Viêm môi: Tưởng lạ nhưng hóa ra quen!


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Chúng ta thường nghe tới viêm da, viêm mũi nhưng ít khi được đề cập đến viêm môi. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề tưởng lạ nhưng hoá ra lại quá quen thuộc này!

Bệnh viêm môi bong vảy có chữa khỏi được không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Cháu năm nay 17 tuổi, giới tính nam. Môi cháu bị bong vảy quanh năm được khoảng gần chục năm nay. Cháu đã đi bệnh viện Da liễu Trung ương điều trị nhưng không khỏi, Bác sĩ đã xét nghiệm và chẩn đoán là bị viêm môi bong vảy, giờ đây cháu phải sống cùng đôi môi luôn bị bong vảy nhiều khi nó nứt ra cháu cảm thấy rất đau. Cháu muốn các bác sĩ hãy giải đáp cho cháu rõ hơn về trường hợp này.

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào cháu.

Viêm môi bong vảy là tình trạng môi bị viêm, bong vảy trong phạm vi viền môi, không lan ra phía bên ngoài.

Trường hợp viêm nhẹ: môi bong vảy nhẹ, bệnh hay phát. Khi vảy bong bề mặt môi bị đỏ, hơi rát hoặc đau nhẹ, không tìm được lí do.

Trường hợp viêm môi bong vảy mạn tính: là biểu hiện của một số bệnh về da như viêm da dầu, viêm da cơ địa, vảy nến, bệnh nhân đang sử dụng thuốc retinoid, mẫn cảm ánh nắng mặt trời, có thói quen liếm môi, dị ứng với một số chất (dị ứng với các thành phần có trong kem đánh răng, dung dịch súc miệng, dung dịch cạo râu)…

Biểu hiện: môi viêm đỏ, vảy dày lên hết lớp này đến lớp khác, làm thành những vảy to dày. Nền ở dưới đỏ tươi, ẩm ướt. Trường hợp viêm kéo dài gây nứt, nẻ môi, chảy máu. Một số tình huống viêm môi kèm theo nứt kẽ mép gây tác động đến ăn uống, nói cười của người bệnh. Để chữa trị được bệnh viêm môi, cần tìm ra lí do thì mới có hiệu quả.

Cháu đã đi khám bác sĩ, cháu nên kiên trì tuân thủ theo đúng chỉ định chữa trị của bác sĩ và tái khám sau mỗi đợt. Trong sinh hoạt, cháu nên uống đủ nước, không để da thiếu nước, uống 2-2,5 lít/ngày. Uống nước bằng ống hút để hạn chế môi không tiếp xúc trực tiếp với nước, để môi không bị tổn thương thêm. Cháu không nên cắn, liếm môi, không nên rửa môi nhiều lần trong ngày. Tránh tiếp xúc với nắng. Thường xuyên chơi thể thao để giảm stress. Cháu luôn giữ ẩm môi bằng kem dưỡng ẩm.

Chúc sức khỏe!

Ngứa môi


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, em là nữ, 22 tuổi. Em có bị ngứa môi khoảng 1 tháng nay rồi, nó bị ngứa, có hơi sưng và đôi lúc bong vẩy. Em có đi khám tư nhân thì bác sĩ nói là viêm môi bong vẩy, có uống thuốc nhưng vẫn không đỡ. Bác sĩ có thể trả lời giúp em đây là triệu chứng của bện gì không ạ. Em cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Khái


Chào bạn,

Bạn nên kiểm tra môi có bị thâm lại không. Nếu thâm thì có thể bạn bị hồng ban nhiễm sắc, do dị ứng thức ăn Tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viên lớn khám lại để có chuẩn đoán chính xác nhất.

Chúc bạn nhanh khỏe!

Bác sĩ Nguyễn Văn Khái


Chào bạn,
Trường hợp của bạn như bạn mô tả thì dị ứng là lí do hợp lý nhất, vì triệu chứng của bạn xảy ra liên tục.
Nguyên nhân dị ứng có thể do mỹ phẩm hay thức ăn.
Bạn nên đến cơ sở y tế có uy tín để được điều trị hợp lý.
Chúc bạn mau khỏe.

Sưng, ngứa buốt xung quanh môi là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: gai nha nong

Thưa bác sĩ!

Cháu năm nay 22 tuổi, là nữ giới. Dạo gần đây cháu bị sưng vòng quanh môi, ngứa buốt vùng môi, và bị đỏ sẫm vùng môi đó như thể là bị tụ máu vào ấy. Vài hôm trước cháu có đi khám, bác sĩ nói bị viêm miệng và cho thuốc về uống, ban đầu thấy đỡ. Nhưng sau 2 hôm (hôm qua) khi cháu ngủ dậy thấy hiện tuợng lại tái phát và nghiêm trọng hơn. Vậy cháu xin hỏi, như vậy cháu bị làm sao và giờ phải chữa trị như thế nào ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Các biểu hiện mà bạn mô tả là dấu hiệu của bệnh viêm quanh miệng. Đây là bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ (chiếm 90%). Nguyên nhân của bệnh hiện chưa rõ ràng nhưng nhận thấy rằng bệnh có một số yếu tố thuận lợi làm khởi phát bệnh như: việc sử dụng các thuốc có steroid, mỹ phẩm, chất làm sạch, chất giữ ẩm, các yếu tố vật lý (tia cực tím), các vi sinh vật (trực khuẩn fusiform, nấm candida và một số loại nấm khác.

Về phương pháp chữa trị, cần phối hợp giữa việc uống thuốc với chế độ ăn. Chế độ ăn, cần kiêng các chất gây giãn mạch máu (rượu, bia, đồ ăn nhanh; giảm các đồ ăn có nhiều đường, sữa ngọt. Điều trị thuốc bằng thuốc kháng sinh đường toàn thân (Doxycyclin, Minocyclin, Metronidazole,…) và thuốc kháng sinh bôi tại chỗ (Metronidazole, Erythromycin,…. dạng dung dịch, gel, kem, không dùng dạng mỡ). Chống chỉ định với các steroid bôi tại chỗ. Cần tránh những stress tâm lý.

Chúc bạn khỏe!

Môi dưới nổi đỏ kèm ngứa rát là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Khoảng bốn ngày nay da xung quanh miệng dưới môi dưới của cháu tự nhiên nổi đỏ lên kèm theo đó là ngứa và rát, còn nổi lên từng lớp vẩy trắng làm cháu rất tự ti. Cháu đã đi khám bác sĩ nói là bị viêm da nhưng kê thuốc uống được hai ngày mà vẫn không đỡ. Cho cháu hỏi da của cháu bị bệnh gì ạ? Và chữa bằng cách nào ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em!

Qua thông tin em cung cấp, em bị nổi đỏ và ngứa, vảy da ở vùng quanh miệng, dưới môi dưới nhưng không rõ có mụn xuất hiện hay không (mụn đỏ, mụn nước, mụn mủ,…), vùng tổn thương có tiến triển lan rộng hay không. Tình trạng tổn thương như em mô tả có thể do viêm da dị ứng, viêm da do vi khuẩn, do nấm,… và tùy theo từng lí do mà có cách chữa trị khác nhau.

Trường hợp của em, em đã đi khám và có chẩn đoán viêm da thì trước hết em cần tiếp tục chữa trị theo chỉ định của bác sĩ, nếu không giảm hoặc tổn thương tăng thì cần đi khám kiểm tra lại, việc chữa trị bệnh da cần kiên trì và theo đúng chỉ định. Bên cạnh đó, em cũng nên lưu ý giữ vệ sinh vùng tổn thương, tránh trà sát, cào gãi vào vùng tổn thương, tránh sử dụng mỹ phẩm, sữa rửa mặt trong giai đoạn này,…

Chúc em sức khỏe.

Vùng da quanh miệng duới môi dưới nổi đỏ, đặc biệt là vào mùa lạnh


Câu hỏi bởi: TanHau

Chào bác sĩ!

Năm nay cháu 26 tuổi, cho cháu hỏi như sau: cháu bị vùng da quanh miệng dưới, môi dưới cứ nỗi đỏ nhưng không ngứa, lúc đỏ nhiều lúc đỏ ít, thời tiết lạnh thì càng đỏ và có vảy, đôi lúc cũng thấy nóng rát vùng da bị đỏ ấy nhưng ít. Cháu bị lâu rồi (khoảng 6 năm) nhưng cũng đã đi bệnh viện Da liễu và nhiều nơi để điều trị nhưng không hết (bác sĩ bảo bị viêm da tiếp xúc ạ). Xin bác sĩ giải đáp giúp.

Cháu xin cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào cháu!

Cháu đã đi khám và được chẩn đoán là viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên yếu tố tiếp xúc thì hiện vẫn chưa xác định được cụ thể. Viêm da tiếp xúc thường xuất hiện tự phát hoặc có thể do cơ thể phản ứng với một số chất hóa học có trong các chế phẩm như son môi, kem, phấn trang điểm, xà phòng, sữa rửa mặt, kem đánh răng…

Một số tình huống khác do có yếu tố cơ địa dễ dị ứng hoặc do các thói quen không có lợi như hay chà xát, hay sờ tay lên vùng da bị tổn thương, hay liếm môi… làm cho các tế bào biểu bì liên tục bị tổn thương, da không liền lại được và tình trạng viêm da kéo dài dai dẳng. Bệnh có thể tái phát nhiều đợt và để lại các vết thâm loang lổ rất tác động đến thẩm mỹ.

Để chữa trị bệnh, trước tiên em không được chà xát hoặc liếm quanh môi, không dùng các sữa rửa mặt, son môi, kem bôi lên môi và vùng da bị tổn thương. Đồng thời nên đi khám mỗi đợt tái phát để bác sĩ cho thuốc chữa trị tại chỗ. Tùy tình trạng bệnh cụ thể của em mà các bác sĩ có thể cho bôi một trong các chế phẩm có steroid hoạt phổ nhẹ như: Eumovate, Fobancort, Fucicort, Chlorocide H… Các chế phẩm này cũng chỉ được bôi trong vòng 1-2 tuần để tránh biến chứng tại da.

Chúc cháu sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl