Hỏi Bác Sĩ - Giảm hồng cầu là một trong những nguyên nhân của bệnh thiếu máu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.
Cách điều trị thiếu máu
Câu hỏi bởi: Trương Thị Mỹ
Chào bác sĩ!
Em có đi khám bệnh và bị thiếu máu. Em gửi kèm thêm kết quả để bác sĩ xem và cho em lời kết luận lí do vì sao em lại thiếu máu và hướng chữa trị.
Em chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em!
Theo như kết quả xét nghiệm của em cho thấy em bị thiếu máu do giảm 2 dòng. Bệnh có nhiều lí do và đòi hỏi phải được các bác sĩ chuyên khoa khám thực tế kết hợp với các xét nghiệm bổ trợ khác. Như vậy em nên quay lại bệnh viện nơi em đã làm xét nghiệm để được các bác sĩ chẩn đoán lí do và chữa trị thích hợp.
Thân mến chào em!
Đau đầu do thiếu máu lên não
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nam, tên Linh ở Thanh Hóa, em dã bị bệnh đau đầu nhiều năm, đi khám bác sĩ bảo em bị thiếu máu lên não, cứ trời nắng là em thấy đau inh ỏi phần trán, mong bác sĩ giúp em với?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Thiếu máu não là tình trạng rất phổ biến, tập trung ở độ tuổi trung niên và ngày càng trẻ hóa. Các biểu hiện thiếu máu não rất đa dạng, tùy vào vị trí vùng não bị thiếu máu mà bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biểu hiện khác nhau như: đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, ù tai, nghe kém, rối loạn cảm giác như tê mỏi chân tay, suy giảm trí nhớ. Đau đầu là biểu hiện hay gặp và xuất hiện sớm trong bệnh thiếu máu não. Bệnh nhân bị nhức đầu lan tỏa khắp đầu và có cảm giác căng nặng trong đầu. Đau tăng khi thay đổi thời tiết, khi căng thẳng. Nếu không được chữa trị, cơn đau có thể kéo dài và gây nhiều nguy hại khác cho sức khoẻ, như trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn.
Bạn bị đau đầu vùng trán nhiều năm, khi trời nắng nóng bệnh đau tăng lên khiến cho bạn rất khó chịu. Vì khi nắng nóng làm cho cơ thể bạn bị mệt mỏi cộng với tình trạng mất nước và điện giải làm cho lưu lượng máu trong cơ thể nói chung bị giảm sút, dẫn đến thiếu máu não. Bạn có thể các thuốc chống co thắt mạch máu não và tăng cường tuần hoàn não như: Sibelium 5mg, ngày từ 1-2 viên, Nootropin 800mg, ngày 2 viên khoảng 2-4 tuần.
Ngoài ra, bạn nên có thói quen ăn uống thật khoa học để cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu như ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng Protein, Vitamin, Sắt. Nên ăn một lượng thích hợp các loại thịt, gan, trứng, sữa, vừng…, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Tăng cường hoạt động thể lực, luyện tập yoga, dưỡng sinh giúp tăng cường điều hoà và góp phần giảm bớt sự hẹp lòng mạch do xơ mỡ hay cục vón tắc. Hạn chế cảm xúc mạnh, tránh căng thẳng thần kinh, nên duy trì giấc ngủ đảm bảo 7 – 8 giờ/ ngày. Nếu tình trạng này kéo dài không đỡ, bạn cần đi khám bác sĩ để loại trừ các lí do gây bệnh khác như viêm xoang trán hoặc bất thường về mạch máu não bẩm sinh.
Chúc bạn chóng khỏe!
Thiếu máu có nên đi truyền máu không?
Câu hỏi bởi: Phi Ngoc
Chào bác sĩ.
Em được chẩn đoán là thiếu máu. Em có nên đi truyền máu hay không ạ và chi phí là bao nhiêu? Em thuộc nhóm máu A+ và nên truyền ở đâu.
Em cám ơn bác sĩ.
Chào em.
Không phải tất cả các trường hợp thiếu máu đều có chỉ định truyền máu. Thiếu máu chia làm 2 nhóm nguyên nhân lớn: thiếu máu cấp và thiếu máu mãn. Đa số các trường hợp có chỉ định truyền máu là do thiếu máu cấp và có ảnh hưởng đến sinh mạng. Truyền máu mang nhiều nguy cơ, vì vậy không có chỉ định truyền máu cho những trường hợp thiếu máu mãn. Cần phải tìm nguyên nhân thiếu máu và điều trị theo nguyên nhân để đạt hiệu quả tốt nhất, em nhé!
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị thiếu máu 50% có cần nhập viện?
Câu hỏi bởi: Trang pham
Thưa bác sĩ.
Tôi đi khám bệnh, bác sĩ nói tôi bị thiếu máu (thiếu 50% so với người bình thường ) do thiếu sắt, bác sĩ bắt tôi phải nhập viện. Nhưng tôi thấy cơ thể mình bình thường, người hơi xanh xao, lâu lâu mới bị chóng mặt. Tôi có nên nhập viện điều trị hay chỉ cần uống thuốc ở nhà, thưa bác sĩ?
Xin cảm ơn.
Chào bạn.
Có thể tình trạng thiếu máu của bạn là mãn tính giúp cơ thể thích nghi dần nên bạn không xuất hiện các triệu chứng.
Thiếu máu có nhiều loại: thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu đẳng sắc đẳng bào, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, mỗi loại lại có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Đa số các trường hợp thiếu máu mãn tính là thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Với tình trạng như bạn mô tả bằng khoảng 50% so với người bình thường, chứng tỏ tình trạng thiếu máu nặng, cần làm thêm xét nghiệm để tìm nguyên nhân và điều trị tích cực, bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Hạ canxi máu là do thiếu máu phải không?
Câu hỏi bởi: Phan Xuân
Chào bác sĩ.
Có phải hạ canxi máu là do thiếu máu không, thưa bác sĩ? Dấu hiệu và cách phòng bệnh như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Hạ canxi không phải là do thiếu máu mà do hậu quả của thiếu máu, người suy nhược ăn uống kém dẫn đến thiếu canxi. Hạ canxi máu được định nghĩa là nồng độ canxi huyết tương toàn phần thấp hơn 2,2 mmol/l (hay 8,8 mg/dL). Mỗi ngày, cơ thể hấp thu 25mmol canxi và thải trừ 20 mmol ra phân, 5mmol ra nước tiểu.
Canxi được nạp vào cơ thể dưới dạng thức ăn, thực phẩm chứa nhiều canxi là cua đồng, sữa, thịt, cá,tôm, đậu các loại và rau xanh. Ruột sẽ hấp thu canxi đưa vào máu rồi chuyển đến xương và quan trọng là ở tế bào. Bình thường mỗi ngày bạn cần 0,5-1g canxi.
Canxi có vai trò dẫn truyền của cơ tim, do đó hạ canxi máu sẽ làm cơ tim hoạt động rối loạn, rối loạn vận động cơ dẫn đến cơ thể mất điều chỉnh vận cơ. Canxi còn tham gia vào quá trình đông máu nên thiếu canxi quá trình đông máu rối loạn.
Các nguyên nhân gây hạ canxi máu: hội chứng kém hấp thu do cắt đoạn ruột, thiếu vitamin D, dùng thức ăn thiếu canxi, thiểu năng tuyến cận giáp, bệnh lý ống thận, suy thận…
Dấu hiệu hạ canxi máu là hay bị mệt mỏi, lo âu, chân tay bị chuột rút, khó co duỗi các ngón chân, tay, hoa mắt, đầy hơi, trướng bụng. Các cơ co bóp không tự chủ bệnh nhân có thể đau đớn khi cử động, dấu hiệu ở bàn tay là rõ nhất, người ta gọi là dấu hiệu bàn tay đỡ đẻ: ngón tay gập vào bàn tay nhưng các ngón vẫn duỗi, tay cái khép vào trong. Đặc biệt hạ canxi ở trẻ em rất nguy hiểm vì có hiện tượng co thắt thanh môn làm trẻ khó thở có thể tử vong.
Vì vậy, muốn đề phòng bệnh hạ canxi máu, bạn nên khám bệnh tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị triệt để bệnh lý này, kết hợp ăn uống nhiều thực phẩm có chứa canxi như tôm, cua, cá, các loại rau xanh, sữa giàu canxi, tăng cường tập thể dục ngoài trời để hấp thu vitamin D.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Cách điều trị thiếu máu
Câu hỏi bởi: Trương Thị Mỹ
Chào bác sĩ!
Em có đi khám bệnh và bị thiếu máu. Em gửi kèm thêm kết quả để bác sĩ xem và cho em lời kết luận lí do vì sao em lại thiếu máu và hướng chữa trị.
Em chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em!
Theo như kết quả xét nghiệm của em cho thấy em bị thiếu máu do giảm 2 dòng. Bệnh có nhiều lí do và đòi hỏi phải được các bác sĩ chuyên khoa khám thực tế kết hợp với các xét nghiệm bổ trợ khác. Như vậy em nên quay lại bệnh viện nơi em đã làm xét nghiệm để được các bác sĩ chẩn đoán lí do và chữa trị thích hợp.
Thân mến chào em!
Đau đầu do thiếu máu lên não
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nam, tên Linh ở Thanh Hóa, em dã bị bệnh đau đầu nhiều năm, đi khám bác sĩ bảo em bị thiếu máu lên não, cứ trời nắng là em thấy đau inh ỏi phần trán, mong bác sĩ giúp em với?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Thiếu máu não là tình trạng rất phổ biến, tập trung ở độ tuổi trung niên và ngày càng trẻ hóa. Các biểu hiện thiếu máu não rất đa dạng, tùy vào vị trí vùng não bị thiếu máu mà bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biểu hiện khác nhau như: đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, ù tai, nghe kém, rối loạn cảm giác như tê mỏi chân tay, suy giảm trí nhớ. Đau đầu là biểu hiện hay gặp và xuất hiện sớm trong bệnh thiếu máu não. Bệnh nhân bị nhức đầu lan tỏa khắp đầu và có cảm giác căng nặng trong đầu. Đau tăng khi thay đổi thời tiết, khi căng thẳng. Nếu không được chữa trị, cơn đau có thể kéo dài và gây nhiều nguy hại khác cho sức khoẻ, như trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn.
Bạn bị đau đầu vùng trán nhiều năm, khi trời nắng nóng bệnh đau tăng lên khiến cho bạn rất khó chịu. Vì khi nắng nóng làm cho cơ thể bạn bị mệt mỏi cộng với tình trạng mất nước và điện giải làm cho lưu lượng máu trong cơ thể nói chung bị giảm sút, dẫn đến thiếu máu não. Bạn có thể các thuốc chống co thắt mạch máu não và tăng cường tuần hoàn não như: Sibelium 5mg, ngày từ 1-2 viên, Nootropin 800mg, ngày 2 viên khoảng 2-4 tuần.
Ngoài ra, bạn nên có thói quen ăn uống thật khoa học để cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu như ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng Protein, Vitamin, Sắt. Nên ăn một lượng thích hợp các loại thịt, gan, trứng, sữa, vừng…, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Tăng cường hoạt động thể lực, luyện tập yoga, dưỡng sinh giúp tăng cường điều hoà và góp phần giảm bớt sự hẹp lòng mạch do xơ mỡ hay cục vón tắc. Hạn chế cảm xúc mạnh, tránh căng thẳng thần kinh, nên duy trì giấc ngủ đảm bảo 7 – 8 giờ/ ngày. Nếu tình trạng này kéo dài không đỡ, bạn cần đi khám bác sĩ để loại trừ các lí do gây bệnh khác như viêm xoang trán hoặc bất thường về mạch máu não bẩm sinh.
Chúc bạn chóng khỏe!
Thiếu máu có nên đi truyền máu không?
Câu hỏi bởi: Phi Ngoc
Chào bác sĩ.
Em được chẩn đoán là thiếu máu. Em có nên đi truyền máu hay không ạ và chi phí là bao nhiêu? Em thuộc nhóm máu A+ và nên truyền ở đâu.
Em cám ơn bác sĩ.
Chào em.
Không phải tất cả các trường hợp thiếu máu đều có chỉ định truyền máu. Thiếu máu chia làm 2 nhóm nguyên nhân lớn: thiếu máu cấp và thiếu máu mãn. Đa số các trường hợp có chỉ định truyền máu là do thiếu máu cấp và có ảnh hưởng đến sinh mạng. Truyền máu mang nhiều nguy cơ, vì vậy không có chỉ định truyền máu cho những trường hợp thiếu máu mãn. Cần phải tìm nguyên nhân thiếu máu và điều trị theo nguyên nhân để đạt hiệu quả tốt nhất, em nhé!
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị thiếu máu 50% có cần nhập viện?
Câu hỏi bởi: Trang pham
Thưa bác sĩ.
Tôi đi khám bệnh, bác sĩ nói tôi bị thiếu máu (thiếu 50% so với người bình thường ) do thiếu sắt, bác sĩ bắt tôi phải nhập viện. Nhưng tôi thấy cơ thể mình bình thường, người hơi xanh xao, lâu lâu mới bị chóng mặt. Tôi có nên nhập viện điều trị hay chỉ cần uống thuốc ở nhà, thưa bác sĩ?
Xin cảm ơn.
Chào bạn.
Có thể tình trạng thiếu máu của bạn là mãn tính giúp cơ thể thích nghi dần nên bạn không xuất hiện các triệu chứng.
Thiếu máu có nhiều loại: thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu đẳng sắc đẳng bào, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, mỗi loại lại có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Đa số các trường hợp thiếu máu mãn tính là thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Với tình trạng như bạn mô tả bằng khoảng 50% so với người bình thường, chứng tỏ tình trạng thiếu máu nặng, cần làm thêm xét nghiệm để tìm nguyên nhân và điều trị tích cực, bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Hạ canxi máu là do thiếu máu phải không?
Câu hỏi bởi: Phan Xuân
Chào bác sĩ.
Có phải hạ canxi máu là do thiếu máu không, thưa bác sĩ? Dấu hiệu và cách phòng bệnh như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Hạ canxi không phải là do thiếu máu mà do hậu quả của thiếu máu, người suy nhược ăn uống kém dẫn đến thiếu canxi. Hạ canxi máu được định nghĩa là nồng độ canxi huyết tương toàn phần thấp hơn 2,2 mmol/l (hay 8,8 mg/dL). Mỗi ngày, cơ thể hấp thu 25mmol canxi và thải trừ 20 mmol ra phân, 5mmol ra nước tiểu.
Canxi được nạp vào cơ thể dưới dạng thức ăn, thực phẩm chứa nhiều canxi là cua đồng, sữa, thịt, cá,tôm, đậu các loại và rau xanh. Ruột sẽ hấp thu canxi đưa vào máu rồi chuyển đến xương và quan trọng là ở tế bào. Bình thường mỗi ngày bạn cần 0,5-1g canxi.
Canxi có vai trò dẫn truyền của cơ tim, do đó hạ canxi máu sẽ làm cơ tim hoạt động rối loạn, rối loạn vận động cơ dẫn đến cơ thể mất điều chỉnh vận cơ. Canxi còn tham gia vào quá trình đông máu nên thiếu canxi quá trình đông máu rối loạn.
Các nguyên nhân gây hạ canxi máu: hội chứng kém hấp thu do cắt đoạn ruột, thiếu vitamin D, dùng thức ăn thiếu canxi, thiểu năng tuyến cận giáp, bệnh lý ống thận, suy thận…
Dấu hiệu hạ canxi máu là hay bị mệt mỏi, lo âu, chân tay bị chuột rút, khó co duỗi các ngón chân, tay, hoa mắt, đầy hơi, trướng bụng. Các cơ co bóp không tự chủ bệnh nhân có thể đau đớn khi cử động, dấu hiệu ở bàn tay là rõ nhất, người ta gọi là dấu hiệu bàn tay đỡ đẻ: ngón tay gập vào bàn tay nhưng các ngón vẫn duỗi, tay cái khép vào trong. Đặc biệt hạ canxi ở trẻ em rất nguy hiểm vì có hiện tượng co thắt thanh môn làm trẻ khó thở có thể tử vong.
Vì vậy, muốn đề phòng bệnh hạ canxi máu, bạn nên khám bệnh tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị triệt để bệnh lý này, kết hợp ăn uống nhiều thực phẩm có chứa canxi như tôm, cua, cá, các loại rau xanh, sữa giàu canxi, tăng cường tập thể dục ngoài trời để hấp thu vitamin D.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare