Hỏi Bác Sĩ - Không phải ai cũng biết cách chữa trị hoặc hạn chế ảnh hưởng của chứng tiểu rát đến sức khỏe và sinh hoạt. Bài viết sau đây nhất định sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.
Khó đại tiện, tiểu rát buốt phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Minh Thúy
Xin chào bác sĩ.
Tuần trước em phát hiện mình đang mắc phải triệu chứng bệnh như sau: rất muốn đi đại tiện nhưng khi vào nhà vệ sinh thì ngồi cả ngày cũng không đi được, kèm theo là tiểu buốt, rát. Em cứ nghĩ là do ăn uống không lành mạnh nên cũng không để ý lắm. Sau đó 2 ngày, em vẫn còn bị triệu chứng như vậy nên ra nhà thuốc tây, họ cho em 2 liều thuốc về uống thì từ tối cho đến sáng em đi phân lỏng rất nhiều, nhưng khi đi hết thì trở lại triệu chứng cũ, nghĩa là vẫn cứ mắc đi hoài nhưng không đi được.
Hôm sau, em đi bệnh viện khám, bác sĩ cho em 1 tuần thuốc, bảo về uống xem thế nào rồi tuần sau quay lại. Em uống thuốc được 2 hôm nhưng không thấy chuyển biến gì, vẫn là rất mắc nhưng không đi được kèm theo tiểu buốt, rát. Đơn thuốc bao gồm: Daslase, Doniwell, Labodex. Bác sĩ còn bảo em ăn uống nhiều chất xơ như rau mồng tơi, đậu bắp… Em cũng làm theo nhưng vẫn chưa thấy khá hơn. Bây giờ em hoang mang quá. Mong được bác sĩ tư vấn giúp.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào Minh Thuy.
Em vừa bị khó đi đại tiện, vừa tiểu rát, buốt. Vậy ở đây có 2 vấn đề:
Đại tiện khó: Em phải kiểm tra nếu táo bón thì điều trị táo bón, nếu trĩ cản trở thì điều trị trĩ, nếu do co thắt cơ vòng hậu môn thì điều trị chống co thắt mới có thể cải thiện tình hình em nhé.
Tiểu rát, buốt có khả năng em bị nhiễm trùng tiểu cần phải kiểm tra điều trị.
Em đã đi khám ở bệnh viện và đang uống thuốc nhưng không rõ bác sĩ chẩn đoán cho em bệnh gì. Với 3 loại thuốc đó chỉ thấy điều trị cho rối loạn tiêu hoá chưa thấy điều trị nhiễm trùng tiểu. Theo bác sĩ, em nên kiểm tra thêm bên Thận tiết niệu để phối hợp điều trị.
Chúc em mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Đi tiểu buốt khám ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mấy ngày nay chồng em thấy ngứa ở lỗ sáo. Đi tiểu có hiện tượng buốt. Giờ vợ chồng em muốn đi khám thì khám ở đâu ạ?
Em cảm ơn nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu buốt là do lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc kém vệ sinh, ngoài ra còn lây nhiễm gián tiếp qua việc dùng chung các dụng cụ vệ sinh, tắm giặt bao gồm:
Viêm niệu đạo: viêm hay nhiễm khuẩn niệu đạo gây nên cảm giác bỏng rát khi đi tiểu và đôi khi có mủ.
Viêm bàng quang: là nhiễm khuẩn niệu đạo thường gặp nhất, gây nên đau tức bụng dưới, nước tiểu rất khai và đôi khi tiểu ra máu.
Viêm thận, viêm bể thận cấp: có thể do nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ dòng máu. Nhiễm khuẩn thận hay viêm thận-bể thận (cần phân biệt với viêm cầu thận) là một cấp cứu y khoa vì nó có thể nhanh chóng đưa đến suy giảm chức năng thận cũng như tử vong nếu không chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Điều trị tiểu buốt: Nếu như thấy các biểu hiện của tiểu buốt không được uống bất cứ thuốc gì trước khi khám bệnh. Chồng bạn có thể đến khám chuyên khoa Thận – tiết niệu để bác sĩ xác định bệnh và xét nghiệm nước tiểu để tìm ra lí do gây bệnh. Trường hợp sốt tới 40ºC, cần phải nằm lại bệnh viện để được chữa trị.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Tiểu buốt phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi em bị đi tiểu buốt và rắt. Em đã đi khám thì bác sĩ chẩn đoán là túi cùng ít dịch. Nhưng em bị quanh năm suốt tháng. Em ăn đồ mát cũng nhiều nhưng không hiểu sao em vẫn bị bình thường. Cho em hỏi em bị bệnh gì? Và chữa trị ở đâu?
Em cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với triệu chứng đi tiểu buốt và giắt của bạn nghĩ nhiều đến bệnh lí viêm đường tiết niệu là một bệnh thường xuyên gặp thường có các biểu hiện sau:
– Người bệnh thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục nhưng mỗi lần lượng nước tiểu rất ít
– Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt, có cảm giác như kim châm giữa các lần đi vệ sinh
– Đau vùng bụng dưới và lưng, nóng rát vùng bụng dưới
– Tình trạng viêm nhiễm nặng lan tỏa đến thận và dạ con, gây ra các chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn
– Nước tiểu có màu khác khi đi tiểu khó khăn, tiểu rắt, bụng ậm ạch, khó chịu.
Với tình trạng hiện tại bạn nên đến chuyên khoa Thận Tiết niệu để thăm khám và chữa trị.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Đi tiểu đau và buốt phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em đi tiểu đau và buốt thì phải làm sao ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Đi tiểu đau và buốt là biểu hiện thường thấy của bệnh viêm đường tiết niệu, do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu theo đường viêm ngược dòng, từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lan lên bàng quang, thận.
Nguyên nhân đa phần là do vi khuẩn thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu hoặc qua sinh hoạt tình dục, qua các dụng cụ đặt xông, dẫn lưu, phẫu thuật nội soi. Một tỉ lệ rất nhỏ là do virus hoặc nấm gây ra. Trong các trường hợp này, nước tiểu thường đục, có mùi khai nồng, các hiện tượng trên ngày càng tăng nặng, mỗi lần đi tiểu có cảm giác “buốt đến tận óc”.
Ngoài ra, viêm đường tiết niệu còn do thấp nhiệt (nóng trong). Những người bị viêm đường tiết niệu do nóng trong sẽ thấy tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng, nặng mùi, các biểu hiện trên ít tăng nặng theo thời gian nhưng hay bị tái phát.
Các yếu tố thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: Sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không có biện pháp bảo vệ, mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, suy kiệt, vệ sinh kém,…
Khi bị đi tiểu đau và buốt, nếu kèm theo cảm giác háo khát, nhiệt miệng, có thể là bạn đang bị nóng trong. Trước tiên bạn có thể uống các loại nước lá giúp thanh nhiệt giải độc như: Râu ngô, bông mã đề, bột sắn, ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài, tránh mặc đồ bó, chật vì đây cũng có thể là tác nhân khiến bệnh nặng thêm. Nếu tiểu đau, buốt kèm theo sốt hoặc tiểu ra máu, bạn nên đến ngay cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa, các bác sĩ có thể chỉ định bạn xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng để tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
Chúc bạn mau khỏe!
Bị rụng tóc và đi tiểu buốt phải làm sao?
Câu hỏi bởi: NguyenQuangHung
Chào bác sĩ.
Em là nam giới, năm nay 24 tuổi, nặng 47kg, cao 1m60. Hiện tại em đang thắc mắc không biết tại sao tóc em bị rụng nhiều mà rụng thành từng vùng. Ở vị trí mang tai em rụng 1 chỏm, đỉnh đầu 1 chỏm, gần chán 1 chỏm. Tuy là rụng không quá trơ nhưng cũng đủ để người khác nhìn thấy tóc bị rụng.
Ngoài ra em còn có cảm giác đi tiểu buốt 1 năm nay rồi dần em thành quen. Khi em nghĩ đến vấn đề sex hay là quan hệ tình dục thì đều bị dịch nhờn tiết ra từ bộ phận sinh dục là dương vật. Em không biết phải làm sao. Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Em chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Rụng tóc có rất nhiều nguyên nhân:
Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều nhất có thể là do sử dụng dầu gội không phù hợp gây ra gàu, nấm tóc.
Uốn, duỗi, sấy, tẩy tóc, môi trường… cũng là lnguyên nhân gây tóc rụng. Việc kẹp tóc quá chặt khiến cho chân tóc bị lỏng, dẫn đến rụng tóc.
Chải tóc ngay sau khi gội hoặc dùng lược chải quá cứng cũng sẽ khiến cho tóc bị rụng.
Tóc bị rụng còn xảy ra sau một đợt sốt cao, sau phẫu thuật hay chữa trị ung thư bằng hóa chất, phụ nữ sau khi sinh, stress, dinh dưỡng kém do thiếu sắt, protein cũng làm cho tóc bị rụng.
Rụng tóc do gen di truyền, do uống thuốc kháng sinh quá nhiều. Ảnh hưởng của thuốc tránh thai.
Việc ăn kiêng quá mức dẫn đến thiếu một số vitamin, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.
Ngoài ra, rụng tóc ở nam và nữ thường do hai nguyên nhân khác nhau. Ở nam giới, rụng tóc là do gia tăng sự chuyển hóa hormon nam thành DHT, làm bít nghẽn nang tóc. DHT (Dihydrotestosterone) là một hormon nội sinh trong cơ thể, là sản phẩm của sự chuyển hóa hormon nam dưới tác dụng của enzym 5α-reductase. Kiểu rụng tóc này có liên quan đến yếu tố di truyền. Còn ở nữ giới do suy giảm hoạt động của kênh Potassium, làm nang tóc không hấp thu được dưỡng chất. Kênh Potassium được hình thành từ những cấu trúc protein. Nếu kênh này bị suy giảm khả năng hoạt động sẽ làm gián đoạn sự vận chuyển của chất dinh dưỡng. Kết quả là nang tóc bị co lại, sợi tóc yếu dần và dễ rụng.
Tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu, tìm nguyên nhân cụ thể để có các liệu pháp chữa trị kịp thời. Để ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả và có mái tóc mượt mà, chắc khỏe, bạn luôn có một tinh thần thoải mái, tránh stress. Hạn chế việc uốn, duỗi và sấy tóc. Tích cực mát-xa da đầu. Chế độ ăn uống cần bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B và vitamin H (Biotin)…
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Khó đại tiện, tiểu rát buốt phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Minh Thúy
Xin chào bác sĩ.
Tuần trước em phát hiện mình đang mắc phải triệu chứng bệnh như sau: rất muốn đi đại tiện nhưng khi vào nhà vệ sinh thì ngồi cả ngày cũng không đi được, kèm theo là tiểu buốt, rát. Em cứ nghĩ là do ăn uống không lành mạnh nên cũng không để ý lắm. Sau đó 2 ngày, em vẫn còn bị triệu chứng như vậy nên ra nhà thuốc tây, họ cho em 2 liều thuốc về uống thì từ tối cho đến sáng em đi phân lỏng rất nhiều, nhưng khi đi hết thì trở lại triệu chứng cũ, nghĩa là vẫn cứ mắc đi hoài nhưng không đi được.
Hôm sau, em đi bệnh viện khám, bác sĩ cho em 1 tuần thuốc, bảo về uống xem thế nào rồi tuần sau quay lại. Em uống thuốc được 2 hôm nhưng không thấy chuyển biến gì, vẫn là rất mắc nhưng không đi được kèm theo tiểu buốt, rát. Đơn thuốc bao gồm: Daslase, Doniwell, Labodex. Bác sĩ còn bảo em ăn uống nhiều chất xơ như rau mồng tơi, đậu bắp… Em cũng làm theo nhưng vẫn chưa thấy khá hơn. Bây giờ em hoang mang quá. Mong được bác sĩ tư vấn giúp.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào Minh Thuy.
Em vừa bị khó đi đại tiện, vừa tiểu rát, buốt. Vậy ở đây có 2 vấn đề:
Đại tiện khó: Em phải kiểm tra nếu táo bón thì điều trị táo bón, nếu trĩ cản trở thì điều trị trĩ, nếu do co thắt cơ vòng hậu môn thì điều trị chống co thắt mới có thể cải thiện tình hình em nhé.
Tiểu rát, buốt có khả năng em bị nhiễm trùng tiểu cần phải kiểm tra điều trị.
Em đã đi khám ở bệnh viện và đang uống thuốc nhưng không rõ bác sĩ chẩn đoán cho em bệnh gì. Với 3 loại thuốc đó chỉ thấy điều trị cho rối loạn tiêu hoá chưa thấy điều trị nhiễm trùng tiểu. Theo bác sĩ, em nên kiểm tra thêm bên Thận tiết niệu để phối hợp điều trị.
Chúc em mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Đi tiểu buốt khám ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mấy ngày nay chồng em thấy ngứa ở lỗ sáo. Đi tiểu có hiện tượng buốt. Giờ vợ chồng em muốn đi khám thì khám ở đâu ạ?
Em cảm ơn nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu buốt là do lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc kém vệ sinh, ngoài ra còn lây nhiễm gián tiếp qua việc dùng chung các dụng cụ vệ sinh, tắm giặt bao gồm:
Viêm niệu đạo: viêm hay nhiễm khuẩn niệu đạo gây nên cảm giác bỏng rát khi đi tiểu và đôi khi có mủ.
Viêm bàng quang: là nhiễm khuẩn niệu đạo thường gặp nhất, gây nên đau tức bụng dưới, nước tiểu rất khai và đôi khi tiểu ra máu.
Viêm thận, viêm bể thận cấp: có thể do nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ dòng máu. Nhiễm khuẩn thận hay viêm thận-bể thận (cần phân biệt với viêm cầu thận) là một cấp cứu y khoa vì nó có thể nhanh chóng đưa đến suy giảm chức năng thận cũng như tử vong nếu không chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Điều trị tiểu buốt: Nếu như thấy các biểu hiện của tiểu buốt không được uống bất cứ thuốc gì trước khi khám bệnh. Chồng bạn có thể đến khám chuyên khoa Thận – tiết niệu để bác sĩ xác định bệnh và xét nghiệm nước tiểu để tìm ra lí do gây bệnh. Trường hợp sốt tới 40ºC, cần phải nằm lại bệnh viện để được chữa trị.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Tiểu buốt phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi em bị đi tiểu buốt và rắt. Em đã đi khám thì bác sĩ chẩn đoán là túi cùng ít dịch. Nhưng em bị quanh năm suốt tháng. Em ăn đồ mát cũng nhiều nhưng không hiểu sao em vẫn bị bình thường. Cho em hỏi em bị bệnh gì? Và chữa trị ở đâu?
Em cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với triệu chứng đi tiểu buốt và giắt của bạn nghĩ nhiều đến bệnh lí viêm đường tiết niệu là một bệnh thường xuyên gặp thường có các biểu hiện sau:
– Người bệnh thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục nhưng mỗi lần lượng nước tiểu rất ít
– Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt, có cảm giác như kim châm giữa các lần đi vệ sinh
– Đau vùng bụng dưới và lưng, nóng rát vùng bụng dưới
– Tình trạng viêm nhiễm nặng lan tỏa đến thận và dạ con, gây ra các chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn
– Nước tiểu có màu khác khi đi tiểu khó khăn, tiểu rắt, bụng ậm ạch, khó chịu.
Với tình trạng hiện tại bạn nên đến chuyên khoa Thận Tiết niệu để thăm khám và chữa trị.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Đi tiểu đau và buốt phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em đi tiểu đau và buốt thì phải làm sao ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Đi tiểu đau và buốt là biểu hiện thường thấy của bệnh viêm đường tiết niệu, do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu theo đường viêm ngược dòng, từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lan lên bàng quang, thận.
Nguyên nhân đa phần là do vi khuẩn thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu hoặc qua sinh hoạt tình dục, qua các dụng cụ đặt xông, dẫn lưu, phẫu thuật nội soi. Một tỉ lệ rất nhỏ là do virus hoặc nấm gây ra. Trong các trường hợp này, nước tiểu thường đục, có mùi khai nồng, các hiện tượng trên ngày càng tăng nặng, mỗi lần đi tiểu có cảm giác “buốt đến tận óc”.
Ngoài ra, viêm đường tiết niệu còn do thấp nhiệt (nóng trong). Những người bị viêm đường tiết niệu do nóng trong sẽ thấy tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng, nặng mùi, các biểu hiện trên ít tăng nặng theo thời gian nhưng hay bị tái phát.
Các yếu tố thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: Sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không có biện pháp bảo vệ, mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, suy kiệt, vệ sinh kém,…
Khi bị đi tiểu đau và buốt, nếu kèm theo cảm giác háo khát, nhiệt miệng, có thể là bạn đang bị nóng trong. Trước tiên bạn có thể uống các loại nước lá giúp thanh nhiệt giải độc như: Râu ngô, bông mã đề, bột sắn, ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài, tránh mặc đồ bó, chật vì đây cũng có thể là tác nhân khiến bệnh nặng thêm. Nếu tiểu đau, buốt kèm theo sốt hoặc tiểu ra máu, bạn nên đến ngay cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa, các bác sĩ có thể chỉ định bạn xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng để tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
Chúc bạn mau khỏe!
Bị rụng tóc và đi tiểu buốt phải làm sao?
Câu hỏi bởi: NguyenQuangHung
Chào bác sĩ.
Em là nam giới, năm nay 24 tuổi, nặng 47kg, cao 1m60. Hiện tại em đang thắc mắc không biết tại sao tóc em bị rụng nhiều mà rụng thành từng vùng. Ở vị trí mang tai em rụng 1 chỏm, đỉnh đầu 1 chỏm, gần chán 1 chỏm. Tuy là rụng không quá trơ nhưng cũng đủ để người khác nhìn thấy tóc bị rụng.
Ngoài ra em còn có cảm giác đi tiểu buốt 1 năm nay rồi dần em thành quen. Khi em nghĩ đến vấn đề sex hay là quan hệ tình dục thì đều bị dịch nhờn tiết ra từ bộ phận sinh dục là dương vật. Em không biết phải làm sao. Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Em chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Rụng tóc có rất nhiều nguyên nhân:
Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều nhất có thể là do sử dụng dầu gội không phù hợp gây ra gàu, nấm tóc.
Uốn, duỗi, sấy, tẩy tóc, môi trường… cũng là lnguyên nhân gây tóc rụng. Việc kẹp tóc quá chặt khiến cho chân tóc bị lỏng, dẫn đến rụng tóc.
Chải tóc ngay sau khi gội hoặc dùng lược chải quá cứng cũng sẽ khiến cho tóc bị rụng.
Tóc bị rụng còn xảy ra sau một đợt sốt cao, sau phẫu thuật hay chữa trị ung thư bằng hóa chất, phụ nữ sau khi sinh, stress, dinh dưỡng kém do thiếu sắt, protein cũng làm cho tóc bị rụng.
Rụng tóc do gen di truyền, do uống thuốc kháng sinh quá nhiều. Ảnh hưởng của thuốc tránh thai.
Việc ăn kiêng quá mức dẫn đến thiếu một số vitamin, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.
Ngoài ra, rụng tóc ở nam và nữ thường do hai nguyên nhân khác nhau. Ở nam giới, rụng tóc là do gia tăng sự chuyển hóa hormon nam thành DHT, làm bít nghẽn nang tóc. DHT (Dihydrotestosterone) là một hormon nội sinh trong cơ thể, là sản phẩm của sự chuyển hóa hormon nam dưới tác dụng của enzym 5α-reductase. Kiểu rụng tóc này có liên quan đến yếu tố di truyền. Còn ở nữ giới do suy giảm hoạt động của kênh Potassium, làm nang tóc không hấp thu được dưỡng chất. Kênh Potassium được hình thành từ những cấu trúc protein. Nếu kênh này bị suy giảm khả năng hoạt động sẽ làm gián đoạn sự vận chuyển của chất dinh dưỡng. Kết quả là nang tóc bị co lại, sợi tóc yếu dần và dễ rụng.
Tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu, tìm nguyên nhân cụ thể để có các liệu pháp chữa trị kịp thời. Để ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả và có mái tóc mượt mà, chắc khỏe, bạn luôn có một tinh thần thoải mái, tránh stress. Hạn chế việc uốn, duỗi và sấy tóc. Tích cực mát-xa da đầu. Chế độ ăn uống cần bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B và vitamin H (Biotin)…
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Theo ViCare