Hỏi Bác Sĩ -
Qua 5 tuổi trẻ em vẫn cần nhận được sự chăm sóc quan tâm đặc biệt của bố mẹ để không bị mắc phải bệnh tự kỷ. Cùng tìm hiểu những thắc mắc về trẻ em bị bệnh tự kỷ ở độ tuổi này qua lời giải đáp của các bác sĩ.
Trẻ 7 tuổi đột ngột ít nói có phải dấu hiệu tự kỉ?
Câu hỏi bởi: vuon lai
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Con gái tôi năm nay 7 tuổi. Khoảng 3 hôm qua cháu tự nhiên nói ít, có những triệu chứng lạ. Cháu không nói được câu mà chỉ nói 1 từ. Vậy có phải cháu có dấu hiệu bị tự kỉ không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào bạn!
Con gái bạn năm nay 7 tuổi, khoảng 3 hôm nay cháu tự nhiên nói ít, có những triệu chứng lạ. Cháu không nói được câu mà chỉ nói 1 từ, cháu có dấu hiệu bị tự kỉ hay không chưa thể nói được. Nhiều bệnh lý cũng có thể bắt đầu như vậy, bạn nên cho cháu đi khám để được xác định chẩn đoán và có hướng chữa trị có hiệu quả.
Chúc con bạn mau hồi phục!
trẻ bị tự kỷ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
thưa bác sỹ. con tôi năm nay 8 tuổi. gần đây cháu co biểu hiện ngồi không yên. luc nao cung luôn chân luôn tay. hay khóc. đi hoc o lop hay o nha deu không tập chung. co giáo chỉ cần nói nhe la khoc. có nhieu luc chau tap chung lam viec gi do neu goi chau gan nhu la chau ko nghe va khong de y den. lieu chau co bi benh tu ky ko thua bac sy. toi muon dua chau di kham thi phai di kham nhu the nao. toi rat mong cac bac sy tu van ho toi. xin cam on!
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Qua những gì bạn chia sẻ về con, tôi chưa đủ thông tin về chứng bệnh của cháu (lúc cháu sinh có tai biến gì không, sự phát triển thể chất và trí tuệ thế nào,khi đi học có tiếp thu được không, vấn đề giao tiếp với bạn bè thầy cô…) nên không đủ căn cứ chẩn đoán bệnh của cháu. Tuy nhiên với những biểu hiện bạn nêu thì hiện tại cháu đang mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ mà thường chạy nhảy liên tục không biết mệt. Khi được yêu cầu ngồi yên chúng không chịu hoặc có ngồi xuống thì cũng không ngừng cựa quậy làm ồn. Khả năng tập trung chú ý gần như bằng không).
Bạn có thể đưa cháu đi khám tại các trung tâm trị liệu cho trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý như: Trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương, trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch mai …
Chúc bạn toại nguyện.
Nơi khám bệnh tự kỷ cho trẻ ở đâu?
Câu hỏi bởi: Chích Bông
Chào các bác sĩ!
Con trai em năm nay học lớp 5. Từ nhỏ cháu đã ít nói, thường xem phim một mình, lớn lên cũng ít nói và thường chỉ chơi một mình. Khi đi học ở trường các cô giáo nhận xét cháu học văn kém, không miêu tả được cảm xúc, cảnh vật. Em muốn đưa cháu đi khám thì nên đến đâu?
Em cảm ơn các bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có một số địa chỉ khám xác định tự kỷ cho trẻ bạn có thể tham khảo: Chúng tôi xin gửi tới bạn một số thông tin về các địa chỉ giải đáp và chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như sau:
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Khoa Tâm lý của Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 hiện có nhận chữa trị trẻ tự kỷ nội ngoại trú với mức chi phí hợp lý. Bên cạnh hệ thống bệnh viện, các trường “chuyên biệt” trực thuộc Phòng giáo dục quận huyện cũng là những nơi nhận chăm sóc trẻ tự kỷ nội trú với mức giá tương đương với các trường mầm non. Thành phố có các trường chuyên biệt nổi tiếng như Gia Định (Bình Thạnh), Thảo Điền (Quận 2), Bình Minh (Tân Phú), Ước Mơ (Quận 10).
Tại Hà Nội: Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương, Phòng giải đáp và trị liệu của Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em tại số 17 ngõ 663 Trương Định, Trung tâm Hy Vọng – 35 Trần Quang Diệu, dịch vụ chữa trị tại nhà của nhóm hỗ trợ thuộc khoa Tâm lý Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Trẻ chơi một mình và giơ tay, chạy đi chạy lại, nói lảm nhảm một mình, học thiếu tập trung có phải bị tự kỷ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con trai tôi năm nay cháu 7 tuổi cháu học lớp 2. Cháu thích xem phim của trẻ con nhất là trên kênh CN, HTV 3, máy vi tính. Gần đây tôi cứ thấy cháu chơi một mình và giơ tay, chạy đi chạy lại, nói lảm nhảm một mình, học thiếu tập trung. Vậy xin hỏi bác sĩ cháu có phải mắc bệnh tự kỷ không?
Tôi xin cảm ơn
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào bạn!
Trẻ tự kỷ có một số biểu hiện sau đây:
Sống khép kín, trầm lặng, không quan tâm những vấn đề diễn ra xung quanh môi trường trẻ đang sống và sinh hoạt.
Chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp.
Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác.
Không phản ứng lại, đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm.
Luôn lặp lại hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.
Có những hành vi kỳ quái tự gây tổn thương với bản thân như đập đầu vào tường, cào cáu, thích chơi một mình…
Thích trò chơi quen thuộc có tính chất lặp đi lặp lại.
Rụt rè nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác.
Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.
Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh quen thuộc hàng ngày của bệnh nhân.
Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc.
Thường xuyên ăn vạ.
Hay rối loạn ăn uống, tiêu hoá.
Nếu trẻ có từ 5/13 triệu trứng ở trên trở lên thì trẻ đã mắc tự kỷ. Với con bạn ở lứa tuổi 7 tuổi thì trẻ nào cũng thích xem phim hoạt hình trên bất cứ kênh nào, đó là sinh lý rất bình thường thôi. Ngoài ra con bạn hay chơi một mình, thiếu tập trung, hay chạy đi chạy lại, nói lảm nhảm một mình. Đây là những đấu hiệu bất thường, bạn nên cho cháu tới khám ở khoa Tâm thần kinh thuộc bệnh viện Nhi Trung ương để các bác sĩ khám xét kỹ phát hiện thêm các biểu hiện từ đó sẽ có chẩn đoán chính xác hơn và có hướng chữa trị cho cháu tốt nhất.
Chúc con bạn khoẻ mạnh.
Cháu nhà tôi có phải triệu chứng của bệnh tự kỷ không
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sỹ ạ. Tôi có 1 cháu trai 5 tuổi. Tôi thấy cháu có những biểu hiện như chỉ nói chuyện với mẹ và bà những ng thân thiết với cháu. Đi học mẫu giáo có lúc ngoan có lúc khóc không chịu đi học. Mà hôm nào khóc thì kêu nhớ mẹ nhớ bà khóc rất dai. Có lúc đập cửa ầm ầm tại lớp, đánh cả cô giáo. Tôi muốn hỏi đó có phải triệu chứng của bệnh tự kỷ không ạ
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào ban !
Trẻ 5 tuổi là giai đoạn quan trọng cho việc tiếp thu những kỹ năng và kiến thức, làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực sau này. Vì vậy việc hiểu tâm lí trẻ 5 tuổi là rất cần thiết,điều này giúp cha mẹ có thể hiểu con cái và có những hướng cụ thể trong việc giáo dục con. Trẻ thường có diễn biến trong giai đoạn này như sau:
1.Ý thức về bản thân
Một đặc điểm tâm lý quan trọng trong độ tuổi này là ý thức về bản thân – Trẻ bắt đầu biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Trẻ có ý thức về tính sở hữu, biết cái gì của mình và cái gì của người khác. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc khá nhiều vào cách giáo dục của cha mẹ. Nếu trẻ là con một hay được cưng chiều thì khả năng phân biệt và nhận thức về những giới hạn của quyền sở hữu có thể rất kém, chỉ biết ích lợi của bản thân mà không để ý đến quyền lợi của những người xung quanh.
2.Sự phát triển xúc cảm và ngôn ngữ
Ở lứa tuổi này, tình cảm đã bắt đầu phức tạp và phân hóa, từ quan hệ gắn bó mẹ – con, trẻ bắt đầu có nhu cầu giao lưu tình cảm nhiều hơn giữa mẹ – con ở trẻ trai và bố – con ở trẻ gái. Trẻ đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc một cách cụ thể và đa dạng hơn, vì vậy đã xuất hiện ở trẻ những biểu hiện về tình cảm rõ ràng cũng như những phản ứng chống đối dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này khiến cho trẻ dễ có những tổn thương sâu sắc nếu không nhận được sự cảm thông hay được đáp ứng từ phía cha mẹ.
3. Sự sợ hãi một số con vật
Ở lứa tuổi này trẻ dễ có sự sợ hãi một số con vật hay bóng tối mà một số người chung quanh đã vô tình hay cố ý hù doạ trẻ. Điều này cũng một phần do tác động từ các câu chuyện kể và do sự phát triển trí tưởng tượng khá phong phú của trẻ.
4. Thích tưởng tượng
Tâm lí trẻ 5 tuổi: rất thích tưởng tượng, chúng đã biết yêu cái thiện, ghét cái ác. Chính vì vậy, trẻ rất thích nghe những câu chuyện về động vật dễ thương, thiện ác phân minh, kết thúc có hậu. Trẻ cũng rất thích “bịa” ra những câu chuyện như thật để kể cho mọi người.
Đây là lứa tuổi phát triển khá hoàn chỉnh về khả năng giao tiếp, trẻ có thể nói những câu đầy đủ, đôi khi phức tạp cũng như hiểu được những câu nói dài của người khác. Điều này là cơ sở cho trẻ tiếp nhận những kiến thức của lớp 1 và các cấp học tiếp theo.
Trường hợp con bạn rất may mắn là chưa đủ điều kiện để chẩn đoán là trẻ bị bệnh tự kỷ, những biểu cảm trạng thái tâm lý và hành động của bé là bình thường, phù hợp với lứa tuổi (hành vi đó cũng xảy ra ở một số trẻ) . Tuy nhiên bé cũng cần được hướng dẫn,giúp đỡ uốn nắn kịp thời những biểu cảm, hành vi chưa phù hợp trong giao tiêp hàng ngày ở mọi môi trường (ở gia đình, nhà trường và xã hội )
Cha mẹ cần hiểu tâm lí trẻ 5 tuổi để có những kiến thức cơ bản trong việc xử lí tình huống. Đồng thời chuẩn bị cho con những kĩ năng trước khi vào lớp 1.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn
Chúc bạn thành công!
Qua 5 tuổi trẻ em vẫn cần nhận được sự chăm sóc quan tâm đặc biệt của bố mẹ để không bị mắc phải bệnh tự kỷ. Cùng tìm hiểu những thắc mắc về trẻ em bị bệnh tự kỷ ở độ tuổi này qua lời giải đáp của các bác sĩ.
Trẻ 7 tuổi đột ngột ít nói có phải dấu hiệu tự kỉ?
Câu hỏi bởi: vuon lai
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Con gái tôi năm nay 7 tuổi. Khoảng 3 hôm qua cháu tự nhiên nói ít, có những triệu chứng lạ. Cháu không nói được câu mà chỉ nói 1 từ. Vậy có phải cháu có dấu hiệu bị tự kỉ không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào bạn!
Con gái bạn năm nay 7 tuổi, khoảng 3 hôm nay cháu tự nhiên nói ít, có những triệu chứng lạ. Cháu không nói được câu mà chỉ nói 1 từ, cháu có dấu hiệu bị tự kỉ hay không chưa thể nói được. Nhiều bệnh lý cũng có thể bắt đầu như vậy, bạn nên cho cháu đi khám để được xác định chẩn đoán và có hướng chữa trị có hiệu quả.
Chúc con bạn mau hồi phục!
trẻ bị tự kỷ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
thưa bác sỹ. con tôi năm nay 8 tuổi. gần đây cháu co biểu hiện ngồi không yên. luc nao cung luôn chân luôn tay. hay khóc. đi hoc o lop hay o nha deu không tập chung. co giáo chỉ cần nói nhe la khoc. có nhieu luc chau tap chung lam viec gi do neu goi chau gan nhu la chau ko nghe va khong de y den. lieu chau co bi benh tu ky ko thua bac sy. toi muon dua chau di kham thi phai di kham nhu the nao. toi rat mong cac bac sy tu van ho toi. xin cam on!
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Qua những gì bạn chia sẻ về con, tôi chưa đủ thông tin về chứng bệnh của cháu (lúc cháu sinh có tai biến gì không, sự phát triển thể chất và trí tuệ thế nào,khi đi học có tiếp thu được không, vấn đề giao tiếp với bạn bè thầy cô…) nên không đủ căn cứ chẩn đoán bệnh của cháu. Tuy nhiên với những biểu hiện bạn nêu thì hiện tại cháu đang mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ mà thường chạy nhảy liên tục không biết mệt. Khi được yêu cầu ngồi yên chúng không chịu hoặc có ngồi xuống thì cũng không ngừng cựa quậy làm ồn. Khả năng tập trung chú ý gần như bằng không).
Bạn có thể đưa cháu đi khám tại các trung tâm trị liệu cho trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý như: Trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương, trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch mai …
Chúc bạn toại nguyện.
Nơi khám bệnh tự kỷ cho trẻ ở đâu?
Câu hỏi bởi: Chích Bông
Chào các bác sĩ!
Con trai em năm nay học lớp 5. Từ nhỏ cháu đã ít nói, thường xem phim một mình, lớn lên cũng ít nói và thường chỉ chơi một mình. Khi đi học ở trường các cô giáo nhận xét cháu học văn kém, không miêu tả được cảm xúc, cảnh vật. Em muốn đưa cháu đi khám thì nên đến đâu?
Em cảm ơn các bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có một số địa chỉ khám xác định tự kỷ cho trẻ bạn có thể tham khảo: Chúng tôi xin gửi tới bạn một số thông tin về các địa chỉ giải đáp và chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như sau:
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Khoa Tâm lý của Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 hiện có nhận chữa trị trẻ tự kỷ nội ngoại trú với mức chi phí hợp lý. Bên cạnh hệ thống bệnh viện, các trường “chuyên biệt” trực thuộc Phòng giáo dục quận huyện cũng là những nơi nhận chăm sóc trẻ tự kỷ nội trú với mức giá tương đương với các trường mầm non. Thành phố có các trường chuyên biệt nổi tiếng như Gia Định (Bình Thạnh), Thảo Điền (Quận 2), Bình Minh (Tân Phú), Ước Mơ (Quận 10).
Tại Hà Nội: Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương, Phòng giải đáp và trị liệu của Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em tại số 17 ngõ 663 Trương Định, Trung tâm Hy Vọng – 35 Trần Quang Diệu, dịch vụ chữa trị tại nhà của nhóm hỗ trợ thuộc khoa Tâm lý Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Trẻ chơi một mình và giơ tay, chạy đi chạy lại, nói lảm nhảm một mình, học thiếu tập trung có phải bị tự kỷ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con trai tôi năm nay cháu 7 tuổi cháu học lớp 2. Cháu thích xem phim của trẻ con nhất là trên kênh CN, HTV 3, máy vi tính. Gần đây tôi cứ thấy cháu chơi một mình và giơ tay, chạy đi chạy lại, nói lảm nhảm một mình, học thiếu tập trung. Vậy xin hỏi bác sĩ cháu có phải mắc bệnh tự kỷ không?
Tôi xin cảm ơn
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào bạn!
Trẻ tự kỷ có một số biểu hiện sau đây:
Sống khép kín, trầm lặng, không quan tâm những vấn đề diễn ra xung quanh môi trường trẻ đang sống và sinh hoạt.
Chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp.
Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác.
Không phản ứng lại, đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm.
Luôn lặp lại hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.
Có những hành vi kỳ quái tự gây tổn thương với bản thân như đập đầu vào tường, cào cáu, thích chơi một mình…
Thích trò chơi quen thuộc có tính chất lặp đi lặp lại.
Rụt rè nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác.
Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.
Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh quen thuộc hàng ngày của bệnh nhân.
Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc.
Thường xuyên ăn vạ.
Hay rối loạn ăn uống, tiêu hoá.
Nếu trẻ có từ 5/13 triệu trứng ở trên trở lên thì trẻ đã mắc tự kỷ. Với con bạn ở lứa tuổi 7 tuổi thì trẻ nào cũng thích xem phim hoạt hình trên bất cứ kênh nào, đó là sinh lý rất bình thường thôi. Ngoài ra con bạn hay chơi một mình, thiếu tập trung, hay chạy đi chạy lại, nói lảm nhảm một mình. Đây là những đấu hiệu bất thường, bạn nên cho cháu tới khám ở khoa Tâm thần kinh thuộc bệnh viện Nhi Trung ương để các bác sĩ khám xét kỹ phát hiện thêm các biểu hiện từ đó sẽ có chẩn đoán chính xác hơn và có hướng chữa trị cho cháu tốt nhất.
Chúc con bạn khoẻ mạnh.
Cháu nhà tôi có phải triệu chứng của bệnh tự kỷ không
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sỹ ạ. Tôi có 1 cháu trai 5 tuổi. Tôi thấy cháu có những biểu hiện như chỉ nói chuyện với mẹ và bà những ng thân thiết với cháu. Đi học mẫu giáo có lúc ngoan có lúc khóc không chịu đi học. Mà hôm nào khóc thì kêu nhớ mẹ nhớ bà khóc rất dai. Có lúc đập cửa ầm ầm tại lớp, đánh cả cô giáo. Tôi muốn hỏi đó có phải triệu chứng của bệnh tự kỷ không ạ
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào ban !
Trẻ 5 tuổi là giai đoạn quan trọng cho việc tiếp thu những kỹ năng và kiến thức, làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực sau này. Vì vậy việc hiểu tâm lí trẻ 5 tuổi là rất cần thiết,điều này giúp cha mẹ có thể hiểu con cái và có những hướng cụ thể trong việc giáo dục con. Trẻ thường có diễn biến trong giai đoạn này như sau:
1.Ý thức về bản thân
Một đặc điểm tâm lý quan trọng trong độ tuổi này là ý thức về bản thân – Trẻ bắt đầu biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Trẻ có ý thức về tính sở hữu, biết cái gì của mình và cái gì của người khác. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc khá nhiều vào cách giáo dục của cha mẹ. Nếu trẻ là con một hay được cưng chiều thì khả năng phân biệt và nhận thức về những giới hạn của quyền sở hữu có thể rất kém, chỉ biết ích lợi của bản thân mà không để ý đến quyền lợi của những người xung quanh.
2.Sự phát triển xúc cảm và ngôn ngữ
Ở lứa tuổi này, tình cảm đã bắt đầu phức tạp và phân hóa, từ quan hệ gắn bó mẹ – con, trẻ bắt đầu có nhu cầu giao lưu tình cảm nhiều hơn giữa mẹ – con ở trẻ trai và bố – con ở trẻ gái. Trẻ đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc một cách cụ thể và đa dạng hơn, vì vậy đã xuất hiện ở trẻ những biểu hiện về tình cảm rõ ràng cũng như những phản ứng chống đối dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này khiến cho trẻ dễ có những tổn thương sâu sắc nếu không nhận được sự cảm thông hay được đáp ứng từ phía cha mẹ.
3. Sự sợ hãi một số con vật
Ở lứa tuổi này trẻ dễ có sự sợ hãi một số con vật hay bóng tối mà một số người chung quanh đã vô tình hay cố ý hù doạ trẻ. Điều này cũng một phần do tác động từ các câu chuyện kể và do sự phát triển trí tưởng tượng khá phong phú của trẻ.
4. Thích tưởng tượng
Tâm lí trẻ 5 tuổi: rất thích tưởng tượng, chúng đã biết yêu cái thiện, ghét cái ác. Chính vì vậy, trẻ rất thích nghe những câu chuyện về động vật dễ thương, thiện ác phân minh, kết thúc có hậu. Trẻ cũng rất thích “bịa” ra những câu chuyện như thật để kể cho mọi người.
Đây là lứa tuổi phát triển khá hoàn chỉnh về khả năng giao tiếp, trẻ có thể nói những câu đầy đủ, đôi khi phức tạp cũng như hiểu được những câu nói dài của người khác. Điều này là cơ sở cho trẻ tiếp nhận những kiến thức của lớp 1 và các cấp học tiếp theo.
Trường hợp con bạn rất may mắn là chưa đủ điều kiện để chẩn đoán là trẻ bị bệnh tự kỷ, những biểu cảm trạng thái tâm lý và hành động của bé là bình thường, phù hợp với lứa tuổi (hành vi đó cũng xảy ra ở một số trẻ) . Tuy nhiên bé cũng cần được hướng dẫn,giúp đỡ uốn nắn kịp thời những biểu cảm, hành vi chưa phù hợp trong giao tiêp hàng ngày ở mọi môi trường (ở gia đình, nhà trường và xã hội )
Cha mẹ cần hiểu tâm lí trẻ 5 tuổi để có những kiến thức cơ bản trong việc xử lí tình huống. Đồng thời chuẩn bị cho con những kĩ năng trước khi vào lớp 1.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn
Chúc bạn thành công!
Theo ViCare