Hỏi Bác Sĩ - Thai tuần 30 yêu cầu mẹ bầu phải nắm rõ một lượng kiến thức lớn. Nếu đang ở giai đoạn này của thai kỳ, cùng kiểm tra xem bạn đã chuẩn bị thông tin đến đâu rồi nhé!
Thai 30 tuần
Câu hỏi bởi: hoang thi mai uyen
e mang thai được 30 tuần, nhưng bụng vẫn con hơi bé , ma ngực của e thì không thấy căng tức gí hết ,chỉ có núm vú to và thâm lại thôi , bác sỉ cho e hỏi bau tuần bao nhiêu mới có sữa ạ , e cảm ơn
Phòng khám 387 – Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài
Chào bạn ! Thời điểm ra sữa non của mỗi sản phụ 1 khác .Có người ra sữa trong giai đoạn mang thai , có người ra sữa sau sinh một vài ngày bạn nhé. Thân ái !
Có bầu 30 tuần tiêm mũi trưởng thành phổi được 10 ngày có tiêm phòng được uốn ván không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu đang có bầu tuần 30. Cháu mới tiêm 2 mũi trưởng thành phổi cách đây 10 hôm, giờ cháu có tiêm phòng uốn ván luôn được không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn chưa tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi, thời gian tiêm khi thai được 20 tuần trở lên và tiêm mũi 2 phải trước đẻ tối thiểu 1 tháng. Như vậy bạn có thể tiêm mũi 1 sau đó 4 tuần, sau tiêm tiếp mũi 2 nhé.
Chúc bạn khỏe!
Bà bầu 7 tháng đi lại khó khăn phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Tôi mang bầu được hơn 7 tháng rồi mà giờ tôi thấy rất khó chịu, dự kiến ngày sinh phải đầu tháng 10 mà giờ việc đi lại rất khó với tôi vì tôi cảm thấy em bé trực rơi ra vậy. Tôi muốn hỏi tôi phải làm gì bây giờ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Anh Tuấn
Chào bạn!
Rất tiếc bạn không nói rõ bạn làm nghề gì, bao nhiêu tuổi, có thai lần thứ mấy? Thông thường với hầu hết mọi phụ nữ, khi mang thai đến tháng thứ 7 việc đi lại, vận động thường rất khó khăn do trọng lượng cơ thể của người mẹ tăng lên, kèm theo là khối thai nhi, bánh rau, nước ối,… Tổng trong lượng tăng lên có thể đến 10kg hoặc hơn nữa. Vì vậy, đến tuổi thai này, bạn cần đi lại nhẹ nhàng, lao động nhẹ vừa với sức của bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên nằm hoặc ngồi quá nhiều, hãy cố gắng tự đi lại trong khả năng của bạn, như thế sẽ tốt hơn cho sức khỏe, sự bình chỉnh của ngôi thai và dễ dàng hơn khi đẻ. Bạn cần ăn uống đủ các chất dinh dưỡng, tuy nhiên cũng không nên tăng cân quá nhiều, trong thai kỳ chỉ nên tăng từ 12-15kg. Đặc biệt, bạn cần bổ uống thêm viên sắt và bổ sung thêm thực phẩm giàu can xi như tôm, cua (rang ăn cả con), trứng, sữa… hoặc uống thêm canxi. Nếu bạn khó vận động vì bị phù hoặc đau đầu, chóng mặt, hoa mắt hay chỉ đơn giản là bạn cảm thấy bất an, khó chịu, bạn cần đến khám thai ở cơ sở y tế để loại trừ các dấu hiệu nguy hiểm như thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, tiến sản giật… Khi đến khám thai, cán bộ y tế sẽ giải đáp cho bạn cụ thể và chính xác.
Chúc bạn thành công!
Bà bầu 7 tháng bị nám và mụn
Câu hỏi bởi: phuongtran
Thưa Bác sĩ.
Năm nay tôi 27 tuổi, đang có bầu tháng thứ 7, mặt tôi xuất hiện nhiều mụn và vết nám ở gò má, dù trước đó tôi không thấy, hiện tôi đang dùng mặt nạ nghệ + sữa tươi để đắp 3 lần/ tuần. Xin hỏi Bác sĩ làm như vậy có tác động tới thai nhi không?
Tôi xin chân thành cám ơn ạ
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi, trong đó biến đổi về nội tiết thường gây nhiều tác động đến làn da. Phần lớn, khi mang thai, da của phụ nữ trở nên xỉn màu, lỗ chân lông to, vùng chữ T bóng nhờn, môi thâm, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám…
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:
Nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da.
Khi mang thai, lượng hormon Estrogen và Progesteron tăng, cùng với lưu lượng máu tăng cao. Chính sự thay đổi này kích thích việc hình thành các phân tử Tyrosine (tiền hắc sắc tố melanin) nằm ở vùng sinh sản tế bào da bị oxy hóa. Đó là lí do trực tiếp gây nên tình trạng sạm nám.
Ngoài ra những stress, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút khi mang bầu cũng là tác nhân khiến cho nám đậm màu hơn.
Phần lớn các vết nám da sẽ biến mất sau khi sinh. Sạm da khi mang thai chỉ là một hiện tượng sinh lý thông thường nên các bà bầu không cần phải quá lo lắng.
Mặt nạ nghệ + sữa tươi là một trong những loại mặt nạ tự nhiên để dưỡng da có tác dụng chống nám, giúp hạn chế được hiện tượng nám da. Loại mặt nạ này không tác động đến thai nhi, vì thế bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp nhiều biện pháp để hạn chế được nám da mà không tác động tới thai nhi như:
Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái
Duy trì lối sống điều độ, vui tươi, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống và công việc.
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để có sức khỏe tốt, đồng thời giúp điều tiết cho da thêm khỏe mạnh hồng hào.
Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước cũng là biện pháp tốt để chống lại hiện tượng nám da và giúp da sẽ hạn chế được vết nhăn. Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin A, C và E có nhiều trong sữa, cà rốt, cam, chanh, đu đủ, gấc, giá đỗ, đậu nành là những loại có dưỡng chất giúp làm đẹp da, trẻ hóa làn da, chống nám.
Tránh dùng những loại thực phẩm có hại cho làn da như: rượu, bia, thuốc lá, các loại thực phẩm cay, nóng.
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt vào thời điểm từ 10h sáng tới 3h chiều vì đó là lúc cường độ cực tím rất cao dễ làm cho da bị tổn thương.
Chúc bạn sức khỏe!
Thai 30 tuần
Câu hỏi bởi: hoang thi mai uyen
e mang thai được 30 tuần, nhưng bụng vẫn con hơi bé , ma ngực của e thì không thấy căng tức gí hết ,chỉ có núm vú to và thâm lại thôi , bác sỉ cho e hỏi bau tuần bao nhiêu mới có sữa ạ , e cảm ơn
Phòng khám 387 – Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài
Chào bạn ! Thời điểm ra sữa non của mỗi sản phụ 1 khác .Có người ra sữa trong giai đoạn mang thai , có người ra sữa sau sinh một vài ngày bạn nhé. Thân ái !
Có bầu 30 tuần tiêm mũi trưởng thành phổi được 10 ngày có tiêm phòng được uốn ván không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu đang có bầu tuần 30. Cháu mới tiêm 2 mũi trưởng thành phổi cách đây 10 hôm, giờ cháu có tiêm phòng uốn ván luôn được không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn chưa tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi, thời gian tiêm khi thai được 20 tuần trở lên và tiêm mũi 2 phải trước đẻ tối thiểu 1 tháng. Như vậy bạn có thể tiêm mũi 1 sau đó 4 tuần, sau tiêm tiếp mũi 2 nhé.
Chúc bạn khỏe!
Bà bầu 7 tháng đi lại khó khăn phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Tôi mang bầu được hơn 7 tháng rồi mà giờ tôi thấy rất khó chịu, dự kiến ngày sinh phải đầu tháng 10 mà giờ việc đi lại rất khó với tôi vì tôi cảm thấy em bé trực rơi ra vậy. Tôi muốn hỏi tôi phải làm gì bây giờ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Anh Tuấn
Chào bạn!
Rất tiếc bạn không nói rõ bạn làm nghề gì, bao nhiêu tuổi, có thai lần thứ mấy? Thông thường với hầu hết mọi phụ nữ, khi mang thai đến tháng thứ 7 việc đi lại, vận động thường rất khó khăn do trọng lượng cơ thể của người mẹ tăng lên, kèm theo là khối thai nhi, bánh rau, nước ối,… Tổng trong lượng tăng lên có thể đến 10kg hoặc hơn nữa. Vì vậy, đến tuổi thai này, bạn cần đi lại nhẹ nhàng, lao động nhẹ vừa với sức của bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên nằm hoặc ngồi quá nhiều, hãy cố gắng tự đi lại trong khả năng của bạn, như thế sẽ tốt hơn cho sức khỏe, sự bình chỉnh của ngôi thai và dễ dàng hơn khi đẻ. Bạn cần ăn uống đủ các chất dinh dưỡng, tuy nhiên cũng không nên tăng cân quá nhiều, trong thai kỳ chỉ nên tăng từ 12-15kg. Đặc biệt, bạn cần bổ uống thêm viên sắt và bổ sung thêm thực phẩm giàu can xi như tôm, cua (rang ăn cả con), trứng, sữa… hoặc uống thêm canxi. Nếu bạn khó vận động vì bị phù hoặc đau đầu, chóng mặt, hoa mắt hay chỉ đơn giản là bạn cảm thấy bất an, khó chịu, bạn cần đến khám thai ở cơ sở y tế để loại trừ các dấu hiệu nguy hiểm như thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, tiến sản giật… Khi đến khám thai, cán bộ y tế sẽ giải đáp cho bạn cụ thể và chính xác.
Chúc bạn thành công!
Bà bầu 7 tháng bị nám và mụn
Câu hỏi bởi: phuongtran
Thưa Bác sĩ.
Năm nay tôi 27 tuổi, đang có bầu tháng thứ 7, mặt tôi xuất hiện nhiều mụn và vết nám ở gò má, dù trước đó tôi không thấy, hiện tôi đang dùng mặt nạ nghệ + sữa tươi để đắp 3 lần/ tuần. Xin hỏi Bác sĩ làm như vậy có tác động tới thai nhi không?
Tôi xin chân thành cám ơn ạ
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi, trong đó biến đổi về nội tiết thường gây nhiều tác động đến làn da. Phần lớn, khi mang thai, da của phụ nữ trở nên xỉn màu, lỗ chân lông to, vùng chữ T bóng nhờn, môi thâm, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám…
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:
Nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da.
Khi mang thai, lượng hormon Estrogen và Progesteron tăng, cùng với lưu lượng máu tăng cao. Chính sự thay đổi này kích thích việc hình thành các phân tử Tyrosine (tiền hắc sắc tố melanin) nằm ở vùng sinh sản tế bào da bị oxy hóa. Đó là lí do trực tiếp gây nên tình trạng sạm nám.
Ngoài ra những stress, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút khi mang bầu cũng là tác nhân khiến cho nám đậm màu hơn.
Phần lớn các vết nám da sẽ biến mất sau khi sinh. Sạm da khi mang thai chỉ là một hiện tượng sinh lý thông thường nên các bà bầu không cần phải quá lo lắng.
Mặt nạ nghệ + sữa tươi là một trong những loại mặt nạ tự nhiên để dưỡng da có tác dụng chống nám, giúp hạn chế được hiện tượng nám da. Loại mặt nạ này không tác động đến thai nhi, vì thế bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp nhiều biện pháp để hạn chế được nám da mà không tác động tới thai nhi như:
Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái
Duy trì lối sống điều độ, vui tươi, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống và công việc.
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để có sức khỏe tốt, đồng thời giúp điều tiết cho da thêm khỏe mạnh hồng hào.
Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước cũng là biện pháp tốt để chống lại hiện tượng nám da và giúp da sẽ hạn chế được vết nhăn. Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin A, C và E có nhiều trong sữa, cà rốt, cam, chanh, đu đủ, gấc, giá đỗ, đậu nành là những loại có dưỡng chất giúp làm đẹp da, trẻ hóa làn da, chống nám.
Tránh dùng những loại thực phẩm có hại cho làn da như: rượu, bia, thuốc lá, các loại thực phẩm cay, nóng.
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt vào thời điểm từ 10h sáng tới 3h chiều vì đó là lúc cường độ cực tím rất cao dễ làm cho da bị tổn thương.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare