Hỏi Bác Sĩ - Truyền máu là gì? Tại sao cần truyền máu? Khi thực hiện phải lưu ý như thế nào? Bài viết sua đay sẽ trả lời thắc mắc của bạn.
Vì sao khi truyền máu phải truyền chậm và ít?
Câu hỏi bởi: Nhu Quynh
Chào bác sĩ!
Tại sao khi truyền máu phải truyền chậm và ít thưa bác sĩ?
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Yêu cầu truyền máu chậm là nhằm mục đích an toàn trong truyền máu. Ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp, thì máu cần truyền chậm chỉ khoảng 10 giọt/phút trong 15-30 phút đầu vì đây là giai đoạn các biến chứng cấp nặng của truyền máu xảy ra nhiều nhất, gồm tán huyết, sốc, dị ứng…
Sau thời gian đó nếu không có biểu hiện gì bất thường về da niêm, mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở thì bác sĩ sẽ tăng tốc độ truyền lên 1 ít, để cơ thể tiếp nhận từ từ, tránh quá tải dịch, phù phổi, rối loạn điện giải, hạ thân nhiệt…
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Thiếu máu có nên đi truyền máu không?
Câu hỏi bởi: Phi Ngoc
Chào bác sĩ.
Em được chẩn đoán là thiếu máu. Em có nên đi truyền máu hay không ạ và chi phí là bao nhiêu? Em thuộc nhóm máu A+ và nên truyền ở đâu.
Em cám ơn bác sĩ.
Chào em.
Không phải tất cả các trường hợp thiếu máu đều có chỉ định truyền máu. Thiếu máu chia làm 2 nhóm nguyên nhân lớn: thiếu máu cấp và thiếu máu mãn. Đa số các trường hợp có chỉ định truyền máu là do thiếu máu cấp và có ảnh hưởng đến sinh mạng. Truyền máu mang nhiều nguy cơ, vì vậy không có chỉ định truyền máu cho những trường hợp thiếu máu mãn. Cần phải tìm nguyên nhân thiếu máu và điều trị theo nguyên nhân để đạt hiệu quả tốt nhất, em nhé!
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim vì sao phải truyền máu?
Câu hỏi bởi: Phan Lê Tiến
Chào bác sĩ.
Cho em hỏi, bệnh nhân nhồi máu cơ tim vì sao phải truyền máu ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Thiếu máu sẽ làm tim phải hoạt động nhiều hơn, tim co bóp mạnh hơn và nhanh hơn (nhịp tim tăng).
Nhồi máu cơ tim là cơ tim đã bị hoại tử do tắc mạch máu nuôi tim, tức là 1 vùng tim không còn hoạt động được nữa, tim đã không còn khỏe và lành lặn.
Nếu bạn bị nhồi máu cơ tim lại còn thiếu máu thì tim sẽ rất dễ suy, gọi là suy tim.
Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc thiếu máu đến mức nào thì cần truyền máu trên bạn nhồi máu cơ tim.Truyền máu là 1 từ rất rộng, nghĩa chính xác là truyền các chế phẩm từ máu, còn có truyền tiểu cầu, truyền huyết tương tươi đông lạnh… Khi bạn có các rối loạn nặng về các thành phần máu đe dọa tính mạng thì phải truyền bổ sung.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Thiếu máu ở tim được truyền máu có khỏi bệnh không?
Câu hỏi bởi: Thanh Ngọc
Thưa bác sĩ.
Bác sĩ cho con hỏi, mẹ con năm nay 50 tuổi, mới nhập viện do bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Sau đó, bác sĩ nghi bị thiếu máu ở tim nên bắt xét nghiệm đủ thứ và cuối cùng kết luận mẹ con bị thiếu máu ở tim và hở van 2 lá.
Vậy mẹ con có sao không? Bác sĩ nói nếu có điều kiện thì truyền máu sẽ tốt hơn. Như vậy mẹ con cần phải điều trị ra sao và cần làm gì để khỏe mạnh, kiêng những gì? Điều trị vậy có khỏi bệnh không?
Mong bác sĩ cho lời khuyên, con cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Chào Thanh Ngọc.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Thường là bệnh cấp tính ở đường tiêu hoá, bệnh thường gặp và điều trị sẽ khỏi.
Thiếu máu cơ tim hay còn gọi là “bệnh tim thiếu máu cục bộ”. Đây là một bệnh rất thường gặp ở người lớn tuổi do suy động mạch vành, động mạch đưa máu đến nuôi cơ tim làm cho máu đến nuôi cơ tim ở một vùng nào đó không đủ nên gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Bệnh có thể diễn tiến mãn tính (cơn đau thắt ngực ổn định thường gặp nhất) hay cấp tính (cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp).
Nguyên nhân của bệnh tim thiếu máu cục bộ thường gặp nhất là do mảng xơ vữa làm nghẽn động mạch vành.
Điều trị: Cần
1.Thay đổi lối sống
Chế độ ăn : cữ dầu mỡ, ăn lạt nếu có kèm tăng huyết áp.
Không hút thuốc lá.
Uống rượu: Vừa phải, không quá 720ml bia (hoặc 200ml rượu vang, 40ml rượu mạnh) mỗi ngày.
Vận động thể lực hàng ngày.
Tránh stress.
Không để dư cân : cân nặng giữ sao cho mức BMI < 25 kg/m2.
Dùng thuốc tăng cung cấp máu cho cơ tim và kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch (theo toa bác sĩ chuyên khoa Tim mạch).
Tái thông mạch vành bằng can thiệp thủ thuật (đặt giá đỡ thông mạch máu) hoặc mổ (bắt cầu mạch máu).
Mẹ con được chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim qua xét nghiệm mà không có biểu hiện triệu chứng gây ảnh hưởng sức khỏe (như đau thắt ngực, khó thở…), có thể là bệnh nhẹ cần điều trị đúng thì hạn chế bệnh diễn tiến nặng (như nhồi máu cơ tim) bệnh sẽ ổn. Ở người bình thường lớn tuổi cũng có thể van tim hở nhẹ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Con nên cho mẹ con đến các cở sở y tế có phòng khám chuyên khoa Tim mạch khám và làm các xét nghiệm cần thiết (như: đo điện tim, siêu âm tim, xét nghiêm mỡ trong máu…) để đánh giá lại bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh lý van tim và các yếu tố làm bệnh tim không ổn định, tiến triển xấu (còn gọi là yếu tố nguy cơ) để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, đúng và toàn diện, bệnh sẽ ổn.
Ngày nay có nhiều phương pháp can thiệp và thuốc điều trị bệnh tim mạch rất hiệu quả.
Chúc con may mắn!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Nhóm máu AB nên ưu tiên truyền nhóm máu nào?
Câu hỏi bởi: Hoàng Lan
Chào bác sĩ!
Con có nhóm máu AB, con nghe nói đây là nhóm máu rất hiếm, vậy nếu trường hợp con cần nhận máu mà bệnh viện không có nhóm máu AB mà chỉ có O, A, B thì tốt nhất nên ưu tiên truyền máu nào cho con ạ?
Con cảm ơn!
Chào em!
Nếu không có máu AB, em có thể được truyền máu O. Do máu của em thuộc máu chiếm tỷ lệ ít hơn các nhóm máu khác trong cộng đồng, vì vậy em nên tham gia hiến máu nhân đạo để tạo ngân hàng máu cho bản thân và những người khác thuộc nhóm máu giống em. Khi cần truyền máu em có thể cung cấp thẻ hiến máu nhân đạo để được hưởng chế độ ưu tiên.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Vì sao khi truyền máu phải truyền chậm và ít?
Câu hỏi bởi: Nhu Quynh
Chào bác sĩ!
Tại sao khi truyền máu phải truyền chậm và ít thưa bác sĩ?
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Yêu cầu truyền máu chậm là nhằm mục đích an toàn trong truyền máu. Ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp, thì máu cần truyền chậm chỉ khoảng 10 giọt/phút trong 15-30 phút đầu vì đây là giai đoạn các biến chứng cấp nặng của truyền máu xảy ra nhiều nhất, gồm tán huyết, sốc, dị ứng…
Sau thời gian đó nếu không có biểu hiện gì bất thường về da niêm, mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở thì bác sĩ sẽ tăng tốc độ truyền lên 1 ít, để cơ thể tiếp nhận từ từ, tránh quá tải dịch, phù phổi, rối loạn điện giải, hạ thân nhiệt…
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Thiếu máu có nên đi truyền máu không?
Câu hỏi bởi: Phi Ngoc
Chào bác sĩ.
Em được chẩn đoán là thiếu máu. Em có nên đi truyền máu hay không ạ và chi phí là bao nhiêu? Em thuộc nhóm máu A+ và nên truyền ở đâu.
Em cám ơn bác sĩ.
Chào em.
Không phải tất cả các trường hợp thiếu máu đều có chỉ định truyền máu. Thiếu máu chia làm 2 nhóm nguyên nhân lớn: thiếu máu cấp và thiếu máu mãn. Đa số các trường hợp có chỉ định truyền máu là do thiếu máu cấp và có ảnh hưởng đến sinh mạng. Truyền máu mang nhiều nguy cơ, vì vậy không có chỉ định truyền máu cho những trường hợp thiếu máu mãn. Cần phải tìm nguyên nhân thiếu máu và điều trị theo nguyên nhân để đạt hiệu quả tốt nhất, em nhé!
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim vì sao phải truyền máu?
Câu hỏi bởi: Phan Lê Tiến
Chào bác sĩ.
Cho em hỏi, bệnh nhân nhồi máu cơ tim vì sao phải truyền máu ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Thiếu máu sẽ làm tim phải hoạt động nhiều hơn, tim co bóp mạnh hơn và nhanh hơn (nhịp tim tăng).
Nhồi máu cơ tim là cơ tim đã bị hoại tử do tắc mạch máu nuôi tim, tức là 1 vùng tim không còn hoạt động được nữa, tim đã không còn khỏe và lành lặn.
Nếu bạn bị nhồi máu cơ tim lại còn thiếu máu thì tim sẽ rất dễ suy, gọi là suy tim.
Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc thiếu máu đến mức nào thì cần truyền máu trên bạn nhồi máu cơ tim.Truyền máu là 1 từ rất rộng, nghĩa chính xác là truyền các chế phẩm từ máu, còn có truyền tiểu cầu, truyền huyết tương tươi đông lạnh… Khi bạn có các rối loạn nặng về các thành phần máu đe dọa tính mạng thì phải truyền bổ sung.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Thiếu máu ở tim được truyền máu có khỏi bệnh không?
Câu hỏi bởi: Thanh Ngọc
Thưa bác sĩ.
Bác sĩ cho con hỏi, mẹ con năm nay 50 tuổi, mới nhập viện do bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Sau đó, bác sĩ nghi bị thiếu máu ở tim nên bắt xét nghiệm đủ thứ và cuối cùng kết luận mẹ con bị thiếu máu ở tim và hở van 2 lá.
Vậy mẹ con có sao không? Bác sĩ nói nếu có điều kiện thì truyền máu sẽ tốt hơn. Như vậy mẹ con cần phải điều trị ra sao và cần làm gì để khỏe mạnh, kiêng những gì? Điều trị vậy có khỏi bệnh không?
Mong bác sĩ cho lời khuyên, con cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Chào Thanh Ngọc.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Thường là bệnh cấp tính ở đường tiêu hoá, bệnh thường gặp và điều trị sẽ khỏi.
Thiếu máu cơ tim hay còn gọi là “bệnh tim thiếu máu cục bộ”. Đây là một bệnh rất thường gặp ở người lớn tuổi do suy động mạch vành, động mạch đưa máu đến nuôi cơ tim làm cho máu đến nuôi cơ tim ở một vùng nào đó không đủ nên gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Bệnh có thể diễn tiến mãn tính (cơn đau thắt ngực ổn định thường gặp nhất) hay cấp tính (cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp).
Nguyên nhân của bệnh tim thiếu máu cục bộ thường gặp nhất là do mảng xơ vữa làm nghẽn động mạch vành.
Điều trị: Cần
1.Thay đổi lối sống
Chế độ ăn : cữ dầu mỡ, ăn lạt nếu có kèm tăng huyết áp.
Không hút thuốc lá.
Uống rượu: Vừa phải, không quá 720ml bia (hoặc 200ml rượu vang, 40ml rượu mạnh) mỗi ngày.
Vận động thể lực hàng ngày.
Tránh stress.
Không để dư cân : cân nặng giữ sao cho mức BMI < 25 kg/m2.
Dùng thuốc tăng cung cấp máu cho cơ tim và kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch (theo toa bác sĩ chuyên khoa Tim mạch).
Tái thông mạch vành bằng can thiệp thủ thuật (đặt giá đỡ thông mạch máu) hoặc mổ (bắt cầu mạch máu).
Mẹ con được chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim qua xét nghiệm mà không có biểu hiện triệu chứng gây ảnh hưởng sức khỏe (như đau thắt ngực, khó thở…), có thể là bệnh nhẹ cần điều trị đúng thì hạn chế bệnh diễn tiến nặng (như nhồi máu cơ tim) bệnh sẽ ổn. Ở người bình thường lớn tuổi cũng có thể van tim hở nhẹ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Con nên cho mẹ con đến các cở sở y tế có phòng khám chuyên khoa Tim mạch khám và làm các xét nghiệm cần thiết (như: đo điện tim, siêu âm tim, xét nghiêm mỡ trong máu…) để đánh giá lại bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh lý van tim và các yếu tố làm bệnh tim không ổn định, tiến triển xấu (còn gọi là yếu tố nguy cơ) để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, đúng và toàn diện, bệnh sẽ ổn.
Ngày nay có nhiều phương pháp can thiệp và thuốc điều trị bệnh tim mạch rất hiệu quả.
Chúc con may mắn!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Nhóm máu AB nên ưu tiên truyền nhóm máu nào?
Câu hỏi bởi: Hoàng Lan
Chào bác sĩ!
Con có nhóm máu AB, con nghe nói đây là nhóm máu rất hiếm, vậy nếu trường hợp con cần nhận máu mà bệnh viện không có nhóm máu AB mà chỉ có O, A, B thì tốt nhất nên ưu tiên truyền máu nào cho con ạ?
Con cảm ơn!
Chào em!
Nếu không có máu AB, em có thể được truyền máu O. Do máu của em thuộc máu chiếm tỷ lệ ít hơn các nhóm máu khác trong cộng đồng, vì vậy em nên tham gia hiến máu nhân đạo để tạo ngân hàng máu cho bản thân và những người khác thuộc nhóm máu giống em. Khi cần truyền máu em có thể cung cấp thẻ hiến máu nhân đạo để được hưởng chế độ ưu tiên.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare