Hỏi Bác Sĩ - Một người có thể hiến được bao nhiêu ml máu trong một lần? Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi đó giúp bạn.
Hỏi đáp về hiến máu nhân đạo?
Câu hỏi bởi: 3T
Chào bác sĩ!
Tôi thường tham gia hiến máu nhân đạo (khoảng 3-5 tháng 1 lần), mỗi lần 350-450 ml, đến nay đã được 5 lần. Tôi có nghe nói khi hiến máu cơ thể sẽ bị béo lên, có thật vậy không thưa bác sĩ? Nếu hiến máu thường xuyên có tác động gì đến sức khỏe không? (Tôi 21 tuổi, nặng 69kg). Sau khi hiến máu nên ăn uống như thế nào là hợp lý? Có cần tránh những loại thức ăn gì không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Rất vui vì bạn đã làm một việc có ích cho cộng đồng và xã hội, hẳn những người bệnh cần truyền máu sẽ không bao giờ không nhớ và thầm cảm ơn những người tình nguyện cho máu trong đó có bạn. Về vấn đề hiến máu nhân đạo có một số lưu ý như sau:
Một số người sau khi hiến máu nhân đạo họ có thể ăn nhiều hơn và ít vận động, điều này có thể khiến họ tăng cân.
Bạn không nên hiến máu nhiều quá 4 lần/năm.
Mỗi lần cho máu tùy theo điều kiện sức khỏe có thể hiến máu từ 250 ml, 350 ml hoặc 450 ml.
Một số chú ý khi hiến máu để bảo vệ sức khỏe của mình:
Trước ngày hiến máu không thức quá khuya, nên ăn nhẹ và không uống rượu bia.
Trong khi hiến máu: Bình tĩnh, thoải mái
Sau khi hiến máu: Nằm nghỉ 15 phút. Trong 2 – 3 ngày đầu sau hiến máu cần nghỉ ngơi, sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh gắng sức.
Bạn không cần tránh loại thức ăn nào trừ khi bạn bị dị ứng.
Chúc bạn mạnh khỏe !
điều kiện hiến máu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ !
Cách đây 10 năm, tôi có bị bệnh viêm cột sống, nhưng đã khỏi bệnh được 4 năm nay. Hiện tại tôi có thể sống và làm việc như một người bình thường. Tôi có tìm hiểu qua về hiến máu thì thấy mình có đủ điều kiện để hiến máu, nhưng không chắc chắn. Tôi muốn hỏi là liệu tôi có thể đi hiến máu được không ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp , nhưng người hiến máu cần phải có một số yêu cầu nhất định.
Trước hết người hiến máu phải là người khỏe mạnh, không có bệnh truyền nhiễm (HIV, viêm gan B, C), không có bệnh mãn tính thì mới được hiến máu. Huyết sắc tố: là thành phần quan trọng của hồng cầu, xét nghiệm này nhằm đảm bảo máu của quý vị đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh. Đạt tiêu chuẩn hiến máu khi lượng huyết sắc tố đạt trên 120gam/lít. Xét nghiệm virus viêm gan B: bằng kít xét nghiệm nhanh, để đảm bảo những người có vi rút viêm gan B không tham gia hiến máu. Xét nghiệm HIV Kết quả thăm khám trực tiếp: bác sỹ sẽ khai thác các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét cũng như các bệnh có thể lây nhiễm qua đường truyền máu. Các bác sỹ sẽ tiến hành khám sức khỏe cho quý vị để đảm bảo rằng, quý vị hoàn toàn khỏe mạnh, tình nguyện hiến máu và không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người nhận máu.
Tiêu chuẩn người được hiến máu
Tuổi: Người hiến máu phải từ đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi ở cả hai giới. Trường hợp người hiến máu từ 60 tuổi trở lên đến đủ 65 tuổi phải được bác sĩ khám tuyển xác nhận đủ sức khỏe để thực hiện hiến máu.
Tiêu chuẩn sức khỏe: Cân nặng của người hiến máu và thể tích máu hiến đối với trường hợp hiến máu toàn phần:
Người hiến máu có cân nặng ít nhất là 42kg đối với nữ và 45 kg đối với nam;
Thể tích máu toàn phần hiến mỗi lượt không quá 09 ml/kg cân nặng, nhưng tối đa không quá 500ml.
Cân nặng của người hiến máu và thể tích máu hiến đối với trường hợp hiến các thành phần máu bằng gạn tách:
Người hiến máu có cân nặng ít nhất là 50 kg;
Thể tích các thành phần máu hiến mỗi lượt không quá 600 ml. Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, tâm thần kinh; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu.
Huyết áp tâm thu trong khoảng 100 – 160 mm Hg và tâm trương trong khoảng 60 – 100 mm Hg. Trường hợp người có huyết áp tâm thu trong khoảng 160 – 180 mm Hg chỉ được hiến máu khi có quyết định của bác sĩ khám lâm sàng;
Nhịp tim đều, tần số 60 – 100 lần/phút;
Không có một trong các biểu hiện sau: Sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong vòng 6 tháng); da niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại hoặc xuất hiện các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.
5. Xét nghiệm:
Nồng độ hemoglobin phải lớn hơn hoặc bằng 120 g/l đối với cả hai giới;
Nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải lớn hơn hoặc bằng 60g/l và được xét nghiệm không quá 6 tháng đối với người hiến huyết tương;
Số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách.
Những trường hợp sau đây không được hiến máu:
a) Mắc các bệnh mạn tính hoặc đang ở tình trạng mắc bệnh cấp tính đối với các cơ quan tâm thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, gan mật, tiêu hoá, tiết niệu, hệ nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, các tình trạng dị ứng nặng;
b) Có tiền sử phẫu thuật tim mạch, cắt hoặc ghép bộ phận, cơ thể người;
c) Nghiện ma tuý, nghiện rượu;
d) Khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, ngộ độc cấp tính, ngộ độc mạn tính các kim loại nặng hoặc hóa chất;
đ) Đang nhiễm lao;
e) Đã hoặc đang sử dụng thuốc có nguy cơ gây đột biến di truyền.
Như vậy bạn đối chiếu với những tiêu chuẩn trên để biết liệu mình có đủ tiêu chuẩn để hiến máu hay không?
Hy vọng những tư vấn trên hữu ích cho bạn
Hiến máu liên tục có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Câu hỏi bởi: Thanh Hướng
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu năm nay 23 tuổi và là nữ ạ. Cháu thuộc nhóm máu hiếm Rh- nên mỗi khi có người cần máu là cháu phải hiến (nhiều khi chưa đủ thời hạn hiến máu cháu cũng phải hiến rồi ạ). Có phải việc cháu hiến máu như vậy tác động đến sức khỏe không ạ? Vì cháu nghĩ bệnh rối loạn tiền đình thường gặp ở người trung niên nhưng cháu còn quá ít tuổi. Cháu muốn hỏi bác sĩ nếu kéo dài như vậy thì tác động tới sức khỏe của cháu như thế nào ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Nhóm máu Rh(-) ở là nhóm máu hiếm, vô cùng hiếm. Nếu bạn hiến máu một cách khoa học thì vừa cứu chữa được rất nhiều người có cùng nhóm máu với bạn mà vừa không tác động tới sức khỏe của bạn. Có nhiều quy định về điều kiện để được hiến máu, trong đó có: Cân nặng từ 45 kg trở lên, không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu (như viêm gan B, C,..; HIV, giang mai,…), khoảng cách giữa 2 lần hiến máu liên tiếp tối thiểu là 84 ngày. Sau khi hiến máu, cơ quan tạo máu là tủy xương được kích thích để sản sinh các tế bào máu mới để bù lại lượng đã bị lấy đi.
Như vậy, một năm bạn chỉ có thể thực hiện từ 3 – 4 lần hiến máu. Nếu số lần hiến máu nhiều hơn, cơ thể bạn không có thời gian hồi phục để bù đắp lại lượng máu đã cho đi và cơ thể bạn sẽ bị thiếu máu làm cho bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, làm việc kém hiệu quả, tác động nhiều đến sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Nếu tình trạng đó kéo dài, sức đề kháng của bạn cũng bị giảm sút và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.
Chúc bạn khỏe!
Mỗi năm hiến máu 2 lần sẽ gây hại gì cho sức khỏe?
Câu hỏi bởi: Phương Trang
Chào bác sĩ.
Cháu 23 tuổi, trong vòng 1 năm cháu hiến máu 2 lần, mỗi lần 250ml. Xin hỏi bác sĩ, cháu hiến máu như vậy có ảnh hưởng tới sức khỏe không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Phương Trang thân mến.
Lượng máu của một người trưởng thành chiếm khoảng 7 – 8% thể trọng có nghĩa là mỗi cân nặng thể trọng tương ứng 60 – 80ml máu. Nếu hao hụt đi không quá 10% tổng lượng máu sẽ không gây biến động mạnh tới công năng của máu vì cơ thể sẽ điều tiết rất nhanh để khôi phục. Tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) luôn tiến hành hấp thu, đào thải, những tế bào suy lão sẽ mất đi, tế bào mới sẽ trưởng thành.
Nếu sức khỏe của cháu bình thường, không có các bệnh truyền nhiễm, cháu có thể cho máu vì mỗi lần hiến máu chỉ lấy đi 250ml, tương đương 5% tổng lượng máu nên không ảnh hưởng sức khỏe..
Tuy nhiên, sau khi hiến máu, cơ thể sẽ có một số phản ứng nhằm bổ sung lượng máu đã mất như tim đập nhanh, khát nước… khiến người cho cháu thấy yếu hơn, mệt mỏi hơn bình thường. Vì thế sau khi hiến máu cháu nên nghỉ ngơi tốt, không vận động mạnh, cần uống nhiều nước và bổ sung dưỡng chất, sau vài ngày cháu sẽ thấy sức khỏe bình thường trở lại.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Hỏi đáp về hiến máu nhân đạo?
Câu hỏi bởi: 3T
Chào bác sĩ!
Tôi thường tham gia hiến máu nhân đạo (khoảng 3-5 tháng 1 lần), mỗi lần 350-450 ml, đến nay đã được 5 lần. Tôi có nghe nói khi hiến máu cơ thể sẽ bị béo lên, có thật vậy không thưa bác sĩ? Nếu hiến máu thường xuyên có tác động gì đến sức khỏe không? (Tôi 21 tuổi, nặng 69kg). Sau khi hiến máu nên ăn uống như thế nào là hợp lý? Có cần tránh những loại thức ăn gì không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Rất vui vì bạn đã làm một việc có ích cho cộng đồng và xã hội, hẳn những người bệnh cần truyền máu sẽ không bao giờ không nhớ và thầm cảm ơn những người tình nguyện cho máu trong đó có bạn. Về vấn đề hiến máu nhân đạo có một số lưu ý như sau:
Một số người sau khi hiến máu nhân đạo họ có thể ăn nhiều hơn và ít vận động, điều này có thể khiến họ tăng cân.
Bạn không nên hiến máu nhiều quá 4 lần/năm.
Mỗi lần cho máu tùy theo điều kiện sức khỏe có thể hiến máu từ 250 ml, 350 ml hoặc 450 ml.
Một số chú ý khi hiến máu để bảo vệ sức khỏe của mình:
Trước ngày hiến máu không thức quá khuya, nên ăn nhẹ và không uống rượu bia.
Trong khi hiến máu: Bình tĩnh, thoải mái
Sau khi hiến máu: Nằm nghỉ 15 phút. Trong 2 – 3 ngày đầu sau hiến máu cần nghỉ ngơi, sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh gắng sức.
Bạn không cần tránh loại thức ăn nào trừ khi bạn bị dị ứng.
Chúc bạn mạnh khỏe !
điều kiện hiến máu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ !
Cách đây 10 năm, tôi có bị bệnh viêm cột sống, nhưng đã khỏi bệnh được 4 năm nay. Hiện tại tôi có thể sống và làm việc như một người bình thường. Tôi có tìm hiểu qua về hiến máu thì thấy mình có đủ điều kiện để hiến máu, nhưng không chắc chắn. Tôi muốn hỏi là liệu tôi có thể đi hiến máu được không ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp , nhưng người hiến máu cần phải có một số yêu cầu nhất định.
Trước hết người hiến máu phải là người khỏe mạnh, không có bệnh truyền nhiễm (HIV, viêm gan B, C), không có bệnh mãn tính thì mới được hiến máu. Huyết sắc tố: là thành phần quan trọng của hồng cầu, xét nghiệm này nhằm đảm bảo máu của quý vị đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh. Đạt tiêu chuẩn hiến máu khi lượng huyết sắc tố đạt trên 120gam/lít. Xét nghiệm virus viêm gan B: bằng kít xét nghiệm nhanh, để đảm bảo những người có vi rút viêm gan B không tham gia hiến máu. Xét nghiệm HIV Kết quả thăm khám trực tiếp: bác sỹ sẽ khai thác các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét cũng như các bệnh có thể lây nhiễm qua đường truyền máu. Các bác sỹ sẽ tiến hành khám sức khỏe cho quý vị để đảm bảo rằng, quý vị hoàn toàn khỏe mạnh, tình nguyện hiến máu và không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người nhận máu.
Tiêu chuẩn người được hiến máu
Tuổi: Người hiến máu phải từ đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi ở cả hai giới. Trường hợp người hiến máu từ 60 tuổi trở lên đến đủ 65 tuổi phải được bác sĩ khám tuyển xác nhận đủ sức khỏe để thực hiện hiến máu.
Tiêu chuẩn sức khỏe: Cân nặng của người hiến máu và thể tích máu hiến đối với trường hợp hiến máu toàn phần:
Người hiến máu có cân nặng ít nhất là 42kg đối với nữ và 45 kg đối với nam;
Thể tích máu toàn phần hiến mỗi lượt không quá 09 ml/kg cân nặng, nhưng tối đa không quá 500ml.
Cân nặng của người hiến máu và thể tích máu hiến đối với trường hợp hiến các thành phần máu bằng gạn tách:
Người hiến máu có cân nặng ít nhất là 50 kg;
Thể tích các thành phần máu hiến mỗi lượt không quá 600 ml. Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, tâm thần kinh; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu.
Huyết áp tâm thu trong khoảng 100 – 160 mm Hg và tâm trương trong khoảng 60 – 100 mm Hg. Trường hợp người có huyết áp tâm thu trong khoảng 160 – 180 mm Hg chỉ được hiến máu khi có quyết định của bác sĩ khám lâm sàng;
Nhịp tim đều, tần số 60 – 100 lần/phút;
Không có một trong các biểu hiện sau: Sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong vòng 6 tháng); da niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại hoặc xuất hiện các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.
5. Xét nghiệm:
Nồng độ hemoglobin phải lớn hơn hoặc bằng 120 g/l đối với cả hai giới;
Nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải lớn hơn hoặc bằng 60g/l và được xét nghiệm không quá 6 tháng đối với người hiến huyết tương;
Số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách.
Những trường hợp sau đây không được hiến máu:
a) Mắc các bệnh mạn tính hoặc đang ở tình trạng mắc bệnh cấp tính đối với các cơ quan tâm thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, gan mật, tiêu hoá, tiết niệu, hệ nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, các tình trạng dị ứng nặng;
b) Có tiền sử phẫu thuật tim mạch, cắt hoặc ghép bộ phận, cơ thể người;
c) Nghiện ma tuý, nghiện rượu;
d) Khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, ngộ độc cấp tính, ngộ độc mạn tính các kim loại nặng hoặc hóa chất;
đ) Đang nhiễm lao;
e) Đã hoặc đang sử dụng thuốc có nguy cơ gây đột biến di truyền.
Như vậy bạn đối chiếu với những tiêu chuẩn trên để biết liệu mình có đủ tiêu chuẩn để hiến máu hay không?
Hy vọng những tư vấn trên hữu ích cho bạn
Hiến máu liên tục có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Câu hỏi bởi: Thanh Hướng
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu năm nay 23 tuổi và là nữ ạ. Cháu thuộc nhóm máu hiếm Rh- nên mỗi khi có người cần máu là cháu phải hiến (nhiều khi chưa đủ thời hạn hiến máu cháu cũng phải hiến rồi ạ). Có phải việc cháu hiến máu như vậy tác động đến sức khỏe không ạ? Vì cháu nghĩ bệnh rối loạn tiền đình thường gặp ở người trung niên nhưng cháu còn quá ít tuổi. Cháu muốn hỏi bác sĩ nếu kéo dài như vậy thì tác động tới sức khỏe của cháu như thế nào ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Nhóm máu Rh(-) ở là nhóm máu hiếm, vô cùng hiếm. Nếu bạn hiến máu một cách khoa học thì vừa cứu chữa được rất nhiều người có cùng nhóm máu với bạn mà vừa không tác động tới sức khỏe của bạn. Có nhiều quy định về điều kiện để được hiến máu, trong đó có: Cân nặng từ 45 kg trở lên, không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu (như viêm gan B, C,..; HIV, giang mai,…), khoảng cách giữa 2 lần hiến máu liên tiếp tối thiểu là 84 ngày. Sau khi hiến máu, cơ quan tạo máu là tủy xương được kích thích để sản sinh các tế bào máu mới để bù lại lượng đã bị lấy đi.
Như vậy, một năm bạn chỉ có thể thực hiện từ 3 – 4 lần hiến máu. Nếu số lần hiến máu nhiều hơn, cơ thể bạn không có thời gian hồi phục để bù đắp lại lượng máu đã cho đi và cơ thể bạn sẽ bị thiếu máu làm cho bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, làm việc kém hiệu quả, tác động nhiều đến sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Nếu tình trạng đó kéo dài, sức đề kháng của bạn cũng bị giảm sút và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.
Chúc bạn khỏe!
Mỗi năm hiến máu 2 lần sẽ gây hại gì cho sức khỏe?
Câu hỏi bởi: Phương Trang
Chào bác sĩ.
Cháu 23 tuổi, trong vòng 1 năm cháu hiến máu 2 lần, mỗi lần 250ml. Xin hỏi bác sĩ, cháu hiến máu như vậy có ảnh hưởng tới sức khỏe không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Phương Trang thân mến.
Lượng máu của một người trưởng thành chiếm khoảng 7 – 8% thể trọng có nghĩa là mỗi cân nặng thể trọng tương ứng 60 – 80ml máu. Nếu hao hụt đi không quá 10% tổng lượng máu sẽ không gây biến động mạnh tới công năng của máu vì cơ thể sẽ điều tiết rất nhanh để khôi phục. Tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) luôn tiến hành hấp thu, đào thải, những tế bào suy lão sẽ mất đi, tế bào mới sẽ trưởng thành.
Nếu sức khỏe của cháu bình thường, không có các bệnh truyền nhiễm, cháu có thể cho máu vì mỗi lần hiến máu chỉ lấy đi 250ml, tương đương 5% tổng lượng máu nên không ảnh hưởng sức khỏe..
Tuy nhiên, sau khi hiến máu, cơ thể sẽ có một số phản ứng nhằm bổ sung lượng máu đã mất như tim đập nhanh, khát nước… khiến người cho cháu thấy yếu hơn, mệt mỏi hơn bình thường. Vì thế sau khi hiến máu cháu nên nghỉ ngơi tốt, không vận động mạnh, cần uống nhiều nước và bổ sung dưỡng chất, sau vài ngày cháu sẽ thấy sức khỏe bình thường trở lại.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare