Hỏi Bác Sĩ -
Đứt dây chằng chéo trước là do đâu? Nên làm sao nếu gặp phải trường hợp đó? Bài viết dưới đây sẽ trả lời giúp bạn.
Bị đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không?
Câu hỏi bởi: Thien
Chào bác sĩ
Em năm nay 27 tuổi, là nam. Trong 1 buổi đá bóng em bị chấn thương và chụp MRI và có kết quả:
Đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước.
Đứt bán phần 1/3 dưới dây chằng chéo sau.
Rách sừng sau sụn chêm ngoài.
Dập xương lồi cầu đùi ngoài và mâm chày ngoài.
Tụ dịch + có plica khới gối.
Kính nhờ bác sĩ giải đáp giùm em phải điều trị như thế nào? Em bị chấn thương vào ngày 8-1-2015. Nếu phải mổ thì em chờ tới cuối tháng 3 này được không ạ? Và có tác động gì nếu để thời gian quá lâu như vậy không bác sĩ?
Em cám ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Chấn thương khớp gối có đứt các dây chằng chéo trước và chéo sau sẽ cần phải mổ để tái tạo lại dây chằng, nếu không khớp gối sẽ bị mất vững, đi lại và vận động sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, đây là phẫu thuật có thể trì hoãn, cần phải chữa trị ổn định tình trạng tụ dịch khớp gối và các tổn thương phối hợp sau đó mới tiến hành phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo. Do vậy, bạn có thể trì hoãn mổ tới cuối tháng 3.
Còn đối với hiện tượng tràn dịch khớp gối, nếu lượng dịch nhiều thì cần phải được chọc hút dịch và sau đó cần nẹp bất động để tránh tràn dịch tái phát. Phẫu thuật tái tạo các dây chằng chéo được thực hiện bằng phương pháp mổ nội soi khớp gối. Phẫu thuật này là kĩ thuật tương đối phức tạp nên chỉ một số các cơ sở y tế lớn, chuyên khoa sâu mới có thể triển khai được.
Chúc bạn khỏe!
Phương pháp giúp chân bị đứt dây chằng chéo trước và trong trở lại bình thường
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em tên Thi. Em bị đứt dây chằng chéo trước và trong (do bị tai nạn xe) và đã mổ cách đây hơn 6 tháng. Em cũng đã tập vật lý trị liệu và tập thêm gym, lúc nằm sấp thì co chân vô được hết, nhưng khi hết tập thì chân co vô hơi bị cứng và ngồi xổm hơi khó và đau, nên em không ngồi như bình thường lúc trước được, hơi khuỵ chân xuống thì hơi run, không vững bằng chân còn lại và vẫn còn teo so với chân còn lại. Hiện giờ em không còn tập nữa vì đi lại như bình thường rồi. Vậy có cách nào giúp chân trở lại như trước được không ạ? Bao lâu em đi xe máy lại được và nhảy dance lại được ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Các triệu chứng của em cho thấy khớp gối của em vẫn còn cứng và chưa vững, chân bị thương vẫn còn teo nhỏ hơn chân bên kia. Vì vậy em vẫn cần tiếp tục tập vật lý trị liệu, sử dụng đắp nến, sóng ngắn, xoa bóp để làm mềm khớp gối. Em cần luyện tập các bài tập để tăng biên độ gấp duỗi chi được tối đa, tập đến khi co duỗi được tự nhiên bình thường. Các bài tập như tập xuống tấn, tập ngồi xổm, tập lên xuống cầu thang, tập gấp duỗi chủ động khớp gối tối đa, có thể nhờ người giúp đỡ trong khi gấp duỗi gối để đạt tối đa, tập chạy với tốc độ tăng dần, nhưng không chạy vòng, không xoay khớp gối. Hiện giờ em có thể đi xe máy được, tuy nhiên em chưa nhảy dance được vì động tác đòi hỏi phải xoay khớp gối, khi nào chân em trở lại bình thường mới nhảy được.
Chúc em mau bình phục.
Đứt dây chàng chéo trước đầu gối
Câu hỏi bởi: Bình
Thưa bác sỹ, hiện nay tôi 37t, quê ở nghệ an. Vừa rồi tôi chơi bóng đá bị đau đầu gối trái, có đi chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện đuợc bác sỹ thông báo là đứt dây chàng chéo trước, tran dịch nên phải mổ để nôi lại. Để yên tâm, tôi muốn đi ra bệnh viện 108 để phẫu thuật. Xin bác sỹ cho biết chị phí phẫu thuật hiện nay là bao nhiêu a(tôi có bhyt)? Thời gian lưu trú tai bệnh viện sau phẫu thuật? Tôi muốn đuợc bác sỹ chuyên ngành giỏi phẫu thuật thì phải làm những thủ tục gì? Rất mong đuợc sư tư vấn của bác sỹ trong thời gian sớm nhất.(dư kiến cuối tháng 8/2016 tôi sẽ đi phẫu thuật). Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trước đây, người ta thường chờ đến khi người bệnh có dấu hiệu lỏng gối mới mổ tái tạo dây chằng, hiện nay là mổ sớm, trước khi cơ đùi bị teo, điều này sẽ giúp phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật tốt hơn. Trước đây phẫu thuật là mổ hở, nối lại dây chằng chéo trước nhưng tỉ lệ thành công không cao, vết nối dễ đứt lại việc thực hiện ca mổ phức tạp, hậu phẫu nặng nề. Hiện nay được thay thể bằng phương pháp tái tạo dây chằng chéo trước qua nội soi khớp gối . Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và được áp dụng rộng rãi thay thế phương pháp mổ mở. Trong phương pháp này bác sĩ sẽ lấy một phần sợi gân bánh chè hay hai sợi gân chân ngỗng ở gối để thay thế dây chằng đã bị đứt. Qua hai ngả nội soi nhỏ ở gối, bác sĩ sẽ tạo ra hai đường hầm ở đùi và mâm chày, sau đó sẽ luồn sợi gân thay thế vào hai đường hầm này và cố định bằng vít hay treo gân… Với phương pháp nội soi này, chỉ có 2 lỗ nhỏ, mỗi lỗ 3-5mm nên người bệnh giảm đau đớn, phục hồi sớm, khả năng nhiễm trùng cũng giảm. Sau 1 – 2 ngày là có thể tập gập duỗi khớp.
Hiện nay, chi phí cho một ca mổ này khoảng 20 triệu nhưng được bảo hiểm y tế thanh toán 50%.
Kỹ thuật “tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối qua nội soi” hiện nay được chuyển giao cho 31 bệnh viện tuyến tỉnh và đã vận hành tốt. Vì vậy bạn có thể đến bệnh viện thành phố Vinh để mổ không cần phải ra bệnh viện trung ương như Việt Đức, Bạch Mai. Bệnh viện 108, hoặc bệnh viện trung ương Huế.
Với kỹ thuật này thời gian nằm viện không kéo dài:
+ Ngày đầu sau mổ tập gồng cơ tứ đầu, cử động bàn và các ngón chân.
+ Ngày thứ hai sau mỗ: rút dẫn lưu, tập gấp duỗi gối trong khả năng, đi lại bằng hai nạng không chống chân đau.
+ Tiếp tục tập gồng cơ tứ đầu, gấp duỗi gối, cử động bàn chân, đi hai nạng không chống chân đau đến 4 tuần. Khi đi mang nẹp duỗi gối.
+ Sau đó đi hai nạng chống nhẹ chân đau đến hết tuần thứ 6, bỏ nạng tập dáng đi bình thường. Tập mạnh cơ tứ đầu đùi, đạp xe đạp không cản lực.
+ Tiếp tục tập mạnh cơ tứ đầu đùi bằng đá tạ tăng dần từ 1 đến 2kg. tập đạp xe đạp có kháng lực thấp.
+ Sau 6 tháng sau mổ có thể trở lại sinh hoạt bình thường và chơi lại môn thể thao mình yêu thích. Như vậy thời gian nằm viện sẽ không kéo dài có thể xuất viện ngay sau mổ vài ngày và về chăm sóc y tế tại địa phương và tập theo đúng quy trình
Hy vọng tư vấn trên giúp ích cho bạn.
Đứt dây chằng chéo trước khi bị đá bóng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Ngô Việt Hải
Xin chào Bác sĩ.
Em là nam, năm nay 19 tuổi. Hơn 2 tháng trước em có bị chấn thương đầu gối trái trong khi đá bóng, lúc đầu em cứ nghĩ chắc là bị bông gân để vài tuần là khỏi nên em không đi khám bác sĩ, 1 tháng sau thì em đi lại được bình thường, chạy nhẹ được nhưng không buông sức được như lúc trước, vân động mạnh dùng chân trái để trụ thì lại bị trật lại rất đau nhưng 1 lúc sau lại khỏi nên mấy hôm trước em quyết định đi khám ở bệnh viện 198, bác sĩ kết luận em bị đứt dây chằng chéo trước và phải mổ, nhưng chưa đầy 2 tháng nữa em sắp lại đi du học nên chưa thể mổ ngay được, vậy em xin hỏi bác sĩ là liệu em có để đến hè rồi mổ được không ạ. Và việc để lâu như thế chân của em có thể phục hồi như lúc đầu được không ạ. Em chưa chụp cộng hưởng từ thì có nên đi chụp để biết chính xác hơn không ạ.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Duyên
Chào em.
Em vẫn nên đi chụp cộng hưởng từ khớp gối để biết chính xác mức độ tổn thương dây chằng. Khi em vận động mạnh thì chân trái không trụ được bị trượt, do đó chắc chắn em phải mổ để tái tạo dây chằng. Tuy nhiên em đi lại bình thường được, không đau, gối không lỏng do đó có thể hoãn mổ lại đến hè được. Nếu khớp gối lỏng lẻo khi đi lại thì để lâu sẽ có thể bị rách sụn chêm, bong sụn khớp, nhưng nếu em đi bình thường được thì không sợ vấn đề đó. Em cần chú ý không chạy nhảy, vận động mạnh, cần giữ gìn chân trái cho đến khi mổ. Có thể em nên dùng băng thun cuốn vào gối trái khi đi lại cho yên tâm.
Chúc em mạnh khỏe.
Đứt dây chằng chéo trước và sau khớp gối sau 1 tháng mới phẫu thuật có được không?
Câu hỏi bởi: Minh Khuê
Chào bác sĩ!
Tôi là nữ, năm nay 33 tuổi. Cách đây 6 ngày tôi bị té xe, sưng và đau ở khớp gối trái, tôi đi chụp MRI. Kết quả đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau (gối trái) được chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng. Xin hỏi bác sĩ do tôi đang đi học sau đại học, nên định để khoảng một tháng nữa mới phẫu thuật có được không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn!
Phần lớn các tình huống đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước phần lớn khó hồi phục nếu không được phẫu thuật. Nếu có dấu hiệu khớp gối lỏng lẻo thì bạn cần phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh các tổn thương thứ phát như rách sụn chêm, bong sụn khớp…
Thân mến chào bạn!
Đứt dây chằng chéo trước là do đâu? Nên làm sao nếu gặp phải trường hợp đó? Bài viết dưới đây sẽ trả lời giúp bạn.
Bị đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không?
Câu hỏi bởi: Thien
Chào bác sĩ
Em năm nay 27 tuổi, là nam. Trong 1 buổi đá bóng em bị chấn thương và chụp MRI và có kết quả:
Đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước.
Đứt bán phần 1/3 dưới dây chằng chéo sau.
Rách sừng sau sụn chêm ngoài.
Dập xương lồi cầu đùi ngoài và mâm chày ngoài.
Tụ dịch + có plica khới gối.
Kính nhờ bác sĩ giải đáp giùm em phải điều trị như thế nào? Em bị chấn thương vào ngày 8-1-2015. Nếu phải mổ thì em chờ tới cuối tháng 3 này được không ạ? Và có tác động gì nếu để thời gian quá lâu như vậy không bác sĩ?
Em cám ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Chấn thương khớp gối có đứt các dây chằng chéo trước và chéo sau sẽ cần phải mổ để tái tạo lại dây chằng, nếu không khớp gối sẽ bị mất vững, đi lại và vận động sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, đây là phẫu thuật có thể trì hoãn, cần phải chữa trị ổn định tình trạng tụ dịch khớp gối và các tổn thương phối hợp sau đó mới tiến hành phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo. Do vậy, bạn có thể trì hoãn mổ tới cuối tháng 3.
Còn đối với hiện tượng tràn dịch khớp gối, nếu lượng dịch nhiều thì cần phải được chọc hút dịch và sau đó cần nẹp bất động để tránh tràn dịch tái phát. Phẫu thuật tái tạo các dây chằng chéo được thực hiện bằng phương pháp mổ nội soi khớp gối. Phẫu thuật này là kĩ thuật tương đối phức tạp nên chỉ một số các cơ sở y tế lớn, chuyên khoa sâu mới có thể triển khai được.
Chúc bạn khỏe!
Phương pháp giúp chân bị đứt dây chằng chéo trước và trong trở lại bình thường
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em tên Thi. Em bị đứt dây chằng chéo trước và trong (do bị tai nạn xe) và đã mổ cách đây hơn 6 tháng. Em cũng đã tập vật lý trị liệu và tập thêm gym, lúc nằm sấp thì co chân vô được hết, nhưng khi hết tập thì chân co vô hơi bị cứng và ngồi xổm hơi khó và đau, nên em không ngồi như bình thường lúc trước được, hơi khuỵ chân xuống thì hơi run, không vững bằng chân còn lại và vẫn còn teo so với chân còn lại. Hiện giờ em không còn tập nữa vì đi lại như bình thường rồi. Vậy có cách nào giúp chân trở lại như trước được không ạ? Bao lâu em đi xe máy lại được và nhảy dance lại được ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Các triệu chứng của em cho thấy khớp gối của em vẫn còn cứng và chưa vững, chân bị thương vẫn còn teo nhỏ hơn chân bên kia. Vì vậy em vẫn cần tiếp tục tập vật lý trị liệu, sử dụng đắp nến, sóng ngắn, xoa bóp để làm mềm khớp gối. Em cần luyện tập các bài tập để tăng biên độ gấp duỗi chi được tối đa, tập đến khi co duỗi được tự nhiên bình thường. Các bài tập như tập xuống tấn, tập ngồi xổm, tập lên xuống cầu thang, tập gấp duỗi chủ động khớp gối tối đa, có thể nhờ người giúp đỡ trong khi gấp duỗi gối để đạt tối đa, tập chạy với tốc độ tăng dần, nhưng không chạy vòng, không xoay khớp gối. Hiện giờ em có thể đi xe máy được, tuy nhiên em chưa nhảy dance được vì động tác đòi hỏi phải xoay khớp gối, khi nào chân em trở lại bình thường mới nhảy được.
Chúc em mau bình phục.
Đứt dây chàng chéo trước đầu gối
Câu hỏi bởi: Bình
Thưa bác sỹ, hiện nay tôi 37t, quê ở nghệ an. Vừa rồi tôi chơi bóng đá bị đau đầu gối trái, có đi chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện đuợc bác sỹ thông báo là đứt dây chàng chéo trước, tran dịch nên phải mổ để nôi lại. Để yên tâm, tôi muốn đi ra bệnh viện 108 để phẫu thuật. Xin bác sỹ cho biết chị phí phẫu thuật hiện nay là bao nhiêu a(tôi có bhyt)? Thời gian lưu trú tai bệnh viện sau phẫu thuật? Tôi muốn đuợc bác sỹ chuyên ngành giỏi phẫu thuật thì phải làm những thủ tục gì? Rất mong đuợc sư tư vấn của bác sỹ trong thời gian sớm nhất.(dư kiến cuối tháng 8/2016 tôi sẽ đi phẫu thuật). Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trước đây, người ta thường chờ đến khi người bệnh có dấu hiệu lỏng gối mới mổ tái tạo dây chằng, hiện nay là mổ sớm, trước khi cơ đùi bị teo, điều này sẽ giúp phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật tốt hơn. Trước đây phẫu thuật là mổ hở, nối lại dây chằng chéo trước nhưng tỉ lệ thành công không cao, vết nối dễ đứt lại việc thực hiện ca mổ phức tạp, hậu phẫu nặng nề. Hiện nay được thay thể bằng phương pháp tái tạo dây chằng chéo trước qua nội soi khớp gối . Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và được áp dụng rộng rãi thay thế phương pháp mổ mở. Trong phương pháp này bác sĩ sẽ lấy một phần sợi gân bánh chè hay hai sợi gân chân ngỗng ở gối để thay thế dây chằng đã bị đứt. Qua hai ngả nội soi nhỏ ở gối, bác sĩ sẽ tạo ra hai đường hầm ở đùi và mâm chày, sau đó sẽ luồn sợi gân thay thế vào hai đường hầm này và cố định bằng vít hay treo gân… Với phương pháp nội soi này, chỉ có 2 lỗ nhỏ, mỗi lỗ 3-5mm nên người bệnh giảm đau đớn, phục hồi sớm, khả năng nhiễm trùng cũng giảm. Sau 1 – 2 ngày là có thể tập gập duỗi khớp.
Hiện nay, chi phí cho một ca mổ này khoảng 20 triệu nhưng được bảo hiểm y tế thanh toán 50%.
Kỹ thuật “tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối qua nội soi” hiện nay được chuyển giao cho 31 bệnh viện tuyến tỉnh và đã vận hành tốt. Vì vậy bạn có thể đến bệnh viện thành phố Vinh để mổ không cần phải ra bệnh viện trung ương như Việt Đức, Bạch Mai. Bệnh viện 108, hoặc bệnh viện trung ương Huế.
Với kỹ thuật này thời gian nằm viện không kéo dài:
+ Ngày đầu sau mổ tập gồng cơ tứ đầu, cử động bàn và các ngón chân.
+ Ngày thứ hai sau mỗ: rút dẫn lưu, tập gấp duỗi gối trong khả năng, đi lại bằng hai nạng không chống chân đau.
+ Tiếp tục tập gồng cơ tứ đầu, gấp duỗi gối, cử động bàn chân, đi hai nạng không chống chân đau đến 4 tuần. Khi đi mang nẹp duỗi gối.
+ Sau đó đi hai nạng chống nhẹ chân đau đến hết tuần thứ 6, bỏ nạng tập dáng đi bình thường. Tập mạnh cơ tứ đầu đùi, đạp xe đạp không cản lực.
+ Tiếp tục tập mạnh cơ tứ đầu đùi bằng đá tạ tăng dần từ 1 đến 2kg. tập đạp xe đạp có kháng lực thấp.
+ Sau 6 tháng sau mổ có thể trở lại sinh hoạt bình thường và chơi lại môn thể thao mình yêu thích. Như vậy thời gian nằm viện sẽ không kéo dài có thể xuất viện ngay sau mổ vài ngày và về chăm sóc y tế tại địa phương và tập theo đúng quy trình
Hy vọng tư vấn trên giúp ích cho bạn.
Đứt dây chằng chéo trước khi bị đá bóng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Ngô Việt Hải
Xin chào Bác sĩ.
Em là nam, năm nay 19 tuổi. Hơn 2 tháng trước em có bị chấn thương đầu gối trái trong khi đá bóng, lúc đầu em cứ nghĩ chắc là bị bông gân để vài tuần là khỏi nên em không đi khám bác sĩ, 1 tháng sau thì em đi lại được bình thường, chạy nhẹ được nhưng không buông sức được như lúc trước, vân động mạnh dùng chân trái để trụ thì lại bị trật lại rất đau nhưng 1 lúc sau lại khỏi nên mấy hôm trước em quyết định đi khám ở bệnh viện 198, bác sĩ kết luận em bị đứt dây chằng chéo trước và phải mổ, nhưng chưa đầy 2 tháng nữa em sắp lại đi du học nên chưa thể mổ ngay được, vậy em xin hỏi bác sĩ là liệu em có để đến hè rồi mổ được không ạ. Và việc để lâu như thế chân của em có thể phục hồi như lúc đầu được không ạ. Em chưa chụp cộng hưởng từ thì có nên đi chụp để biết chính xác hơn không ạ.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Duyên
Chào em.
Em vẫn nên đi chụp cộng hưởng từ khớp gối để biết chính xác mức độ tổn thương dây chằng. Khi em vận động mạnh thì chân trái không trụ được bị trượt, do đó chắc chắn em phải mổ để tái tạo dây chằng. Tuy nhiên em đi lại bình thường được, không đau, gối không lỏng do đó có thể hoãn mổ lại đến hè được. Nếu khớp gối lỏng lẻo khi đi lại thì để lâu sẽ có thể bị rách sụn chêm, bong sụn khớp, nhưng nếu em đi bình thường được thì không sợ vấn đề đó. Em cần chú ý không chạy nhảy, vận động mạnh, cần giữ gìn chân trái cho đến khi mổ. Có thể em nên dùng băng thun cuốn vào gối trái khi đi lại cho yên tâm.
Chúc em mạnh khỏe.
Đứt dây chằng chéo trước và sau khớp gối sau 1 tháng mới phẫu thuật có được không?
Câu hỏi bởi: Minh Khuê
Chào bác sĩ!
Tôi là nữ, năm nay 33 tuổi. Cách đây 6 ngày tôi bị té xe, sưng và đau ở khớp gối trái, tôi đi chụp MRI. Kết quả đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau (gối trái) được chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng. Xin hỏi bác sĩ do tôi đang đi học sau đại học, nên định để khoảng một tháng nữa mới phẫu thuật có được không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn!
Phần lớn các tình huống đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước phần lớn khó hồi phục nếu không được phẫu thuật. Nếu có dấu hiệu khớp gối lỏng lẻo thì bạn cần phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh các tổn thương thứ phát như rách sụn chêm, bong sụn khớp…
Thân mến chào bạn!
Theo ViCare