Những câu hỏi hay nên biết về việc bổ sung collagen


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Một trong những cách được chị em lựa chọn để dưỡng tóc, dưỡng da là bổ sung collagen. Tuy nhiên, có phải rằng ai cũng biết đến những lưu ý khi sử dụng nó?

Bị bệnh khớp 10 năm có được uống JEX không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Tôi năm nay 43 tuổi. Tôi bị bệnh khớp 10 năm nay vậy tôi uống loại dược phẩm chức năng JEX được không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bạn năm nay 43 tuổi, đã bị bệnh khớp 10 năm nay. Như vậy là bạn đã bị bệnh viêm khớp mạn tính. Viêm khớp mạn tính xuất hiện khi các khớp sụn bị bào mòn và mất đi (do tuổi già hoặc chấn thương, bệnh lý), gây đau khớp. Trước kia viêm khớp mạn tính được xem là một bệnh của tuổi già, tuy nhiên hiện nay, bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp mạn tính:

Do vận động mạnh, chơi những môn thể thao cường độ mạnh kéo dài Các chấn thương về khớp hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp Bệnh gút. Yêu tố di truyền. Các biểu hiện của viêm khớp mạn tính: Đau khớp: Các cơn đau xuất hiện sau khi luyện tập,càng dần về sau, các cơn đau ngày càng nhiều hơn, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi. Khó ngủ được về đêm khi các cơn đau có tần xuất lớn. Cứng khớp: Khi bị viêm khớp, lúc thức dậy vào sáng sớm thường rất khó chịu. Các khớp sẽ cứng dần và có tiếng kêu rắc rắc cho đến khi bạn vận động. Bạn cũng có thể bị cứng khớp khi đang ngồi. Các cơ bắp yếu dần đi: Các cơ quanh khớp sẽ ngày càng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối. Sưng tấy: Viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp khiến chúng ta có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm Khó hoặc mất vận động: càng về sau các khớp bị tổn thương sẽ bị mất vận động, sưng, đỏ, và viêm nóng thường xuyên. Biến dạng khớp: sẽ xảy ra khi mà một bên khớp bị mài mòn và xập xuống.. Tiếng kêu từ các khớp. Hiện chưa có hướng chữa trị hoàn toàn hiệu quả đối với bệnh viêm khớp mạn tính. Tuy nhiên, những phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn có một cuộc sống tốt đẹp hơn và lấy lại được khả năng vận động: Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ ổn định, tránh thừa cân, béo phì để tránh áp lực tới các khớp xương làm nặng thêm bệnh viêm khớp Tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng. Một số động tác rất tốt cho khớp xương như bơi lội đi xe đạp, đi bộ. Kiểm soát chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý với chế độ ăn giàu canxi, vitamin C, vitamin em để tăng cường sức khỏe cho bộ xương chống lại bệnh viêm khớp. Uống đủ nước Hạn chế khiêng vác những vật nặng, nhất là phải lên cầu thang. Nếu phải ngồi lâu, ít vận động thì thỉnh thoảng đứng dậy làm một vài động tác cho thư giãn và thoải mái. Dùng các loại thuốc dưỡng khớp như Glucosamin…

Bạn cũng có thể dùng dược phẩm chức năng JEX. JEX chứa UC-II và các tính chất quý từ thiên nhiên giúp nuôi dưỡng sụn, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp. Thành phần UC-II có trong JEX được tinh chiết bằng quy trình sử dụng nhiệt độ thấp, đảm bảo Collagen Type 2 không bị thay đổi cấu trúc phân tử và không bị biến tính ngay cả khi cho vào dịch tiêu hóa 90 phút hoặc hơn, giúp cơ thể hấp thu tốt.

UC-II còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả thông qua điều chỉnh hệ miễn dịch: Khi nhầm tưởng Collagen tại sụn khớp là tác nhân có hại, hệ miễn dịch sẽ tạo kháng thể tấn công, gây hủy Collagen của chính cơ thể. Lúc này, UC-II vừa bổ sung Collagen Type 2, vừa điều chỉnh hệ miễn dịch để bảo vệ Collagen trong sụn khớp. JEX được chỉ định dùng để giảm đau xương khớp cấp tính và mạn tính. Hỗ trợ chữa trị viêm khớp: Viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Bạn có thể sử dụng JEX để hỗ trợ trị bệnh, tuy nhiên, liều dùng và thời gian dùng nên theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chúc bạn sức khỏe!

Uống Jex để chữa viêm thoái hóa khớp gối được không?


Câu hỏi bởi: Mai Anh

Chào bác sĩ.

Tôi 37 tuổi, là nữ giới. Tôi vừa được chẩn đoán bị bệnh viêm thoái hóa khớp gối giai đoạn đầu và được bác sĩ cho thuốc uống chữa trị giảm đau (Brexin, Triopilin). Xin hỏi tại sao còn trẻ mà đã bị bệnh này? Tôi chưa từng qua chấn thương nào, thường xuyên chăm sóc sưc khỏe rất tốt và tập thể đều đặn. Tập môn thể dục nào là tốt nhất cho bệnh này và dùng thuốc chức năng bổ sụn như JEX có cần thiết không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Vấn đề thứ nhất: Tại sao bạn còn trẻ mà đã bị bệnh này? Trước hết, bệnh thoái hóa khớp gối là sự mòn của sụn che phủ đầu xương trong khớp. Đối với một phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán thoái hóa khớp gối là khá sớm. Bạn không nói rõ cân nặng của mình như thế nào, cách bạn tập thể dục ra sao… nên tôi khó có thể đưa ra lí do chính xác dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối của bạn. Đây là một số yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp gối:

Trục của chi dưới có thể là một yếu tố thuận lợi cho thoái hóa khớp. Trục của chi dưới khác nhau ở mỗi người. Có thể là gối vẹo trong tức là khi đứng thẳng hai gối tách nhau ra, hình thái này thường gặp. Ngược lại, gối vẹo ngoài hai gối sáp lại gần nhau nhưng cổ chân thì lại tách xa nhau. Gối vẹo trong thì chuyển trọng tâm của gối vào phía trong làm tăng sức nặng đè lên khoang trong gối nên thường dẫn tới thoái hoá khớp ở bên trong. Với gối vẹo ngoài thì quá trình lại ngược lại.

Trọng lượng cơ thể: Trọng lượng cơ thể lớn gây tăng áp lực lên đầu gôi, yếu tố thuận lợi dẫn đến thoái hóa.

Thoái hóa thứ phát sau chấn thương cũ ở gối: gẫy, đứt dây chằng, thương tổn sụn chêm.

Những bệnh ở gối: Nhiễm khuẩn, thấp khớp, hoại tử xương.

Vấn đề thứ 2: Tập môn thể dục nào là tốt nhất cho bệnh này? Đối với bệnh thoái hóa khớp gối, bạn nên tập các môn thể dục nhẹ nhàng như:

Thái cực quyền 4, yoga để giúp cơ thể trở nên dẻo dai hơn tăng sự linh hoạt cho khớp gối.

Đi bơi hoặc đi bộ trên khu vực bằng phẳng, tránh đi lên hoặc xuống đồi dốc vì điều này làm tăng áp lực cho khớp gối.

Arobic để giúp tăng cường sức khỏe tổng quát. Không được tập các môn thể dục gây tổn thương nhiều hơn cho khớp gối như chạy, tập tạ…

Vấn đề thứ 3: Uống thuốc có chức năng bổ sụn như Jex có cần thiết? Trước hết nói về Collagen Typ 2 là một chất chiếm đến 90% các sợi Collagen có trong chất căn bản của sụn khớp, giúp định hình cấu trúc mô sụn, từ đó giúp sụn tăng độ bền, tăng độ đàn hồi, tăng tính dẻo dai. Các nghiên cứu đã cho thấy, việc bổ sung Collagen Typ 2 đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa và chữa trị bệnh khớp. Tuy nhiên quá trình tinh chiết sử dụng nhiệt độ cao và các chất hóa học sẽ làm cho Collagen Typ 2 bị biến tính hoặc thủy phân, mất đi nhiều đặc tính quan trọng. Jex chứa UC-II (Collagen Typ 2 không biến tính) và các tinh chất quý từ thiên nhiên giúp thúc đẩy sự hình thành và nuôi dưỡng mô sụn tại các khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp. Vì vậy nếu bạn đang sử dụng thuốc Jex thì nên tiếp tục sử dụng để làm chậm quá trình thoái hóa.

Chúc bạn sống khỏe!

Làm cách nào để hết rạn da?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em bị rạn do dậy thì. Rạn da ở phần mông đùi và hai bên eo, vết rạn hiện tại đã chuyễn sang trắng. Rạn da có thể chữa trị hết không thưa bác sĩ?

Xin cảm ơn.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Rạn da là tình trạng tổn thương da do ảnh hưởng của lực căng quá mức. Tổn thương là các đường rãnh dài và hẹp, có màu đỏ tím lúc đầu và sau đó trở nên trắng, thường gặp trên da vùng bụng, đùi, mông, ngực. Đây là triệu chứng rất thường gặp trong thời gian mang thai và trong giai đoạn đang tăng trưởng nhanh cả về chiều cao hoặc bề ngang (tuổi dậy thì).

Da chúng ta được cấu tạo bởi ba lớp: biểu bì (lớp ngoài cùng); bì (lớp ở giữa) và lớp hạ bì (lớp trong cùng). Rạn da xuất hiện ở lớp giữa, có mô liên kết, nơi mà sự đàn hồi ở da giúp da luôn ở hình dạng vốn có của nó. Khi lớp da ở giữa này bị kéo giãn trong một thời gian dài, da mất sự đàn hồi và bị gãy, đứt các tổ chức liên kết dưới da cấu tạo bởi các sợi collagen và elastin… và hậu quả là rạn da.

Vết da bị rạn được hình thành qua hai thời kỳ.

Biểu hiện lúc đầu là những vệt đỏ, đỏ tím, có hoặc không kèm theo ngứa, không đau. Thời kỳ thứ 2, da chuyển sang màu trắng có ánh như xà cừ và hình thành các đường rạch lõm, là lúc tạo vết rạn: có sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn, khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi sần.

Rạn da rất khó chữa và hy vọng xoá hoàn toàn các vết rạn trên da là không thể thực hiện được. Không có cách nào phục hồi lại các sợi Collagen và Elastin (thành phần tạo độ đàn hồi của da) khi nó đã đứt gãy. Chỉ có thể làm mờ vết rạn bằng các loại thuốc bôi có chứa Tretinoin, Lécithine, các dầu thiên nhiên, các vitamine C, E… nhưng phải uống thuốc ngay khi các vết rạn mới xuất hiện.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Da khô, rạn, nhiều mụn thịt sau sinh phải trị như nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Em năm nay 25 tuổi, làm công việc hành chính, hàng ngày em uống trung bình 2 lít nước nhưng da em vẫn rất khô, nhìn nhăn nheo như tuổi ngoài 30. Sau khi đẻ con em bị rạn da rất nhiều gồm màu nâu, trắng và các mụn thịt mọc nhiều hơn nhất là vùng dưới nách chỗ da non. Xin bác sĩ cho em lời khuyên chăm sóc da đúng cách.

Em cảm ơn!

Bác sĩ Trần Thị Đức


Chào bạn!

Có một làn da hồng hào, mịn màng là mong muốn của mọi người, đặc biệt là các chị em. Chúng tôi xin trả lời 3 ý mà bạn nêu như sau:

Da khô: Da khô là đặc điểm cấu trúc da đặc trưng của mỗi người. Da được chia làm 5 loại: da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp và da nhạy cảm. Chăm sóc da khô như bạn là hợp lý nhưng chưa đủ. Ngoài uống đủ nước hằng ngày bạn phải giữ ẩm cho da: dùng kem giữ ẩm, mềm da; đảm bảo môi trường ấm, độ ẩm vừa phải.

Rạn da: Rạn da là hiện tượng các bó sợi chun không hồi phục. Rạn da thường xảy ra ở phần đùi, thắt lưng, đầu gối, nách ở thanh thiếu niên khi tăng cân và chiều cao nhanh trong thời gian ngắn; bụng, ngực, đùi khi phụ nữ mang thai và lên cân. Đối với chị em khi mang thai thì việc chống rạn da cần tiến hành từ khi mang thai. Nhưng sau sinh, vẫn cần duy trì thói quen tốt để giúp da phục hồi.

Đa phần, sau khi sinh, phần bụng không còn bị căng giãn như lúc mang thai nên các vết rạn sẽ không tăng thêm. Tuy nhiên để da phục hồi hoàn toàn, bạn vẫn cần một chế độ chăm sóc đặc biệt.

Một số cách giúp các mẹ mới sinh xử lý làn da bị rạn:

Massage vùng da rạn, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E, giữ cân nặng hợp lý, bổ sung collagen: Trong quá trình mang thai và sau khi sinh người phụ nữ cần chú trọng đến việc bổ sung collagen cho cơ thể.

Ngoài ra bạn có thể đến các cơ sở chuyên khoa để thực hiện các phương pháp khác như: lăn kim, Laser Fractional, tế bào gốc

Nhiều mụn thịt trên da: Bạn không mô tả cụ thể, tuy nhiên theo chúng tôi có thể bạn đã bị bệnh mụn cơm (hạt cơm) hoặc u nhú. Là nhóm bệnh do virus gây sùi gây nên; bệnh có thể lây và ngày càng lan nhiều. Phương pháp chữa trị hiệu quả là dùng Laser CO2 bốc bay các tổn thương.

Để có chẩn đoán chính xác bạn nên đi khám bác sĩ sớm để được chữa trị kịp thời, tránh lây lan.

Chúc bạn luôn khỏe, đẹp!

Da mỏng và có nhiều đường đen sọc ngang ở vùng bẹn?


Câu hỏi bởi: xuân bảo

Chào bác sĩ!

Con là nam giới, 22 tuổi. Da ở đùi chân gần bộ phận sinh dục bị giãn ra mỏng và có những đường sọc đen. Cách lây lan là mọc nhiều chỗ nhỏ và lan thành chỗ lớn. Gần đây chân con có nhiều vạch nhỏ màu hồng. Những chỗ lâu thì có màu tím. Con sờ vào mới biết là bị mỏng da nhưng ko ngứa hay gì hết. Mà con thấy nó mọc rất đều và giống nhau. Chân trái có chỗ nào thì chân phải cũng có chỗ đó. Bác sĩ cho con hỏi con bị loại bệnh ngoài da gì và cách chữa trị như thế nào?

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Thông tin em cung cấp, em bị rạn da. Rạn da xảy ra ở lứa tuổi đang lớn, xuất hiện nhiều ở những người tăng chiều cao cân nặng nhanh da phát triển không kịp, nhất là vùng da mỏng như vùng đùi, bẹn, mông, vùng bụng khi phụ nữ có thai. Sự xuất hiện này càng nhanh ở những người uống thuốc bôi Corticoid để chữa trị. Điều trị rất khó, em nên uống collagen, viamin C. Tại chỗ em có thể bôi kem Trenoin vào buổi sáng và dung dịch Collagen vào ban tối liên tục vài tháng mới hạn chế rạn.

Chúc em khỏe mạnh!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl