Thắc mắc xung quanh tuần 29 thai kỳ


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Vào tuần 29 của thai kỳ, nhiều chị em không khỏi thắc mắc về giai đoạn mới này của mình. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp phần lớn những thắc mắc thường gặp nhất.

Bà bầu 29 tuần bị phù nhau thai có nguy hiểm không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu có bầu đến nay đã được 29 tuần, hôm nay cháu đi khám thai bác sĩ nói cháu bị phù nhau thai. Như vậy có nguy hiểm đến thai nhi không ạ? Cháu nên làm gì?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào cháu!

Phù nhau thai là một bệnh lý làm mô nhau ứ nước, tăng thể tích, trọng lượng và làm mất các chức năng của bánh nhau. Bệnh này thường kèm theo phù dây rốn và thai nhi cũng bị phù nề, tràn dịch đa màng, dị tật, dị dạng, bất thường như: Bất thường về tim mạch, lồng ngực, đường tiêu hóa, hiện tượng truyền máu thai nhi ở song thai…

Có nhiều lí do gây bệnh như nhiễm trùng, nhiễm độc ở nửa đầu thai kỳ do vi khuẩn hay siêu vi như người mẹ mắc bệnh Rubella ở đầu thai kỳ, do bất thường nhiễm sắc thể thai nhi, bất đồng nhóm máu mẹ con, ngộ độc bào thai do mẹ uống rượu, bia, tiếp xúc hóa chất… là nguy cơ phù nhau thai dễ dẫn đến thai bị chết lưu, sau một thời gian phù nhau thai vì bánh nhau đã mất chức năng dinh dưỡng cho thai.

Vì vậy, cháu nên đến các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu khám, xét nghiệm, theo dõi và dự phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chúc cháu sức khỏe!

Tư vấn dinh dưỡng thai nhi 29 tuần chỉ nặng 1 kg


Câu hỏi bởi: Trần nhứt kiều

Chào bác sĩ. E mang thai lần đầu nay được 29 tuần có khám thai và siêu âm bác sĩ cho biết e bé chỉ nặng khoảng 1kg rất nhỏ so với số tuần, bác sĩ tư vấn giúp em làm thế nào cho thai nhi tăng cân

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào em,

Em cần gia tăng chế độ ăn để mẹ và bé đều khoẻ hơn nhé. Ví dụ như ăn nhiều chất đạm, uống nhiều sữa… Tuy nhiên thì em đừng lo quá. Nếu mẹ khỏe thì thai sẽ phát triển bình thường thôi . Nên hãy ăn uống nghỉ ngơi tập luyện tốt nhé.

Thân ái.

Thai nhi 29 tuần tuổi chích ngừa uốn ván còn tác dụng không?


Câu hỏi bởi: trương thị thu thảo

Thai nhi 29 tuần tuổi chích ngừa uốn ván còn tác dụng không thưa bác sỹ

Bác sĩ Hồ Anh Tuấn


vẫn còn tác dụng,

Bệnh giảm tiểu cầu


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ,cháu mới đi xét nghiệm máu thì thấy số lượng tiểu cầu là 94 giga/l. Cháu 26tuổi đang mang thai 29 tuần. Cháu bị như vậy có nguy hiểm không ạ

Bác sĩ Nguyễn Trần Chung


tiểu cầu 94 giga là giảm. Cháu cần đi khám chuyên khoa huyết học để tìm nguyên nhân cụ thể nhé. Sau đó sẽ kết hợp với Bs chuyên khoa sản để theo dõi thai, phát hiện sớm biến chứng

Bà bầu 29 tuần bị chảy dịch ở núm vú


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Năm nay cháu 25 tuổi và đang mang bầu ở tuần thứ 29. Trước khi mang bầu ngực cháu đã tiết ra dịch trắng có mùi khó chịu ở núm vú lúc đầu là 1 bên sau bị cả 2 bên. Hiện nay cháu có thai thế thì có tác động tới việc cho con bú sau này. Cháu muốn đi khám nhưng bầu bí thế này có khám được không ạ và khám ở đâu?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào cháu.

Nếu như cả hai bầu vú của cháu tiết dịch trong thời kỳ mang thai thì điều đó có thể là bình thường, không tác động đến việc cho con bú sau này vì đó là sữa non được tiết ra sớm. Sữa non có thể được tiết sớm từ tuần thứ 14-16 của thai kỳ và có màu vàng nhạt hoặc trong, sánh đặc.

Tuy nhiên tình huống của cháu cả hai bên ngực bị chảy dịch từ trước khi có thai thì lại có thể do nhiều lí do khác nhau. Nguyên nhân do các ống dẫn sữa như giãn ống dẫn sữa, viêm ống dẫn sữa, bướu lành trong ống sữa hoặc ung thư ống sữa. Một vài tình huống lâu lâu lại thấy ứa dịch giống sữa. Nguyên nhân có thể:

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc đang uống như thuốc thần kinh hoặc viêm dạ dày.

Nhiễm trùng vú như nhiễm trùng các ống dẫn sữa hoặc các bộ phận khác của vú, có thể dẫn đến tiết dịch.

Rối loạn nội tiết tố cũng có thể dẫn đến tiết dịch.

U sợi tuyến trong vú: khối u rắn thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Có tình huống đầu vú tiết dịch do dị ứng áo lót. Nếu là lí do trên chỉ cần thay loại áo lót khác. Khi ở nhà, không nên mặc áo lót để bầu ngực được thoải mái.

Ngoài ra, cần vệ sinh kỹ hơn như tắm rửa sạch sẽ, lau khô người.

Các lí do nêu trên đều có thể tác động đến việc cho con bú sau này. Chính vì vậy cháu nên đi khám sớm tại các phòng khám Sản của các bệnh viện để được chẩn đoán, chữa trị kịp thời, tránh không tác động đến việc cho con bú sau này.

Chúc 2 mẹ con khỏe mạnh.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl