Hỏi Bác Sĩ -
Stress có thể “tìm gặp” bất cứ ai. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ở người trên 25 nhé.
Mất ngủ, suy nhược thần kinh do stress công việc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Năm nay em 28 tuổi, buổi tối thường hay rất khó ngủ, tầm 1, 2h sáng mới ngủ được. Em nghĩ mình bị stress do công việc nên em cũng có di tập thể dục vào buổi chiều tầm 18h, có hôm thì ngủ sớm được nhưng tầm 3h sáng hay bị giật mình, có những đêm cứ thao thức trằn trọc đến tận 2h sáng. Ban ngày thì mệt mỏi, lừ đừ, trí nhớ kém. Thỉnh thoảng em có đi du lịch đêt giải tỏa căng thẳng, thì thấy ngủ ngon giấc, nhưng khi trở lại làm việc thì vẫn mất ngủ như trước. Em có đi bắt mạch bên thầy thuốc đông y thì được biết là bị suy nhược thần kinh, dùng thuốc được 4 tháng vẫn không khỏi hẳn, em xin được bác sĩ giải đáp cách điều trị. Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giấc, đủ sâu, cảm thấy khỏe khắn khi thức dậy…
Theo các nghiên cứu cho thấy: Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 20 giờ mỗi ngày, người trưởng thành ngủ 8 giờ mỗi ngày và người cao tuổi thường ngủ ít hơn khoảng 5-6 giờ mỗi ngày. Mất ngủ là khi có một trong số các triệu chứng sau: Khó vào hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều tác động đến cuộc sống và công việc.
Suy nhược thần kinh (SNTK) là một tên gọi chung cho các triệu chứng rối loạn thần kinh khi chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán (có trong bảng phân loại bệnh tâm thần của tổ chức Sức khoẻ thế giới). Những trạng thái bệnh này nếu không điều trị sẽ dẫn đến sức khoẻ kém, thậm chí kiệt sức, bất an, lo lắng cho sinh hoạt và công việc. Các rối loạn khác dễ dẫn đến nghiện rượu và nghiện các thuốc an thần do tự chữa trị… Cuối cùng bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các diễn tiến trên.
Trường hợp của em, lí do có thể do sự căng thẳng trong công việc, vì thế đầu tiên em cần điều chỉnh lại công việc của mình cho hợp lý. Sắp xếp công việc một cách khoa học, bố trí thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong khi làm, tránh làm việc quá sức. Ngoài ra chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao đóng vai trò hết sức quan trọng. Em cần chú ý ăn uống đầy đủ chất và đúng giờ giấc. Không sử dụng thuốc là hay các chất kích thích như: rượu bia, café, chè..đặc biệt là vào buổi tối, hay trước giờ đi ngủ. Có chế độ tập luyện thể thao và nghỉ ngơi hợp lý. Nên duy trì tập luyện một môn thể thao yêu thích và phù hợp với sức khỏe của bản thân ít nhất 3 lần một tuần, mỗi lần nên tập từ 30 phút đến 1 giờ. Thực hiện ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, em nên đi ngủ có giờ giấc cố định, đi ngủ sớm và dậy sớm tránh thức quá khuya. Phòng ngủ nên được vệ sinh sạch sẽ, tạo không gian thoáng mát trong phòng ngủ. Việc uống thuốc cần được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua thuốc về chữa trị.
Chúc em sớm khỏe!
Bị stress, lúc nào cũng cảm thấy bất an, có thể khám ở đâu?
Câu hỏi bởi: Trần Quang Long
Chào bác sĩ.
Tôi 26 tuổi, mới có gia đình và đã đi làm được 4 năm. Thời gian gần đây tôi cảm thấy mình bị stress, lúc nào cũng cảm thấy bất an. Nếu nhìn khách quan tôi chẳng có vấn đề gì để phải lo lắng, nhưng tôi không dừng được suy nghĩ của mình, cứ lo về công việc, về tương lai… Tôi ăn không có ngon, ngủ dậy thấy rất mệt mỏi, người thì nóng bức, khó chịu. Tôi có thể khám về thần kinh hay gặp bác sĩ tâm lý ở đâu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Xin cảm ơn!
Chào bạn.
Bạn đã tự biết mình đang bị stress dù “khách quan chẳng có vấn đề gì phải lo lắng”. Tôi mách bạn tìm hiểu thêm về stress nhé:
Stress là một phản ứng của con người trước một sự kiện tác động “quá các ngưỡng” hoạt động của con người cả về thể chất lẫn hoạt động tâm thần.
Các phản ứng trên, thời gian đầu thường mang lại lợi ích vì khi vượt qua các ngưỡng hoạt động về tâm thần đó con người sẽ có nhiều kinh nghiệm “đương đầu” với các sự kiện không mong muốn hơn.
Nếu stress kéo dài và xảy ra nhiều lần, con người không vượt qua được “ngưỡng” của mình sẽ dẫn đến các suy nghĩ (hay tư duy) tiêu cực thể hiện bằng các cảm giác lo lắng bồn chồn, khó ngủ, tập trung “đầu óc” làm việc kém, uể oải mệt mỏi… Stress nặng hơn làm con người trở nên bi quan.
Stress có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm của cuộc đời, nam nữ giống nhau.
Như vậy bạn đang có khá nhiều biểu hiện của stress. Bạn có thể đến bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh, các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần và các cử nhân Tâm lý sẽ giúp bạn. Không phải ai đến bệnh viện Tâm thần cũng đều là người “loạn tâm thần”. Tỷ lệ “bệnh nhân loạn tâm thần” này ít hơn các rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ do stress rất nhiều.
Chúc bạn khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Mỗi tuần lúc stress là phải thủ dâm, có ảnh hưởng đến sinh con sau này không?
Câu hỏi bởi: H.C
Cháu chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi, cháu sinh năm 1987. Bấy lâu nay hoạt động sinh lý của cháu vẫn bình thường. Nhưng khoảng 2 tháng trở lại đây, viên tinh hoàn bên trái của cháu thấy hơi cứng hơn viên bên phải. Nhưng không có triệu chứng đau nhức gì cả, chỉ có đôi lúc cảm thấy hơi âm âm một tí ạ. Mắt nhìn thì vẫn thấy toàn bộ hệ thống vẫn ở thể tích bình thường.
Thời gian này cũng là thời gian cháu đang trong thời kỳ không được tốt về tâm lý vì chưa xin được việc làm, nên hay suy tư, căng thẳng (nhưng không uống rượu, bia, và không bao giờ hút thuốc).
Từ hồi dậy thì tới giờ cháu vẫn chưa quan hệ chuyện ấy. Chỉ có mỗi tuần lúc cảm thấy stress, cơ quan sinh dục lại hoạt động mạnh và cháu phải thủ dâm cho số tinh binh ra ngoài (2 – 3 lần/tuần).
Giờ tinh hoàn cháu thấy cảm giác như vậy, cháu rất hoang mang và lo lắng về đường con cái sau này.
Vậy qua đây cháu mong bác sĩ có thể giúp cháu. Cháu có bị gì cần phải chữa trị hay không và khả năng sinh con có bị ảnh hưởng không ạ? Cháu nên đến cơ sở nào để khám có tính chính xác và hiệu quả tốt nhất ạ? Cháu ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Chào cháu.
Thủ dâm là một hành vi tình dục tự nhiên nhằm “thỏa mãn” một mình khi chưa có đối tượng. Thủ dâm là một nhu cầu của tuổi mới lớn. Thủ dâm còn giúp đạt cảm giác cực khoái và hưng phấn.
Mỗi lần xuất tinh, trung bình ra một lượng tinh dịch chứa khoảng 300 triệu tinh trùng. Trong khi đó, tinh hoàn sản sinh 200 triệu tinh trùng/ngày. Thủ dâm không có hại, cũng không ảnh hưởng tới sinh sản, nhưng cần có chừng mực.
Cháu chưa có quan hệ tình dục, thủ dâm 2-3 lần/tuần là điều bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe hết.
Tinh hoàn một bên sờ vào hơi cứng, thì cháu nên đi khám để được bác sĩ khám trực tiếp, siêu âm… phát hiện sớm xem có viêm hay khối u gì không nhé!
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị ngất, lên cơn co giật, không biết gì, mắt trợn, môi cắn chặt là do động kinh hay stress?
Câu hỏi bởi: Phoneme
Xin chào bác sĩ!
Cháu năm nay 38 tuổi làm nghề máy tính, đã có chồng và 2 con, cháu sinh thường. Cách đây 8 tháng lúc đang đi làm cháu hét lên 1 tiếng sau đó ngã ra bị lên cơn co giật không biết gì mắt trợn, môi cắn chặt được mọi người đưa đi cấp cứu. Sau đó 5 tháng cháu lại bị 1 lần nữa nghe mọi người bảo biểu hiện giống lần trước. Và mới hôm nay khi đang ở nhà cháu lại bị ngất 1 lần nữa nhưng không biết có co giật không vì không có ai biết nhưng đầu bị chấn thương nghi do va đập. Cháu có đi khám Bệnh viện Tâm thần từ lúc đó đến nay, đo điện não bác sĩ bảo không có sóng động kinh. Cứ 15 ngày cháu đi bệnh viện khám 1 lần, bác sĩ đổi thuốc liên tục nhưng sao cháu vẫn bị tiếp lần 3 này. Thời gian cháu bị lần đầu tiên là lúc gia đình bắt đầu bị khủng hoảng, phải lo lắng trả lời điện thoại liên tục tinh thần bị áp lực. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh cháu có phải là động kinh hay do bị stress mà lên bệnh như vậy? Giờ cháu phải chữa như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Theo mô tả của cháu thì rất có thể là cháu bị lên cơn động kinh kiểu cơn lớn. Động kinh có thể tìm thấy lí do hoặc không tìm thấy lí do gây lên cơn động kinh. Động kinh có thể làm điện não thấy sóng động kinh hoặc không có sóng động kinh. Khoảng 20% số bệnh nhân có cơn động kinh rất điển hình nhưng ghi điện não không có sóng động kinh. Tuy vậy vẫn cho phép chẩn đoán là động kinh và chỉ định cho chữa trị thuốc chống động kinh.
Về nguyên tắc chữa trị động kinh là chọn đúng thuốc phù hợp với thể động kinh, liều lượng uống tính theo mg/cân năng cơ thể, sau đó chỉnh liều tăng hoặc giảm, sao cho đạt tới liều thích hợp để cắt cơn ở người bệnh. Có thể kết hợp 2-3 loại thuốc nếu cần thiết. Không được thay thuốc, hoặc ngừng thuốc đột ngột sẽ làm cơn động lên mau hơn hoặc chuyển thành động kinh liên tục rất nguy hiểm.
Cháu ở tỉnh nào? Bệnh của cháu có thể chữa trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc tại khoa Thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Cháu đã lên cơn co giật cả tay chân, mắt trợn và trong cơn mất ý thức và cháu đã lên cơn lần thứ 3 rồi, các cơn đều giống nhau. Như vậy là cháu đã đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là động kinh, mặc dù ghi điện não không có sóng động kinh. Bệnh của cháu là động kinh cơn lớn rất rõ ràng rồi, cháu hãy tích cực chữa trị làm sao không lên một cơn nào nữa trong vòng 2,5 – 3 năm. Khi đó bác sĩ mới hạ liều dần và cho ngừng chữa trị, tuy vậy vẫn phải theo dõi nếu chỉ cần tái phát 1 cơn thì lại phải chữa trị lại ngay như mới bị lần đầu tiên.
Chúc cháu nhanh ổn định bệnh!
Stress có thể “tìm gặp” bất cứ ai. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ở người trên 25 nhé.
Mất ngủ, suy nhược thần kinh do stress công việc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Năm nay em 28 tuổi, buổi tối thường hay rất khó ngủ, tầm 1, 2h sáng mới ngủ được. Em nghĩ mình bị stress do công việc nên em cũng có di tập thể dục vào buổi chiều tầm 18h, có hôm thì ngủ sớm được nhưng tầm 3h sáng hay bị giật mình, có những đêm cứ thao thức trằn trọc đến tận 2h sáng. Ban ngày thì mệt mỏi, lừ đừ, trí nhớ kém. Thỉnh thoảng em có đi du lịch đêt giải tỏa căng thẳng, thì thấy ngủ ngon giấc, nhưng khi trở lại làm việc thì vẫn mất ngủ như trước. Em có đi bắt mạch bên thầy thuốc đông y thì được biết là bị suy nhược thần kinh, dùng thuốc được 4 tháng vẫn không khỏi hẳn, em xin được bác sĩ giải đáp cách điều trị. Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giấc, đủ sâu, cảm thấy khỏe khắn khi thức dậy…
Theo các nghiên cứu cho thấy: Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 20 giờ mỗi ngày, người trưởng thành ngủ 8 giờ mỗi ngày và người cao tuổi thường ngủ ít hơn khoảng 5-6 giờ mỗi ngày. Mất ngủ là khi có một trong số các triệu chứng sau: Khó vào hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều tác động đến cuộc sống và công việc.
Suy nhược thần kinh (SNTK) là một tên gọi chung cho các triệu chứng rối loạn thần kinh khi chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán (có trong bảng phân loại bệnh tâm thần của tổ chức Sức khoẻ thế giới). Những trạng thái bệnh này nếu không điều trị sẽ dẫn đến sức khoẻ kém, thậm chí kiệt sức, bất an, lo lắng cho sinh hoạt và công việc. Các rối loạn khác dễ dẫn đến nghiện rượu và nghiện các thuốc an thần do tự chữa trị… Cuối cùng bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các diễn tiến trên.
Trường hợp của em, lí do có thể do sự căng thẳng trong công việc, vì thế đầu tiên em cần điều chỉnh lại công việc của mình cho hợp lý. Sắp xếp công việc một cách khoa học, bố trí thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong khi làm, tránh làm việc quá sức. Ngoài ra chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao đóng vai trò hết sức quan trọng. Em cần chú ý ăn uống đầy đủ chất và đúng giờ giấc. Không sử dụng thuốc là hay các chất kích thích như: rượu bia, café, chè..đặc biệt là vào buổi tối, hay trước giờ đi ngủ. Có chế độ tập luyện thể thao và nghỉ ngơi hợp lý. Nên duy trì tập luyện một môn thể thao yêu thích và phù hợp với sức khỏe của bản thân ít nhất 3 lần một tuần, mỗi lần nên tập từ 30 phút đến 1 giờ. Thực hiện ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, em nên đi ngủ có giờ giấc cố định, đi ngủ sớm và dậy sớm tránh thức quá khuya. Phòng ngủ nên được vệ sinh sạch sẽ, tạo không gian thoáng mát trong phòng ngủ. Việc uống thuốc cần được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua thuốc về chữa trị.
Chúc em sớm khỏe!
Bị stress, lúc nào cũng cảm thấy bất an, có thể khám ở đâu?
Câu hỏi bởi: Trần Quang Long
Chào bác sĩ.
Tôi 26 tuổi, mới có gia đình và đã đi làm được 4 năm. Thời gian gần đây tôi cảm thấy mình bị stress, lúc nào cũng cảm thấy bất an. Nếu nhìn khách quan tôi chẳng có vấn đề gì để phải lo lắng, nhưng tôi không dừng được suy nghĩ của mình, cứ lo về công việc, về tương lai… Tôi ăn không có ngon, ngủ dậy thấy rất mệt mỏi, người thì nóng bức, khó chịu. Tôi có thể khám về thần kinh hay gặp bác sĩ tâm lý ở đâu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Xin cảm ơn!
Chào bạn.
Bạn đã tự biết mình đang bị stress dù “khách quan chẳng có vấn đề gì phải lo lắng”. Tôi mách bạn tìm hiểu thêm về stress nhé:
Stress là một phản ứng của con người trước một sự kiện tác động “quá các ngưỡng” hoạt động của con người cả về thể chất lẫn hoạt động tâm thần.
Các phản ứng trên, thời gian đầu thường mang lại lợi ích vì khi vượt qua các ngưỡng hoạt động về tâm thần đó con người sẽ có nhiều kinh nghiệm “đương đầu” với các sự kiện không mong muốn hơn.
Nếu stress kéo dài và xảy ra nhiều lần, con người không vượt qua được “ngưỡng” của mình sẽ dẫn đến các suy nghĩ (hay tư duy) tiêu cực thể hiện bằng các cảm giác lo lắng bồn chồn, khó ngủ, tập trung “đầu óc” làm việc kém, uể oải mệt mỏi… Stress nặng hơn làm con người trở nên bi quan.
Stress có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm của cuộc đời, nam nữ giống nhau.
Như vậy bạn đang có khá nhiều biểu hiện của stress. Bạn có thể đến bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh, các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần và các cử nhân Tâm lý sẽ giúp bạn. Không phải ai đến bệnh viện Tâm thần cũng đều là người “loạn tâm thần”. Tỷ lệ “bệnh nhân loạn tâm thần” này ít hơn các rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ do stress rất nhiều.
Chúc bạn khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Mỗi tuần lúc stress là phải thủ dâm, có ảnh hưởng đến sinh con sau này không?
Câu hỏi bởi: H.C
Cháu chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi, cháu sinh năm 1987. Bấy lâu nay hoạt động sinh lý của cháu vẫn bình thường. Nhưng khoảng 2 tháng trở lại đây, viên tinh hoàn bên trái của cháu thấy hơi cứng hơn viên bên phải. Nhưng không có triệu chứng đau nhức gì cả, chỉ có đôi lúc cảm thấy hơi âm âm một tí ạ. Mắt nhìn thì vẫn thấy toàn bộ hệ thống vẫn ở thể tích bình thường.
Thời gian này cũng là thời gian cháu đang trong thời kỳ không được tốt về tâm lý vì chưa xin được việc làm, nên hay suy tư, căng thẳng (nhưng không uống rượu, bia, và không bao giờ hút thuốc).
Từ hồi dậy thì tới giờ cháu vẫn chưa quan hệ chuyện ấy. Chỉ có mỗi tuần lúc cảm thấy stress, cơ quan sinh dục lại hoạt động mạnh và cháu phải thủ dâm cho số tinh binh ra ngoài (2 – 3 lần/tuần).
Giờ tinh hoàn cháu thấy cảm giác như vậy, cháu rất hoang mang và lo lắng về đường con cái sau này.
Vậy qua đây cháu mong bác sĩ có thể giúp cháu. Cháu có bị gì cần phải chữa trị hay không và khả năng sinh con có bị ảnh hưởng không ạ? Cháu nên đến cơ sở nào để khám có tính chính xác và hiệu quả tốt nhất ạ? Cháu ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Chào cháu.
Thủ dâm là một hành vi tình dục tự nhiên nhằm “thỏa mãn” một mình khi chưa có đối tượng. Thủ dâm là một nhu cầu của tuổi mới lớn. Thủ dâm còn giúp đạt cảm giác cực khoái và hưng phấn.
Mỗi lần xuất tinh, trung bình ra một lượng tinh dịch chứa khoảng 300 triệu tinh trùng. Trong khi đó, tinh hoàn sản sinh 200 triệu tinh trùng/ngày. Thủ dâm không có hại, cũng không ảnh hưởng tới sinh sản, nhưng cần có chừng mực.
Cháu chưa có quan hệ tình dục, thủ dâm 2-3 lần/tuần là điều bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe hết.
Tinh hoàn một bên sờ vào hơi cứng, thì cháu nên đi khám để được bác sĩ khám trực tiếp, siêu âm… phát hiện sớm xem có viêm hay khối u gì không nhé!
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị ngất, lên cơn co giật, không biết gì, mắt trợn, môi cắn chặt là do động kinh hay stress?
Câu hỏi bởi: Phoneme
Xin chào bác sĩ!
Cháu năm nay 38 tuổi làm nghề máy tính, đã có chồng và 2 con, cháu sinh thường. Cách đây 8 tháng lúc đang đi làm cháu hét lên 1 tiếng sau đó ngã ra bị lên cơn co giật không biết gì mắt trợn, môi cắn chặt được mọi người đưa đi cấp cứu. Sau đó 5 tháng cháu lại bị 1 lần nữa nghe mọi người bảo biểu hiện giống lần trước. Và mới hôm nay khi đang ở nhà cháu lại bị ngất 1 lần nữa nhưng không biết có co giật không vì không có ai biết nhưng đầu bị chấn thương nghi do va đập. Cháu có đi khám Bệnh viện Tâm thần từ lúc đó đến nay, đo điện não bác sĩ bảo không có sóng động kinh. Cứ 15 ngày cháu đi bệnh viện khám 1 lần, bác sĩ đổi thuốc liên tục nhưng sao cháu vẫn bị tiếp lần 3 này. Thời gian cháu bị lần đầu tiên là lúc gia đình bắt đầu bị khủng hoảng, phải lo lắng trả lời điện thoại liên tục tinh thần bị áp lực. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh cháu có phải là động kinh hay do bị stress mà lên bệnh như vậy? Giờ cháu phải chữa như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Theo mô tả của cháu thì rất có thể là cháu bị lên cơn động kinh kiểu cơn lớn. Động kinh có thể tìm thấy lí do hoặc không tìm thấy lí do gây lên cơn động kinh. Động kinh có thể làm điện não thấy sóng động kinh hoặc không có sóng động kinh. Khoảng 20% số bệnh nhân có cơn động kinh rất điển hình nhưng ghi điện não không có sóng động kinh. Tuy vậy vẫn cho phép chẩn đoán là động kinh và chỉ định cho chữa trị thuốc chống động kinh.
Về nguyên tắc chữa trị động kinh là chọn đúng thuốc phù hợp với thể động kinh, liều lượng uống tính theo mg/cân năng cơ thể, sau đó chỉnh liều tăng hoặc giảm, sao cho đạt tới liều thích hợp để cắt cơn ở người bệnh. Có thể kết hợp 2-3 loại thuốc nếu cần thiết. Không được thay thuốc, hoặc ngừng thuốc đột ngột sẽ làm cơn động lên mau hơn hoặc chuyển thành động kinh liên tục rất nguy hiểm.
Cháu ở tỉnh nào? Bệnh của cháu có thể chữa trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc tại khoa Thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Cháu đã lên cơn co giật cả tay chân, mắt trợn và trong cơn mất ý thức và cháu đã lên cơn lần thứ 3 rồi, các cơn đều giống nhau. Như vậy là cháu đã đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là động kinh, mặc dù ghi điện não không có sóng động kinh. Bệnh của cháu là động kinh cơn lớn rất rõ ràng rồi, cháu hãy tích cực chữa trị làm sao không lên một cơn nào nữa trong vòng 2,5 – 3 năm. Khi đó bác sĩ mới hạ liều dần và cho ngừng chữa trị, tuy vậy vẫn phải theo dõi nếu chỉ cần tái phát 1 cơn thì lại phải chữa trị lại ngay như mới bị lần đầu tiên.
Chúc cháu nhanh ổn định bệnh!
Theo ViCare