Hỏi Bác Sĩ - Có những người mẹ trẻ hay hốt hoảng vì những chứng bệnh bất ngờ từ con trẻ, nhất là những trường hợp trẻ hay bị sốt cao kéo dài, trường hợp này hay dẫn đến những cơn động kinh trên cơ thể của trẻ. Nguyên nhân nào gây ra bệnh động kinh? Hãy cùng tham khảo những lý do sau đây.
Trẻ bị co giật động kinh do thiếu canxi phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con cháu bị co giật động kinh do thiếu canxi, chẩn đoán bị còi xương. Cho cháu hỏi nếu xử lý bệnh còi xương, thiếu canxi của bé thì có trị được bệnh động kinh không? Ở nơi cháu đang mùa mưa ít nắng, mà thường trưa hoặc xế mới có nắng thì làm sao để bé có thể tắm nắng ạ? Bé được 5 tháng rưỡi tắm nắng rất ít. Nếu sau 9h mới có nắng thì có cho bé tắm nắng được không? Bé có ăn dặm được bột tôm cua giờ chưa? Cháu rất cần bác sĩ giải đáp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Canxi có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sức sống của bạn. Nó không chỉ là điều cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của xương, mà nó còn có một vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh lên não, chức năng tế bào, và sự co cơ. Đôi khi nồng độ canxi máu có thể thấp một cách bất thường. Hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi máu trong cơ thể thiếu hụt.
Bé nhà bạn bị co giật động kinh do thiếu canxi cho thấy mức độ hạ canxi máu của cháu thấp. Nguyên nhân gây co giật ở đây là hạ canxi máu nên khi điều chỉnh mức độ canxi về giới hạn bình thường thì sẽ hết triệu chứng co giật động kinh nếu cháu chưa có tổn thương não. Bạn cần cho cháu tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm do tình trạng hạ canxi máu kéo dài như: chức năng vận động và bộ não bị tổn thương, suy dinh dưỡng, kém phát triển…
Ở nơi bạn ở đang mùa mưa thường sau 9h mới có nắng, bạn có thể cho bé tắm nắng vào tầm chiều tối, khi nắng đã dịu đi, mỗi ngày tắm nắng khoảng 1h. Bé nhà bạn được 5 tháng rưỡi, bạn có thể cho bé ăn dặm được rồi, có thể dùng bột tôm cua cho bé để bổ sung canxi, ngày 1-2 bữa bột, tuy nhiên cần chú ý nếu bé đi tiêu lỏng trên 3 lần mỗi ngày kèm theo nôn trớ hoặc nổi mề đay thì ngừng cho bé ăn.
Chúc mẹ và bé khỏe mạnh!
Trẻ bị động kinh có phải do bị ngã không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tôi bị ngã lúc cháu được 9 tháng tuổi và có bị giật. Sau đó tôi cho cháu đi khám bác sĩ thì kết luận cháu bị động kinh. Xin bác sĩ cho biết có phải do lần ngã đó mà cháu bị bệnh không? Cháu đã dùng thuốc chữa trị 1 năm nay không bị giật lại vậy tôi ngừng cho cháu dùng thuốc có tác động gì không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Động kinh là do các tổn thương não đã cố định hoặc tiến triển. Nguyên nhân gây động kinh liên quan đến các yếu tố gây tổn thương não từ giai đoạn thai nhi cho đến giai đoạn phát triển tâm lý vận động và các bệnh lý mắc phải trong giai đoạn trưởng thành.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra động kinh. Các nguyên nhân thường gặp cụ thể như sau:
Tiền sử gia đình động kinh bất thường bẩm sinh: Những rối loạn về di chuyển tế bào thần kinh trong một số trường hợp có liên quan đến cơn co thắt cơ ở trẻ em, cơn giật cơ trầm trọng ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân trong khi sinh được đề cập nhiều nhất là can thiệp khi sinh như Forcep, mổ đẻ, ngạt khi đẻ.
Nguy cơ bị động kinh có thể tăng lên trên cơ sở của chảy máu não, não thất hoặc nhồi máu não trước và sau sinh. Khi có những tổn thương nghiêm trọng ở não, các cơn động kinh cục bộ hay toàn thể xuất hiện sớm. Khi các tổn thương kín đáo hơn, cơn động kinh có thể xảy ra muộn ở tuổi trưởng thành.
Do chấn thương: Sang chấn sọ não là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiều dạng động kinh và đứng hàng thứ hai sau viêm não gây động kinh. Động kinh xuất hiện trong một tháng đầu đến một năm gọi là động kinh sớm, nếu trên một năm sau chấn thương sọ não mới xuất hiện động kinh thì gọi là động kinh muộn. Những tiêu chuẩn để có thể xác nhận cơn động kinh của bệnh nhân là nguyên nhân do chấn thương sọ não như sau:
Cơn động kinh đầu tiên xảy ra không quá 10 năm sau chấn thương sọ não.
Trước khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân không bị động kinh.
Sau khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân có mất ý thức hoặc có biểu hiện tổn thương thần kinh khu trú.
Không tìm thấy nguyên nhân gì khác gây động kinh.
Di chứng viêm não, màng não: Động kinh là biểu hiện thường gặp ở thời kỳ cấp và thời kỳ di chứng. Đây là một nguyên nhân chính gây động kinh ở trẻ em; thường gặp do áp xe não, viêm màng não; đặc biệt do lao, viêm não do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Ngoài ra có thể gặp động kinh do giang mai.
U não: Khoảng 40 – 50% u não gây động kinh. Có khi động kinh chỉ là một biểu hiện trong một bệnh cảnh lâm sàng đã rõ của u não, nhưng có khi cơn động kinh lại là biểu hiện đầu tiên của u não và có thể là triệu chứng duy nhất kéo dài hàng tháng và nhiều năm về sau. Động kinh do u não có nhiều hình thái lâm sàng, nhưng chủ yếu là cơn động kinh cục bộ.
Bệnh lý mạch máu não: Hay gặp nhất là do u mạch, thông động tĩnh mạch trong não.
Ngoài các nguyên nhân hay gặp trên, động kinh còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên, cần phải khám xét đầy đủ về lâm sàng và cận lâm sàng để tìm nguyên nhân. Như vậy với rất nhiều các nguyên nhân gây động kinh nêu trên, liên quan đến nguyên nhân gây động kinh cho cháu có thể do cháu ngã lúc 9 tháng tuổi có kèm theo co giật. Đây thuộc nhóm nguyên nhân do sang chấn sọ não sau ngã và sau đó có biểu hiện động kinh.
Về việc chữa trị động kinh, thời điểm để ngừng thuốc chống động kinh phải căn cứ tiêu chuẩn sau: Cháu phải cắt được cơn động kinh sau 2 năm chữa trị vì động kinh thường tái phát trong thời kỳ này. Liều lượng thuốc phải được giảm từ từ trong 6 tháng để cho phép đánh giá đáp ứng ở mỗi liều và giảm nguy cơ tái phát.
Vì vậy bạn không nên dừng thuốc sau 1 năm chữa trị. Bạn cần cho cháu đi khám kiểm tra định kỳ để được bác sĩ hướng dẫn và chỉ định thời điểm được dừng chữa trị.
Chúc con bạn mau khỏe.
Điều trị bệnh động kinh
Câu hỏi bởi: Giấu tên
con tôi năm nay 16 tuổi phát hiện cháu bị động kinh 6 năm về đây và đã thăm khám ở TP HCM nhưng uống thuốc không thấy thuyên giảm và cháu cứ đến kì lại lên cơn co giật.
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn!
Bệnh động kinh là một bệnh lý về thần kinh não bộ với nhiều thể bệnh khác nhau cùng những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng và phức tạp. Có nhiều nguyên nhân gây ra động kinh nhưng có thể xếp vào hai nhóm chính là: Động kinh vô căn (nguyên phát) và động kinh triệu chứng (thứ phát)
* Động kinh vô căn (nguyên phát)
Động kinh vô căn thường khởi phát đột ngột và không có nguyên nhân rõ ràng về sự tổn thương của não bộ trước đó, chiếm 55% tới 75% trong tổng số trường hợp mắc bệnh động kinh.Người bị động kinh vô căn thường có ngưỡng co giật thấp, bệnh có thể khởi phát sau khi bị kích hoạt bởi những cơn sốt cao co giật kéo dài, cùng những tác động từ môi trường sống hoặc sang chấn về tâm lý. Việc điều trị cần thời gian dài, thông thường mục tiêu sẽ hướng đến việc làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, một số trường hợp có thể khỏi nếu tuân thủ đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
* Động kinh triệu chứng (thứ phát)
Động kinh triệu chứng là loại động kinh có nguyên nhân bắt nguồn từ những tổn thương thực thể ở não, nói cách khác nó là hệ quả của những bệnh lý gây tổn thương não, bao gồm:chấn thương sọ não, đột quỵ não, u não, viêm màng não, viêm não, bất thường về cấu trúc não.Đối với động kinh triệu chứng thì quan trọng là điều trị nguyên nhân của nó, kết hợp việc sử dụng các thuốc kháng động kinh để làm giảm các cơn co giật và bệnh động kinh tự sẽ khỏi sau một thời gian nhất định
Trường hợp con bạn đang ở độ tuối dậy thì, giai đoạn này có nhiều biến đổi về thể chất cũng như tâm sinh lý. Bạn cho biết: cháu cứ đến kì (chu kỳ kinh nguyệt ) lại lên cơn co giật. Vấn đề này có thể liều thuốc cũ không còn phù hợp với cháu nữa hoặc liên quan đến yếu tố nội tiết.
Nghiên cứu khoa học cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa nội tiết tố và các cơn co giật do động kinh ở một số phụ nữ. Với họ, thay đổi sinh lý của nồng độ hormone trong cuộc đời cũng ảnh hưởng tới tần suất và mức độ cơn động kinh gặp phải. Vì thế, bệnh động kinh có thể trở nên trầm trọng hơn khi hormone của người phụ nữ thay đổi, như khi bước vào độ tuổi dậy thì, trong thời kỳ kinh nguyệt. Hormone không phải là tác nhân trực tiếp gây nên những cơn co giật, nhưng hormone có thể là một trong những yếu tố làm cho cơn co giật của bệnh nhân động kinh gia tăng
Nếu người bệnh nghi ngờ bị động kinh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, nên ghi chép lại chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm cả các ghi chú về các yếu tố kèm theo ảnh hưởng tới cơn động kinh như quên uống thuốc, mất ngủ, stress hay bị bệnh…
Bằng cách chia sẻ những thông tin đó với bác sĩ đang điều trị cho con bạn, bác sỹ sẽ điều chỉnh liều thuốc hoặc thay thuốc khác phù hợp hơn và người bệnh có thể kiểm soát cơn động kinh hiệu quả cao.
Chúc sức khỏe gia đình
.
Chữa trị bệnh động kinh?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bạn trai cháu năm nay 27 tuổi. Anh có biểu hiện động kinh từ năm 11 tuổi. Đến bây giờ anh vẫn thường xuyên bị lên cơn co giật ngắn khoảng chừng 30 giây. Nhưng cháu quan sát suốt mấy năm qua thì chỉ bị khi bắt đầu vào giấc ngủ trưa và tối. Cháu có thấy bạn cháu đang chữa trị bằng Treliptal 300mg. Nhưng cháu không có chiều hướng giảm. Bác sĩ có thể cho cháu biết hướng chữa trị tốt hơn không ạ? Bọn cháu sắp cưới và cháu có nghe nói bệnh có khả năng di truyền vậy liệu khả năng có cao không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu!
Động kinh là bệnh thuộc hệ thần kinh với nhiều biểu hiện rối loạn thần kinh như co giật, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện,…. Cơn động kinh thường tự phát mà người bệnh khó kiểm soát hay biết trước được. Có 2 loại lí do bao gồm: động kinh nguyên phát (vô căn), không tìm được tổn thương thực thể của não trong tiền sử và hiện tại, có thể do di truyền động kinh biểu hiện (thứ phát) có các tổn thực thể ở não như chấn thương não, u não.
Như vậy nếu bạn cháu bị động kinh thuộc nhóm lí do nguyên phát thì nhiều khả năng có tính di truyền. Còn về chữa trị thì hiện nay có nhiều loại thuốc nhưng để chữa trị hiệu quả thì bạn cháu cần phải được chỉ định thuốc phù hợp với chẩn đoán thể loại cơn co giật động kinh, thời gian chữa trị kéo dài. Khi không còn cơn co giật phải duy trì liều đang dùng trong thời gian 2 năm (hiện nay thời gian này được khuyến cáo kéo dài hơn ), sau thời gian này bắt đầu giảm liều lượng từng đợt nếu không tái xuất hiện cơn co giật. Không bao giờ tự ý ngưng dùng thuốc chống động kinh vì đây là một trong những lí do chính gây trạng thái động kinh liên tục. Vì vậy bạn trai cháu cần tuân thủ chữa trị thuốc và đi tái khám bác sĩ định kỳ để đạt hiệu quả chữa trị.
Thân mến chào cháu!
Trẻ bị co giật động kinh do thiếu canxi phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con cháu bị co giật động kinh do thiếu canxi, chẩn đoán bị còi xương. Cho cháu hỏi nếu xử lý bệnh còi xương, thiếu canxi của bé thì có trị được bệnh động kinh không? Ở nơi cháu đang mùa mưa ít nắng, mà thường trưa hoặc xế mới có nắng thì làm sao để bé có thể tắm nắng ạ? Bé được 5 tháng rưỡi tắm nắng rất ít. Nếu sau 9h mới có nắng thì có cho bé tắm nắng được không? Bé có ăn dặm được bột tôm cua giờ chưa? Cháu rất cần bác sĩ giải đáp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Canxi có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sức sống của bạn. Nó không chỉ là điều cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của xương, mà nó còn có một vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh lên não, chức năng tế bào, và sự co cơ. Đôi khi nồng độ canxi máu có thể thấp một cách bất thường. Hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi máu trong cơ thể thiếu hụt.
Bé nhà bạn bị co giật động kinh do thiếu canxi cho thấy mức độ hạ canxi máu của cháu thấp. Nguyên nhân gây co giật ở đây là hạ canxi máu nên khi điều chỉnh mức độ canxi về giới hạn bình thường thì sẽ hết triệu chứng co giật động kinh nếu cháu chưa có tổn thương não. Bạn cần cho cháu tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm do tình trạng hạ canxi máu kéo dài như: chức năng vận động và bộ não bị tổn thương, suy dinh dưỡng, kém phát triển…
Ở nơi bạn ở đang mùa mưa thường sau 9h mới có nắng, bạn có thể cho bé tắm nắng vào tầm chiều tối, khi nắng đã dịu đi, mỗi ngày tắm nắng khoảng 1h. Bé nhà bạn được 5 tháng rưỡi, bạn có thể cho bé ăn dặm được rồi, có thể dùng bột tôm cua cho bé để bổ sung canxi, ngày 1-2 bữa bột, tuy nhiên cần chú ý nếu bé đi tiêu lỏng trên 3 lần mỗi ngày kèm theo nôn trớ hoặc nổi mề đay thì ngừng cho bé ăn.
Chúc mẹ và bé khỏe mạnh!
Trẻ bị động kinh có phải do bị ngã không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tôi bị ngã lúc cháu được 9 tháng tuổi và có bị giật. Sau đó tôi cho cháu đi khám bác sĩ thì kết luận cháu bị động kinh. Xin bác sĩ cho biết có phải do lần ngã đó mà cháu bị bệnh không? Cháu đã dùng thuốc chữa trị 1 năm nay không bị giật lại vậy tôi ngừng cho cháu dùng thuốc có tác động gì không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Động kinh là do các tổn thương não đã cố định hoặc tiến triển. Nguyên nhân gây động kinh liên quan đến các yếu tố gây tổn thương não từ giai đoạn thai nhi cho đến giai đoạn phát triển tâm lý vận động và các bệnh lý mắc phải trong giai đoạn trưởng thành.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra động kinh. Các nguyên nhân thường gặp cụ thể như sau:
Tiền sử gia đình động kinh bất thường bẩm sinh: Những rối loạn về di chuyển tế bào thần kinh trong một số trường hợp có liên quan đến cơn co thắt cơ ở trẻ em, cơn giật cơ trầm trọng ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân trong khi sinh được đề cập nhiều nhất là can thiệp khi sinh như Forcep, mổ đẻ, ngạt khi đẻ.
Nguy cơ bị động kinh có thể tăng lên trên cơ sở của chảy máu não, não thất hoặc nhồi máu não trước và sau sinh. Khi có những tổn thương nghiêm trọng ở não, các cơn động kinh cục bộ hay toàn thể xuất hiện sớm. Khi các tổn thương kín đáo hơn, cơn động kinh có thể xảy ra muộn ở tuổi trưởng thành.
Do chấn thương: Sang chấn sọ não là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiều dạng động kinh và đứng hàng thứ hai sau viêm não gây động kinh. Động kinh xuất hiện trong một tháng đầu đến một năm gọi là động kinh sớm, nếu trên một năm sau chấn thương sọ não mới xuất hiện động kinh thì gọi là động kinh muộn. Những tiêu chuẩn để có thể xác nhận cơn động kinh của bệnh nhân là nguyên nhân do chấn thương sọ não như sau:
Cơn động kinh đầu tiên xảy ra không quá 10 năm sau chấn thương sọ não.
Trước khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân không bị động kinh.
Sau khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân có mất ý thức hoặc có biểu hiện tổn thương thần kinh khu trú.
Không tìm thấy nguyên nhân gì khác gây động kinh.
Di chứng viêm não, màng não: Động kinh là biểu hiện thường gặp ở thời kỳ cấp và thời kỳ di chứng. Đây là một nguyên nhân chính gây động kinh ở trẻ em; thường gặp do áp xe não, viêm màng não; đặc biệt do lao, viêm não do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Ngoài ra có thể gặp động kinh do giang mai.
U não: Khoảng 40 – 50% u não gây động kinh. Có khi động kinh chỉ là một biểu hiện trong một bệnh cảnh lâm sàng đã rõ của u não, nhưng có khi cơn động kinh lại là biểu hiện đầu tiên của u não và có thể là triệu chứng duy nhất kéo dài hàng tháng và nhiều năm về sau. Động kinh do u não có nhiều hình thái lâm sàng, nhưng chủ yếu là cơn động kinh cục bộ.
Bệnh lý mạch máu não: Hay gặp nhất là do u mạch, thông động tĩnh mạch trong não.
Ngoài các nguyên nhân hay gặp trên, động kinh còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên, cần phải khám xét đầy đủ về lâm sàng và cận lâm sàng để tìm nguyên nhân. Như vậy với rất nhiều các nguyên nhân gây động kinh nêu trên, liên quan đến nguyên nhân gây động kinh cho cháu có thể do cháu ngã lúc 9 tháng tuổi có kèm theo co giật. Đây thuộc nhóm nguyên nhân do sang chấn sọ não sau ngã và sau đó có biểu hiện động kinh.
Về việc chữa trị động kinh, thời điểm để ngừng thuốc chống động kinh phải căn cứ tiêu chuẩn sau: Cháu phải cắt được cơn động kinh sau 2 năm chữa trị vì động kinh thường tái phát trong thời kỳ này. Liều lượng thuốc phải được giảm từ từ trong 6 tháng để cho phép đánh giá đáp ứng ở mỗi liều và giảm nguy cơ tái phát.
Vì vậy bạn không nên dừng thuốc sau 1 năm chữa trị. Bạn cần cho cháu đi khám kiểm tra định kỳ để được bác sĩ hướng dẫn và chỉ định thời điểm được dừng chữa trị.
Chúc con bạn mau khỏe.
Điều trị bệnh động kinh
Câu hỏi bởi: Giấu tên
con tôi năm nay 16 tuổi phát hiện cháu bị động kinh 6 năm về đây và đã thăm khám ở TP HCM nhưng uống thuốc không thấy thuyên giảm và cháu cứ đến kì lại lên cơn co giật.
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn!
Bệnh động kinh là một bệnh lý về thần kinh não bộ với nhiều thể bệnh khác nhau cùng những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng và phức tạp. Có nhiều nguyên nhân gây ra động kinh nhưng có thể xếp vào hai nhóm chính là: Động kinh vô căn (nguyên phát) và động kinh triệu chứng (thứ phát)
* Động kinh vô căn (nguyên phát)
Động kinh vô căn thường khởi phát đột ngột và không có nguyên nhân rõ ràng về sự tổn thương của não bộ trước đó, chiếm 55% tới 75% trong tổng số trường hợp mắc bệnh động kinh.Người bị động kinh vô căn thường có ngưỡng co giật thấp, bệnh có thể khởi phát sau khi bị kích hoạt bởi những cơn sốt cao co giật kéo dài, cùng những tác động từ môi trường sống hoặc sang chấn về tâm lý. Việc điều trị cần thời gian dài, thông thường mục tiêu sẽ hướng đến việc làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, một số trường hợp có thể khỏi nếu tuân thủ đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
* Động kinh triệu chứng (thứ phát)
Động kinh triệu chứng là loại động kinh có nguyên nhân bắt nguồn từ những tổn thương thực thể ở não, nói cách khác nó là hệ quả của những bệnh lý gây tổn thương não, bao gồm:chấn thương sọ não, đột quỵ não, u não, viêm màng não, viêm não, bất thường về cấu trúc não.Đối với động kinh triệu chứng thì quan trọng là điều trị nguyên nhân của nó, kết hợp việc sử dụng các thuốc kháng động kinh để làm giảm các cơn co giật và bệnh động kinh tự sẽ khỏi sau một thời gian nhất định
Trường hợp con bạn đang ở độ tuối dậy thì, giai đoạn này có nhiều biến đổi về thể chất cũng như tâm sinh lý. Bạn cho biết: cháu cứ đến kì (chu kỳ kinh nguyệt ) lại lên cơn co giật. Vấn đề này có thể liều thuốc cũ không còn phù hợp với cháu nữa hoặc liên quan đến yếu tố nội tiết.
Nghiên cứu khoa học cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa nội tiết tố và các cơn co giật do động kinh ở một số phụ nữ. Với họ, thay đổi sinh lý của nồng độ hormone trong cuộc đời cũng ảnh hưởng tới tần suất và mức độ cơn động kinh gặp phải. Vì thế, bệnh động kinh có thể trở nên trầm trọng hơn khi hormone của người phụ nữ thay đổi, như khi bước vào độ tuổi dậy thì, trong thời kỳ kinh nguyệt. Hormone không phải là tác nhân trực tiếp gây nên những cơn co giật, nhưng hormone có thể là một trong những yếu tố làm cho cơn co giật của bệnh nhân động kinh gia tăng
Nếu người bệnh nghi ngờ bị động kinh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, nên ghi chép lại chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm cả các ghi chú về các yếu tố kèm theo ảnh hưởng tới cơn động kinh như quên uống thuốc, mất ngủ, stress hay bị bệnh…
Bằng cách chia sẻ những thông tin đó với bác sĩ đang điều trị cho con bạn, bác sỹ sẽ điều chỉnh liều thuốc hoặc thay thuốc khác phù hợp hơn và người bệnh có thể kiểm soát cơn động kinh hiệu quả cao.
Chúc sức khỏe gia đình
.
Chữa trị bệnh động kinh?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bạn trai cháu năm nay 27 tuổi. Anh có biểu hiện động kinh từ năm 11 tuổi. Đến bây giờ anh vẫn thường xuyên bị lên cơn co giật ngắn khoảng chừng 30 giây. Nhưng cháu quan sát suốt mấy năm qua thì chỉ bị khi bắt đầu vào giấc ngủ trưa và tối. Cháu có thấy bạn cháu đang chữa trị bằng Treliptal 300mg. Nhưng cháu không có chiều hướng giảm. Bác sĩ có thể cho cháu biết hướng chữa trị tốt hơn không ạ? Bọn cháu sắp cưới và cháu có nghe nói bệnh có khả năng di truyền vậy liệu khả năng có cao không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu!
Động kinh là bệnh thuộc hệ thần kinh với nhiều biểu hiện rối loạn thần kinh như co giật, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện,…. Cơn động kinh thường tự phát mà người bệnh khó kiểm soát hay biết trước được. Có 2 loại lí do bao gồm: động kinh nguyên phát (vô căn), không tìm được tổn thương thực thể của não trong tiền sử và hiện tại, có thể do di truyền động kinh biểu hiện (thứ phát) có các tổn thực thể ở não như chấn thương não, u não.
Như vậy nếu bạn cháu bị động kinh thuộc nhóm lí do nguyên phát thì nhiều khả năng có tính di truyền. Còn về chữa trị thì hiện nay có nhiều loại thuốc nhưng để chữa trị hiệu quả thì bạn cháu cần phải được chỉ định thuốc phù hợp với chẩn đoán thể loại cơn co giật động kinh, thời gian chữa trị kéo dài. Khi không còn cơn co giật phải duy trì liều đang dùng trong thời gian 2 năm (hiện nay thời gian này được khuyến cáo kéo dài hơn ), sau thời gian này bắt đầu giảm liều lượng từng đợt nếu không tái xuất hiện cơn co giật. Không bao giờ tự ý ngưng dùng thuốc chống động kinh vì đây là một trong những lí do chính gây trạng thái động kinh liên tục. Vì vậy bạn trai cháu cần tuân thủ chữa trị thuốc và đi tái khám bác sĩ định kỳ để đạt hiệu quả chữa trị.
Thân mến chào cháu!
Theo ViCare