thì được biết là do dị ứng máy lạnh. Vậy mong các bác sĩ tư vấn cho tôi lí do do đâu và phải làm thế nào để không còn biểu hiện trên.

Xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Em có chắc chắn là sưng môi trên do dị ứng máy lạnh hay không?

Nguyên nhân gây môi bị sưng phù nề:

Viêm loét niêm mạc miệng.

Chấn thương.

Tình trạng dị ứng.

Nếu lí do do dị ứng (tác nhân gây dị ứng chưa rõ), em có phỏng đoán do điều hòa, nếu đúng là do dị ứng thì vào trong phòng điều hòa thị bị sưng môi trên, ra khỏi phòng điều hòa thì sẽ đỡ. Do căn nguyên dị ứng thì chữa trị bằng các thuốc chống dị ứng sẽ giảm. Nếu xác định lí do là dị ứng với điều hòa thì nên tránh làm việc với điều hòa. Khuyên em đi khám bác sĩ để tìm lí do và chữa trị.

Chúc em vui khỏe!

Môi khô sưng, bong vảy sau khi dùng son


Câu hỏi bởi: Thúy mèo

Em chào các bác sĩ ạ!

Trong khoảng tháng gần đây môi của em có hiện tượng theo thứ tự

Khô môi, bong vảy bên ngoài rồi viền trong

Sưng môi, rát môi, mọc nhưng mụn nước nhỏ li ti, ở xung quanh cả môi chứ không tập trung giống như hình ảnh của bệnh rộp môi Hepers ạ.

Nếu em không bôi sáp nẻ thì môi chỉ khô và rát không thấy mụn nước, nhưng nếu bôi sẽ thấy có mụn nước nhưng không khô và rát nữa (giờ em đang dùng sáp nẻ anh đào)

Em có thay loại son mới vào đầu tháng 7 vừa rồi ạ.

Mong các bác sĩ giúp em với. Em khó chịu cả tháng nay rồi.

Em cảm ơn!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Theo thông tin em cung cấp em bị chàm tiếp xúc ở môi. Em phải đình chỉ dùng các lọai son môi đang dùng và dùng Mouth Past bôi 2 lần/ngày, bôi liên tục 7-10 ngày. Em nên tới bác sĩ Da liễu khám và giải đáp cụ thể.

Chúc em nhanh khỏi!

Vì sao môi tự nhiên bị thâm và sưng, ngứa


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa BS. E là nữ. Năm nay 25 tuổi. Ko hút thuốc. Uống bia rượu.Trước đây môi e rất hồng hào nhưng chỉ sau 1-2 tuần đã chuyển sang thâm đen ở viền môi ( rất nhiều). Bên cạnh đó còn khô và bong tróc da. E có dưỡng vaselin thì thấy có đỡ hơn nhưng khi ko dụng vaselin chỉ 10p là môi lại khô cứng và tái đen. Khi e dùng mật ong dưỡng thì có hiện tượng sưng căng môi. E bắt đầu sử dụng son môi từ 2 năm trc. Nhưng ko bị ảnh hưởng j. BS cho e hỏi e bị như vậy là dấu hiệu của bệnh j và có thể chữa đc ko ạ? Hiện tại môi e rất mất thẩm mỹ. Mong BS trả lời giúp e. E cảm ơn ạ

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn!

Làn môi thâm đen không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khiến bạn luôn tự ti và mặc cảm khi đứng trước người đối diện. Vì vậy câu hỏi tại sao môi bị thâm đen trở thành mối quan tâm của rất nhiều chị em. Có rất nhiều nguyên nhân khiến đôi môi bị thâm đen và trở nên thiếu sức sống như:
Nguyên nhân dẫn đến môi bị thâm đen?

Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Những sắc tố melamin trên môi sẽ được thúc đẩy và sản sinh nhiều hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khi tiếp xúc 1 cách thường xuyên và liên tục sẽ khiến cho đôi môi của bạn bị thâm dần.

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến môi của bạn bị thâm đen. Hãy cung cấp cho cơ thể trái cây tươi và rau xanh hàng ngày

Lạm dụng son môi: Những thành phần có trong son môi, đặc biệt là Pb sẽ khiến cho đôi môi của bạn trông xỉn màu và dễ bị bong tróc….

Cơ thể không được cung cấp đủ nước, không khí khô hanh làm mất đi lượng nước cần thiết, cũng làm cho môi bị khô, sau đó ngày càng thâm.

Thói quen xấu như ngậm môi, liếm môi thường xuyên làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ môi, khiến môi nứt nẻ và từ đó môi sạm dần đi. Ngoài ra, môi bị thâm còn do nhiều nguyên nhân khác như đang điều trị bằng thuốc kháng sinh, bệnh suy tim, thiếu vitamin C,

Cách khắc phục đôi môi thâm sạm xấu xí

– Bảo vệ đôi môi khỏi ánh nắng mặt trời: Bạn nên sử dụng kem chống nắng bất cứ khi nào ra ngoài khi trời nắng, vì ánh nắng mặt trời có thể làm tăng lượng sắc tố trong môi của bạn.
– Tránh các sản phẩm có thể khiến đôi môi thâm, sạm: Thuốc lá, cà phê, và chè không chỉ làm xấu hàm răng của bạn mà nó còn là thủ phạm gây thâm môi. Hãy bỏ hết những sản phẩm này nếu bạn không muốn môi của mình ngày càng sậm màu hơn.
– Dưỡng ẩm: Bạn đừng nghĩ rằng mùa đông mới cần thiết phải giữ ẩm cho đôi môi nhé. Ngay cả trong mùa hè nóng nực, môi cũng rất cần kem dưỡng ẩm, đây là cách đơn giản và hiệu quả để chấm dứt tình trạng môi khô nẻ, sậm màu. Nên chọn kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng môi với các thành phần tinh dầu tự nhiên như lô hội, mật ong, dầu hạnh nhân, sáp ong, vaselin, bơ đậu mỡ, tinh dầu ôliu, vitamin C, vitamin A…
– Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng kem dưỡng môi có SPF. Kem dưỡng môi có SPF tối thiểu là 15 sẽ giữ cho đôi môi của bạn mịn màng hơn. Nếu kem dưỡng môi vẫn khiến môi của bạn bị thâm thì hãy ngưng ngay lập tức.
– Từ bỏ thói quen liếm môi: Liếm môi chính là thủ phạm khiến đôi môi của bạn nứt nẻ nhiều hơn. Liếm môi làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ môi, làm môi khô, nứt nẻ và từ đó khiến môi bị sạm dần đi. Mặc dù khá khó chịu nhưng hãy cố gắng từ bỏ thói quen này.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Đôi môi thâm là một dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống của bạn ít vitamin B. Việc cung cấp đủ vitamin B sẽ tránh cho đôi môi bạn bị khô nẻ và cho bạn một đôi môi hồng hào.
– Nước uống rất quan trọng: Uống nước sẽ tốt hơn cho cơ thể của bạn, làm cho làn da và môi của bạn đẹp hơn hãy uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày là lý tưởng!
– Thận trọng khi lựa chọn son môi: Bạn nên thận trọng khi lựa chọn một thương hiệu nào đó phù hợp với mình. Khi bạn nhận thấy màu môi tự nhiên của mình có sự thay đổi, hãy lập tức dừng ngay việc thoa những loại son môi này. Bạn có thể thử thoa kem che khuyết điểm lên môi của bạn trước khi thoa son.
– Chăm chỉ massage môi: Để có đôi môi đẹp, mịn màng, mềm mại và không bị khô nẻ, bạn nên chăm chỉ massage môi 2 lần mỗi ngày với vaseline hoặc các loại kem dưỡng môi có chứa vitamin A, vitamin D.
– Gặp bác sĩ da liễu: Nếu bạn đã thử nhiều cách mà chưa thấy kết quả, hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Họ có thể kê cho bạn một loại kem làm sáng màu môi hoặc có những điều trị khác để làm sáng môi của bạn và trả lại cho môi màu sắc tự nhiên hơn.
. Làm sáng môi với phương pháp tự nhiên – Chanh và mật ong: Lấy hỗn hợp nước cốt chanh, mật ong và glycerine thoa lên môi, đây là cách điều trị khá hữu hiệu cho đôi môi thâm sạm. Áp dụng hàng ngày trong vài tuần để thấy kết quả.
– Hạnh nhân: Chà xát một ít sữa quả hạnh hoặc dầu hạnh nhân lên môi và để trong ít nhất một giờ. Cũng áp dụng cách này hàng ngày trong vài tuần liên tục.
– Nước ép củ cải đường, lựu, và rau mùi: Sử dụng nước ép củ cải đường, nước ép lựu, hoặc nước ép rau mùi thoa lên môi cũng giúp bạn làm sáng đôi môi thâm. Ngoài việc quan tâm chăm sóc cho bờ môi mình bạn cũng nên quan tâm đến làn da của mình nữa nhé, với kem nhau thai cừu làm đẹp, sẽ mang lại cho bạn một làn da mịn màng, sáng hồng rạng rỡ

Chúc bạn thành công.

Nhức răng cạnh 2 răng cửa và 2 răng cửa, ê răng và làm cho môi bị sưng, phải làm sao?


Câu hỏi bởi: lý liên kiệt

Chào bác sĩ.

Lúc đầu thì nhức răng kế răng cửa rồi từ từ nó lan qua răng cửa rồi răng cửa bị lung lay và vài ngày sau lan qua tới răng cửa thứ 2. Nó làm cho cháu ăn ngủ không được, nó cứ nhức mà không chịu được chỉ khi dùng thuốc mới dịu được một lát. Nhưng còn ê răng và hiện giờ nó đang làm cho môi của cháu sưng phù lên làm khó đánh răng vào buổi sáng.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Tôi không trực tiếp thăm khám cho bạn nen khó đưa ra được lí do chính xác. Tuy nhiên, có một số lí do thường gây ê nhức răng như:

Mòn răng do bàn chải: bàn chải quá cứng, chải răng không đúng phương pháp đánh răng theo hàng ngang mà nhiều trung tâm nha khoa khuyên dùng cũng có thể làm cho ngà răng bị mòn, đặc biệt tại vị trí viêm nướu đường viền nướu.

Mòn răng: Bị mất men răng do sự tấn công của acid trong thức ăn và đồ uống. nếu men răng bị mòn thì ngà răng sứ bên dưới sẽ bị phá hủy, đây là lí do hàng đầu dẫn đến bị ê răng.

Tụt nướu: Nướu có thể tụt xuống (teo lại) và chân răng lại bị lộ ra dễ bị tổn thương, có nhiều nguy cơ gây ê răng. Bề mặt của chân răng sẽ không còn lớp men bảo vệ nữa.

Bệnh nướu: Những mảm bám, vôi răng làm cho nướu bị tụt xuống và nó sẽ phá hủy xương nâng đỡ răng. Túi nha chu có thể được hình thành trong nướu xung quanh răng, làm cho vùng răng đó khó vệ sinh sạch sẽ và có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Một vài lí do khác: Răng bị mẻ hoặc là răng trám. Răng bị mẻ là lí do làm cho răng bị gẫy. một mảnh vỡ có thể kéo dài từ mặt nhai đến chân răng. Khi gặp nhiệt độ bất thường, đặc biệt là lạnh sẽ gây ra cảm giác ê buốt.

Vì vậy bạn nên khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt sớm để chẩn đoán xác định và chữa trị kịp thời.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl