Hỏi Bác Sĩ - Những yếu tố tác động đến bệnh hen phế quản gồm yếu tố con người và yếu tố môi trường. Các giải đáp của bác sĩ dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân chủ yếu gây nên cơn hen của mình và tìm được cách kiểm soát chúng hiệu quả.
Bệnh hen suyễn là gì, nguyên nhân và các triệu chứng và cách chữa trị?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cảm ơn bác sĩ đã trả lời câu hỏi kỳ trước của tôi. Bây giờ tôi xin hỏi: Bệnh hen suyễn là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh này? Các triệu chứng biểu hiện để biết bị mắc bệnh hen suyễn và khi đã mắc phải căn bệnh này thì tôi phải làm gì để xử lý? Căn bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi được không?
Tôi xin cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Hen suyễn là bệnh ở hệ thống hô hấp dưới với điển hình là sự viêm phù nề gây tắc nghẽn phế quản. Phế quản là ống dẫn không khí từ khí quản (vùng cổ) đến phế nang tức là điển tận cùng của đường thở dưới. Hậu quả là làm cho hít thở không khí ra vào phổi khó khăn (thở ngáy, rít thì thở ra gây khó thở). Không khí khi vào phổi bị mắc kẹt lại vì đường ra bị hẹp. Nguyên nhân được cho chủ yếu là do dị ứng toàn thân biểu hiện tại đường hô hấp gây phù nề, co thắt phế quản. Bệnh hen suyễn có lí do dị ứng nên chữa dị ứng là chữa tại gốc bệnh. Chữa cho giảm khó thở là là giảm biểu hiện. Bệnh chữa bằng các thuốc giãn phế quản (Salbutamol uống hay hít), thuốc kháng viêm Corticoid (uống hay hít), chống dị ứng (như Montelukast). Điều quan trọng là phòng ngừa dị ứng, giảm số lần lên cơn khó thở. Nói chung, bệnh nhân bị hen suyễn phải sống chung với bệnh suốt đời. Bạn nên đến khám bác sĩ nội Hô hấp để được chẩn đoán và chữa trị theo đơn, tái khám định kỳ nhé.
Chúc bạn sống chung và kiểm soát tốt bệnh hen suyễn.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
hỏi tư vấn chữa bệnh hen phế quản
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ. Tôi năm nay 32 tuổi hiện làm giáo viên. Tôi bị hen phế quả từ nhỏ, có một thời gian không phát bệnh nhưng hơn 2 năm nay thấy bệnh tái phát nhiều. Tôi đã đi khám và dùng thuốc nhưng hết thuốc bệnh lại tái phát. Mong muốn hỏi bác sĩ tư vấn giùm
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn.
Trước hết bạn phải tìm hiểu về bệnh hen phế quản, tôi giới thiệu sơ lược: Hen phế quản là bệnh mạn tính rất phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen trên phạm vi toàn cầu và đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 400 triệu. Riêng ở Việt Nam, ước tính có tới 5% người lớn và 10% trẻ em mắc bệnh. Bệnh hen phế quản là gì? Hen phế quản (suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường thở dẫn tới làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. Bệnh thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi bệnh nhân dùng thuốc. Nguyên nhân bệnh hen có thể do yếu tố di truyền, miễn dịch và môi trường. Những yếu tố khởi phát cơn hen thường gặp là các dị nguyên trong nhà (Mạt bụi nhà, lông động vật, gián, nấm, mốc…); các dị nguyên ngoài nhà (Khói thuốc, phấn hoa, nấm mốc…); do nhiễm khuẩn hay thay đổi thời tiết… Bệnh hen suyễn gây gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình Triệu chứng của cơn hen phế quản Đặc điểm cơn hen phế quản cấp là khó thở đột ngột, khò khè, thở có tiếng rít, người bệnh vã mồ hôi, khó nói. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu báo trước cơn hen như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, buồn ngủ, ho…Cơn thường kéo dài khoảng từ 5-15 phút và tự hồi phục hoặc hồi phục sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên, cơn hen ở nhiều bệnh nhân có thể không có dấu hiệu điển hình như vậy. Có thể nghĩ đến hen phế quản khi thấy người bệnh có một trong các biểu hiện sau: * Có những cơn khò khè tái phát nhiều lần, nhất là về ban đêm. Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực khi gắng sức. * Ho, khò khè, khó thở và nặng ngực khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay khói ô nhiễm. * Có triệu chứng “cảm cúm” kéo dài hơn 10 ngày. * Các triệu chứng của bệnh có cải thiện khi được điều trị bằng thuốc giãn phế quản Kiểm soát bệnh hen phế quản thế nào? Hen phế quản là bệnh mạn tính hiện không thể khỏi hoàn toàn. Mục tiêu kiểm soát là giúp người bệnh hen có được cuộc sống, sinh hoạt và làm việc bình thường với việc sử dụng thuốc hiệu quả ở liều thấp nhất. Bệnh nhân hen cần có hai loại thuốc là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng dài hạn. Thuốc cắt cơn là thuốc dạng hít dùng khi lên cơn hen, có tác dụng làm giãn phế quản, giúp làm thông đường thở ngay khi sử dụng. Bệnh nhân hen phế quản dù đã kiểm soát bệnh hoàn toàn cũng vẫn có nguy cơ xảy ra các cơn cấp nếu người bệnh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát. Vì vậy, việc cho thuốc cắt cơn là bắt buộc cho mọi bệnh nhân được chẩn đoán hen phế quản. Các thuốc cắt cơn hen ở người trưởng thành bao gồm 3 nhóm chính là các thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng ngắn (như salmutamol…), nhóm xanthine (như aminophylin…) và các thuốc hủy phó giao cảm (như ipratropium…). Trong đó, nhóm thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng ngắn được ưu tiên sử dụng do có tác dụng giãn phế quản nhanh và mạnh. Thuốc dự phòng cơn hen phế quản là thuốc dạng hít hoặc uống được sử dụng hàng ngày nhằm giúp làm giảm tình trạng viêm đường thở, làm giảm hiện tượng phù nề đường thở. Qua đó, giúp kiểm soát hen suyễn và không để cơn hen khởi phát. Bốn nhóm thuốc chính dự phòng hen ở người trưởng thành bao gồm corticoid dạng hít (Budesonide, fluticasone…), thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng kéo dài (Salmeterol và formoterol), thuốc kháng leukotrien và theophylin phóng thích chậm. Để kiểm soát tốt bệnh hen phế quản, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen như mạt bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa…Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao vừa sức, phù hợp với thể lực nhằm tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc tây với các sản phẩm nguồn gốc thảo dược như Bảo Khí Khang. Bạn phải kiểm soát tốt bệnh hen phế quản như tôi đã giới thiệu ở trên. Kết hợp với tây y tìm bài thuốc đông y để điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Viêm phế quản co thắt và hen phế quản có khác nhau không?
Câu hỏi bởi: Hùng
Chào các bác sĩ.
Em bị khó thở hơn một năm nay, cứ khi nào bị là phải đi viện, các bác sĩ truyền kháng sinh Ciprofloxacin thì khỏi, đợt này em bị cũng mua kháng sinh đó về truyền mà chẳng thấy đỡ. Em đi khám nhiều nơi, họ bảo em bị hen phế quản, nơi thì bảo viêm phế quản, nơi lại nói viêm phế quản co thắt, em không biết bệnh này phải điều trị như thế nào và liệu có chữa khỏi hẳn được không. Viêm phế quản co thắt nó có khác bệnh hen phế quản không mà sao lại gọi tên khác nhau vậy? Em từng cắt hạch giao cảm.
Em xin cảm ơn!
Mến chào Hùng.
Khó thở do rất nhiều nguyên nhân. Em không nói rõ em khó thở từng cơn hay khó thở cả ngày? Thường khi nào khó thở? Ngoài khó thở em có ho, sốt hoặc biểu hiện gì khác không?
Hen phế quản (hen suyễn) và viêm phế quản co thắt là hai bệnh khác nhau:
Hen phế quản là một rối loạn viêm mãn tính của hệ thống phế quản, gây ra những đợt ho, khò khè, nặng ngực và khó thở tái diễn nhiều lần thường nhất về đêm và/hoặc lúc sáng sớm. Phần lớn đợt co thắt phế quản do người bị hen suyễn bị kích thích bởi những yếu tố kích phát như: mạt bụi nhà, dị nguyên từ lông thú vật, phấn hoa, khói lò đốt, khói thuốc lá…
Cơ địa dễ bị hen suyễn là người có những bệnh dị ứng như sổ mũi mùa, mề đay, chàm… hoặc trong gia đình, họ hàng gần cũng có bệnh tương tự hoặc gia đình có người bị hen phế quản.
Cơn hen phế quản có thể hồi phục một cách tự nhiên hoặc dưới tác dụng của việc điều trị. Mặc dù hen không chữa lành tuyệt đối nhưng khi điều trị hen thích hợp người bệnh có thể kiểm soát hen hoàn toàn và có thể hoạt động học tập, làm việc như một người bình thường.
Phế quản là đường ống dẫn khí đi từ khí quản phân nhánh đường kính nhỏ dần, lúc đầu là phế quản gốc bên trái và phải, sau đó đến các phế quản nhỏ hơn rồi đến các tiểu phế quản tiếp giáp với các phế nang.
Viêm phế quản co thắt khi toàn bộ đường dẫn khí vào phổi bị viêm nhiễm và chít hẹp do phù nề, co thắt… Đa số nguyên nhân bệnh do virut, còn lại có thể do phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn.
Nguyên nhân hen phế quản và viêm phế quản co thắt khác nhau do đó điều trị cũng khác nhau.
Để xác định em có bị hen phế quản hay không, em cần tới các cơ sở y tế có đo hô hấp ký (phế dung ký) để chẩn đoán xác định sớm và điều trị. Em không nên tự ý điều trị tại nhà.
Thân chào em!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bé thường xuyên bị ốm, ho có đờm, sốt và thở khò khè, là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Trần Hoài Thu
Chào bác sĩ.
Con trai tôi 4 tuổi, bé thường xuyên bị ốm. Mỗi lần ốm bé ho có đờm, sốt và thở khò khè, đi khám có nơi nói viêm phế quản, nơi thì nói hen phế quản. Xin hỏi bác sĩ, bé bị bệnh gì? Phải trị như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Qua thư bạn mô tả có thể bé bị viêm phế quản cấp (sốt, ho, có đờm, khò khè). Khi có yếu tố thuận lợi như thời tiết nóng lạnh bất thường, khói bụi thuốc lá, sức đề kháng yếu vi khuẩn sẵn có trong đường hô hấp sẽ bùng phát và gây viêm nhiễm cấp tính. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ trẻ nhỏ nào, có thể tái đi tái lại nhiều lần chủ yếu do nguyên nhân vi khuẩn và thường phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên cần phân biệt với hen phế quản.
Hen phế quản là quá trình viêm mãn tính ở đường hô hấp, cơn hen có thể khởi phát khi trẻ nhỏ mới 1 tuổi nhưng cũng có thể khởi phát ở người cao tuổi, cơn hen thường xuất hiện lúc nửa đêm khi thời tiết thay đổi. Yếu tố gia đình: thường gặp trong gia đình có người mắc bệnh chàm, viêm mũi dị ứng, hen hoặc có bố hoặc mẹ mắc hen sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với những trẻ được sinh ra trong gia đình không có người mắc hen, bệnh có thể khởi phát khi trẻ hít phải phấn hoa, mạt nhà, khói thuốc lá, thời tiết lạnh hoặc do thức ăn biển…
Điều trị hen phế quản không sử dụng kháng sinh mà chỉ dùng các loại thuốc làm giãn phế quản và thuốc chống viêm giúp bé dễ thở. Do đó với trường hợp của bé bạn nên giữ ấm, tránh khói bụi thuốc lá, vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thông thoáng, vệ sinh mũi họng tốt, chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho bé. Chú ý mỗi đợt bệnh cần điều trị đủ liều, thời gian dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn và bé khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bệnh hen suyễn là gì, nguyên nhân và các triệu chứng và cách chữa trị?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cảm ơn bác sĩ đã trả lời câu hỏi kỳ trước của tôi. Bây giờ tôi xin hỏi: Bệnh hen suyễn là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh này? Các triệu chứng biểu hiện để biết bị mắc bệnh hen suyễn và khi đã mắc phải căn bệnh này thì tôi phải làm gì để xử lý? Căn bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi được không?
Tôi xin cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Hen suyễn là bệnh ở hệ thống hô hấp dưới với điển hình là sự viêm phù nề gây tắc nghẽn phế quản. Phế quản là ống dẫn không khí từ khí quản (vùng cổ) đến phế nang tức là điển tận cùng của đường thở dưới. Hậu quả là làm cho hít thở không khí ra vào phổi khó khăn (thở ngáy, rít thì thở ra gây khó thở). Không khí khi vào phổi bị mắc kẹt lại vì đường ra bị hẹp. Nguyên nhân được cho chủ yếu là do dị ứng toàn thân biểu hiện tại đường hô hấp gây phù nề, co thắt phế quản. Bệnh hen suyễn có lí do dị ứng nên chữa dị ứng là chữa tại gốc bệnh. Chữa cho giảm khó thở là là giảm biểu hiện. Bệnh chữa bằng các thuốc giãn phế quản (Salbutamol uống hay hít), thuốc kháng viêm Corticoid (uống hay hít), chống dị ứng (như Montelukast). Điều quan trọng là phòng ngừa dị ứng, giảm số lần lên cơn khó thở. Nói chung, bệnh nhân bị hen suyễn phải sống chung với bệnh suốt đời. Bạn nên đến khám bác sĩ nội Hô hấp để được chẩn đoán và chữa trị theo đơn, tái khám định kỳ nhé.
Chúc bạn sống chung và kiểm soát tốt bệnh hen suyễn.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
hỏi tư vấn chữa bệnh hen phế quản
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ. Tôi năm nay 32 tuổi hiện làm giáo viên. Tôi bị hen phế quả từ nhỏ, có một thời gian không phát bệnh nhưng hơn 2 năm nay thấy bệnh tái phát nhiều. Tôi đã đi khám và dùng thuốc nhưng hết thuốc bệnh lại tái phát. Mong muốn hỏi bác sĩ tư vấn giùm
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn.
Trước hết bạn phải tìm hiểu về bệnh hen phế quản, tôi giới thiệu sơ lược: Hen phế quản là bệnh mạn tính rất phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen trên phạm vi toàn cầu và đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 400 triệu. Riêng ở Việt Nam, ước tính có tới 5% người lớn và 10% trẻ em mắc bệnh. Bệnh hen phế quản là gì? Hen phế quản (suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường thở dẫn tới làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. Bệnh thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi bệnh nhân dùng thuốc. Nguyên nhân bệnh hen có thể do yếu tố di truyền, miễn dịch và môi trường. Những yếu tố khởi phát cơn hen thường gặp là các dị nguyên trong nhà (Mạt bụi nhà, lông động vật, gián, nấm, mốc…); các dị nguyên ngoài nhà (Khói thuốc, phấn hoa, nấm mốc…); do nhiễm khuẩn hay thay đổi thời tiết… Bệnh hen suyễn gây gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình Triệu chứng của cơn hen phế quản Đặc điểm cơn hen phế quản cấp là khó thở đột ngột, khò khè, thở có tiếng rít, người bệnh vã mồ hôi, khó nói. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu báo trước cơn hen như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, buồn ngủ, ho…Cơn thường kéo dài khoảng từ 5-15 phút và tự hồi phục hoặc hồi phục sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên, cơn hen ở nhiều bệnh nhân có thể không có dấu hiệu điển hình như vậy. Có thể nghĩ đến hen phế quản khi thấy người bệnh có một trong các biểu hiện sau: * Có những cơn khò khè tái phát nhiều lần, nhất là về ban đêm. Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực khi gắng sức. * Ho, khò khè, khó thở và nặng ngực khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay khói ô nhiễm. * Có triệu chứng “cảm cúm” kéo dài hơn 10 ngày. * Các triệu chứng của bệnh có cải thiện khi được điều trị bằng thuốc giãn phế quản Kiểm soát bệnh hen phế quản thế nào? Hen phế quản là bệnh mạn tính hiện không thể khỏi hoàn toàn. Mục tiêu kiểm soát là giúp người bệnh hen có được cuộc sống, sinh hoạt và làm việc bình thường với việc sử dụng thuốc hiệu quả ở liều thấp nhất. Bệnh nhân hen cần có hai loại thuốc là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng dài hạn. Thuốc cắt cơn là thuốc dạng hít dùng khi lên cơn hen, có tác dụng làm giãn phế quản, giúp làm thông đường thở ngay khi sử dụng. Bệnh nhân hen phế quản dù đã kiểm soát bệnh hoàn toàn cũng vẫn có nguy cơ xảy ra các cơn cấp nếu người bệnh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát. Vì vậy, việc cho thuốc cắt cơn là bắt buộc cho mọi bệnh nhân được chẩn đoán hen phế quản. Các thuốc cắt cơn hen ở người trưởng thành bao gồm 3 nhóm chính là các thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng ngắn (như salmutamol…), nhóm xanthine (như aminophylin…) và các thuốc hủy phó giao cảm (như ipratropium…). Trong đó, nhóm thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng ngắn được ưu tiên sử dụng do có tác dụng giãn phế quản nhanh và mạnh. Thuốc dự phòng cơn hen phế quản là thuốc dạng hít hoặc uống được sử dụng hàng ngày nhằm giúp làm giảm tình trạng viêm đường thở, làm giảm hiện tượng phù nề đường thở. Qua đó, giúp kiểm soát hen suyễn và không để cơn hen khởi phát. Bốn nhóm thuốc chính dự phòng hen ở người trưởng thành bao gồm corticoid dạng hít (Budesonide, fluticasone…), thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng kéo dài (Salmeterol và formoterol), thuốc kháng leukotrien và theophylin phóng thích chậm. Để kiểm soát tốt bệnh hen phế quản, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen như mạt bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa…Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao vừa sức, phù hợp với thể lực nhằm tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc tây với các sản phẩm nguồn gốc thảo dược như Bảo Khí Khang. Bạn phải kiểm soát tốt bệnh hen phế quản như tôi đã giới thiệu ở trên. Kết hợp với tây y tìm bài thuốc đông y để điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Viêm phế quản co thắt và hen phế quản có khác nhau không?
Câu hỏi bởi: Hùng
Chào các bác sĩ.
Em bị khó thở hơn một năm nay, cứ khi nào bị là phải đi viện, các bác sĩ truyền kháng sinh Ciprofloxacin thì khỏi, đợt này em bị cũng mua kháng sinh đó về truyền mà chẳng thấy đỡ. Em đi khám nhiều nơi, họ bảo em bị hen phế quản, nơi thì bảo viêm phế quản, nơi lại nói viêm phế quản co thắt, em không biết bệnh này phải điều trị như thế nào và liệu có chữa khỏi hẳn được không. Viêm phế quản co thắt nó có khác bệnh hen phế quản không mà sao lại gọi tên khác nhau vậy? Em từng cắt hạch giao cảm.
Em xin cảm ơn!
Mến chào Hùng.
Khó thở do rất nhiều nguyên nhân. Em không nói rõ em khó thở từng cơn hay khó thở cả ngày? Thường khi nào khó thở? Ngoài khó thở em có ho, sốt hoặc biểu hiện gì khác không?
Hen phế quản (hen suyễn) và viêm phế quản co thắt là hai bệnh khác nhau:
Hen phế quản là một rối loạn viêm mãn tính của hệ thống phế quản, gây ra những đợt ho, khò khè, nặng ngực và khó thở tái diễn nhiều lần thường nhất về đêm và/hoặc lúc sáng sớm. Phần lớn đợt co thắt phế quản do người bị hen suyễn bị kích thích bởi những yếu tố kích phát như: mạt bụi nhà, dị nguyên từ lông thú vật, phấn hoa, khói lò đốt, khói thuốc lá…
Cơ địa dễ bị hen suyễn là người có những bệnh dị ứng như sổ mũi mùa, mề đay, chàm… hoặc trong gia đình, họ hàng gần cũng có bệnh tương tự hoặc gia đình có người bị hen phế quản.
Cơn hen phế quản có thể hồi phục một cách tự nhiên hoặc dưới tác dụng của việc điều trị. Mặc dù hen không chữa lành tuyệt đối nhưng khi điều trị hen thích hợp người bệnh có thể kiểm soát hen hoàn toàn và có thể hoạt động học tập, làm việc như một người bình thường.
Phế quản là đường ống dẫn khí đi từ khí quản phân nhánh đường kính nhỏ dần, lúc đầu là phế quản gốc bên trái và phải, sau đó đến các phế quản nhỏ hơn rồi đến các tiểu phế quản tiếp giáp với các phế nang.
Viêm phế quản co thắt khi toàn bộ đường dẫn khí vào phổi bị viêm nhiễm và chít hẹp do phù nề, co thắt… Đa số nguyên nhân bệnh do virut, còn lại có thể do phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn.
Nguyên nhân hen phế quản và viêm phế quản co thắt khác nhau do đó điều trị cũng khác nhau.
Để xác định em có bị hen phế quản hay không, em cần tới các cơ sở y tế có đo hô hấp ký (phế dung ký) để chẩn đoán xác định sớm và điều trị. Em không nên tự ý điều trị tại nhà.
Thân chào em!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bé thường xuyên bị ốm, ho có đờm, sốt và thở khò khè, là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Trần Hoài Thu
Chào bác sĩ.
Con trai tôi 4 tuổi, bé thường xuyên bị ốm. Mỗi lần ốm bé ho có đờm, sốt và thở khò khè, đi khám có nơi nói viêm phế quản, nơi thì nói hen phế quản. Xin hỏi bác sĩ, bé bị bệnh gì? Phải trị như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Qua thư bạn mô tả có thể bé bị viêm phế quản cấp (sốt, ho, có đờm, khò khè). Khi có yếu tố thuận lợi như thời tiết nóng lạnh bất thường, khói bụi thuốc lá, sức đề kháng yếu vi khuẩn sẵn có trong đường hô hấp sẽ bùng phát và gây viêm nhiễm cấp tính. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ trẻ nhỏ nào, có thể tái đi tái lại nhiều lần chủ yếu do nguyên nhân vi khuẩn và thường phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên cần phân biệt với hen phế quản.
Hen phế quản là quá trình viêm mãn tính ở đường hô hấp, cơn hen có thể khởi phát khi trẻ nhỏ mới 1 tuổi nhưng cũng có thể khởi phát ở người cao tuổi, cơn hen thường xuất hiện lúc nửa đêm khi thời tiết thay đổi. Yếu tố gia đình: thường gặp trong gia đình có người mắc bệnh chàm, viêm mũi dị ứng, hen hoặc có bố hoặc mẹ mắc hen sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với những trẻ được sinh ra trong gia đình không có người mắc hen, bệnh có thể khởi phát khi trẻ hít phải phấn hoa, mạt nhà, khói thuốc lá, thời tiết lạnh hoặc do thức ăn biển…
Điều trị hen phế quản không sử dụng kháng sinh mà chỉ dùng các loại thuốc làm giãn phế quản và thuốc chống viêm giúp bé dễ thở. Do đó với trường hợp của bé bạn nên giữ ấm, tránh khói bụi thuốc lá, vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thông thoáng, vệ sinh mũi họng tốt, chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho bé. Chú ý mỗi đợt bệnh cần điều trị đủ liều, thời gian dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn và bé khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare