Hỏi Bác Sĩ -
Dù bó bột là một trong những biện pháp được đánh giá cao trong việc điều trị các vấn đề về cơ xương khớp nhưng không ít người vẫn rất băn khoăn có nên thực hiện nó hay không? Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn có được lựa chọn đúng đắn nhất!
Ngã cầu thang, bị sưng ở ngón tay út, có thể uống thuốc mà không cần bó bột được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ.
Tôi năm nay 38 tuổi, vô tình bị trượt ngã khi bước xuống cầu thang, hậu quả do chống tay đỡ cơ thể nên đã bị sưng ở vùng ngón tay út phải. Khoảng 2 tuần tôi thấy không sưng nữa nhưng vẫn cảm giác đau ở vùng đó, khoảng 25 ngày sau tôi đi chụp X-quang. Bác sĩ nói tôi bị gãy nền xương bàn 5 (p) mà lúc đó tôi thấy không còn sưng nữa, chỉ cảm giác hơi đau khi sờ vào vùng đấy. Xin hỏi quý bác sĩ liệu tôi cứ để như vậy mà chỉ dùng thuốc, không bó bột liệu có sao không?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn,
Bạn có thể không bó bột nhưng nên dùng băng vải băng ép bàn tay nhằm hạn chế di động xương bị gãy, tránh lao động nặng hoặc vận động nhiều bàn tay phải. Xương vẫn có thể lành lại khi không cố định bằng bó bột.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chân bị đau sau khi đá trúng xương cùi chỏ của bạn phải làm gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ
Cháu học võ và có tập đá, vô tình trong lúc tập thì đá trúng xương cùi chỏ của bạn. Lúc mới bị thì chân hơi đau, vẫn tiếp tục đá được nhưng đi lại thì hơi cà nhắc. Cháu nghĩ chỉ bị sơ nên vẫn tiếp tục đá, không sưng, không bị vết thương ngoài da. Sáng ngủ dậy thì chân đau hơn, không làm gì thì không đau nhưng đi hoặc duỗi chân ra thì đau lắm, đau phần dưới bàn chân, ngay gần mấy khớp ngón chân, ngón chân vẫn co duỗi được nhưng khi đi lại thì đau lắm. Cho cháu hỏi là mua thuốc uống được không hay phải đi chụp X-quang ạ? Và nếu có bị liên quan gì tới xương thì có phải bó bột không ạ?
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Ngón chân của em vẫn cử động được, em vẫn đi lại được cho nên nhiều khả năng đây chỉ là chấn thương phần mềm. Em cần hạn chế đi lại, hạn chế cử động bàn chân bị thương. Có thể uống thuốc giảm đau Mofen 400mg uống 3 viên, một ngày chia 3 lần sau ăn. Nếu sau một tuần tình trạng đau không đỡ thì em cần đi chụp X-quang xem xương có tổn thương không.
Chúc em mạnh khỏe.
Mổ nẹp vít mâm chày
Câu hỏi bởi: Hải
Gíup em với ạ . E bị gẫy mâm chày gối phải. Em đã mổ nẹp vít . Hôm e ra viện không gặp được bác sĩ. Hỏi có a bảo vào bó bột rồi về . E muốn hỏi là mổ nẹp vít rồi có phải bó bột không ạ . Và thời gian bó là bao lâu ạ. Lịch hẹn khám lại sau 3 tuần e có thể khám ở địa phương không ạ . Mong bác sĩ giúp e . E cảm ơn
Bác sĩ Vương Hữu Định
Chào bạn Hải
Bạn đã mổ nẹp vít mâm chày thì thường không cần phải bó bột nửa, vì bó bột thì không cần nẹp vít.
Bạn nên tập vật lý trị liệu để phục hối chức năng, bạn nên khám định kỳ để bác sĩ phẫu thuật tư vấn cho bạn, vì từng giai đoạn có những bài tập chức năng khác nhau.
Chúc bạn sức khỏe
Bác sĩ Vương Hữu Định
Chào bạn,
Vì ở mâm chày là xương xốp nên sau phẫu thuật kết xương bệnh nhân không được phép đi chống chân ngay sau phẫu thuật do mâm chày sẽ bị bung ra dưới sức nặng của cơ thể. Thời gian để xương liền khoảng ba tháng vì vậy sau ba tháng bệnh nhân mới được phép đi chống chân xuống đất và tăng lực chống chân dần dần cho đến khi chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể mà không gây đau.
Tùy theo loại gãy xương, kiểu kết xương và trọng lượng bệnh nhân mà thời gian được phép đi chống chân có thể thay đổi nhưng không được dưới ba tháng. Thời gian bình phục để có thể đi lại bình thường, gấp duỗi gối bình thường thông thường khoảng 6 – 8 tháng.
Tháng thứ 2 này bạn nên đi hai nạng với chân lành, bạn nên đặt chân mổ trên mặt đất khi đã đứng ồn định.
Tháng thứ 3 bạn có thể đứng chịu lực trên chân mổ khoảng 25 đến 30% trong lượng cơ thề.
Tháng thứ 4 bạn có thề đi lại 2 nạng với 2 chân, chân mổ chịu trọng lượng cơ thề khoảng 25 -30% và thời gian ngắn hơn chân lành. Sau đó bạn tập dần cho đến khi đạt đến 100% trong lượng cơ thể
Chúc bạn sức khỏe!
Tự ý tháo bột bàn chân rồi bó lại có sao không?
Câu hỏi bởi: hoàng mai
Chào bác sĩ!
Cháu là Mai, cháu năm nay 24 tuổi, cách đây 2 tuần cháu bị ngã khi đi giầy. Đi chụp X-quang thì bác sĩ nói bị rạn đầu gần xương bàn chân số 5, rồi bó bộ cho cháu, nhưng bác chỉ bó bột phần lòng bàn chân. Đầu tiên bác sĩ dùng giấy, quấn vòng quanh bàn chân, sau đó bó bột phần lòng bàn chân, rồi dùng băng chun để cố định. Cháu hỏi thế lúc tắm thì sao ạ, bác sĩ bảo có thể tháo ra, rồi bó lại, nhưng cháu không tháo. Hôm qua, cháu bó được 2 tuần, thì có tháo bột ra để vệ sinh chân, rồi lại bó lai, cháu cũng quấn giấy, làm giống bác sĩ hướng dẫn, như thế có sao không ạ? Có tác động gì đến việc chữa trị không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Bó bột để có tác dụng cố định, mục đích là để xương không di lệch tạo điều kiện cho xương gãy liền. Cháu chỉ bị rạn xương nhỏ, nếu sau khi tháo bột và cố định lại theo hướng dẫn của bác sĩ mà không làm thay đổi tác dụng cố định của bột thì cháu có thể yên tâm không làm tác động đến việc chữa trị. Ngươc lại cháu thấy bột lỏng, có tác dụng cố định không tốt, cháu cần đến bác sĩ để kiểm tra lại, lưu ý: không nên bó bột quá chặt.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Chân bị trẹo và rạn xương bài 5 ở bàn chân phải
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Năm nay cháu 17 tuổi. Hơn 10 ngày trước cháu bị bước hụt, bị trẹo và rạn xương bài 5 ở bàn chân phải. Cháu đi bó lá mất 10 ngày mà nó vẫn bị rạn. Hôm qua cháu đi chụp, bác sĩ bảo phải bó bột mất 6 tuần. Bác cho cháu hỏi chân cháu bó lâu thế có tác động gì không ạ? Chân cháu có bị teo do lâu không cử động không ạ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bị gãy rạn xương bàn chân bạn nên bó bột cố định để xương lành. Sau khi tháo bột cần vận động cổ chân để chống cứng khớp cổ chân. Hiện tượng khó hoặc đau khi gấp duỗi cổ chân sau bó bột thường giảm nhanh sau một thời gian tập. Thời gian bất động 6 tuần chưa thể gây cứng khớp cổ chân hoặc teo chân.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Dù bó bột là một trong những biện pháp được đánh giá cao trong việc điều trị các vấn đề về cơ xương khớp nhưng không ít người vẫn rất băn khoăn có nên thực hiện nó hay không? Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn có được lựa chọn đúng đắn nhất!
Ngã cầu thang, bị sưng ở ngón tay út, có thể uống thuốc mà không cần bó bột được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ.
Tôi năm nay 38 tuổi, vô tình bị trượt ngã khi bước xuống cầu thang, hậu quả do chống tay đỡ cơ thể nên đã bị sưng ở vùng ngón tay út phải. Khoảng 2 tuần tôi thấy không sưng nữa nhưng vẫn cảm giác đau ở vùng đó, khoảng 25 ngày sau tôi đi chụp X-quang. Bác sĩ nói tôi bị gãy nền xương bàn 5 (p) mà lúc đó tôi thấy không còn sưng nữa, chỉ cảm giác hơi đau khi sờ vào vùng đấy. Xin hỏi quý bác sĩ liệu tôi cứ để như vậy mà chỉ dùng thuốc, không bó bột liệu có sao không?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn,
Bạn có thể không bó bột nhưng nên dùng băng vải băng ép bàn tay nhằm hạn chế di động xương bị gãy, tránh lao động nặng hoặc vận động nhiều bàn tay phải. Xương vẫn có thể lành lại khi không cố định bằng bó bột.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chân bị đau sau khi đá trúng xương cùi chỏ của bạn phải làm gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ
Cháu học võ và có tập đá, vô tình trong lúc tập thì đá trúng xương cùi chỏ của bạn. Lúc mới bị thì chân hơi đau, vẫn tiếp tục đá được nhưng đi lại thì hơi cà nhắc. Cháu nghĩ chỉ bị sơ nên vẫn tiếp tục đá, không sưng, không bị vết thương ngoài da. Sáng ngủ dậy thì chân đau hơn, không làm gì thì không đau nhưng đi hoặc duỗi chân ra thì đau lắm, đau phần dưới bàn chân, ngay gần mấy khớp ngón chân, ngón chân vẫn co duỗi được nhưng khi đi lại thì đau lắm. Cho cháu hỏi là mua thuốc uống được không hay phải đi chụp X-quang ạ? Và nếu có bị liên quan gì tới xương thì có phải bó bột không ạ?
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Ngón chân của em vẫn cử động được, em vẫn đi lại được cho nên nhiều khả năng đây chỉ là chấn thương phần mềm. Em cần hạn chế đi lại, hạn chế cử động bàn chân bị thương. Có thể uống thuốc giảm đau Mofen 400mg uống 3 viên, một ngày chia 3 lần sau ăn. Nếu sau một tuần tình trạng đau không đỡ thì em cần đi chụp X-quang xem xương có tổn thương không.
Chúc em mạnh khỏe.
Mổ nẹp vít mâm chày
Câu hỏi bởi: Hải
Gíup em với ạ . E bị gẫy mâm chày gối phải. Em đã mổ nẹp vít . Hôm e ra viện không gặp được bác sĩ. Hỏi có a bảo vào bó bột rồi về . E muốn hỏi là mổ nẹp vít rồi có phải bó bột không ạ . Và thời gian bó là bao lâu ạ. Lịch hẹn khám lại sau 3 tuần e có thể khám ở địa phương không ạ . Mong bác sĩ giúp e . E cảm ơn
Bác sĩ Vương Hữu Định
Chào bạn Hải
Bạn đã mổ nẹp vít mâm chày thì thường không cần phải bó bột nửa, vì bó bột thì không cần nẹp vít.
Bạn nên tập vật lý trị liệu để phục hối chức năng, bạn nên khám định kỳ để bác sĩ phẫu thuật tư vấn cho bạn, vì từng giai đoạn có những bài tập chức năng khác nhau.
Chúc bạn sức khỏe
Bác sĩ Vương Hữu Định
Chào bạn,
Vì ở mâm chày là xương xốp nên sau phẫu thuật kết xương bệnh nhân không được phép đi chống chân ngay sau phẫu thuật do mâm chày sẽ bị bung ra dưới sức nặng của cơ thể. Thời gian để xương liền khoảng ba tháng vì vậy sau ba tháng bệnh nhân mới được phép đi chống chân xuống đất và tăng lực chống chân dần dần cho đến khi chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể mà không gây đau.
Tùy theo loại gãy xương, kiểu kết xương và trọng lượng bệnh nhân mà thời gian được phép đi chống chân có thể thay đổi nhưng không được dưới ba tháng. Thời gian bình phục để có thể đi lại bình thường, gấp duỗi gối bình thường thông thường khoảng 6 – 8 tháng.
Tháng thứ 2 này bạn nên đi hai nạng với chân lành, bạn nên đặt chân mổ trên mặt đất khi đã đứng ồn định.
Tháng thứ 3 bạn có thể đứng chịu lực trên chân mổ khoảng 25 đến 30% trong lượng cơ thề.
Tháng thứ 4 bạn có thề đi lại 2 nạng với 2 chân, chân mổ chịu trọng lượng cơ thề khoảng 25 -30% và thời gian ngắn hơn chân lành. Sau đó bạn tập dần cho đến khi đạt đến 100% trong lượng cơ thể
Chúc bạn sức khỏe!
Tự ý tháo bột bàn chân rồi bó lại có sao không?
Câu hỏi bởi: hoàng mai
Chào bác sĩ!
Cháu là Mai, cháu năm nay 24 tuổi, cách đây 2 tuần cháu bị ngã khi đi giầy. Đi chụp X-quang thì bác sĩ nói bị rạn đầu gần xương bàn chân số 5, rồi bó bộ cho cháu, nhưng bác chỉ bó bột phần lòng bàn chân. Đầu tiên bác sĩ dùng giấy, quấn vòng quanh bàn chân, sau đó bó bột phần lòng bàn chân, rồi dùng băng chun để cố định. Cháu hỏi thế lúc tắm thì sao ạ, bác sĩ bảo có thể tháo ra, rồi bó lại, nhưng cháu không tháo. Hôm qua, cháu bó được 2 tuần, thì có tháo bột ra để vệ sinh chân, rồi lại bó lai, cháu cũng quấn giấy, làm giống bác sĩ hướng dẫn, như thế có sao không ạ? Có tác động gì đến việc chữa trị không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Bó bột để có tác dụng cố định, mục đích là để xương không di lệch tạo điều kiện cho xương gãy liền. Cháu chỉ bị rạn xương nhỏ, nếu sau khi tháo bột và cố định lại theo hướng dẫn của bác sĩ mà không làm thay đổi tác dụng cố định của bột thì cháu có thể yên tâm không làm tác động đến việc chữa trị. Ngươc lại cháu thấy bột lỏng, có tác dụng cố định không tốt, cháu cần đến bác sĩ để kiểm tra lại, lưu ý: không nên bó bột quá chặt.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Chân bị trẹo và rạn xương bài 5 ở bàn chân phải
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Năm nay cháu 17 tuổi. Hơn 10 ngày trước cháu bị bước hụt, bị trẹo và rạn xương bài 5 ở bàn chân phải. Cháu đi bó lá mất 10 ngày mà nó vẫn bị rạn. Hôm qua cháu đi chụp, bác sĩ bảo phải bó bột mất 6 tuần. Bác cho cháu hỏi chân cháu bó lâu thế có tác động gì không ạ? Chân cháu có bị teo do lâu không cử động không ạ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bị gãy rạn xương bàn chân bạn nên bó bột cố định để xương lành. Sau khi tháo bột cần vận động cổ chân để chống cứng khớp cổ chân. Hiện tượng khó hoặc đau khi gấp duỗi cổ chân sau bó bột thường giảm nhanh sau một thời gian tập. Thời gian bất động 6 tuần chưa thể gây cứng khớp cổ chân hoặc teo chân.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare