Thoát vị đĩa đệm ở nữ giới cần lưu ý những gì?


4,226
1
1
Xu
53
Khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm chia đều cho mọi loại đối tượng. Tuyển tập sau đây tổng hợp những câu hỏi thường gặp phải của căn bệnh thoát vị đĩa đệm ở nữ giới.

Đôi tượng: thoát vị đĩa đệm L4, L5


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bs tôi là nữ năm nay 42 tuổi, bị thoát vị 7 năm nay, đã cấy chỉ lần thứ 3 nhưng bệnh không giảm mà có chiều hướng sấu đi nhiều, khoảng nửa tháng về đây tôi đau nhiều lan sang hông (đã từ lâu ) và tê chân, chân phải của tôi có hiện tượng teo, đã điều trị kéo dãn tại bv 108 nhưng càng kéo càng đau hơn. Vậy bs cho tôi hỏi nếu tiêm màng cứng có thể giảm cơn đau thì tiêm ở đâu tốt nhất, loại thuốc ntn, bs cơ sở có khả năng tiêm dc k,thời gian dc bao lâu.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Như vậy bạn nên đi khám tầm soát tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội để xem xét khả năng mổ nội soi đường bên chữa thoát vị đĩa đệm. Hiện nay tại bệnh viện Việt Đức đang thực hiện thường quy thủ thuật này và đạt kết quả thành công rất cao. Biện pháp tiêm thuốc ngoài màng cứng không có tác dụng chữa bệnh khỏi hoàn toàn.

Chúc bạn mau lành bệnh

Hình vẽ mô tả hiện tượng thoát vị đĩa đệm, phình đĩa đệm.

bênh thoát vị đĩa đệm -thoái hóa cột sống


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ. Mẹ tôi đi khám ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình quận 5 . Bác sĩ ở đó nói mẹ tôi bị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống . Nhưng tôi muốn trị bệnh này theo đông y . Vậy bệnh như mẹ tôi có trị được không và liệu trình điều trị như thế nào. Hiện tại sức khỏe mẹ tôi ổn định nhưng không đi lại được vì đau nhức. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của bác sĩ. Tôi chân thành biết ơn .

Bác sĩ Phạm Văn Tâm


Chào bạn,
Trước tiên, mẹ bạn cần được điều trị nội khoa bằng cách uống thuốc và nếu đau cấp thì tiêm phong bế dây thần kinh và tập vật lý trị liệu.
Ngoài ra, phương pháp điều trị thoái vị đĩa đệm tốt nhất bây giờ là tác động cột sống. Bạn cần đưa mẹ đi khám các chuyên gia tác động cột sống để xem có phù hợp để dùng phương pháp hay không.
Với tình trạng của mẹ bạn thì chưa nên mổ, vì mổ là phương pháp hiệu quả chưa cao và nguy cơ bị biến chứng hậu phẫu dẫn tới liệt khá cao ( >50%)
Chúc bạn sức khỏe!

Đau lưng sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có phải bệnh tái phát?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Mẹ tôi năm nay 45 tuổi, cách đây 2 năm mẹ tôi có phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, nhưng dạo gần đây mẹ tôi thấy đau lưng. Bác sĩ có thể cho tôi biết có phải mẹ tôi tái phát lại không? Và nên chữa trị như thế nào là tốt nhất?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh


Chào bạn.

Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng với các biểu hiện nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ – gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay… Khiến người bệnh rất khó chịu, đau đớn. Ngoài ra, đau cột sống và đau rễ thần kinh là các biểu hiện nổi bật nhất của bệnh. Đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cứng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được chữa trị. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là lấy bỏ thoát vị và toàn bộ phần đĩa đệm có nguy cơ gây chèn ép, thoát vị tái phát nếu như khi phẫu thuật đĩa đệm không được nạo vét triệt để.

Mẹ bạn đã phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được 2 năm, gần đây thấy đau lưng. Tuy nhiên, các biểu hiện đau lưng có giống như biểu hiện trước khi mẹ bạn phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không? Nếu giống thì có thể bệnh thoát vị đĩa đệm của mẹ bạn tái phát hoặc thoát vị đĩa đệm mới. Nguyên nhân phổ biến là tư thế trong lao động, vận động và hoạt động sau phẫu thuật không đúng. Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng tác động xấu tới xương khớp như: Tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách.

Những lời khuyên để bảo vệ cột sống:

Trong khoảng thời gian sau phẫu thuật, cần giữ gìn cột sống tốt nhất, để cột sống thắt lưng không bị yếu và làm việc tốt hơn trong những điều kiện tốt nhất, không nên ngừng hoạt động mà ngược lại cần nên hoạt động.

Để nhặt một vật: Nếu vật nặng thì co chân và tiến đến gần vật đó quỳ xuống, còn vật nhẹ thì sử dụng phương pháp thăng bằng.

Nếu làm việc trong tư thế ngồi phải giữ cho lưng ổn định và thẳng.

Đối với công việc nội trợ: Tránh xoay, vặn người, không được cong người ra phía trước. Nên dùng máy hút bụi dạng trượt, chổi cán dài, sử dụng bồn rửa hơn là trong một xô nước nặng.

Sắp xếp thu dọn giường chiếu phải sử dụng chân, giữ cho lưng thẳng.

Tránh đi giày quá cao gót vì làm người quá ưỡn và mất vững, nên đi giày gót dưới 4-5 cm.

Bạn nên đưa mẹ đi khám lại tại các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa Cột sống để có phương pháp chữa trị phù hợp.

Chúc mẹ bạn mau khỏi!

Triệu chứng đau lưng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chữa như thế nào?


Câu hỏi bởi: Thanh lon(

Chào bác sĩ.

Mẹ em năm nay 62 tuổi đã mổ thoát vị đĩa đệm L4 L5 được 2 tuần. Sau khi mổ thì chân bắt đầu có thể đi lại được nhưng vùng lưng bị đau trước khi mổ thì bị đau trở lại, em cảm thấy rất lo lắng mong bác sĩ giúp em biết lí do ạ.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em.

Hiện tượng đau lưng sau phẫu thuật là do sang chấn các tổ chức cơ, mạch máu, thần kinh tại vết mổ, hầu hết các bệnh nhân sau mổ đều như vậy, về sau sẽ khỏi hoàn toàn. Sau mổ cột sống các nhân viên y tế phải thay băng tại vết mổ hàng ngày. Nếu vết mổ khô, hai chân vận động cảm giác tốt thì em hoàn toàn yên tâm.

Thân mến chào em.

Điều trị thoát vị đĩa đệm và phẫu thuật ở đâu là tốt nhất?


Câu hỏi bởi: hà

Chào bác sĩ!

Má cháu năm nay 49 tuổi. Đi khám bác sĩ bảo bị mắc bệnh thoái hóa thân sống và mất nước đĩa đệm thắt lưng, thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5_S1, lồi địa đệm tầng L4_5, ép rễ thần kinh S1 bên trong bao. Má cháu chưa đi phẫu thuật lần nào. Vậy cho cháu hỏi giờ má cháu cần điều trị như thế nào và phẫu thuật ở đâu là tốt nhất? Liệu sau khi phẫu thuật có để lại di chứng và tái phát không ạ?

Xin cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào cháu.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có các triệu chứng đau vùng cột sống thắt lưng, đau lan xuống một chân hoặc hai chân, tê bì, giảm hoặc mất cảm giác, trương lực cơ yếu. Việc chữa trị trước tiên là dùng các thuốc giảm đau Nsaid và vật lý trị liệu kéo giãn cột sống. Phương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định ở những tình huống nặng như đau quá mức, liệt chi, dùng các thuốc giảm đau không hiệu quả, đã chữa trị Nội khoa 6 tháng nhưng không có kết quả thì cần phẫu thuật để giải ép rễ thần kinh. Có thể chữa trị kết hợp với uống thuốc Đông y sẽ cho kết quả phục hồi đĩa đệm tương đối tốt. Mẹ cháu có thể đến bệnh viện Việt Đức, Viện 103, Viện 108 ở Hà Nội, bệnh viện Chợ Rẫy ở thành phố Hồ Chí Minh.

Chúc sức khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl