Hỏi Bác Sĩ - Nữ giới khi hiến máu cần lưu ý những gì? Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ trả lời thắc mắc đó của bạn.
Đang cho con bú, có đi hiến máu được không?
Câu hỏi bởi: Dương Xuyến
Thưa bác sĩ!
Em đang cho con bú, bé nhà em được bốn tháng rồi ạ… Con còn nhỏ vậy em có thể đi hiến máu được không?
Cảm ơn bác sĩ!
Chào em!
Không có chống chỉ định hiến máu trong giai đoạn này. Tuy nhiên, do khi sinh, bạn mất một lượng máu khá lớn, hiện tại có thể cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn. Hơn nữa, bạn còn phải cung cấp dinh dưỡng cho con thông qua sữa mẹ… vì vậy theo tôi, nếu không thật sự cần thiết, không nên hiến máu trong giai đoạn này.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Có được hiến máu sau 1 tháng bỏ thai?
Câu hỏi bởi: Cao Thị Lập
Chào bác sĩ.
Tôi vừa hút thai, điều hòa kinh nguyệt 1 tháng thì hiến máu được không, bác sĩ ơi?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Sau khi hút thai sẽ có tình trạng mất máu cấp, trong giai đoạn này cơ thể khá suy yếu. Nếu hiến máu, máu bạn cho đi không ảnh hưởng đến người nhận, tuy nhiên có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tốt nhất nên trì hoãn ba tháng sau khi điều hòa kinh nguyệt, bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Hiến máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Câu hỏi bởi: Minh Tuấn
Xin chào bác sĩ.
Tháng trước vợ tôi có kinh ngày 19. Ngày 6/12 vợ tôi có tham gia hiến máu, ngày 12/12 cô ấy đi dự sinh nhật nên có uống rượu, cho đến ngày hôm qua vợ tôi vẫn chưa có kinh. Xin bác sĩ tư vấn giúp hiến máu có ảnh hưởng tới kinh nguyệt hay không? Vợ tôi không có biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sưng tức ngực gì cả, vậy vợ tôi có thể bị trễ kinh là do đang có bầu không?
Rất cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn.
Việc hiến máu không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của vợ bạn do vậy bạn có thể yên tâm vấn đề này. Nếu vợ chồng bạn có quan hệ tình dục (không áp dụng biện pháp tránh thai) chậm kinh thì điều đầu tiên phải nghĩ đến khả năng có thai. Để chắc chắn có thai hay không vợ bạn nên làm xét nghiệm định lượng Beta HCG trong máu, nếu có là có thai, nếu không là không có thai. Hoặc vợ bạn có thể dùng thanh thử thai sớm thử trong nước tiểu, nếu 2 vạch là có thai. Vợ bạn cũng nên đi siêu âm kiểm tra tử cung xem có hai hay không.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Tại sao kinh nguyệt không đều, trong thời kỳ kinh nguyệt lại không được hiến máu?
Câu hỏi bởi: Hương Quỳnh
Thân chào bác sĩ!
Cháu muốn hỏi tại sao kinh nguyệt không đều hay trong thời kỳ kinh nguyệt lại không được hiến máu ạ? Cháu vừa có hôm qua, ngày mai cháu có thể tham gia hiến máu không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Chào em!
Hiến máu là một nghĩa cử tốt đẹp, tuy nhiên, trước hết là phải bảo đảm an toàn cho người hiến máu, từ đó mới có các quy định về hiến máu. Vì hiến máu là lấy đi một lượng không nhỏ máu trong cơ thể, nhiều hơn cả một chu kỳ kinh nguyệt, do đó nếu cơ thể khỏe mạnh thì lượng máu mất này không gây ra ảnh hưởng gì cả, cơ thể có thể tự bù trừ được. Tuy nhiên, trên một cơ thể đang yếu, đang thiếu máu thì ngược lại, cùng một lượng máu mất trên có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như tụt huyết áp tư thế, huyết áp kẹp, chóng mặt té ngã, làm nặng thêm tình trạng thiếu máu vốn có và máu của những người thiếu máu cũng không đủ “chất lượng”. Những người có nguy cơ thiếu máu là phụ nữ có kinh nguyệt không đều, đặc biệt là cường kinh, rong kinh, đa kinh. Bạn đang có kinh, tức cũng đang mất máu rồi thì không nên hiến máu để an toàn cho chính mình.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Vừa kết thúc chu kì kinh nguyệt có nên hiến máu?
Câu hỏi bởi: Ngô Thị Xuyến
Thân chào bác sĩ.
Cháu vừa kết thúc chu kì kinh nguyệt ngày hôm qua. Ngày mai muốn hiến máu ở địa phương? Liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe không ạ?
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Hiến máu là lấy đi một lượng không nhỏ máu trong cơ thể, nhiều hơn cả một chu kỳ kinh nguyệt, do đó nếu cơ thể khỏe mạnh thì lượng máu mất này không gây ra ảnh hưởng gì cả, cơ thể có thể tự bù trừ được.
Tuy nhiên, trên một cơ thể vừa mới mất máu xong như trường hợp vừa kết thúc kỳ kinh nguyệt thì cùng một lượng máu hiến tặng có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như tụt huyết áp tư thế, huyết áp kẹp, chóng mặt té ngã. Vì thế theo tôi để an toàn cho bản thân em, em hãy hiến máu vào đợt sau ở khoảng giữa chu kỳ kinh là tốt nhất.
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Đang cho con bú, có đi hiến máu được không?
Câu hỏi bởi: Dương Xuyến
Thưa bác sĩ!
Em đang cho con bú, bé nhà em được bốn tháng rồi ạ… Con còn nhỏ vậy em có thể đi hiến máu được không?
Cảm ơn bác sĩ!
Chào em!
Không có chống chỉ định hiến máu trong giai đoạn này. Tuy nhiên, do khi sinh, bạn mất một lượng máu khá lớn, hiện tại có thể cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn. Hơn nữa, bạn còn phải cung cấp dinh dưỡng cho con thông qua sữa mẹ… vì vậy theo tôi, nếu không thật sự cần thiết, không nên hiến máu trong giai đoạn này.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Có được hiến máu sau 1 tháng bỏ thai?
Câu hỏi bởi: Cao Thị Lập
Chào bác sĩ.
Tôi vừa hút thai, điều hòa kinh nguyệt 1 tháng thì hiến máu được không, bác sĩ ơi?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Sau khi hút thai sẽ có tình trạng mất máu cấp, trong giai đoạn này cơ thể khá suy yếu. Nếu hiến máu, máu bạn cho đi không ảnh hưởng đến người nhận, tuy nhiên có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tốt nhất nên trì hoãn ba tháng sau khi điều hòa kinh nguyệt, bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Hiến máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Câu hỏi bởi: Minh Tuấn
Xin chào bác sĩ.
Tháng trước vợ tôi có kinh ngày 19. Ngày 6/12 vợ tôi có tham gia hiến máu, ngày 12/12 cô ấy đi dự sinh nhật nên có uống rượu, cho đến ngày hôm qua vợ tôi vẫn chưa có kinh. Xin bác sĩ tư vấn giúp hiến máu có ảnh hưởng tới kinh nguyệt hay không? Vợ tôi không có biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sưng tức ngực gì cả, vậy vợ tôi có thể bị trễ kinh là do đang có bầu không?
Rất cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn.
Việc hiến máu không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của vợ bạn do vậy bạn có thể yên tâm vấn đề này. Nếu vợ chồng bạn có quan hệ tình dục (không áp dụng biện pháp tránh thai) chậm kinh thì điều đầu tiên phải nghĩ đến khả năng có thai. Để chắc chắn có thai hay không vợ bạn nên làm xét nghiệm định lượng Beta HCG trong máu, nếu có là có thai, nếu không là không có thai. Hoặc vợ bạn có thể dùng thanh thử thai sớm thử trong nước tiểu, nếu 2 vạch là có thai. Vợ bạn cũng nên đi siêu âm kiểm tra tử cung xem có hai hay không.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Tại sao kinh nguyệt không đều, trong thời kỳ kinh nguyệt lại không được hiến máu?
Câu hỏi bởi: Hương Quỳnh
Thân chào bác sĩ!
Cháu muốn hỏi tại sao kinh nguyệt không đều hay trong thời kỳ kinh nguyệt lại không được hiến máu ạ? Cháu vừa có hôm qua, ngày mai cháu có thể tham gia hiến máu không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Chào em!
Hiến máu là một nghĩa cử tốt đẹp, tuy nhiên, trước hết là phải bảo đảm an toàn cho người hiến máu, từ đó mới có các quy định về hiến máu. Vì hiến máu là lấy đi một lượng không nhỏ máu trong cơ thể, nhiều hơn cả một chu kỳ kinh nguyệt, do đó nếu cơ thể khỏe mạnh thì lượng máu mất này không gây ra ảnh hưởng gì cả, cơ thể có thể tự bù trừ được. Tuy nhiên, trên một cơ thể đang yếu, đang thiếu máu thì ngược lại, cùng một lượng máu mất trên có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như tụt huyết áp tư thế, huyết áp kẹp, chóng mặt té ngã, làm nặng thêm tình trạng thiếu máu vốn có và máu của những người thiếu máu cũng không đủ “chất lượng”. Những người có nguy cơ thiếu máu là phụ nữ có kinh nguyệt không đều, đặc biệt là cường kinh, rong kinh, đa kinh. Bạn đang có kinh, tức cũng đang mất máu rồi thì không nên hiến máu để an toàn cho chính mình.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Vừa kết thúc chu kì kinh nguyệt có nên hiến máu?
Câu hỏi bởi: Ngô Thị Xuyến
Thân chào bác sĩ.
Cháu vừa kết thúc chu kì kinh nguyệt ngày hôm qua. Ngày mai muốn hiến máu ở địa phương? Liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe không ạ?
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Hiến máu là lấy đi một lượng không nhỏ máu trong cơ thể, nhiều hơn cả một chu kỳ kinh nguyệt, do đó nếu cơ thể khỏe mạnh thì lượng máu mất này không gây ra ảnh hưởng gì cả, cơ thể có thể tự bù trừ được.
Tuy nhiên, trên một cơ thể vừa mới mất máu xong như trường hợp vừa kết thúc kỳ kinh nguyệt thì cùng một lượng máu hiến tặng có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như tụt huyết áp tư thế, huyết áp kẹp, chóng mặt té ngã. Vì thế theo tôi để an toàn cho bản thân em, em hãy hiến máu vào đợt sau ở khoảng giữa chu kỳ kinh là tốt nhất.
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare