Hỏi Bác Sĩ - Hen phế quản (suyễn) là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Hiện nay, có nhiều biện pháp giúp kiểm soát được bệnh, không cho cơn hen xảy ra. Nếu sử dụng đúng các biện pháp này, cuộc sống người bị hen phế quản sẽ trở lại bình thường và khoẻ mạnh.
Bệnh hen phế quản chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em muốn hỏi bệnh hen phế quản thì chữa thế nào?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em!
Hen phế quản (suyễn) là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Bệnh đặc trưng bởi có cơn khó thở nghe có tiếng cò cử, thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với dị nguyên, khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than. Đa số tình huống hen là bệnh mãn tính.
Hiện nay, có nhiều biện pháp giúp kiểm soát được bệnh, không cho cơn hen xảy ra. Nếu sử dụng đúng các biện pháp này, cuộc sống người bị hen phế quản sẽ trở lại bình thường và khoẻ mạnh. Người bệnh cần hợp tác và tuân thủ theo sự hướng dẫn chữa trị của bác sĩ. Nên thực hiện đúng biện pháp chữa trị mà bác sĩ chỉ định, biết được công dụng và cách dùng của từng loại thuốc. Tái khám định kỳ theo đúng lịch, và thông báo cho bác sĩ chữa trị biết những thay đổi, nhất là các biểu hiện trở nên xấu đi. Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, ngay lập tức thông báo để bác sĩ biết điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Mục đích của các bác sĩ đưa ra khi áp dụng các phương pháp chữa trị cho bệnh nhân bị hen phế quản là việc phòng ngừa biểu hiện hen đang tiến triển, phòng cơn hen, tiếp tục cho người bệnh thực hiện các sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo chức năng phổi ở mức bình thường hoặc gần bình thường, giảm những tác dụng phụ của thuốc xuống ít nhất trong khả năng cho phép.
Điều trị bệnh hen phế quản tại nhà: tránh các tác nhân gây dị ứng, bỏ hút thuốc. Không uống thuốc ho vì không tác dụng cho bệnh hen và có thể gây tác dụng phụ. Khi cần phải sử dụng Aspirin, và một số thuốc kháng viêm không Steroid cần hỏi ý kiến bác sĩ. Không dùng các loại thuốc xịt không có chỉ định của bác sĩ, vì chúng chứa những hợp chất có tác dụng rất ngắn nên không đủ thời gian để thoát khỏi các cơn hen và có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Các thuốc được sử dụng nhất định phải do bác sĩ chỉ định. Cho bác sĩ biết nếu uống thuốc không tác dụng.
Điều trị hen tại bệnh viện, bệnh nhân có thể được áp dụng một trong số các phương pháp chữa trị như thở oxy qua mặt nạ hoặc qua một ống gắn vào mũi, sủ dụng thuốc, hoặc dùng bình xịt có định liều… Bệnh nhân sẽ được theo dõi trong vòng ít nhất 7 giờ khi các xét nghiệm đã hoàn tất và có kết quả. Các dấu hiệu tiến triến của bệnh cũng sẽ tiếp tục được theo dõi thêm. Nếu đáp ứng tốt với chữa trị, bệnh nhân có thể sẽ được xuất viện. Nên cảnh giác đề phòng các biểu hiện có thể quay lại trong vòng 7 giờ kế tiếp. Nếu các biểu hiện quay lại hoặc trở nặng hơn, hãy quay lại phòng cấp cứu ngay lập tức. Bệnh nhân hen phế quản cần nhập viện khi cơn hen rất nặng hoặc không đáp ứng tốt với chữa trị. Chức năng phổi kém trên phế dung ký. Tăng nồng độ CO2 và giảm nồng độ ôxy trong máu. Có tiền sử phải nhập viện hoặc phải dùng máy trợ giúp thở trong cơn hen.
Chúc em sức khỏe!
hỏi tư vấn chữa bệnh hen phế quản
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ. Tôi năm nay 32 tuổi hiện làm giáo viên. Tôi bị hen phế quả từ nhỏ, có một thời gian không phát bệnh nhưng hơn 2 năm nay thấy bệnh tái phát nhiều. Tôi đã đi khám và dùng thuốc nhưng hết thuốc bệnh lại tái phát. Mong muốn hỏi bác sĩ tư vấn giùm
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn.
Trước hết bạn phải tìm hiểu về bệnh hen phế quản, tôi giới thiệu sơ lược: Hen phế quản là bệnh mạn tính rất phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen trên phạm vi toàn cầu và đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 400 triệu. Riêng ở Việt Nam, ước tính có tới 5% người lớn và 10% trẻ em mắc bệnh. Bệnh hen phế quản là gì? Hen phế quản (suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường thở dẫn tới làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. Bệnh thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi bệnh nhân dùng thuốc. Nguyên nhân bệnh hen có thể do yếu tố di truyền, miễn dịch và môi trường. Những yếu tố khởi phát cơn hen thường gặp là các dị nguyên trong nhà (Mạt bụi nhà, lông động vật, gián, nấm, mốc…); các dị nguyên ngoài nhà (Khói thuốc, phấn hoa, nấm mốc…); do nhiễm khuẩn hay thay đổi thời tiết… Bệnh hen suyễn gây gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình Triệu chứng của cơn hen phế quản Đặc điểm cơn hen phế quản cấp là khó thở đột ngột, khò khè, thở có tiếng rít, người bệnh vã mồ hôi, khó nói. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu báo trước cơn hen như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, buồn ngủ, ho…Cơn thường kéo dài khoảng từ 5-15 phút và tự hồi phục hoặc hồi phục sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên, cơn hen ở nhiều bệnh nhân có thể không có dấu hiệu điển hình như vậy. Có thể nghĩ đến hen phế quản khi thấy người bệnh có một trong các biểu hiện sau: * Có những cơn khò khè tái phát nhiều lần, nhất là về ban đêm. Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực khi gắng sức. * Ho, khò khè, khó thở và nặng ngực khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay khói ô nhiễm. * Có triệu chứng “cảm cúm” kéo dài hơn 10 ngày. * Các triệu chứng của bệnh có cải thiện khi được điều trị bằng thuốc giãn phế quản Kiểm soát bệnh hen phế quản thế nào? Hen phế quản là bệnh mạn tính hiện không thể khỏi hoàn toàn. Mục tiêu kiểm soát là giúp người bệnh hen có được cuộc sống, sinh hoạt và làm việc bình thường với việc sử dụng thuốc hiệu quả ở liều thấp nhất. Bệnh nhân hen cần có hai loại thuốc là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng dài hạn. Thuốc cắt cơn là thuốc dạng hít dùng khi lên cơn hen, có tác dụng làm giãn phế quản, giúp làm thông đường thở ngay khi sử dụng. Bệnh nhân hen phế quản dù đã kiểm soát bệnh hoàn toàn cũng vẫn có nguy cơ xảy ra các cơn cấp nếu người bệnh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát. Vì vậy, việc cho thuốc cắt cơn là bắt buộc cho mọi bệnh nhân được chẩn đoán hen phế quản. Các thuốc cắt cơn hen ở người trưởng thành bao gồm 3 nhóm chính là các thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng ngắn (như salmutamol…), nhóm xanthine (như aminophylin…) và các thuốc hủy phó giao cảm (như ipratropium…). Trong đó, nhóm thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng ngắn được ưu tiên sử dụng do có tác dụng giãn phế quản nhanh và mạnh. Thuốc dự phòng cơn hen phế quản là thuốc dạng hít hoặc uống được sử dụng hàng ngày nhằm giúp làm giảm tình trạng viêm đường thở, làm giảm hiện tượng phù nề đường thở. Qua đó, giúp kiểm soát hen suyễn và không để cơn hen khởi phát. Bốn nhóm thuốc chính dự phòng hen ở người trưởng thành bao gồm corticoid dạng hít (Budesonide, fluticasone…), thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng kéo dài (Salmeterol và formoterol), thuốc kháng leukotrien và theophylin phóng thích chậm. Để kiểm soát tốt bệnh hen phế quản, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen như mạt bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa…Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao vừa sức, phù hợp với thể lực nhằm tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc tây với các sản phẩm nguồn gốc thảo dược như Bảo Khí Khang. Bạn phải kiểm soát tốt bệnh hen phế quản như tôi đã giới thiệu ở trên. Kết hợp với tây y tìm bài thuốc đông y để điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị hen phế quản nên dùng thuốc ho P/H hay hen P/H?
Câu hỏi bởi: My Sa
Thưa bác sĩ.
Cháu bị hen phế quản đã khỏi trước đây 8 năm nhưng do gặp lạnh ho lâu ngày dẫn đến tình hình như cũ, lâu lâu có tiếng rít khi thở, người mệt mỏi, sức đề kháng rất yếu. Vậy cháu nên dùng thuốc ho P/H hay hen P/H ạ? Chúng có giống nhau không? Hay dùng loại nào cũng được ạ?
Xin cảm ơn dược sĩ!
Bạn Sa thân mến.
Thuốc ho P/H tác dụng điều trị ho và các chứng ho gió, ho khan, ho lâu ngày, ho có đờm, thường dùng trong các trường hợp viêm họng, viêm phế quản.
Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản (đặc biệt thể mãn tính), viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản thể co thắt, thể tắc nghẽn có biểu hiện như khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều, phòng chống cơn hen tái phát. Thuốc hen P/H được bào chế từ đông dược, công dụng thường phát huy chậm, và trong những trường hợp lên cơn hen cấp thì phải sử dụng thuốc tân dược chống co thắt phế quản dạng uống hoặc dạng xịt để cắt cơn.
Thuốc ho P/H và hen P/H có công dụng và chỉ định khác nhau. Bạn đã có tiền sử hen phế quản cách đây 6 năm, và hiện tại xuất hiện các triệu chứng như bệnh cũ thì có thể sử dụng thuốc hen P/H. Tuy nhiên, để đảm bảo điều trị hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.
Chúc bạn sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Chữa bệnh hen như thế nào?
Câu hỏi bởi: 937115799
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 31 tuổi, vừa sinh cháu thứ hai được 11 tháng. Tôi vừa bị cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai hơn 10 ngày và đã ra viện. Khi ra viện tôi có mua thuốc uống, xịt nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm. Khoảng 3- 4 ngày lại có cơn hen, khó thở, ợ hơi, đau vùng hai vai, không có đờm. Tôi có cảm giác sợ hãi mỗi khi không thở được. Vậy làm sao để chữa dứt điểm tình trạng trên?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Hen phế quản (HPQ) còn được gọi bệnh suyễn là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, lí do do nhiều dị nguyên kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, bụi các loại…
Bạn bị bệnh hen thì không thể khỏi trong một sớm một chiều được. Chữa bệnh hen phế quản nhằm vào chữa trị cắt cơn hen và chữa trị dự phòng để các cơn hen càng thưa ra càng tốt. Thuốc dùng trong hen suyễn được chia thành hai loại: Thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Bạn cũng nên có sẵn trong người ống thuốc hít cắt cơn hen suyễn để sẵn sàng hít ngay khi thấy biểu hiện hen suyễn xuất hiện. Thuốc dự phòng giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn xảy ra. Khi dùng đầy đủ và đều đặn, thuốc dự phòng hen suyễn làm giảm sự co thắt và viêm ở đường dẫn khí. Vì vậy, bạn nên sử dụng thuốc dự phòng hen suyễn dài hạn.
Trong bệnh hen phế quản, tốt nhất là bạn cần dự phòng bệnh tái phát bằng cách điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi. Nếu có điều kiện, bạn nên thay đổi nơi sinh sống. Nếu bạn ở miền bắc thì chuyển vào nam hoặc ngược lại từ nam ra bắc sẽ dần dần giảm đến hết hẳn cơn hen. Ngoài ra, bạn cần tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như thức ăn gây dị ứng, phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại bụi khói, khói thuốc lá, lông chó mèo và các loại sợi bông, sợi nhân tạo của chăn, đệm, thảm trải nhà.
Bạn cũng nên tránh những stress để khỏi bị những cảm xúc bất lợi dẫn đến cơn khó thở. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời để có bạn cùng giúp nhau kiên trì tập thở. Động tác tập thở cũng đơn giản nhưng cũng phải kiên trì: tập thở bụng, dùng co giãn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều ôxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày dành ra 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh, thế là “thiền”, là phòng được bệnh và cải thiện được sức khỏe.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bé 12 tháng bị hen
Câu hỏi bởi: mẹDung
Thưa bác sĩ!
Con em được 13 tháng tuổi nhưng cháu thường bị ho khó thở, thở khò khè. Em đưa con đi khám thì bác sĩ chuẩn đoán là bị hen. Triệu chứng như vậy có đúng không ạ? Làm sao chữa khỏi bệnh?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Hen phế quản là quá trình viêm mạn tính ở đường hô hấp với các đợt bệnh nặng lên gây nên cơn hen cấp tính. Ở nhiều trẻ các cơn bệnh này hay xảy ra vào ban đêm mỗi khi thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh. Cần phải nghĩ đến hen phế quản khi thấy trẻ xuất hiện các đợt ho và thở khò khè tái đi tái lại, xảy ra một cách tự nhiên, nhưng thông thường hay xảy ra trong các hoàn cảnh như trẻ bị viêm đường hô hấp do vi rút hoặc vi khuẩn; trẻ tiếp xúc với các loại khói bụi, đặc biệt là các loại khói bếp than; khói thuốc lá, thuốc lào; các loại bụi, đặc biệt là bụi nhà từ các chăn, nệm, thảm len trải sàn nhà; trẻ ăn các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, ốc, hến và các hải sản khác. Như vậy nếu con em rất hay có những đợt bị ho khó thở và thở khò khè thì có thể được chẩn đoán là hen phế quản.
Về chữa trị, các loại thuốc chữa hen gồm:
Thuốc cắt cơn hen:
Là các loại thuốc nhanh chóng cắt cơn hen do tác dụng làm giãn các cơ bao quanh đường dẫn khí giúp mở đường dẫn khí đang bị hẹp. Các loại thuốc cắt cơn thường dùng hiện nay: ventolin (salbutamol), bricanyl (terbutaline)… dùng dưới dạng xịt qua các bình xịt định liều hoặc dạng phun khí dung. Thuốc còn được sử dụng để cấp cứu cơn hen suyễn.
Thuốc kiểm soát cơn hen:
Là nhóm thuốc có tác dụng ngăn ngừa cơn hen bao gồm hai loại thuốc chính: thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Trong đó, thuốc chống viêm là thuốc cơ bản do làm giảm tình trạng viêm giúp giảm chít hẹp đường dẫn khí do phù nề và giảm sự nhạy cảm đường dẫn khí với các chất kích thích. Thuốc hiện nay thường được sử dụng là các loại corticoid hít dưới dạng đơn chất: pulmicort (budesonide), flixotide (fluticasone) hoặc phối hợp: symbicort (budesonide-formoterol); seretide (fluticasone-salmeterol)…
Để chữa trị hen cho cháu, về lâu dài em cần chú ý :
Chữa trị dự phòng, khi trẻ có cơn hen cấp cần xử trí nhanh chóng và theo dõi chặt chẽ. Loại bỏ các dị nguyên gây bệnh: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc… Giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khi đã phát hiện được, tránh cho cháu tiếp xúc với bụi khói đặc biệt là khói thuốc lá; Nên tiêm phòng cúm hằng năm vào mùa thu cho cháu. Do có nhiều tác dụng phụ nên các thuốc nhóm corticoid cần rất hạn chế khi dùng đường toàn thân (uống hoặc tiêm) chỉ dùng trong đợt kịch phát nặng. Em cần cho cháu đi khám định kỳ để được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc hợp lý, tránh gây các tác dụng phụ tác động đến sức khỏe của cháu.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Bệnh hen phế quản chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em muốn hỏi bệnh hen phế quản thì chữa thế nào?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em!
Hen phế quản (suyễn) là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Bệnh đặc trưng bởi có cơn khó thở nghe có tiếng cò cử, thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với dị nguyên, khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than. Đa số tình huống hen là bệnh mãn tính.
Hiện nay, có nhiều biện pháp giúp kiểm soát được bệnh, không cho cơn hen xảy ra. Nếu sử dụng đúng các biện pháp này, cuộc sống người bị hen phế quản sẽ trở lại bình thường và khoẻ mạnh. Người bệnh cần hợp tác và tuân thủ theo sự hướng dẫn chữa trị của bác sĩ. Nên thực hiện đúng biện pháp chữa trị mà bác sĩ chỉ định, biết được công dụng và cách dùng của từng loại thuốc. Tái khám định kỳ theo đúng lịch, và thông báo cho bác sĩ chữa trị biết những thay đổi, nhất là các biểu hiện trở nên xấu đi. Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, ngay lập tức thông báo để bác sĩ biết điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Mục đích của các bác sĩ đưa ra khi áp dụng các phương pháp chữa trị cho bệnh nhân bị hen phế quản là việc phòng ngừa biểu hiện hen đang tiến triển, phòng cơn hen, tiếp tục cho người bệnh thực hiện các sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo chức năng phổi ở mức bình thường hoặc gần bình thường, giảm những tác dụng phụ của thuốc xuống ít nhất trong khả năng cho phép.
Điều trị bệnh hen phế quản tại nhà: tránh các tác nhân gây dị ứng, bỏ hút thuốc. Không uống thuốc ho vì không tác dụng cho bệnh hen và có thể gây tác dụng phụ. Khi cần phải sử dụng Aspirin, và một số thuốc kháng viêm không Steroid cần hỏi ý kiến bác sĩ. Không dùng các loại thuốc xịt không có chỉ định của bác sĩ, vì chúng chứa những hợp chất có tác dụng rất ngắn nên không đủ thời gian để thoát khỏi các cơn hen và có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Các thuốc được sử dụng nhất định phải do bác sĩ chỉ định. Cho bác sĩ biết nếu uống thuốc không tác dụng.
Điều trị hen tại bệnh viện, bệnh nhân có thể được áp dụng một trong số các phương pháp chữa trị như thở oxy qua mặt nạ hoặc qua một ống gắn vào mũi, sủ dụng thuốc, hoặc dùng bình xịt có định liều… Bệnh nhân sẽ được theo dõi trong vòng ít nhất 7 giờ khi các xét nghiệm đã hoàn tất và có kết quả. Các dấu hiệu tiến triến của bệnh cũng sẽ tiếp tục được theo dõi thêm. Nếu đáp ứng tốt với chữa trị, bệnh nhân có thể sẽ được xuất viện. Nên cảnh giác đề phòng các biểu hiện có thể quay lại trong vòng 7 giờ kế tiếp. Nếu các biểu hiện quay lại hoặc trở nặng hơn, hãy quay lại phòng cấp cứu ngay lập tức. Bệnh nhân hen phế quản cần nhập viện khi cơn hen rất nặng hoặc không đáp ứng tốt với chữa trị. Chức năng phổi kém trên phế dung ký. Tăng nồng độ CO2 và giảm nồng độ ôxy trong máu. Có tiền sử phải nhập viện hoặc phải dùng máy trợ giúp thở trong cơn hen.
Chúc em sức khỏe!
hỏi tư vấn chữa bệnh hen phế quản
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ. Tôi năm nay 32 tuổi hiện làm giáo viên. Tôi bị hen phế quả từ nhỏ, có một thời gian không phát bệnh nhưng hơn 2 năm nay thấy bệnh tái phát nhiều. Tôi đã đi khám và dùng thuốc nhưng hết thuốc bệnh lại tái phát. Mong muốn hỏi bác sĩ tư vấn giùm
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn.
Trước hết bạn phải tìm hiểu về bệnh hen phế quản, tôi giới thiệu sơ lược: Hen phế quản là bệnh mạn tính rất phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen trên phạm vi toàn cầu và đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 400 triệu. Riêng ở Việt Nam, ước tính có tới 5% người lớn và 10% trẻ em mắc bệnh. Bệnh hen phế quản là gì? Hen phế quản (suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường thở dẫn tới làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. Bệnh thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi bệnh nhân dùng thuốc. Nguyên nhân bệnh hen có thể do yếu tố di truyền, miễn dịch và môi trường. Những yếu tố khởi phát cơn hen thường gặp là các dị nguyên trong nhà (Mạt bụi nhà, lông động vật, gián, nấm, mốc…); các dị nguyên ngoài nhà (Khói thuốc, phấn hoa, nấm mốc…); do nhiễm khuẩn hay thay đổi thời tiết… Bệnh hen suyễn gây gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình Triệu chứng của cơn hen phế quản Đặc điểm cơn hen phế quản cấp là khó thở đột ngột, khò khè, thở có tiếng rít, người bệnh vã mồ hôi, khó nói. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu báo trước cơn hen như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, buồn ngủ, ho…Cơn thường kéo dài khoảng từ 5-15 phút và tự hồi phục hoặc hồi phục sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên, cơn hen ở nhiều bệnh nhân có thể không có dấu hiệu điển hình như vậy. Có thể nghĩ đến hen phế quản khi thấy người bệnh có một trong các biểu hiện sau: * Có những cơn khò khè tái phát nhiều lần, nhất là về ban đêm. Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực khi gắng sức. * Ho, khò khè, khó thở và nặng ngực khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay khói ô nhiễm. * Có triệu chứng “cảm cúm” kéo dài hơn 10 ngày. * Các triệu chứng của bệnh có cải thiện khi được điều trị bằng thuốc giãn phế quản Kiểm soát bệnh hen phế quản thế nào? Hen phế quản là bệnh mạn tính hiện không thể khỏi hoàn toàn. Mục tiêu kiểm soát là giúp người bệnh hen có được cuộc sống, sinh hoạt và làm việc bình thường với việc sử dụng thuốc hiệu quả ở liều thấp nhất. Bệnh nhân hen cần có hai loại thuốc là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng dài hạn. Thuốc cắt cơn là thuốc dạng hít dùng khi lên cơn hen, có tác dụng làm giãn phế quản, giúp làm thông đường thở ngay khi sử dụng. Bệnh nhân hen phế quản dù đã kiểm soát bệnh hoàn toàn cũng vẫn có nguy cơ xảy ra các cơn cấp nếu người bệnh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát. Vì vậy, việc cho thuốc cắt cơn là bắt buộc cho mọi bệnh nhân được chẩn đoán hen phế quản. Các thuốc cắt cơn hen ở người trưởng thành bao gồm 3 nhóm chính là các thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng ngắn (như salmutamol…), nhóm xanthine (như aminophylin…) và các thuốc hủy phó giao cảm (như ipratropium…). Trong đó, nhóm thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng ngắn được ưu tiên sử dụng do có tác dụng giãn phế quản nhanh và mạnh. Thuốc dự phòng cơn hen phế quản là thuốc dạng hít hoặc uống được sử dụng hàng ngày nhằm giúp làm giảm tình trạng viêm đường thở, làm giảm hiện tượng phù nề đường thở. Qua đó, giúp kiểm soát hen suyễn và không để cơn hen khởi phát. Bốn nhóm thuốc chính dự phòng hen ở người trưởng thành bao gồm corticoid dạng hít (Budesonide, fluticasone…), thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng kéo dài (Salmeterol và formoterol), thuốc kháng leukotrien và theophylin phóng thích chậm. Để kiểm soát tốt bệnh hen phế quản, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen như mạt bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa…Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao vừa sức, phù hợp với thể lực nhằm tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc tây với các sản phẩm nguồn gốc thảo dược như Bảo Khí Khang. Bạn phải kiểm soát tốt bệnh hen phế quản như tôi đã giới thiệu ở trên. Kết hợp với tây y tìm bài thuốc đông y để điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị hen phế quản nên dùng thuốc ho P/H hay hen P/H?
Câu hỏi bởi: My Sa
Thưa bác sĩ.
Cháu bị hen phế quản đã khỏi trước đây 8 năm nhưng do gặp lạnh ho lâu ngày dẫn đến tình hình như cũ, lâu lâu có tiếng rít khi thở, người mệt mỏi, sức đề kháng rất yếu. Vậy cháu nên dùng thuốc ho P/H hay hen P/H ạ? Chúng có giống nhau không? Hay dùng loại nào cũng được ạ?
Xin cảm ơn dược sĩ!
Bạn Sa thân mến.
Thuốc ho P/H tác dụng điều trị ho và các chứng ho gió, ho khan, ho lâu ngày, ho có đờm, thường dùng trong các trường hợp viêm họng, viêm phế quản.
Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản (đặc biệt thể mãn tính), viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản thể co thắt, thể tắc nghẽn có biểu hiện như khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều, phòng chống cơn hen tái phát. Thuốc hen P/H được bào chế từ đông dược, công dụng thường phát huy chậm, và trong những trường hợp lên cơn hen cấp thì phải sử dụng thuốc tân dược chống co thắt phế quản dạng uống hoặc dạng xịt để cắt cơn.
Thuốc ho P/H và hen P/H có công dụng và chỉ định khác nhau. Bạn đã có tiền sử hen phế quản cách đây 6 năm, và hiện tại xuất hiện các triệu chứng như bệnh cũ thì có thể sử dụng thuốc hen P/H. Tuy nhiên, để đảm bảo điều trị hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.
Chúc bạn sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Chữa bệnh hen như thế nào?
Câu hỏi bởi: 937115799
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 31 tuổi, vừa sinh cháu thứ hai được 11 tháng. Tôi vừa bị cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai hơn 10 ngày và đã ra viện. Khi ra viện tôi có mua thuốc uống, xịt nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm. Khoảng 3- 4 ngày lại có cơn hen, khó thở, ợ hơi, đau vùng hai vai, không có đờm. Tôi có cảm giác sợ hãi mỗi khi không thở được. Vậy làm sao để chữa dứt điểm tình trạng trên?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Hen phế quản (HPQ) còn được gọi bệnh suyễn là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, lí do do nhiều dị nguyên kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, bụi các loại…
Bạn bị bệnh hen thì không thể khỏi trong một sớm một chiều được. Chữa bệnh hen phế quản nhằm vào chữa trị cắt cơn hen và chữa trị dự phòng để các cơn hen càng thưa ra càng tốt. Thuốc dùng trong hen suyễn được chia thành hai loại: Thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Bạn cũng nên có sẵn trong người ống thuốc hít cắt cơn hen suyễn để sẵn sàng hít ngay khi thấy biểu hiện hen suyễn xuất hiện. Thuốc dự phòng giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn xảy ra. Khi dùng đầy đủ và đều đặn, thuốc dự phòng hen suyễn làm giảm sự co thắt và viêm ở đường dẫn khí. Vì vậy, bạn nên sử dụng thuốc dự phòng hen suyễn dài hạn.
Trong bệnh hen phế quản, tốt nhất là bạn cần dự phòng bệnh tái phát bằng cách điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi. Nếu có điều kiện, bạn nên thay đổi nơi sinh sống. Nếu bạn ở miền bắc thì chuyển vào nam hoặc ngược lại từ nam ra bắc sẽ dần dần giảm đến hết hẳn cơn hen. Ngoài ra, bạn cần tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như thức ăn gây dị ứng, phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại bụi khói, khói thuốc lá, lông chó mèo và các loại sợi bông, sợi nhân tạo của chăn, đệm, thảm trải nhà.
Bạn cũng nên tránh những stress để khỏi bị những cảm xúc bất lợi dẫn đến cơn khó thở. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời để có bạn cùng giúp nhau kiên trì tập thở. Động tác tập thở cũng đơn giản nhưng cũng phải kiên trì: tập thở bụng, dùng co giãn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều ôxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày dành ra 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh, thế là “thiền”, là phòng được bệnh và cải thiện được sức khỏe.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bé 12 tháng bị hen
Câu hỏi bởi: mẹDung
Thưa bác sĩ!
Con em được 13 tháng tuổi nhưng cháu thường bị ho khó thở, thở khò khè. Em đưa con đi khám thì bác sĩ chuẩn đoán là bị hen. Triệu chứng như vậy có đúng không ạ? Làm sao chữa khỏi bệnh?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Hen phế quản là quá trình viêm mạn tính ở đường hô hấp với các đợt bệnh nặng lên gây nên cơn hen cấp tính. Ở nhiều trẻ các cơn bệnh này hay xảy ra vào ban đêm mỗi khi thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh. Cần phải nghĩ đến hen phế quản khi thấy trẻ xuất hiện các đợt ho và thở khò khè tái đi tái lại, xảy ra một cách tự nhiên, nhưng thông thường hay xảy ra trong các hoàn cảnh như trẻ bị viêm đường hô hấp do vi rút hoặc vi khuẩn; trẻ tiếp xúc với các loại khói bụi, đặc biệt là các loại khói bếp than; khói thuốc lá, thuốc lào; các loại bụi, đặc biệt là bụi nhà từ các chăn, nệm, thảm len trải sàn nhà; trẻ ăn các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, ốc, hến và các hải sản khác. Như vậy nếu con em rất hay có những đợt bị ho khó thở và thở khò khè thì có thể được chẩn đoán là hen phế quản.
Về chữa trị, các loại thuốc chữa hen gồm:
Thuốc cắt cơn hen:
Là các loại thuốc nhanh chóng cắt cơn hen do tác dụng làm giãn các cơ bao quanh đường dẫn khí giúp mở đường dẫn khí đang bị hẹp. Các loại thuốc cắt cơn thường dùng hiện nay: ventolin (salbutamol), bricanyl (terbutaline)… dùng dưới dạng xịt qua các bình xịt định liều hoặc dạng phun khí dung. Thuốc còn được sử dụng để cấp cứu cơn hen suyễn.
Thuốc kiểm soát cơn hen:
Là nhóm thuốc có tác dụng ngăn ngừa cơn hen bao gồm hai loại thuốc chính: thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Trong đó, thuốc chống viêm là thuốc cơ bản do làm giảm tình trạng viêm giúp giảm chít hẹp đường dẫn khí do phù nề và giảm sự nhạy cảm đường dẫn khí với các chất kích thích. Thuốc hiện nay thường được sử dụng là các loại corticoid hít dưới dạng đơn chất: pulmicort (budesonide), flixotide (fluticasone) hoặc phối hợp: symbicort (budesonide-formoterol); seretide (fluticasone-salmeterol)…
Để chữa trị hen cho cháu, về lâu dài em cần chú ý :
Chữa trị dự phòng, khi trẻ có cơn hen cấp cần xử trí nhanh chóng và theo dõi chặt chẽ. Loại bỏ các dị nguyên gây bệnh: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc… Giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khi đã phát hiện được, tránh cho cháu tiếp xúc với bụi khói đặc biệt là khói thuốc lá; Nên tiêm phòng cúm hằng năm vào mùa thu cho cháu. Do có nhiều tác dụng phụ nên các thuốc nhóm corticoid cần rất hạn chế khi dùng đường toàn thân (uống hoặc tiêm) chỉ dùng trong đợt kịch phát nặng. Em cần cho cháu đi khám định kỳ để được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc hợp lý, tránh gây các tác dụng phụ tác động đến sức khỏe của cháu.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Theo ViCare