Chữa trị tiểu dắt không hề khó


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Chữa tiểu dắt không quá phức tạp, chủ yếu điều trị bằng nội khoa, thời gian ngắn và thường không yêu cầu nằm viện, do đó không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống hằng ngày của người bệnh. Vậy chữa tiểu dắt cần lưu ý điều gì?

Tiểu dắt chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Nguyễn Quốc

Chào bác sĩ!

Em bị tiểu dắt nhưng đi khám xét nghiệm nước tiểu không có gì bất thường, em được chuẩn đoán là nhiễm trùng tiểu nhưng dùng thuốc không hết tiểu dắt, sau đó em không dùng thuốc nữa và tình trạng tiểu rắt kéo dài cho đến nay (lúc trước em có thủ dâm nhưng bây giờ đã hạn chế, khoảng 2 lần/1 tuần. Xin cho em hỏi em bị gì và nên làm gì?

Em xin cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Tiểu dắt là chứng bệnh thường gặp ở cả nam giới và nữ giới gây rất nhiều phiền thoái khó chịu cho người bệnh. Tiểu dắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trng một ngày nhưng lượng nước tiểu ít và có màu vàng đục. Người bình thường chỉ tiểu tiện 5-6 lần/ngày và không tiểu vào ban đêm nhưng người mắc chứng tiểu dắt đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu rất ít và tiểu nhiều nhất về đêm. Số lần đi tiểu có khi tới 10-20 lần/ngày, đêm. Tiểu dắt thường đi kèm với tiểu buốt.

Có nhiều lí do dẫn đến tiểu dắt, trong đó chủ yếu như: Chức năng thận yếu, nhiễm khuẩn nước tiểu, viêm đường tiết niệu, cơ thể bị nhiệt vào mùa nóng. Tiểu buốt thường kèm theo tiểu rắt, đái dắt. Ngoài những lí do gây tiểu buốt kể trên, tiểu rắt còn có thêm những lí do ở ngoài bàng quang, niệu đạo đó là: tổn thương ở trực tràng, tổn thương bộ phận sinh dục nữ. Bạn là nam hay nữ, bạn đã làm xét nghiệm nước tiểu và không có gì bất thường, tình trạng tiểu rắt của bạn có kèm theo biểu hiện gì khác không? Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám trực tiếp, làm thêm một sốt xét nghiệm để chẩn đoán, loại trừ bệnh lí không phải ở hệ thống thống Thận -Tiết niệu và chữa trị.

Chúc bạn sức khỏe!

Bị tiểu dắt nên uống thuốc gì cho mau khỏi?


Câu hỏi bởi: heart

Thưa bác sĩ!

Cháu là nữ, 20 tuổi. 1 tháng nay cháu bị đi tiểu dắt, mỗi lần đi ít nhưng không bị tiểu buốt. Phần bụng dưới căng tức (không đau), cháu ấn vào thấy một đường to và cứng nổi từ bẹn bên trái tới chỗ trên xương mu. Cháu có đi khám ở bệnh viện, xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm đường tiết niệu thì tất cả đều bình thường. Bác sĩ bảo không phải viêm tiết niệu nhưng vẫn cho cháu kháng sinh về uống. Cháu bị bệnh gì và cách chữa thế nào thưa bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt thường là do các bệnh về ở bàng quang, niệu đạo như viêm bàng quang, niệu đạo, ung thư bàng quang… Ngoài những lí do trên, đái rắt còn có thêm những lí do ngoài bàng quang, niệu đạo như: Tổn thương ở trực tràng: Viêm trực tràng, giun kim (hay gặp ở trẻ con), ung thư trực tràng…cũng có thể gây đái rắt, vì trung tâm điều chỉnh hoạt động của bàng quang và trực tràng ở cạnh nhau trong tuỷ sống. Tổn thương ở bộ phận sinh dục nữ: Uxơ tử cung, ung thư cổ tử cung, thân tử cung, viêm phần phụ sinh dục… cũng có gây đái rắt vì nó nằm sát ngay bàng quang, trực tiếp gây những kích thích đối với bàng quang.

Trường hợp của bạn, kết hợp với triệu chứng bụng dưới căng tức (không đau), ấn vào thấy một đường to và cứng nổi từ bẹn bên trái tới chỗ trên xương mu, bạn cần đi khám để loại trừ bệnh về đại trực tràng.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Tiểu nhiều lần trong ngày và hay đau lưng là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: hung

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 25 tuổi, là nam. Cháu bị bệnh này đã lâu: tiểu nhiều lần trong một ngày và hay đau lưng. Mỗi lần đi tiểu thì đi không được nhiều và hay thấy buốt, đi tiểu xong cháu vẫn cảm thấy còn nước tiểu bên trong bụng, khi đi xong rồi mà nghĩ đến thì lại mắc tiểu lại ngay, có lúc một tiếng đi đến 4-5 lần. Còn có lúc không nghĩ đến hay tập trung vào một việc gì đó thì một buổi mới thấy mắc tiểu. Về vấn đề quan hệ thì có hiện tượng xuất tinh sớm. Cháu đã đi xét nghiệm nhiều lần nhưng kết quả xét nghiệm đều cho kết quả là thận bình thường không bị gì hết. Bác sĩ có thể cho cháu biết là cháu mắc phải chứng bệnh gì và phương pháp điều trị như thế nào ạ?

Cháu xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Trần Thị Bích Lan


Chào cháu!

Cháu bị tiểu nhiều lần trong ngày và hay đau lưng, mỗi lần đi tiểu ít và buốt, đi tiểu xong vẫn có cảm giác muốn đi tiểu, đó là biểu hiện tiểu buốt tiểu dắt hay gặp trong một số bệnh lý của hệ tiết niệu:

Viêm đường tiết niệu: bệnh nhân tiểu buốt, tiểu dắt, đau tức vùng sinh dục, nước tiểu ít, đục, sẫm màu hoặc có màu hồng do đái ra máu.

Viêm tuyến tiền liệt: bệnh chỉ gặp ở nam, tiểu buốt, tiểu dắt, đi tiểu liên tục, đau tức vùng hậu môn sinh dục.

Viêm bàng quang do: sỏi, lao tiết niệu.

Hội chứng bàng quang kích thích: bệnh nhân đi tiểu liên tục, nghĩ tới lại muốn đi tiểu, nếu bận công việc không nhớ đi thì sẽ hạn chế số lần phải đi tiểu.

Cháu đi tiểu buốt, tiểu dắt,chức năng của thận hoàn toàn bình thường, kèm xuất tinh sớm khi quan hệ, theo kinh nghiệm của bác thì cháu bị viêm đường tiết niệu.

Cháu có thể dùng theo đơn thuốc sau: Noroxin 400mg ngày uống 2 viên chia 2 lần. Nospa 40 mg ngày uống 4 viên chia 2 lần. Alphachoay ngày uống 4 viên chia 2 lần. Các thuốc trên cháu uống liên tục trong 7 đến 10 ngày, kèm theo cháu phải uống nhiều nước khoảng 2 lít/ ngày để nước tiểu nhiều.

Trong thời gian chữa trị cháu nên kiêng quan hệ tình dục để tránh bội nhiễm lại. Bác khuyên cháu nên đưa vợ cháu đi khám Phụ khoa để đảm bảo an toàn khi các cháu bên nhau.

Chúc cháu mau khỏi bệnh và hạnh phúc.

Chỉ số LEU và BLD cao trong nước tiểu là bị bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Sống khỏe

Xin chào bác sĩ!

Cháu đi xét nghiệm nước tiểu về và có kết quả sau ạ: LEU ca 70 (Leu/ul)-âm tính NIT âm tính, URO 3.2 umol/l PRO âm tính, pH 6.0 BLD ca 25 (Ery/ul) – âm tính, SG 1.025 KET 1.5 mmol/l – âm tính, BIL âm tính, GLU âm tính. Cháu muốn hỏi hai chỉ số LEU và BLD cao như vậy là có biểu hiện gì ah?

Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Leucocytes (LEU) là tế bào bạch cầu thường có trong nước tiểu từ 10-25 LEU/UL. Khi có viêm đường niệu thì chỉ số LEU thường tăng, đi tiểu nhiều lần, có thể triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt. BLD là chỉ số huyết niệu. Chỉ số BLD cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL. Chỉ số huyết niệu tăng khi có tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, u sỏi. Trường hợp của bạn xét nghiệm nước tiểu có chỉ số LEU và BLD cao hơn bình thường.

Nguyên nhân có thể do bạn bị nhiễm khuẩn tiết niệu nhất là khi có kèm triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt. Bạn nên uống một đợt kháng sinh: Noroxin 400mg, ngày 2 viên chia 2 lần, uống liên tục trong 5 ngày. Bạn nên uống nhiều nước hàng ngày, khoảng 2 lít/ 24h, giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sau mỗi lần sinh hoạt, vệ sinh đại tiểu tiện… Sau thời gian dùng thuốc bạn nên đi kiểm tra lại nước tiểu.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Đi tiểu nhiều lần trong ngày, đau quặn hai bên sống lưng và lan đến bụng là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Buongbinh3485

Chào bác sĩ!

Em là nữ, 26 tuổi. Em đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, kể cả ban đêm dù em có uống ít nước hay nhiều nước, đi tiểu không đau nhưng em không nín tiểu được. Em thường xuyên bị đau quặn hai bên sống lưng và lan đến bụng trong khoảng 30 giây rồi hết. Cho em hỏi là em bị biểu hiện của bệnh gì, cách điều trị ra sao?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào em.

Không rõ em nói đi tiểu rất nhiều lần cụ thể là như thế nào nhưng để xác định cần phải biết lượng nước em nhập vào và lượng nước tiểu đi một ngày là bao nhiêu. Bình thường, mỗi ngày nữ giới sẽ tiểu từ 1,1 đến 1,5 lít. Tiểu nhiều được xác định khi tiểu trên 2 lít với điều kiện nghỉ ngơi trên giường, lượng nước nhập vào trong 24 giờ không nhiều quá (trung bình khoảng 1,5 đến 2 lít), không uống thuốc lợi tiểu, ăn uống bình thường. Đồng thời cần phân biệt giữa tiểu dắt hay tiểu nhiều lần.

Tiểu dắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong một ngày, mỗi lần lượng nước tiểu rất ít, có khi chỉ vài giọt. Người bệnh mới đi tiểu xong lại có cảm giác mắc tiểu, khi đi tiểu lại thấy khó đi.

Tiểu nhiều lần thì số lần đi tiểu tăng nhưng số lượng nước tiểu mỗi lần là bình thường hay nhiều, người bệnh rất dễ đi tiểu. Tiểu nhiều có thể do sinh lý như uống nhiều nước, uống các chất lợi tiểu, do các thuốc lợi tiểu ở thận (thuốc trợ tim, thuốc huyết áp) cũng có thể do bệnh lý như viêm nhiễm ở thận, bệnh thận mãn, đái tháo đường, đái tháo nhạt…

Như vậy, quan sát số lần đi tiểu và lượng nước tiểu mỗi lần sẽ giúp xác minh biểu hiện này. Trường hợp của em muốn xác định đây có thực sự là bệnh lý hay vẫn nằm trong giới hạn bình thường thì em nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết như tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng, xét nghiệm chức năng thận…

Thân mến chào em.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl