Hỏi Bác Sĩ - Thay đổi tâm lý, dậy thì, học tập… là điều khiến những người ở độ tuổi dưới 20 gặp khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu thông qua tổng hợp các câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất dưới đây.
Thức khuya học bài, nhức đầu, hay quên, không kiểm soát được hành vi phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Em Kay Love T-ara
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi, cháu năm nay 15 tuổi, giới tính nữ. Cháu năm nay lớp 9, năm cuối cấp rồi, cháu thường xuyên học bài đến khuya, lúc sáng thức dậy thì nhức đầu không chịu nổi, các khớp tay và chân cũng thường hay đau nhức. Cháu cũng hay quên nhiều chuyện lắm, ăn uống không được ngon, dễ nổi giận, cáu gắt. Nhiều khi cháu còn không kiểm soát được hành vi và lời nói của mình nữa. Bác sĩ ơi, cháu phải làm sao đây?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Năm nay cháu học lớp 9 là năm cuối cấp chuẩn bị chuyển tiếp lên cấp III, phải thi tốt nghiệp và thi vào cấp III. Dù sao cũng phải tập trung ôn luyện và thi đạt kết quả tốt thì mới vào cấp III được, do vậy đây cũng là áp lực học tập và thi cử đối với cháu. Từ áp lực đó đã làm tâm lý cháu khá căng thẳng đã tạo lên tình trạng stress ở cháu. Những biểu hiện thường gặp khi một người bị stress: Mỗi các nhân sẽ có triệu chứng stres khác nhau, tuy nhiên đây là những biểu hiện chung nhất của một người bị stress
Về cảm xúc:
Cảm thấy khó chịu, bứt dứt trong người
Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng
Chán nản và buồn bã
Về hành vi:
Nổi cáu, bực bội
Xáo trộn sinh hoạt hàng ngày như ăn uống và ngủ nghỉ
Mất tập trung
Hay quên
Đau đầu
Ăn uống không thấy cảm giác ngon miệng, ăn kém
Đau mỏi cơ xương khớp
Do dự trong quyết định của mình
Mất kiểm soát hành vi thông thường
Như vậy các triệu chứng ở cháu là do quá áp lực trong học tập và thi cử, từ đó dẫn đến căng thẳng tâm lý và sinh ra stress. Bệnh stress do chuyên khoa Tâm thần khám và chữa trị. Nếu ở mức độ nhẹ chỉ cần chữa trị nâng đỡ bằng các liệu pháp tâm lý mà không cần dùng đến thuốc. Cháu hãy đến khám tại bệnh viện Tâm thần tỉnh, qua khám xét và làm một số trắc nghiệm tâm lý, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và bác sĩ tâm lý sẽ giúp cháu loại bỏ các biểu hiện stress đang có ở cháu.
Chúc cháu khỏe mạnh.
Mất kinh 4 tháng không rõ nguyên nhân phải làm sao?
Câu hỏi bởi: trúc
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 19 tuổi. Cách đây 1 năm tôi có quan hệ cũng bị trễ kinh nhưng không mang thai. Và bây giờ lại bị trễ kinh 4 tháng liền và có hiện tượng huyết trắng ra nhiều, đầu vú thì bị nhức. Vậy thì tôi có bệnh gì nguy hiểm không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì không rõ thì trước đó chu kỳ kinh của bạn như thế nào? Có đều không? Tuy nhiên, triệu chứng trễ kinh của bạn có thể gặp trong các tình huống sau:
– Rối loạn nội tiết tố: Bất cứ tình trạng mất cân bằng nào ở hoóc-môn chi phối chu kỳ kinh nguyệt đều có thể dẫn tới những bất thường về vòng kinh hoặc mất kinh. Không biết trước đó bạn có uống thuốc gì không nhưng một số loại thuốc có thể gây trễ kinh như thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa trị hen, thuốc tránh thai khẩn cấp.
– Các bệnh lý của tuyến giáp làm mất cân bằng hoóc-môn tuyến giáp có thể là lí do gây trễ kinh.
– Tập luyện quá sức làm cơ thể mất quá nhiều năng lượng hoặc cơ thể bị căng thẳng.
– Căng thẳng và stress: Stress gây tác động đến các chức năng của cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng stress ảnh hưởng đến lượng hoóc-môn dẫn tới trễ kinh hoặc mất kinh.
Như vậy bạn nên đi khám để được các bác sĩ khám và có hướng xử trí thích hợp.
Chúc bạn mau khỏe.
Trẻ giật mình về đêm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ con gái tôi năm nay 7 tuổi một tháng trở lại đây con gái tôi thường hay giật mình hoảng sợ về đêm. Tôi nên đăng ký khám những gì cho cháu. Mong bác sĩ tư vấn giùm. Xin cảm ơn
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào bạn,
Bạn nên đưa cháu đến chuyên khoa tâm thần (nhi) để khám cho cháu. Nguyên nhân có thể là do cháu bị stress, một người nào đó hoặc cái gì đó đã làm cháu sợ. Vì vậy, ban đêm cháu có hiện tượng hay giật mình hoảng sợ.
Chúc cháu sớm có giấc ngủ ngon!
Kinh nguyệt không đều kéo dài có phải bị bệnh gì không?
Câu hỏi bởi: h
Chào bác sĩ.
Em năm nay đã 18 tuổi. Em có kinh từ năm lớp 7 nhưng đến bây giờ vẫn không đều. Có tháng em bị, có tháng không. Đặc biệt trong nửa năm gần đây có tháng em chỉ bị có 1 ngày. Rồi đến 3 tháng nay em chưa bị. Liệu em bị bệnh gì không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Kinh nguyệt không đều là một biểu hiện thường xảy ra ở chị em phụ nữ và do rất nhiều yếu tố chi phối liên quan đến tình trạng rối loạn dinh dưỡng, có vấn đề về tâm lý, tình cảm, stress, nội tiết, chế độ sinh hoạt, ăn uống ngủ nghỉ không ổn định. Có thể nói có hàng loạt những yếu tố tác động đến kinh nguyệt trong đó các yếu tố về chế dộ dinh dưỡng, lối sống, sinh hoạt hàng ngày có vai trò không nhỏ.
Để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, em cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, không để cơ thể thiếu năng lượng, tránh các ảnh hưởng gây ức chế tâm lý, tình trạng stress, đi ngủ đúng giờ… Nếu em có tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài mà không rõ lí do, em nên khám chuyên khoa, kiểm tra nồng độ hoóc-môn sinh dục và tình trạng nội tiết của cơ thể.
Chúc em sức khỏe!
Nghiến răng khi ngủ là do đâu?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Con 19 tuổi, con bị bệnh nghiến răng khi ngủ từ lúc nhỏ, con không biết lí do là tại sao. Bác sĩ có thể cho con biết bệnh nghiến răng của con lí do là ở đâu không ạ? Cách chữa trị như thế nào?
Con cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào con!
Nghiến răng khi đi ngủ là một thói quen hình thành từ nhỏ, lí do là do:
Răng không khít khi khép hai hàm
Stress
Tổn thương não hoặc bệnh lý thần kinh cơ
Sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm.
Để xác định lí do, con nên đi khám bác sĩ. Về cách chữa trị thì áp dụng chữa trị triệu trứng và chữa trị lí do:
Dùng các biện pháp bảo vẹ răng và khớp cắn
Dùng thuốc giãn cơ để giảm co thắt cơ hàm
Điều trị lí do: Tâm lý liệu pháp với những tình huống do stress, dừng thuốc gây tác dụng phụ nghiến răng, chỉnh hình răng để khớp cắn tốt hơn, có thể đeo hàm nhựa bảo vệ răng khi ngủ để tránh tổn thương do nghiến răng quá mạnh.
Chúc con mạnh khỏe!
Thức khuya học bài, nhức đầu, hay quên, không kiểm soát được hành vi phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Em Kay Love T-ara
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi, cháu năm nay 15 tuổi, giới tính nữ. Cháu năm nay lớp 9, năm cuối cấp rồi, cháu thường xuyên học bài đến khuya, lúc sáng thức dậy thì nhức đầu không chịu nổi, các khớp tay và chân cũng thường hay đau nhức. Cháu cũng hay quên nhiều chuyện lắm, ăn uống không được ngon, dễ nổi giận, cáu gắt. Nhiều khi cháu còn không kiểm soát được hành vi và lời nói của mình nữa. Bác sĩ ơi, cháu phải làm sao đây?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Năm nay cháu học lớp 9 là năm cuối cấp chuẩn bị chuyển tiếp lên cấp III, phải thi tốt nghiệp và thi vào cấp III. Dù sao cũng phải tập trung ôn luyện và thi đạt kết quả tốt thì mới vào cấp III được, do vậy đây cũng là áp lực học tập và thi cử đối với cháu. Từ áp lực đó đã làm tâm lý cháu khá căng thẳng đã tạo lên tình trạng stress ở cháu. Những biểu hiện thường gặp khi một người bị stress: Mỗi các nhân sẽ có triệu chứng stres khác nhau, tuy nhiên đây là những biểu hiện chung nhất của một người bị stress
Về cảm xúc:
Cảm thấy khó chịu, bứt dứt trong người
Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng
Chán nản và buồn bã
Về hành vi:
Nổi cáu, bực bội
Xáo trộn sinh hoạt hàng ngày như ăn uống và ngủ nghỉ
Mất tập trung
Hay quên
Đau đầu
Ăn uống không thấy cảm giác ngon miệng, ăn kém
Đau mỏi cơ xương khớp
Do dự trong quyết định của mình
Mất kiểm soát hành vi thông thường
Như vậy các triệu chứng ở cháu là do quá áp lực trong học tập và thi cử, từ đó dẫn đến căng thẳng tâm lý và sinh ra stress. Bệnh stress do chuyên khoa Tâm thần khám và chữa trị. Nếu ở mức độ nhẹ chỉ cần chữa trị nâng đỡ bằng các liệu pháp tâm lý mà không cần dùng đến thuốc. Cháu hãy đến khám tại bệnh viện Tâm thần tỉnh, qua khám xét và làm một số trắc nghiệm tâm lý, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và bác sĩ tâm lý sẽ giúp cháu loại bỏ các biểu hiện stress đang có ở cháu.
Chúc cháu khỏe mạnh.
Mất kinh 4 tháng không rõ nguyên nhân phải làm sao?
Câu hỏi bởi: trúc
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 19 tuổi. Cách đây 1 năm tôi có quan hệ cũng bị trễ kinh nhưng không mang thai. Và bây giờ lại bị trễ kinh 4 tháng liền và có hiện tượng huyết trắng ra nhiều, đầu vú thì bị nhức. Vậy thì tôi có bệnh gì nguy hiểm không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì không rõ thì trước đó chu kỳ kinh của bạn như thế nào? Có đều không? Tuy nhiên, triệu chứng trễ kinh của bạn có thể gặp trong các tình huống sau:
– Rối loạn nội tiết tố: Bất cứ tình trạng mất cân bằng nào ở hoóc-môn chi phối chu kỳ kinh nguyệt đều có thể dẫn tới những bất thường về vòng kinh hoặc mất kinh. Không biết trước đó bạn có uống thuốc gì không nhưng một số loại thuốc có thể gây trễ kinh như thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa trị hen, thuốc tránh thai khẩn cấp.
– Các bệnh lý của tuyến giáp làm mất cân bằng hoóc-môn tuyến giáp có thể là lí do gây trễ kinh.
– Tập luyện quá sức làm cơ thể mất quá nhiều năng lượng hoặc cơ thể bị căng thẳng.
– Căng thẳng và stress: Stress gây tác động đến các chức năng của cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng stress ảnh hưởng đến lượng hoóc-môn dẫn tới trễ kinh hoặc mất kinh.
Như vậy bạn nên đi khám để được các bác sĩ khám và có hướng xử trí thích hợp.
Chúc bạn mau khỏe.
Trẻ giật mình về đêm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ con gái tôi năm nay 7 tuổi một tháng trở lại đây con gái tôi thường hay giật mình hoảng sợ về đêm. Tôi nên đăng ký khám những gì cho cháu. Mong bác sĩ tư vấn giùm. Xin cảm ơn
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào bạn,
Bạn nên đưa cháu đến chuyên khoa tâm thần (nhi) để khám cho cháu. Nguyên nhân có thể là do cháu bị stress, một người nào đó hoặc cái gì đó đã làm cháu sợ. Vì vậy, ban đêm cháu có hiện tượng hay giật mình hoảng sợ.
Chúc cháu sớm có giấc ngủ ngon!
Kinh nguyệt không đều kéo dài có phải bị bệnh gì không?
Câu hỏi bởi: h
Chào bác sĩ.
Em năm nay đã 18 tuổi. Em có kinh từ năm lớp 7 nhưng đến bây giờ vẫn không đều. Có tháng em bị, có tháng không. Đặc biệt trong nửa năm gần đây có tháng em chỉ bị có 1 ngày. Rồi đến 3 tháng nay em chưa bị. Liệu em bị bệnh gì không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Kinh nguyệt không đều là một biểu hiện thường xảy ra ở chị em phụ nữ và do rất nhiều yếu tố chi phối liên quan đến tình trạng rối loạn dinh dưỡng, có vấn đề về tâm lý, tình cảm, stress, nội tiết, chế độ sinh hoạt, ăn uống ngủ nghỉ không ổn định. Có thể nói có hàng loạt những yếu tố tác động đến kinh nguyệt trong đó các yếu tố về chế dộ dinh dưỡng, lối sống, sinh hoạt hàng ngày có vai trò không nhỏ.
Để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, em cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, không để cơ thể thiếu năng lượng, tránh các ảnh hưởng gây ức chế tâm lý, tình trạng stress, đi ngủ đúng giờ… Nếu em có tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài mà không rõ lí do, em nên khám chuyên khoa, kiểm tra nồng độ hoóc-môn sinh dục và tình trạng nội tiết của cơ thể.
Chúc em sức khỏe!
Nghiến răng khi ngủ là do đâu?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Con 19 tuổi, con bị bệnh nghiến răng khi ngủ từ lúc nhỏ, con không biết lí do là tại sao. Bác sĩ có thể cho con biết bệnh nghiến răng của con lí do là ở đâu không ạ? Cách chữa trị như thế nào?
Con cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào con!
Nghiến răng khi đi ngủ là một thói quen hình thành từ nhỏ, lí do là do:
Răng không khít khi khép hai hàm
Stress
Tổn thương não hoặc bệnh lý thần kinh cơ
Sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm.
Để xác định lí do, con nên đi khám bác sĩ. Về cách chữa trị thì áp dụng chữa trị triệu trứng và chữa trị lí do:
Dùng các biện pháp bảo vẹ răng và khớp cắn
Dùng thuốc giãn cơ để giảm co thắt cơ hàm
Điều trị lí do: Tâm lý liệu pháp với những tình huống do stress, dừng thuốc gây tác dụng phụ nghiến răng, chỉnh hình răng để khớp cắn tốt hơn, có thể đeo hàm nhựa bảo vệ răng khi ngủ để tránh tổn thương do nghiến răng quá mạnh.
Chúc con mạnh khỏe!
Theo ViCare