Đau họng chữa trị như thế nào là đúng?


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Không phải trường hợp đau họng nào cũng có các chữa trị như nhau. Nghiên cứu tư vấn từ chuyên gia sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp và chính xác nhất cho vấn đề của mình.

Chữa đau họng kèm theo sốt


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em đau họng kèm theo sốt thì làm thế nào cho khỏi? Nhà em cách xa Trạm y tế và bệnh viện, nhờ bác sĩ giải đáp cho em để em có thể chữa bệnh tại nhà?

Cám ơn bác sĩ!

Chào bạn!

Hễ cứ họng khó chịu 1 tý, đau đau một tý, nuốt vướng 1 tý, đàm cổ 1 tý, ngứa cổ 1 tý, ho 1 ít, kéo dài 1 tuần ra hiệu thuốc gần nhà mua vài chục ngàn uống, không hết, khi đi khám sẽ được bác sĩ gọi là viêm họng mãn tính. Bệnh này nhiều khi không cần bác sĩ Tai mũi họng khám hay cho thuốc, tự nhiên sẽ hết nhưng cũng có khi bệnh kéo dài từ năm này qua năm khác, chữa kiểu gì cũng không hết như tình huống của bạn.

Chữa viêm họng kiểu như của bạn cần tổng hợp nhiều phương pháp, không chỉ uống thuốc. Bây giờ phải làm gì đây?

1.Thay đổi thói quen sống và luyện tập cơ thể:

• Trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không: ăn nóng, uống lạnh, cay, chua, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

• Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày “mồ hôi phải ra ướt một cái áo thể thao”. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm.

• Không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu hơn 2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ hơn 27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng.

• Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, học hành làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 giờ/đêm.

• Không được ăn xong nằm ngay tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch Acid dạ dày lên họng gây khô họng, nóng cổ, viêm họng. Chỉ nằm sau ăn 2 giờ. Không ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng, nên ”đi ngủ với 1 cái bụng trống rỗng”.

• Tránh thức khuya và không nên quá lo lắng về bệnh gây phản ứng tâm lý không tốt kiểu như “hay là mình bị ung thư mà bác sĩ chưa tìm ra?”… làm cho bệnh ngày một nặng hơn. Nếu bị stress kéo dài do áp lực công việc, học hành nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý để tìm cách vượt qua các rối loạn tâm lý. Chữa trị trầm cảm nếu có.

2. Thuốc:

• Bỏ tất cả các thuốc súc họng, súc miệng nếu có kể cả nước muối. Dùng kéo dài các thuốc này gây tác động không tốt đến môi trường vi sinh vật cộng sinh trong họng miệng. Chỉ đánh răng hàng ngày sau ăn.

• Nếu bệnh dạ dày chưa ổn định, vẫn còn đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua phải nội soi dạ dày trở lại, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tiêu hóa cho hết bệnh dạ dày.

• Nội soi mũi, vòm mũi họng ở bác sĩ Tai mũi họng kiểm tra xem có bị bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính hay chảy đàm dịch vào cổ hay không. Nếu có phải chữa dứt điểm các bệnh này.

• Uống các thuốc sau đây 1 tuần:

1. Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối.

2. Decontractyl 250 mg, ngày 6 viên chia 3 lần, mỗi lần 2 viên.

3. Stilnox 10mg, 2 viên/ ngày.

4. Dorithricin ngậm 3 ngày, ngày 3 viên chia 3 lần.

Chúc sức khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Cách chữa hết đau họng


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Xin bác sĩ giúp em! Em tên Nguyễn Hồ Nam, năm nay em 22 tuổi. Gần 7 tháng nay em thuờng xuyên bị đau họng và ho, dùng thuốc mà không khỏi. Xin bác sĩ cho em biết thuốc nào chữa hết đau họng ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Viêm họng là bệnh rất thường gặp, xảy ra do tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc họng. Vì họng là cửa ngõ của đường tiêu hóa và đường hô hấp nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vùng họng cũng rất giàu tổ chức liên kết và bạch huyết như VA, amiđan, lưỡi và khẩu cái. Viêm họng có nhiều hình thái triệu chứng khác nhau, tùy theo đặc trưng của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virut…), tiến triển của bệnh hoặc lứa tuổi. Viêm họng đỏ thông thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng viêm VA thường chỉ gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, còn viêm amiđan thì gặp ở tuổi lớn hơn từ 6 đến 15 tuổi, song cũng có thể gặp ở người lớn.

Viêm họng nếu không được chữa trị hợp lý thì sẽ dễ trở thành viêm họng mãn tính, viêm họng hạt. Không rõ bạn đã chữa trị thuốc gì, tự sử dụng hay do bác sĩ kê đơn. Một số lí do khiến viêm họng kéo dài lâu khỏi là do sức đề kháng của cơ thể bạn giảm sút, do tính chất môi trường làm việc như phải nói nhiều, tiếp xúc với môi trường lạnh hay ô nhiễm khói bụi (đặc biệt là khói thuốc lá) thường xuyên. Bên cạnh đó, nếu bạn thường làm việc quá sức, tâm lý căng thẳng, cơ thể mệt mỏi làm sức đề kháng suy giảm thì bệnh cũng sẽ lâu khỏi. Bạn cần chữa trị dứt điểm viêm họng để tránh bệnh chuyển sang mãn tính khó chữa trị.

Nếu bạn đã đi khám bệnh và được bác sĩ kê đơn trước đó, nhưng bệnh chưa khỏi thì cần tái khám để bác sĩ khám đánh giá lại tổn thương thực thể hiện tại, ngoáy họng lấy vi khuẩn làm xét nghiệm kháng sinh đồ để có thể kê đơn thuốc chính xác. Nếu bạn chưa đi khám bệnh và mới chỉ tự ý uống thuốc thì nên ngừng thuốc đang dùng, đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được kê đơn chữa trị. Bên cạnh việc uống thuốc, bạn cần giữ ấm vùng cổ, thường xuyên súc họng bằng nước muối sinh lý, không hút thuốc lá, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, uống đủ nước mỗi ngày, sắp xếp công việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể khỏe mạnh, có sức chống đỡ với bệnh tật.

Chúc bạn mau khỏe!

Họng nổi hạt lên đau rát, khạc đờm thấy có ít máu chữa trị thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ, cháu bị ốm sau đó họng có nổi hạt lên đau rát, khiến cháu cảm giác khô họng và mũi. Cháu lấy nước lã đổ vào mũi hít sâu vào đến họng để bớt khô. Nhưng hôm sau, khi cố khạc đờm ở mũi xuống cháu thấy có ít máu. Giờ cháu thấy chỗ mũi thông với họng đau. Cháu phải làm sao? Mong bác sĩ giải đáp giúp.

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào cháu!

Với triệu chứng bệnh của cháu, cháu bị viêm họng hạt, cháu nên đi khám bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chữa trị bệnh viêm họng hạt. Còn khạc đờm ở mũi có ít máu, theo tôi do cháu cố khạc làm tăng áp lực nên cháu bị giãn mao mạch nhỏ ở mũi nên bị chảy máu nên cháu không lo cháu bị bệnh ở mũi. Để phòng bệnh viêm họng cháu cũng nên thường xuyên vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý cũng giúp giảm ho và giảm viêm họng hạt.

Chúc sức khỏe!

Bị đau họng, nuốt vướng và đau dưới dái tai, dịch mũi có máu phải chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: hoaan

Chào bác sĩ.

Tôi năm nay 23 tuổi. 1 tháng trở lại đây tôi bị đau họng, nuốt vướng, cổ họng khô và đau tai, hạch không sưng đỏ nhưng hơi đau. Tôi đi khám thì bác sĩ nói bị viêm họng, viêm hạch và cho thuốc. Sau đó mấy ngày tôi bị đau mũi và dịch mũi có máu. Tôi có đi tái khám và bác sĩ chẩn đoán viêm mũi và uống thêm 3 ngày thuốc. Bây giờ họng tôi vẫn đau, nuốt vướng và đau dưới dái tai, dịch mũi còn có máu. Tôi rất lo lắng vì việc này. Mong bác sĩ cho biết thêm về bệnh của tôi.

Tôi xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Bạn bị viêm mũi họng và phản ứng viêm sang hạch, đã được bác sĩ khám và chữa trị. Tuy nhiên bệnh vẫn chưa khỏi. Hiện tại họng bạn vẫn đau, nuốt vướng và đau dưới dái tai, dịch mũi còn có máu. Như vậy bạn cần phải thay đổi thuốc uống đặc biệt là thuốc kháng sinh. Bạn nên tái khám bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ chữa trị thích hợp. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm nuôi cấy dịch họng để làm kháng sinh đồ, sau đó uống thuốc phù hợp.

Nếu không đỡ bạn có thể uống phối hợp thêm thuốc tăng cường miễn dịch như Broncho-vacxom loại của người lớn ngày 1 viên trước ăn. Tuy nhiên việc làm sạch tại chỗ tai mũi họng cũng vô cùng quan trọng. Bạn có thể sử dụng khí dung nước muối hàng ngày kết hợp với khí dung thuốc. Bạn không nên xì mũi quá mạnh để tránh đưa những nhiễm trùng xâm nhập vào tai hoặc xương chũm. Các biện pháp tắm nước nóng, tắm nắng, tắm khí và các loại hình tập luyện để tăng cường hệ tim mạch và bộ máy hô hấp, giúp cơ thể tạo ra những phản ứng bình thường. Trong thời tiết lạnh và khô hanh, bạn luôn đeo khẩu trang để giữ ấm và ẩm vùng mũi họng thì bệnh mới nhanh khỏi và ít tái phát.

Chúc bạn mạnh khỏe!

chữa đau họng hạt


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cho em hỏi bác sĩ có cách nào chữa đau họng hạt không? Bệnh này hành hạ em hơn mười năm nay rồi. Bác sĩ giúp em với.

Cám ơn bác sĩ!

Chào bạn!

Hễ cứ họng khó chịu 1 tý, đau đau một tý, nuốt vướng 1 tý, đàm cổ 1 tý, ngứa cổ 1 tý, ho 1 ít, kéo dài 1 tuần ra hiệu thuốc gần nhà mua vài chục ngàn uống, không hết, khi đi khám sẽ được bác sĩ gọi là viêm họng mãn tính. Bệnh này nhiều khi không cần bác sĩ Tai mũi họng khám hay cho thuốc, tự nhiên sẽ hết nhưng cũng có khi bệnh kéo dài từ năm này qua năm khác, chữa kiểu gì cũng không hết như tình huống của bạn.

Chữa viêm họng kiểu như của bạn cần tổng hợp nhiều phương pháp, không chỉ uống thuốc. Bây giờ phải làm gì đây?

1.Thay đổi thói quen sống và luyện tập cơ thể:

• Trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không: ăn nóng, uống lạnh, cay, chua, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

• Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày “mồ hôi phải ra ướt một cái áo thể thao”. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm.

• Không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu hơn 2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ hơn 27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng.

• Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, học hành làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 giờ/đêm.

• Không được ăn xong nằm ngay tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch Acid dạ dày lên họng gây khô họng, nóng cổ, viêm họng. Chỉ nằm sau ăn 2 giờ. Không ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng, nên ”đi ngủ với 1 cái bụng trống rỗng”.

• Tránh thức khuya và không nên quá lo lắng về bệnh gây phản ứng tâm lý không tốt kiểu như “hay là mình bị ung thư mà bác sĩ chưa tìm ra?”… làm cho bệnh ngày một nặng hơn. Nếu bị stress kéo dài do áp lực công việc, học hành nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý để tìm cách vượt qua các rối loạn tâm lý. Chữa trị trầm cảm nếu có.

2. Thuốc:

• Bỏ tất cả các thuốc súc họng, súc miệng nếu có kể cả nước muối. Dùng kéo dài các thuốc này gây tác động không tốt đến môi trường vi sinh vật cộng sinh trong họng miệng. Chỉ đánh răng hàng ngày sau ăn.

• Nếu bệnh dạ dày chưa ổn định, vẫn còn đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua phải nội soi dạ dày trở lại, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tiêu hóa cho hết bệnh dạ dày.

• Nội soi mũi, vòm mũi họng ở bác sĩ Tai mũi họng kiểm tra xem có bị bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính hay chảy đàm dịch vào cổ hay không. Nếu có phải chữa dứt điểm các bệnh này.

• Uống các thuốc sau đây 1 tuần:

1. Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối.

2. Decontractyl 250 mg, ngày 6 viên chia 3 lần, mỗi lần 2 viên.

3. Stilnox 10mg, 2 viên/ ngày.

4. Dorithricin ngậm 3 ngày, ngày 3 viên chia 3 lần.

Chúc sức khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl